1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim

89 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Vì vậy, được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường ĐHCT, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng của heo con sơ sinh - 60 ngày tuổi thuộc ha

Trang 1

NGUYỄN HUỲNH MAI ANH

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON (SƠ SINH - 60 NGÀY TUỔI) THUỘC HAI NHÓM GIỐNG DUROC x (LANDRACE - YORKSHIRE)

VÀ DUROC x (YORKSHIRE - LANDRACE) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 2

NGUYỄN HUỲNH MAI ANH

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON (SƠ SINH - 60 NGÀY TUỔI) THUỘC HAI NHÓM GIỐNG DUROC x (LANDRACE - YORKSHIRE)

VÀ DUROC x (YORKSHIRE - LANDRACE) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts LÊ THỊ MẾN

2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON (SƠ SINH - 60 NGÀY TUỔI) THUỘC HAI NHÓM GIỐNG DUROC x (LANDRACE - YORKSHIRE)

VÀ DUROC x (YORKSHIRE - LANDRACE) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây

Tác giả luận văn

Nguyễn Huỳnh Mai Anh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Tóm lược.……… vii

Chương 1: Đặt vấn đề……… 1

Chương 2: Lược khảo tài liệu……… …… 2

2.1 Định nghĩa và phân loại giống vật nuôi……… 2

2.1.1 Định nghĩa……… 2

2.1.2 Phân loại……… 2

2.2 Giống heo và công tác giống…… ……… 2

2.2.1 Giống heo thuần……… 2

2.2.2 Công tác giống……… 6

2.3 Sinh lý sinh sản heo nái……… 7

2.3.1 Tuổi động dục đầu tiên……… 7

2.3.2 Tuổi đẻ lứa đầu……… ……….7

2.3.3 Chu kỳ động dục của heo nái……… 7

2.3.4 Khả năng tiết sữa của heo nái……… 7

2.3.5 Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con……… 8

2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái………8

2.4 Sinh lý heo con theo mẹ……… 9

2.4.1 Đặc điểm về khả năng điều tiết nhiệt của heo con………9

2.4.2 Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của heo con……… 10

2.4.3 Đặc điểm về khả năng tiêu hóa và hấp thu của heo con……… 10

2.4.4 Tập ăn sớm cho heo con……… ……… 11

2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của heo con……… 11

2.4.6 Hiện tượng thiếu máu ở heo con……… 12

2.5 Những biến đổi sinh lý heo con cai sữa……….13

2.5.1 Thời điểm cai sữa heo con……… 13

2.5.2 Những biến đổi về tiêu hoá……….14

2.5.3 Ảnh hưởng của sự cho ăn lên sự tiêu hoá……… 14

2.6 Nhu cầu dinh dưỡng của heo……… 15

2.6.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái……… 15

2.6.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con………17

Trang 6

2.7 Thức ăn nuôi heo (thức ăn công nghiêp)……… 20

2.7.1 Thức ăn hỗn hợp……… 20

2.7.2 Thức ăn đậm đặc……… 20

2.8 Chuồng trại và tiểu khí hậu……… 20

2.8.1 Chuồng trại……… 20

2.8.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi……… 23

2.9 Công tác thú y……… 25

2.9.1 Phòng bệnh……… 25

2.9.2 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản và heo con ……… 25

Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm……… 28

3.1 Phương tiện thí nghiệm……… 28

3.1.1 Thời gian và địa điểm……… 28

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm……… 29

3.1.3 Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi……… 31

3.1.4 Đối tượng thí nghiệm……… 32

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm……… 33

3.1.6 Thức ăn dùng trong thí nghiệm……… 33

3.1.7 Công tác thú y……… 36

3.2 Phương pháp thí nghiệm……… 37

3.2.1 Bố trí thí nghiệm……… 37

3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm……… 37

3.3 Các chỉ tiêu theo dõi……… 38

3.3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái nuôi con……… 38

3.3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo con……… 41

3.4 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm……… 42

3.4.1 Giai đoạn heo con theo mẹ……… 42

3.4.2 Giai đoạn heo con sau cai sữa……… 42

3.4.3 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm……… 42

3.5 Xử lý số liệu……… 43

Chương 4: Kết quả và thảo luận……… ……… 44

4.1 Các chỉ tiêu theo dõi heo mẹ……… 45

4.1.1 Số heo con qua các thời điểm……… 45

4.1.2 Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm 47

Trang 7

4.1.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo nái nuôi con…… 49

4.1.4 Tiêu tốn thức ăn của heo mẹ và heo con và cho mỗi kg tăng trọng heo con……… 50

4.1.5 Tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con……… 50

4.2 Các chỉ tiêu theo dõi heo con……… 51

4.2.1 Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm 51

4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm……… 54

4.3 Hiệu quả kinh tế……… 55

4.3.1 Chi phí thức ăn……… 55

4.3.2 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm……… 55

Chương 5: Kết luận và đề nghị……….……… 57

5.1 Kết luận ……… 57

5.1.1 Đối với heo nái………57

5.1.1 Đối với heo con……… 57

5.2 Đề nghị……… 57

Tài liệu tham khảo……….……… 58

Phụ chương……….62

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con theo mẹ……… …… 10

Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con……… 11

Bảng 2.3: Mức bổ sung năng lượng cho heo con……….17

Bảng 2.4: Nhu cầu acid amino trong khẩu phần heo con (90%VCK)……… 18

Bảng 2.5: Nhu cầu khoáng hàng ngày của heo cho ăn tự do (90%VCK)……18

Bảng 2.6: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) 19

Bảng 2.7: Diện tích chuồng, sân chơi cho các loại heo……… 21

Bảng 2.8: Kích thước của máng ăn cho heo con……… 22

Bảng 2.9: Quy cách gắn núm uống cho heo……… 22

Bảng 2.10: Nhiệt độ thích hợp cho chuồng heo……… 23

Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho các mức trọng lượng của heo con……… 23

Bảng 2.12: Hàm lượng khí tối đa trong chuồng……… 24

Bảng 2.13: Lịch tiêm phòng cho heo nái……… 26

Bảng 2.14: Quy trình tiêm phòng cho heo con……… 27

Bảng 3.1: Kết quả đo nhiệt độ trong và ngoài chuồng heo……… 31

Bảng 3.2: Kết quả đo ẩm độ trong và ngoài chuồng heo……… 32

Bảng 3.3: Công thức TĂHH H7 cho heo nái nuôi con 34

Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH H7 34

Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH Delice 35

Bảng 3.6: Công thức TĂHH H1 cho heo con sau cai sữa 35

Bảng 3.7: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH H1………… 36

Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm nuôi……… 45

Bảng 4.2: Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm

thí nghiệm……… 47

Bảng 4.3: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo nái nuôi con… 49 Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của heo mẹ và heo con cho mỗi kg tăng trọng

heo con……….50

Bảng 4.5: Tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con………50

Bảng 4.6: Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm

thí nghiệm……….51

Bảng 4.7: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm 54

Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng heo con 55

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm.………55

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Heo Yorkshire………3

Hình 2.2: Heo Landrace……….4

Hình 2.3: Heo Duroc……… 5

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ………28

Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể tại trại thí nghiệm……….29

Hình 3.3: Sàn chuồng nái nuôi con……… 30

Hình 3.4: Ô chuồng heo con sau cai sữa……… 30

Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo giống heo con 37

Hình 4.1: Heo con giống DLY 44

Hình 4.2: Heo con giống DYL 44

Trang 10

TÓM LƯỢC

Khảo sát sự sinh trưởng của heo con (từ sơ sinh - 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace - Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire -

Landrace) tại Công ty Chăn nuôi Vemedim từ tháng 12/2013 đến tháng

03/2014 Kết quả khảo sát được ghi nhận như sau:

Đối với heo nái: Số con sơ sinh (con/ổ) và số con cai sữa (con/ổ) của

giống DLY lần lượt là 10,60; 9,50 cao hơn giống DYL là 10,90; 9,60 nhưng

các sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Tỷ lệ sống (%) của hai

nhóm giống DLY và DYL lần lượt là 97,68%; 98,57%, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) của nhóm heo con DYL là 87,41% thấp hơn nhóm heo con giống DLY

là 89,42% Tất cả sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Khối lượng sơ sinh (kg/ổ), khối lượng 21 ngày (kg/ổ) và khối lượng cai sữa (kg/ổ) của heo con giống DLY lần lượt là 15,44; 49,16; 60,75 thấp hơn giống DYL là 16,31; 54,19; 66,85 Các sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (kg/ổ) của nhóm giống DYL là 50,54 cao hơn giống DLY là 45,31; khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Đối với heo con: Khối lượng sơ sinh (kg/con), khối lượng cai sữa

(kg/con) và khối lượng 60 ngày (kg/con) của heo con giống DLY lần luợt là 1,46; 6,45; 14,11 thấp hơn giống DYL là 1,51; 7,10; 14,55 Các sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (kg/con) của nhóm giống DYL là 5,59 cao hơn giống DLY là 4,99 Tăng trọng

từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi (kg/con) của nhóm giống DLY là 12,65 thấp hơn giống DYL là 13,03 Tất cả sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Tỷ lệ tiêu chảy (%) của heo con giống DLY là 34,27 cao hơn heo

con giống DYL là 27,55; khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Tiêu

tốn thức ăn/kg tăng trọng heo con của nhóm giống DLY là 3,33 cao hơn nhóm giống DYL là 3,16, khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (ngàn đồng): Nhóm giống DYL (23,87) thấp hơn nhóm giống DLY (24,11)

Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y đối với heo con ở nhóm (DYL) (101%) cao hơn (DLY) (100%) Việc sử dụng đực Duroc phối với nái (LY) và (YL) đều mang lại hiệu quả tương đương nhau

Trang 11

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm qua, tổng số lượng heo của nước ta không ngừng tăng lên, cả về số lượng và chất lượng Theo cuộc khảo sát của Tổng Cục Thống kê năm 2012 thì tổng đàn heo trên cả nước là 26,7 triệu con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011, vùng ĐBSCL có 4 triệu con tăng 6,21%/năm Để có thể gia tăng về sản lượng đối với lĩnh vực này, trước tiên việc sản xuất heo con phải gia tăng đầy đủ, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng của heo con

ở giai đoạn cai sữa và sau cai sữa

Trong các giai đoạn chăn nuôi heo thì giai đoạn heo con theo mẹ và sau cai sữa là vấn đề đáng quan tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người chăn nuôi Hiện nay hầu hết những người chăn nuôi có những biện pháp nuôi dưỡng riêng, song tỷ lệ tiêu chảy, sự hao hụt ở heo con theo mẹ và sau cai sữa còn quá cao Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này là sự thay đổi sinh

lý của heo lúc sơ sinh Tình trạng sinh lý tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền của heo (Trần Thị Dân, 2006)

Một trong những giải pháp nâng cao năng suất heo nái là sử dụng nhiều giống heo lai tạo với nhau, biện pháp này nhằm tạo ưu thế lai cao nhất cho nái sinh sản Trong đó lai kinh tế hai giống heo ngoại giữa Landrace, Yorkshire và ngược lại đã tạo con lai (Landrace x Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) được xem là có ưu thế lai cao về nhiều chỉ tiêu sinh sản, việc sử dụng nái lai trong chương trình lai giống đã trở thành một tiến bộ trong thực tế sản xuất Người ta sử dụng đực Duroc phối với heo cái lai hai máu (Yorkshire x Landrace) hay (Landrace x Yorkshire) tạo con lai ba máu nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm chất thịt tốt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Vì vậy, được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp

và SHƯD, Trường ĐHCT, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh - 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace - Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire - Landrace) tại Công ty Chăn nuôi Vemedim”

Mục tiêu của đề tài là nhằm đánh giá năng suất sinh sản của hai giống heo nái (Land x York) và (York x Land) và khả năng sinh trưởng của heo con thuộc hai nhóm giống Duroc x (Land - York) và Duroc x (York - Land) Từ đó giúp người chăn nuôi chọn được giống heo con có khả năng tăng trọng nhanh, sức đề kháng cao, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp và thích ứng tốt với môi trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người nuôi

Trang 12

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Định nghĩa và phân loại giống vật nuôi

2.1.1 Định nghĩa

Đặng Vũ Bình (2005), Trương Lăng (2003) và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2008) cho rằng giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, có chung một nguồn gốc, được hình thành trong quá trình chọn lọc và nhân giống của con người Giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau

Giống vật nuôi là một nhóm hay một tập đoàn vật nuôi được sinh ra và phát triển từ một nguồn gốc chung (tổ tiên chung) Chúng có ngoại hình thể vóc, màu sắc lông da tương đối giống nhau, có tính di truyền tương đối ổn định, có các tính trạng về sinh trưởng, sinh sản và sức sản xuất giống nhau và phải có số lượng nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của phẩm giống (Nguyễn Hải Quân, 2007) Một quần thể vật nuôi được công nhận là một giống khi có đủ các điều kiện: Số lượng đủ lớn theo quy định để được công nhận là một giống đối với heo là 5000 con, có nhiều dòng, phân bố rộng, ổn định; có chung nguồn gốc; được tạo ra dưới sự tác động của con người theo mục đích nhất định; các đặc điểm của giống được di truyền cho đời sau; được

Hội đồng giống Quốc gia công nhận (Văn Lệ Hằng, 2006)

2.1.2 Phân loại

Dựa vào các căn cứ phân loại khác nhau, người ta phân chia các giống vật nuôi thành các nhóm nhất định Căn cứ theo mức độ tiến hóa của giống, các giống vật nuôi được phân thành ba nhóm là giống nguyên thủy, giống quá

độ và giống gây thành Căn cứ vào hướng sản xuất của giống vật nuôi người ta chia ra làm hai nhóm là giống kiêm dụng và giống chuyên dụng, còn nếu như căn cứ theo nguồn gốc thì giống vật nuôi được chia thành hai nhóm là giống

địa phương và giống nhập (Đặng Vũ Bình, 2005)

2.2 Giống heo và công tác giống ở Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1 Giống heo thuần

2.2.1.1 Heo Yorkshire

a) Nguồn gốc

Heo Yorkshire được chọn và nhân giống ở vùng Yorkshire của Anh từ thế kỷ 19, hiện nay heo Yorkshire được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới (Trần Văn Phùng, 2005) Lúc đầu gồm 3 nhóm heo Đại Bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn con, heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) và

Trang 13

heo Tiểu Bạch (Small White Yorkshire) có tầm vóc nhỏ Heo Yorkshire được nuôi phổ biến ở nước ta là heo Đại Bạch (Large White) (Võ Văn Ninh, 2001

và Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004)

b) Ngoại hình

Heo Yorkshire (Hình 2.1) có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoăn dày Tai đứng, có nhóm tai hơi nghiêng về phía trước, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật Bốn chân khỏe, đi trên ngón, khung xương vững chắc Mõm thẳng dài vừa phải, trán rộng, ngực rộng (Võ Văn Ninh, 2001 và Phạm Sỹ Tiệp, 2004)

c) Mục tiêu sản xuất

Heo Yorkshire là giống heo kiêm dụng, thường được nuôi với mục đích

là lấy thịt Bên cạnh đó, heo Yorkshire còn là một trong những giống heo nuôi được sử dụng rộng rãi trong lai tạo giống heo Khối lượng trưởng thành của con đực khoảng 300 - 400 kg, con cái 250 - 300 kg Tăng trọng bình quân từ

650 - 750 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng Heo

nái Yorkshire mỗi năm đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 8 - 9 con, sản lượng sữa cao, nuôi con giỏi Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỉ lệ máu cao trong nhóm heo lai ngoại (Võ

Văn Ninh, 2001, Nguyễn Thiện và ctv., 2005 và Trần Văn Phùng, 2005)

Trang 14

vào nước ta từ Cuba năm 1970 Hiện nay, được nuôi rộng rãi ở các nước trên thế giới (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002 và Văn Lệ Hằng, 2006)

b) Ngoại hình

Heo Landrace (Hình 2.2) có dạng hình nêm, lông da màu trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ mông đùi to, mỏm dài và thẳng, hai tai to ngã về phía trước che cả mắt, bốn chân nhỏ hơi yếu, đi trên ngón (Võ Văn Ninh, 2001 và Phạm Sỹ Tiệp, 2004)

c) Mục tiêu sản xuất

Landrace là giống heo kiêm dụng, thường được nuôi với mục đích là lấy thịt, được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho thịt Ở tuổi trưởng thành heo nái

có thể trọng 220 - 250 kg, heo đực 280 - 320 kg, tăng trọng bình quân 700 -

800 g/con/ngày, tiêu tốn 2,7 - 3,0 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc/thịt xẻ

cao đạt từ 58 - 60% (Võ Văn Ninh, 2001 và Trần Văn Phùng, 2005)

Heo nái mỗi năm đẻ từ 2,0 - 2,2 lứa, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa Mỗi lứa đẻ của nái từ 8 - 10 con Heo nái Landrace có tiếng nuôi con giỏi, tốt sữa, tỷ lệ nuôi sống cao Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, nhu cầu các dưỡng chất cũng cao hơn

các nhóm heo ngoại nhập khác (Trương Lăng, 2000 và Võ Văn Ninh, 2001)

Lê Hồng Mận (2006) cho rằng đây là giống heo sinh sản tốt mà hiện nay

đa số nhà chăn nuôi chọn nuôi để làm heo giống, được chọn nuôi thuần hoặc lai với giống ngoại, nội Làm dòng cái lai với đực Yorshire tạo con lai F1 (Yorkshire x Landrace), làm dòng đực với nái Yorshire tạo con lai F1 (Landrace x Yorkshire), tạo nái lai F1 (ngoại x nội), với nái địa phương tạo heo lai nuôi thịt 50% máu ngoại

(http://breeding.porc-ex.dk)

Hình 2.2: Heo Landrace

Trang 15

c) Mục tiêu sản xuất

Võ Văn Ninh (2001) và Lê Hồng Mận (2006) cho rằng heo Duroc cũng

là heo có nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo con có khối lượng trên 100 kg nên thường được nuôi với mục đích là lấy thịt Nái trưởng thành đẻ 1,8 - 2 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con Đây là giống heo có thành tích sinh sản kém hơn

so với hai giống Landrace và Yorkshire Hướng chăn nuôi dùng làm dòng đực cho lai kinh tế lấy con lai nuôi thịt Khối lượng heo trưởng thành con đực trên

300 kg, con cái 200 - 300 kg Heo nuôi thịt có tốc độ sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn tốt, tỷ lệ nạc 56 - 58%

Người ta sử dụng đực Duroc phối với heo cái lai hai máu (Yorkshire x Landrace) hay (Landrace x Yorkshire), hoặc cho heo cái Duroc lai với heo đực Pietrain để tạo ra con đực hai máu và cho lai con đực hai máu này với các dòng heo khác tạo con lai ba máu, bốn máu nuôi thịt, mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm chất thịt tốt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần

Thị Dân, 2000)

(http://breeding.porc-ex.dk)

Hình 2.3: Heo Duroc

Trang 16

2.2.2 Công tác giống

2.2.2.1 Heo nuôi thịt

Trương Lăng (2000), Phùng Thị Vân (2004) và Võ Văn Ninh (2001) cho rằng lai giống để tạo con lai thương phẩm (nuôi thịt) bao gồm các tổ hợp lai theo các công thức lai sau:

Lai ba máu, sử dụng con mẹ là nái lai (C x AB): Đây là phương pháp lai

sử dụng ba giống khác nhau để tạo ra heo thương phẩm 3 máu năng suất cao Nái lai F1 phải được tạo ra từ hai giống “dòng nái” có khả năng sinh sản cao

để tận dụng tối đa ưu thế lai Đực giống phối với nái lai F1 là đực được chọn

ra theo “dòng đực” để tạo ra đàn heo thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít, độ dày mỡ lưng thấp, sức sống cao (Phùng Thị Vân, 2004) Lai bốn máu, sử dụng con bố là đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD): Đây là phương pháp sử dụng bốn giống thuần để tạo ra heo thịt thương phẩm,

là sản phẩm của hai cặp lai F1 giữa hai dòng đực và dòng nái có tỷ lệ máu đều giữa các giống (25%) Mục đích của phương pháp này là sử dụng ưu thế lai của cả 4 giống cùng tham gia (Phùng Thị Vân, 2004)

Những cặp heo lai ngoại đạt chất lượng thịt và năng suất thịt cao phổ biến hiện nay như: Duroc x (Yorkshire - Landrace), Duroc x (Landrace - Yorkshire), Pietrain x (Landrace - Yorkshire), (Pietrain - Duroc) x (Landrace - Yorkshire),…

Heo lai Duroc x (Landrace - Yorkshire), Pietrain x (Landrace - Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire - Landrace) đạt được các chỉ tiêu: Heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt khối lượng 6,3 - 6,5 kg, trung bình 90 - 100 kg lúc

178 - 180 ngày tuổi, tỷ lệ nạc/thịt xẻ là 56,8 - 57,0%, độ dày mỡ lưng 10 - 12

mm, sớ nạc ngon, vân mỡ trung bình, tiêu tốn thức ăn 2,95 - 3,00 kg trên kg tăng trọng (Lê Hồng Mận, 2006)

Lai 4 giống ngoại: Heo đực (Duroc x Hampshire) lai với cái (Landrace x Yorkshire), heo đực (Pietrain x Duroc) lai với heo cái (Landrace x Yorkshire) Heo con lai cai sữa 27 ngày đạt 6,3 - 6,5 kg, nuôi đến 60 ngày đạt 20 kg Heo nuôi chóng lớn, 165 - 170 ngày đạt 95 kg, tăng trọng trung bình 645 - 650 g/ngày, tiêu tốn 2,8 - 3,0 kg thức ăn trên kg tăng trọng, tỷ lệ nạc trên thân thịt

xẻ đạt trên 58% (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004)

2.2.2.2 Heo sinh sản

Hiện nay nhóm heo lai giữa (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) cho ra nái hai máu được nhà chăn nuôi xem là giống có khả năng sinh sản tốt nhất Bên cạnh đó, các con nái thuộc giống Yorkshire, Landrace

Trang 17

có thể sinh sản tốt với các đực cùng giống, các heo con được dùng nuôi thịt hoặc tạo cái hậu bị sinh sản tiếp Trong chăn nuôi, nhà chăn nuôi tránh dùng con đực Pietrain hoặc Duroc làm đực phối giống, con lai sẽ sinh sản kém nếu muốn tạo heo cái hậu bị Heo nái giống Duroc, Pietrain thường sinh sản kém, nuôi con kém nên chỉ được nuôi ở các trại nhân giống thuần để tạo đực cuối cho công thức lai tạo heo con sinh trưởng nuôi thịt (Võ Văn Ninh, 2001)

2.3 Sinh lý sinh sản heo nái

2.3.1 Tuổi động dục đầu tiên

Tuổi động dục đầu tiên của heo ngoại thuần là 7 tháng tuổi Không cho phối giống thời kỳ này vì cơ thể heo chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡng nuôi bào thai và trứng rụng chưa đều Thường bỏ qua một chu kỳ động dục mới phối giống Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8 tháng tuổi,

vì sẽ lãng phí thức ăn và công chăm sóc thêm một chu kỳ 21 ngày, ảnh hưởng đến lợi của người chăn nuôi (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004)

2.3.2 Tuổi đẻ lứa đầu

Heo nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi Như vậy phải phối giống lứa đầu ở heo ngoại lúc 9 tháng tuổi với khối lượng từ 80 - 90 kg (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999)

2.3.3 Chu kỳ động dục của heo nái

Chu kỳ động dục kéo dài 18 - 21 ngày nếu chưa cho phối giống hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được nhắc lại Heo nái nuôi con sau khi đẻ 3 - 4 ngày hoặc sau 30 ngày nuôi con thường có hiện tượng động dục trở lại, nhưng không cho phối vì bộ máy sinh dục chưa phục hồi và trứng rụng chưa đều Heo có chửa lúc này sẽ phải sản xuất sữa nuôi con đồng thời tích lũy dinh dưỡng nuôi bào thai sẽ dễ bị sẩy thai do heo con đang nuôi thúc vú Sau cai sữa heo con 3 - 5 ngày, heo nái động dục trở lại Cho phối giống lúc này heo dễ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số con cao (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004)

2.3.4 Khả năng tiết sữa của heo nái

Là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn heo con cũng như khối lượng heo con cai sữa sau này Lượng sữa của các vú khác nhau, vì mỗi tuyến vú là một đơn vị hoàn chỉnh Vì vậy phải xoa bóp vú trước khi đẻ nửa tháng để thông tia sữa Vú phía trước lượng tiết sữa nhiều hơn (cố định đầu vú cho heo con sơ sinh có khối lượng kém bú) Trong chu kỳ cho sữa, heo con bú được 32 - 39 kg thì vú trước cho 36 - 45 kg sữa, vì oxytocine theo máu đến tuyến vú phía trước sớm hơn, kéo dài hơn nên vú

Trang 18

trước nhiều sữa hơn (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002 và Trần Văn Phùng, 2005)

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng trung bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300 - 400 kg Năng suất sữa hằng ngày tăng theo

số con bú, từ 0,9 - 1 kg cho mỗi heo con của ổ có 8 heo con và 0,7 - 0,8 kg cho

ổ có 9 - 12 con Người ta đo lường một heo nái chuẩn có khối lượng 150 kg,

đẻ 10 con, lượng tiết sữa tuần đầu là 5 lít/ngày, tuần thứ tư là 7 lít/ngày, nếu đẻ

12 con thì đỉnh cao của sự tiết sữa có thể lên 8 lít/ngày

Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) và Trần Thị Dân (2006) cho rằng lượng sữa bình quân mỗi ngày là 5 - 8 kg Lượng sữa cao nhất vào tuần thứ 3 - 5 và rồi giảm dần đến mức thấp nhất ở tuần tuổi 9 - 10 sau khi sinh Khi thời gian chiếu sáng trong ngày tăng từ 8 giờ lên 16 giờ, sản lượng sữa tăng 12%, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tăng 13% và tỷ lệ heo con sống tăng 10% Lượng sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào di truyền và nuôi dưỡng heo nái Do lượng sữa

ổn định, nên số con đẻ ra nhiều thì khối lượng heo con nhỏ, trường hợp đẻ con

ít, khối lượng heo con lớn hơn

2.3.5 Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con

Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) và Nguyễn Thiện (2008) cho rằng tỷ lệ hao mòn của heo nái khi nuôi con so với lúc mang thai chiếm 15 - 20%, nếu cao hơn cần xem xét lại chế độ nuôi dưỡng heo mẹ trong thời kỳ nuôi con Qua tỷ lệ trên có thể phải loại bỏ 1 chu kỳ động dục để nái lại sức và sử dụng được lâu hơn Đương nhiên sẽ thiệt hại về kinh tế vì phải nuôi thêm ngày, ảnh hưởng đến chi phí và sức sản xuất của heo nái Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái càng bé càng tốt Cân khối lượng heo mẹ sau khi đẻ được 24 giờ và khi cai sữa heo con Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cho biết khả năng tiết sữa của heo mẹ

và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở chăn nuôi Cai sữa sớm cho heo con

là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể heo mẹ

2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái

2.3.6.1 Yếu tố di truyền

Trần Thị Dân (2006) và Đỗ Hữu Phương (2011) cho rằng sự sai lệch về

di truyền chịu trách nhiệm đến 50% của số phôi chết, dù vật nuôi ở trạng thái tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó Tuổi thành thục thay đổi tùy theo giống Heo lai có tuổi thành thục sớm hơn heo thuần khoảng 11 ngày Heo cái có tuổi thành thục trễ nếu mẹ nó trưởng thành sinh dục trễ Tiếp xúc với nọc sẽ giúp cái hậu bị thành thục sớm

Trang 19

hơn Trong cùng một giống, giao phối cận thân thì thành thục sinh dục sẽ chậm hơn giao phối không cận thân

2.3.6.2 Yếu tố ngoại cảnh

Hurtgen và Leman (1981) và Christenson (1979) cho rằng tỷ lệ đẻ của cái hậu bị thấp (60,8%) đối với những cái được phối vào tháng 7 - 9 so với các tháng khác trong năm (76,9%) Khi nhiệt độ 350C trong 20 ngày đầu của thời

kỳ mang thai, sẽ làm giảm số lượng thai sống Ngoài ra ánh sáng và cường độ ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sự thành thục của heo cái; cái hậu bị được nuôi ở môi trường có thời gian chiếu sáng là 12 giờ sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn 39 ngày so với khi nuôi không có ánh sáng Chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh lý sinh sản của heo cái hậu bị Khối lượng

ở thời điểm động dục của heo cái hậu bị nuôi chuồng ép có khuynh hướng lớn hơn nhiều so với cái hậu bị nuôi thả có vận động

Nguyễn Như Pho (2002) cho rằng sự mất cân đối dinh dưỡng làm cho heo nái mập, lười vận động, bào thai kém phát triển, chết trong bụng mẹ và làm cho heo nái nhiễm độc Khi thiếu vitamin A trong thời kỳ mang thai sẽ tăng số tế bào thai chết, heo con sau khi sinh rất yếu Ngoài ra thiếu vitamin A khả năng sinh sản của thú đực và thú cái đều giảm Việc thiếu vitamin A ở thú cái thì buồng trứng vẫn phát triển bình thường nhưng sẽ gây sẩy thai, chết thai Gieo tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai thấp hơn nọc phối 10% Nọc phối kép với lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 12 - 24 giờ sẽ cải thiện đáng

kể tỷ lệ đậu thai Bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng ảnh hưởng không tốt đến tỷ

lệ đậu thai Nguyên nhân làm giảm thành tích sinh sản của heo nái và sức sống của heo con có thể do nhiễm trùng bầu vú, heo nái bị viêm tử cung, heo nái cho sữa kém hoặc mất sữa, heo con bị rối loạn vi khuẩn đường ruột, do sự hiện diện vi sinh vật cơ hội trong chuồng nuôi ở mật độ cao Ngoài ra các bệnh viêm cơ quan sinh dục sẽ làm cho khả năng sinh sản của nái giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho trại chăn nuôi (Nguyễn Như Pho, 2002 và Đỗ Hữu Phương, 2011)

2.4 Sinh lý heo con theo mẹ

2.4.1 Đặc điểm về khả năng điều tiết nhiệt của heo con

Trần Văn Phùng (2005) và Nguyễn Thiện (2008) cho rằng heo con mới

đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong cơ thể heo mẹ có nhiệt độ ổn định 390C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ rất thay đổi tùy theo từng mùa Do vậy heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường huyết và có thể dẫn đến chết Ở giai đoạn đầu heo con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ

Trang 20

nước trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn Cơ thể heo con

có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ sinh, hàm lượng nước trong cơ thể heo con chiếm tới 81 - 81,5% Ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi, nước chiếm tới 75 - 78% Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) và Nguyễn Thiện (2008) cho rằng khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con trong những ngày đầu rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ môi trường Nếu nhiệt độ không khí 180C thân nhiệt heo con giảm 20C, song nếu nhiệt độ không khí 00C thì thân nhiệt heo con giảm đi tới 40C Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con phụ thuộc nhiều vào tuổi hơn là khối lượng heo Khả năng điều tiết yếu cho đến khi heo con đạt 9 ngày tuổi và từ ngày 20 trở đi khả năng này tốt hơn Để đảm bảo được nhiệt độ thích hợp cho heo con, đặc biệt vào những tháng mùa đông, ngoài ô úm heo con ra thì phải có bóng đèn sưởi ấm (bóng đèn hồng ngoại hoặc bóng điện có công suất 100W) (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con theo mẹ

Ngày lọt lòng mẹ: 350C Ngày thứ 5: 30 - 310C

Ngày thứ 2: 340C Ngày thứ 6: 28 - 290C

Ngày thứ 3: 330C Ngày thứ 7: 26 - 270C

Ngày thứ 4: 31 - 320C Từ ngày thứ 8 đến cai sữa: 23 - 250C

(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005)

2.4.2 Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của heo con

Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng khối lượng của cơ thể Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 5 lần khối lượng

sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp 6 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp

12 - 16 lần khối lượng sơ sinh Heo con bú sữa có sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau

đó giảm xuống Sự suy giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là

do lượng sữa của heo mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobine trong máu của heo con bị giảm Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của heo con Chúng ta có thể hạn chế

sự khủng hoảng này bằng cách tập cho heo con ăn sớm (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002 và Trần Văn Phùng, 2005)

2.4.3 Đặc điểm về khả năng tiêu hóa và hấp thu của heo con

Trần Văn Phùng (2005) và Nguyễn Thiện (2008) cho rằng thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa heo con bị hạn

Trang 21

chế Chức năng tiêu hóa của heo con sơ sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con

2.4.4 Tập ăn sớm cho heo con

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999), Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) và Trần Văn Phùng (2005) cho rằng tập heo con ăn sớm từ 7 ngày tuổi

để bổ sung lượng sữa mẹ không đủ Thức ăn trong giai đoạn đầu là lượng thức

ăn bổ sung cho sữa mẹ, nên đặc biệt tốt Sau trở thành thức ăn chủ yếu khi đàn heo cai sữa Thức ăn làm thành viên càng dễ ăn và ăn nhiều hơn dạng bột Tập

ăn sớm cho heo con có tác dụng giải quyết mâu thuẩn giữa nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của heo con và khả năng cung cấp sữa giảm của heo

mẹ Heo con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao hơn Giảm stress về dinh dưỡng khi cai sữa do heo con đã biết ăn Tạo tiền đề cai sữa sớm cho heo con và tăng vòng quay lứa đẻ/nái/năm Tập cho heo con ăn thêm là biện pháp giúp cho heo mẹ bớt hao mòn cơ thể do con bú nhiều, đảm bảo các lứa đẻ sau đều đặn và không bị loại thải sớm

2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của heo con

2.4.5.1 Ảnh hưởng của di truyền

Tầm quan trọng của gen đối với sức sống của heo con thường được lưu ý

vì sức sống của heo con thường bị ảnh hưởng rõ bởi lai giống hoặc đồng huyết Giống heo nhiều mỡ thường có khối lượng sơ sinh thấp nhưng đề kháng tốt với lạnh và đói, do đó tỷ lệ chết thấp hơn heo châu Âu nhiều nạc Lai giống thường làm cải thiện số heo con sơ sinh sống, tuy nhiên đồng huyết lại gây chết phôi (Trần Thị Dân, 2006)

2.4.5.2 Khả năng miễn dịch của heo con

Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh (2002), Trương Lăng (2003) và Nguyễn Thiện (2008) cho rằng heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Song lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu Cho nên nói rằng ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được

Trang 22

nhiều hay ít từ sữa mẹ Sữa đầu rất quan trọng với heo con, vì sữa đầu có prealbumin 13,17%, albumin 11,48%, anpha globulin 12,7%, beta globulin 11,29% và gamma globulin 45,29% (thực hiên chức năng miễn dịch) Heo con hấp thu nhiều globulin, miễn dịch từ 24 - 36 giờ Phải cho bú sữa đầu, chậm nhất sau 2 giờ đẻ, để cho heo đủ kháng thể cho 5 tuần đầu cuộc sống Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi Đến thời gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất đại phân tử hầu như bị ngừng hoàn toàn Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% glucid, 50% protein, 20

- 25% đường Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường, 87% protein, ruột già chỉ còn không quá 10 - 15%

2.4.5.3 Biến động giữa giống và lai giống

Tuy có sự biến động về sức sống của heo con giữa các giống, nhưng ít tác giả xử lý thống kê kết quả này vì sức sống của heo con được kiểm soát bởi gen của heo con lẫn gen của heo mẹ Mặc dù có thể ảnh hưởng của số mẫu khảo sát, điều kiện môi trường và khác biệt di truyền giữa các nhóm giống, người ta ghi nhận heo Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế đến là Duroc, Pietrain và sau cùng là Hampshire Nhiều thí nghiệm cho thấy việc chọn lọc đàn nái mắn đẻ (nái có số con đẻ ra còn sống trên 13 con/ổ) cho kết quả tốt về số con sơ sinh/ổ ở những thế hệ sau Tỷ lệ sống sót của heo lai có thể tăng thêm 57% so với heo thuần Ưu thế lai của số heo cai sữa thì tương đương nhau giữa các giống Nhìn chung, ưu thế lai của số heo con cai sữa cao hơn ưu thế lai của số heo con sơ sinh; chẳng hạn lai giống làm tăng thêm 0,5 heo con cai sữa/ổ so với chỉ tăng 0,24 heo con sơ sinh/ổ (Trần Thị Dân, 2006)

2.4.5.4 Ảnh hưởng của đồng huyết

Nhà sản xuất cố gắng kiểm soát tốc độ tăng mức đồng huyết ở mỗi thế hệ sao cho mức đồng huyết ở khoảng 0,5 - 10% mỗi năm Khi ổ đẻ có mức đồng huyết tăng 10% thì số heo con sơ sinh/ổ giảm 0,13 và số heo lúc 56 ngày giảm 0,34 con trong ổ Nếu heo mẹ tăng đồng huyết 10% thì số heo con sơ sinh hoặc cai sữa đều giảm 0,23 Điều này cho thấy đồng huyết ở heo mẹ ảnh hưởng lớn đến số heo sơ sinh trong khi đồng huyết ở heo con ảnh hưởng đến

số heo cai sữa/ổ Ở heo con đồng huyết tăng 10% sẽ làm tỷ lệ chết tăng 1% (Trần Thị Dân, 2006)

2.4.6 Hiện tượng thiếu máu ở heo con

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng hai nguyên nhân chính đưa đến thiếu máu, từ đó làm giảm sức sống và khả năng chống bệnh của cơ thể là do thiếu sắt: Thường xảy ra trên heo từ 10 ngày tuổi cho đến cai

Trang 23

sữa, đó là do bởi không cung cấp đủ chất sắt cho heo con Heo được xem là thiếu máu nếu chúng có lượng hemoglobine từ 7 - 8 g/100 ml máu trở xuống (hàm lượng hemoglobine của heo bình thường là 10 - 12 g/100 ml máu) Hay cuống rốn chảy máu (hội chứng tái ở heo): Cuống rốn mất nhiều máu khi heo con còn trong tử cung hay khi mới sinh Vài loại độc tố của nấm mốc, chất bảo quản gỗ, thiếu sinh tố C và K là những nguyên nhân chính Cột cuống rốn càng sớm càng tốt và nuôi dưỡng tốt sẽ giúp heo hồi phục

Nguyễn Thiện (2008) cho rằng ở heo con nếu không có sự hỗ trợ của con người thì luôn luôn xuất hiện bệnh thiếu máu do thiếu sắt Trong thực tế lượng sắt cần cho động vật rất thấp, song ở heo con cơ thể của nó chỉ có thể dự trữ được khoảng 50 mg Sữa chỉ cung cấp 1 mg/ngày cho nên bệnh thiếu máu xảy

ra rất sớm từ ngày thứ 3 - 5, sau khi đẻ và mức huyết sắc tố không ngừng giảm xuống Sắt là một trong những yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa, tức ta tăng nồng độ thức ăn trong thức ăn heo mẹ cũng không làm tăng được lượng sắt trong heo mẹ Cho nên phải bổ sung trực tiếp vào cơ thể heo con

Trần Văn Phùng (2005) cho rằng đưa sắt vào cơ thể heo con bằng con đường tiêm là đạt hiệu quả cao nhất London và Trigg đề nghị nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri-dextran Ferri-dextran là hợp chất có kích thước phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài Cách sử dụng như sau: Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều 200 mg sắt (Fe Dextran) cho 1 heo con Cách 2: Tiêm 2 lần: Lần thứ nhất tiêm 100 mg vào ngày thứ 3 sau đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất cũng với liều 100 mg cho 1 heo con Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho heo con, cần bổ sung vitamin E vào khẩu phần ăn của heo mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 50 mg) Nếu thiếu vitamin E bổ sung thì cần cung cấp

20 - 30 mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể heo con

2.5 Những biến đổi sinh lý heo con cai sữa

2.5.1 Thời điểm cai sữa heo con

Nguyễn Ngọc Hải và ctv (2014) cho rằng thời điểm cai sữa ảnh hưởng

rất nhiều đến cả heo con và heo mẹ Những thay đổi liên quan đến năng suất heo con, heo nái cũng như hiệu quả kinh tế Đối với heo con, có hai thay đổi chính: Thức ăn thay đổi và stress sau cai sữa

2.5.1.1 Thức ăn thay đổi

Nguyễn Ngọc Hải và ctv (2014) cho rằng sữa là thức ăn lý tưởng dành

cho heo con theo mẹ, sữa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp heo con

Trang 24

tăng trưởng, góp phần tạo hệ thống miễn dịch chắc chắn và kích thích phát triển các chức năng sinh lý của heo Thời điểm cai sữa được chọn vào lúc 28 ngày tuổi vì các lý do sau:

Sản lượng sữa của nái đạt đỉnh cao vào ngày 21 và tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến tuần thứ 5 Cai sữa vào ngày 25 - 30 không rơi vào thời điểm sản lượng sữa giảm

Cai sữa ở tuần thứ 4 so với tuần thứ 3 thì mức tiêu thụ thức ăn khi cai sữa tăng gấp 3 lần

Ở 4 tuần tuổi khả năng miễn dịch chủ động của heo con sẽ tốt hơn so với

ở 3 tuần tuổi, khả năng chống các bệnh nhiễm trùng tốt hơn, cấu trúc đường ruột và hệ thống enzym cũng hoàn chỉnh hơn

2.5.1.2 Stress sau cai sữa

Stress gây nhiều trở ngại cho sự tăng trưởng, cũng như ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của heo con trong suốt 3 - 5 ngày đầu sau cai sữa Sau cai sữa, do bị tách khỏi mẹ nên heo con thường kích động và la hét Tần số và âm thanh của những tiếng la hét này thể hiện mức độ stress của heo con sau cai sữa Heo con bị lạnh, không được sưởi ấm đủ, thức ăn chăn nuôi kém dưỡng chất nên thường xuyên la to Tuy nhiên, heo con cai sữa lúc 3 tuần tuổi thường kích động và la hét nhiều hơn so với khi cai sữa lúc 4 tuần tuổi (Nguyễn Ngọc

Hải và ctv.)

2.5.2 Những biến đổi về tiêu hoá

Đối với heo con đang theo mẹ, nếu ta tách mẹ ra và nuôi dưỡng chúng với khẩu phần thích hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra xáo trộn trao đổi chất Vì thế cần phải có thời gian thích hợp để heo con làm quen với một số khẩu phần thức ăn, lúc này cơ thể heo con hoàn toàn sử dụng nguồn năng từ thức ăn cung cấp Do quá trình tiêu hoá khác nhau, chức năng tiêu hoá tăng dẫn đến chất dinh dưỡng hấp thu nhiều hơn (Trần Cừ, 1972)

2.5.3 Ảnh hưởng của sự cho ăn lên sự tiêu hoá

Trương Lăng (2000) cho rằng khi heo ăn nhiều bữa trong ngày (5 bữa so với 3 bữa) dịch vị tăng 79,43%, dịch tụy tăng 35,2% Ăn thức ăn khô dịch tiêu hóa tăng 12% so với ăn thức ăn ướt Từ sơ sinh đến 20 - 35 ngày tuổi không tiết HCl, nhưng cho ăn sớm bằng ngũ cốc từ 14 - 20 ngày thì tiết HCl, giúp tiêu hoá tốt hơn Cho heo con ăn sớm kích thích tiết dịch vị, tiết HCl khi thức

ăn tác động cơ giới vào thành dạ dày Bộ máy tiêu hoá phát triển, ruột dài ra, tăng tiêu hoá và sinh trưởng nhanh hơn

Trang 25

2.6 Nhu cầu dinh dưỡng của heo

2.6.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái

2.6.1.1 Nhu cầu năng lượng

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), NRC (2000) và Nguyễn

Thiện và ctv (2005) cho rằng đối với heo nái nuôi con thì nhu cầu năng lượng

hàng ngày là tổng nhu cầu cho duy trì, cho tổng hợp sữa và cho điều hòa thân nhiệt Mức năng lượng cung cấp tùy thuộc sức sản xuất sữa, khối lượng nái, khối lượng có thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con trong ổ và số ngày nuôi con Sau khi sinh, giới hạn lượng thức ăn và tăng dần cho đến khi ăn tự do từ ngày thứ tư Nhu cầu năng lượng để tổng hợp 1 kg protein hay 1 kg mỡ ở heo

có thể xem là tương đương Song 1 kg thịt nạc chỉ chứa 20 - 22% protein, do

đó chi phí năng lượng để tổng hợp 1 kg nạc chỉ bằng 20 - 22% so với nhu cầu

để tổng hợp 1 kg mỡ

2.6.1.2 Nhu cầu protein

Nhu cầu protein cho heo nái nuôi con là tổng nhu cầu protein cho duy trì

cơ thể, tăng trọng heo mẹ và tiết sữa nuôi con là chủ yếu, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường Ước tính trung bình protein thuần (NP) sữa heo

là 6% Việc chuyển hóa protein thức ăn thành phần protein sữa là quá trình tổng hợp sinh học đặc biệt, tốn kém nhiều năng lượng trong khẩu phần thức

ăn, ảnh hưởng lớn đến năng suất sữa để nuôi con Nói chung hiệu quả sử dụng protein cho tạo sữa cao hơn tạo thịt nạc khoảng 70% Heo nái có khả năng chuyển hóa rất hiệu quả protein vào sữa Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến thường được tính bằng 0,8 Nhu cầu protein cho duy trì được tính là 0,45/kg tăng trọng (W) Trong sữa có chứa 57 g protein tiêu hóa Hiệu quả sử dụng của protein tiêu hóa là 0,7 và tỷ lệ của protein tiêu hóa của thức ăn là 0,8 Vậy nhu cầu protein (g/ngày) là (0,45W + 57Y)/(0,7 x 0,8) Trong đó, Y là năng suất sữa (g/ngày),

W là khối lượng cơ thể heo nái (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002 và Lê Hồng

Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)

2.6.1.3 Nhu cầu vitamin

NRC (2000) và Lê Hồng Mận (2006) cho rằng nái trưởng thành có thể đẻ

3 lứa bình thường không cần bổ sung vitamin A, chỉ có lứa thứ 4 mới xuất hiện thiếu vitamin Trong dinh dưỡng nhất là heo nái, heo con, các loại vitamin A, D, E cần chú ý hơn cả Trên thị trường đã có bán các loại vitamin

bổ sung này cho các loại heo Cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với lượng rất ít nhưng có vai trò lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt động của

Trang 26

các enzym và hormon, thiếu hoặc thừa một loại vitamin nào đều có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng của động vật

2.6.1.4 Nhu cầu khoáng

Trong giai đoạn nuôi con nhu cầu Ca và P bị ảnh hưởng bởi sản lượng sữa của heo nái Đối với nái đẻ lứa đầu, việc cung cấp một lượng Ca và P phù hợp cần thiết hơn so với nái đã đẻ nhiều lứa Triệu chứng thiếu Ca và P thường thấy ở heo nái là liệt chân sau, còn gọi là liệt chi sau Đối với heo nái

có sản lượng sữa cao, hiện tượng thường xảy ra phần nhiều trong suốt giai đoạn cuối hoặc sau khi kết thúc nuôi con Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương Nếu không cung cấp sẽ có nguy cơ dẫn đến còi xương Mức cung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8% so với vật chất khô khẩu phần, còn đối với P là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần Nguồn bổ sung chủ yếu sử dụng bột xương (bổ sung cả Ca và P), vôi bột hay bột đá (bổ sung Ca) (NRC, 2000 và Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) và Võ Văn Ninh (2001) cho rằng ngoài nhiệm vụ cấu tạo nên xương và răng, Ca còn giữ vai trò quan trọng trong sự co cơ, sự đông máu, hoạt hóa một số enzym, cân bằng ion, ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của tế bào Ngoài ra cần đảm bảo cung cấp một số khoáng đa lượng khác như Mg, K, Na, Cl Khoáng vi lượng rất cần cho heo như Fe, Cu,

Zn, Mn, I, Co với liều lượng nhỏ, nhưng không thể thiếu được Đặc biệt chú trọng bổ sung sắt và đồng, thiếu sắt và đồng sẽ dẫn đến thiếu máu, giảm hemoglobine và tăng trọng giảm Kẽm cũng không kém quan trọng với chức năng đặc thù của một số enzym trong cơ thể Thiếu kẽm sẽ làm da heo nổi mẩn đỏ và mắc bệnh á sừng, heo kém ăn và sinh trưởng kém

2.6.1.5 Nhu cầu lipid

NRC (1998) cho rằng khi bổ sung chất béo vào khẩu phần cho heo nái trong giai đoạn chửa cuối và nuôi con sẽ làm tăng năng suất tiết sữa, tỷ lệ chất béo trong sữa đầu và sữa, số heo con sống từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, đặc biệt đối với những heo nhẹ cân Bổ sung chất béo còn làm hạn chế hao mòn khối lượng của heo mẹ trong quá trình nuôi con và rút ngắn thời gian nghỉ từ lúc cai sữa đến lúc động dục trở lại

2.6.1.6 Nhu cầu nước

Thường xuyên kiểm tra nước uống cung cấp cho nái Nước phải sạch và mát Khi trời nóng, nái nuôi con có thể uống đến 40 lít/ngày Thiếu nước làm nái giảm ăn, giảm lượng sữa và nái thường đứng lên nhiều lần để uống nước nên dễ làm tổn thương heo con (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Trang 27

2.6.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con

Trương Lăng (2003) cho rằng heo con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao Sau khi đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 - 4 lần, 55 - 60 ngày tăng gấp 15 - 20 lần Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều, nhưng lượng tiết sữa của heo mẹ lại giảm từ tuần thứ 3, tuần thứ 4 rõ rệt Có heo mẹ thiếu sữa ngay từ tuần lễ đầu, hoặc do con nhiều, sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao, vú ít Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm nên không cung cấp đủ năng lượng cho heo con, nên tập ăn sớm cho heo con

2.6.2.1 Nhu cầu năng lượng

Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa

mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con Nhưng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lượng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Mức bổ sung năng lượng cho heo con

Ngày tuổi Năng lượng trao đổi bổ sung

2.6.2.2 Nhu cầu protein và acid amin

Cung cấp đủ protein cho heo con ở giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa là rất quan trọng Vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn Thông thường trong khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120 - 130 g protein tiêu hoá/đơn vị thức ăn Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17 - 19% Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ lượng protein trong khẩu phần thức ăn cho heo con thì cũng cần chú ý tới hai loại

AA quan trọng là Lys và Met Lys có vai trò quan trọng trong hình thành xương, ảnh hưởng đến sự tổng hợp các nucleotid, hemoglobine, duy trì trạng thái bình thường của cơ thể Thiếu Lys con vật lười ăn, da khô, giảm khối lượng Met có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự hoạt động của gan, sự điều hoà của tuyến giáp, khử độc các chất xâm nhập vào cơ thể Thiếu Met sẽ giảm khả năng sinh trưởng, giảm mức sử dụng Nitơ và quá trình trao đổi chất bị rối loạn (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận, 2005) (Bảng 2.4)

Trang 28

Bảng 2.4: Nhu cầu acid amino trong khẩu phần heo con (90% VCK)

5 - 10 10 - 20 20 - 50 Arginine

4,6 3,7 6,3 11,2 11,5 3,0 6,5 6,8 10,6 7,4 2,1 7,9

6,8 5,6 9,5 16,8 17,5 4,6 9,9 10,2 16,1 11,3 3,2 11,9

(NRC, 1998)

2.6.2.3 Nhu cầu lipid

Ở heo con năng lượng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10 - 15% Heo con tiêu hóa lipid cao hơn heo lớn Nếu glucid và lipid không cân bằng, sẽ xảy ra các thể ceton trong quá trình oxy hóa Bình thường ceton trong máu đạt 1 - 2 mg%, nhưng khi dùng mỡ làm nguồn năng lượng chủ yếu thì ceton tăng lên 20

- 30 mg%, gây hiên tượng ceton huyết đến ceton niệu, cơ thể heo con bị toan huyết, heo con chết trong trạng thái hôn mê Vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cho heo con cần có hàm lượng mỡ thấp (Trương Lăng, 2003)

2.6.2.4 Nhu cầu khoáng

Các chất khoáng đảm nhiệm chức năng như xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào, giữ vai trò cân bằng điện giải, ổn định pH máu, duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia hoạt động thần kinh thể dịch, tham gia cấu trúc tế bào (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004) (Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Nhu cầu khoáng hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK)

0,80 0,65 0,20 0,20 0,04 0,28 6,00 0,14 100,00 4,00 100,00

0,70 0,60 0,15 0,15 0,04 0,26 5,00 0,14 80,00 3,00 80,00

(NRC, 2000)

Trang 29

2.6.2.5 Nhu cầu vitamin

Trương Lăng (2003) và Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng heo con nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu như đã đáp ứng đủ nhu cầu của heo con Mặc dù lượng vitamin vô cùng nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn cho sự sinh trưởng và phát dục của heo con Trong bào thai, thiếu vitamin

A heo con có thể bị mù Heo con dưới 10 ngày tuổi không có khả năng chuyển hóa carotene thành vitamin A, heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa được 20 - 30% Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa thường nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng cao hàm lượng vitamin A trong cơ thể Thiếu vitamin B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim Thiếu vitamin

B2 viêm da, rụng lông, tiêu chảy, nôn mửa, kém sinh trưởng Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, còi xương Bên cạnh đó, người ta thấy rằng nếu sữa heo nghèo vitamin E, heo con sẽ rất nhạy cảm với dextran sắt (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK)

1.750

200

11 0,50 0,05 0,40 12,50 3,00 1,00 1,50 15,00

2.412

278

20 0,93 0,09 0,56 18,55 4,64 1,86 1,86 18,55

(NRC, 1998)

2.6.2.6 Nhu cầu nước

NRC (2000), Võ Văn Ninh (2001) và Trương Lăng (2003) cho rằng nước

có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò tối quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể Mặc dù trong 3 tuần đầu heo thường ăn ít thức ăn ăn vào, song lượng đó sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống Nước chiếm 50 - 60% khối lượng cơ thể Trong máu, sữa, nước chiếm đến 80 - 95% Cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất Nếu mất 20% lượng nước cơ thể heo con sẽ chết Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, phèn (phèn sắt, phèn nhôm) có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng

và sức đề kháng của heo con

Trang 30

2.7 Thức ăn nuôi heo (thức ăn công nghiệp)

2.7.1 Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn Có nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau để tăng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về AA, cân bằng về chất khoáng, vitamin phù hợp với nhu cầu của gia súc Trong đó cân bằng AA có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần, công thức

và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản Thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng tốt cho tăng trọng

và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007)

2.7.2 Thức ăn đậm đặc

Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp các nguyên liệu chứa protein, vitamin, chất khoáng với hàm lượng cao Chủ yếu 5 nguyên liệu chính: Khô dầu đậu nành, bột cá tốt, premix vitamin, premix khoáng và thuốc kháng khuẩn + thuốc tăng trọng Thức ăn đậm đặc được các nhà sản xuất hướng dẫn thành thức ăn hoàn chỉnh, lúc đó mới cho gia súc ăn Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc vận chuyển tới vùng xa xôi, mà ở đó không có cơ sở chế biến thức

ăn và tiện lợi cho người sử dụng (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)

2.8 Chuồng trại và tiểu khí hậu

2.8.1 Chuồng trại

2.8.1.1 Hướng chuồng

Võ Văn Ninh (2003) cho rằng hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng Người ta thường lấy trục đối xứng dọc của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp cho việc xây dựng chuồng trại Thông thường trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đông Tây là có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều gọi thẳng vào chuồng Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp được một khu đất có điều kiện đủ để bố trí dãy chuồng theo các hướng mong muốn như trên Do đó phải căn cứ vào tác hại nào lớn nhất giữa

Trang 31

các yếu tố như nắng, gió, mưa để tránh trước tiên Thông thường ánh nắng gay gắt rọi vào chuồng là yếu tố ưu tiên vì tác hại của nắng nóng xảy ra quanh năm, còn các yếu tố mưa gió bất lợi chỉ diễn ra trong một mùa Tất nhiên nếu không thể bố trí đúng hướng thích hợp thì vai trò của các biện pháp che chắn nhân tạo cũng giúp đạt được kết quả tốt như bố trí chuồng trại đúng hướng

2.8.1.2 Diện tích chuồng nuôi và sân chơi

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng diện tích chuồng nuôi và sân chơi vừa đủ cho heo hoạt động và nghỉ ngơi, nơi có điều kiện có vườn đồi thả heo nái, hậu bị, đực giống vận động càng tốt hơn Heo nái chửa vận động tránh bệnh sát nhau, khó đẻ; heo con tránh bệnh thiếu máu; heo đực phối giống tốt hơn Nếu có diện tích rộng có sân cỏ cho heo chăn thả thêm thì tốt hơn (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Diện tích chuồng, sân chơi cho các loại heo

Loại heo

Diện tích ô chuồng (m2/con)

Diện tích sân chơi (m2/con) Heo nội Heo lai, ngoại Heo nội Heo lai, ngoại Nái nuôi con

Nái chửa và chờ phối

5

4 0,4 0,7

2

5 1,5

1

6

5 0,5

1

3

4 1,15 0,8

5 - 7

4 - 5 0,4 0,7

5 1,25

1

7 - 9

5 - 6 0,5 0,5

(Trương Lăng, 2000)

a) Mái chuồng

Thường lợp bằng lá, giấy dầu, tole tráng kẽm, tole Fibrocement, ngói, cũng có thể lợp bằng tranh hay rơm… Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước mưa không ứ đọng, mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh, cũng không nên thấp quá dễ bị nóng, tối và hầm Chuồng có thể xây theo kiểu chuồng 1

mái hay 2 mái tùy thuộc điều kiện, quy mô nuôi… (Võ Văn Ninh, 2003)

b) Máng ăn

Lê Hồng Mận (2002) cho rằng máng ăn cho các loại heo có thể làm bằng tole mạ kẽm, bằng gỗ hoặc tráng bằng xi-măng Máng uống có thể làm bằng xi-măng, đáy máng có lỗ thoát nước để dễ vệ sinh, tốt nhất là nên làm hệ thống vòi mút tự động bằng đồng hoặc hợp kim không rỉ (Bảng 2.8)

Trang 32

Bảng 2.8: Kích thước của máng ăn cho heo con

(cm)

Rộng miệng (cm)

Sâu máng (cm)

Dài (cm) Heo con tập ăn

Heo con chuẩn bị cai sữa

Heo con sau cai sữa

Bảng 2.9: Quy cách gắn núm uống cho heo

Hạng heo (tuần tuổi)

Dòng nước chảy (lít/phút)

Góc gắn (độ so với đường thẳng)

Chiều cao của núm uống so với nền chuồng (mm) Heo con (0 - 4)

Heo cai sữa (5 - 10)

Võ Văn Ninh (2003) thì chuồng một mái có ưu điểm là thoáng và mát Vì nhiệt độ và ẩm độ có thể thoát dễ dàng, dễ dọn vệ sinh bệnh khó lây lan Nhược điểm là mưa có thể tạt, gió lùa, nắng rọi vào chuồng nếu xây dựng không chú ý phương hướng thích hợp

b) Chuồng hai mái

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng chuồng hai mái thường xây gạch vững chắc hơn, khấu hao lâu hơn và chăn nuôi với quy mô lớn Ưu điểm là chuồng hai mái tiện cho chăm sóc, do nhốt heo hai bên đỡ tốn công đi lại, heo ít bị xáo động, chuồng trại mát hơn, tránh được mưa tạt, nắng rọi, tiết kiệm được diện tích so với chuồng một mái Nhược điểm là do chuồng nuôi tập trung nên dễ nhiễm bệnh, tốn kém chi phí, sẽ giữ hơi nóng và ẩm độ trong

Trang 33

mùa hè đối với chuồng hai mái nóc đơn Còn đối với chuồng hai mái nóc đôi mưa gió có thể tạt vào các khe hở giữa các nóc đôi

2.8.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi

2.8.2.1 Nhiệt độ

Heo có ít tuyến mồ hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da lại khá dày nên heo rất nhạy cảm với nóng Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để bù trừ cho nhiệt bị mất và thú không bị stress nhiệt Vùng nhiệt độ trung hòa là khoảng nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dưỡng của cơ thể xảy ra ở mức tối thiểu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) (Bảng 2.10) Khi nhiệt độ càng cao thì nhu cầu thức ăn càng giảm Khi nhiệt độ thích hợp thì nhu cầu thức ăn tăng Khi nhiệt độ bên ngoài tăng thì sự sản sinh nhiệt của cơ thể giảm Đối với heo mới đẻ, nhiệt độ tối thích là 29,40C, nhiệt độ tối thiểu là 23,90C Đối với heo con, nhiệt độ tối thích là 23,8 - 26,70C, nhiệt độ tối thiểu là 120C Đối với heo nái, nhiệt độ tối thích là 18,30C, nhiệt độ tối thiểu là 12,80C (Nguyễn Thiện và ctv., 2005)

Bảng 2.10: Nhiệt độ thích hợp cho chuồng heo

Khối lượng heo (kg) Nhiệt độ (0C)

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng trong chuồng nhiệt

độ cần phải thích hợp với cơ thể heo (nhiệt độ cơ thể heo 370C với điều kiện nhiệt độ bên ngoài là 250C) vì heo không thể chịu được khí hậu thay đổi đột ngột: Nóng quá hoặc lạnh quá Chuồng cao quá sẽ làm cho heo bị lạnh vào ban đêm, chuồng thấp quá sẽ làm cho heo bị nóng vào ban ngày (Bảng 2.11)

Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho các mức khối lượng của heo con

Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau Ẩm

độ cao gây trở ngại cho sự khuyếch tán hơi nước trên bề mặt da và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của heo Ngược lại ẩm độ quá thấp làm tiêu hao nước của cơ thể, gây trở ngại cho trao đổi chất, dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp,

Trang 34

khiến heo chậm lớn Đối với heo nái là 70%, đối với heo con là 70 - 80% Đối với heo con những yếu tố gây trở trở ngại cho sự phát triển đó là: Độ ẩm tương đối của không khí cao, nhiệt độ không khí thấp, nhiều gió, tập trung

nhiều khí độc, đặc biệt là amoniac (Nguyễn Thiện và ctv., 2005)

2.8.2.3 Tốc độ gió

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng tăng tốc độ gió sẽ làm tăng mất nhiệt ra khỏi cơ thể Đối với heo con theo mẹ tuyệt đối không có

gió lùa Nguyễn Thiện và ctv (2005) cho rằng đối với heo nái nuôi con là 34

m3/giờ (về mùa đông) và 272 m3/giờ (về mùa hè)

2.8.2.4 Ánh sáng

Dưới tác động của tia sáng mặt trời, vitamin D sẽ được tạo ra trên và trong da của heo Ngoài ra ánh sáng còn diệt các vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi và khi ánh sáng ở mức độ vừa phải còn kích thích sự trao đổi chất trong quá trình sinh sống của heo Nhờ đó heo ăn ngon miệng hơn, sự đồng hóa thức ăn tăng, tuần hoàn máu và cường độ hô hấp cũng tăng, do đó quá trình trao đổi chất của heo được hoàn thiện hơn khi ánh sáng ở mức độ thích

và xáo trộn hô hấp Nồng độ bụi trong chuồng chỉ nên khoảng 10 mg/m3 Số lượng vi khuẩn trong không khí của chuồng nuôi tùy thuộc độ thông thoáng Tác nhân gây bệnh đường hô hấp cũng có thể có mặt trong không khí Khi chuồng nuôi có nhiệt độ thấp thì phổi dễ bị lạnh, do đó phổi không thể kháng lại các vi sinh vật gây bệnh và thú mắc các bệnh hô hấp (Bảng 2.12)

Bảng 2.12: Hàm lượng khí tối đa trong chuồng

Trang 35

2.9 Công tác thú y

2.9.1 Phòng bệnh

2.9.1.1 Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè,

ấm về mùa đông Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3 - 5 ngày trước khi nuôi lứa mới Heo mới mua về phải cách

ly ở khu vực riêng từ 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi

để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi (Trương Lăng,

2000 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005)

2.9.1.2 Các biện pháp khử trùng tiêu độc

Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) cho rằng sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2 - 3 ngày rồi quét dọn Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol 1 - 3%, crezil 3 - 5%, cloramin-T theo hướng dẫn của nhà sản xuất Chú ý không dùng bột vôi hoặc nước vôi khử trùng khi có gia súc trong chuồng vì bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp và nước vôi có thể gây bỏng cho gia súc

2.9.1.3 Vệ sinh thức ăn và nước uống

Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005)

2.9.2 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản và heo con

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của heo là thời tiết quá nóng, quá lạnh, thay đổi đột ngột Vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại

và môi trường nuôi Nuôi, nhốt quá chật Thay đổi về sinh lý theo giai đoạn phát triển của cơ thể Thức ăn không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng

Trang 36

(ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc nấm độc…) Nước uống không đủ, không đảm bảo vệ sinh Ký sinh trùng sống ký sinh bên ngoài (ruồi, ve…), hoặc bên trong

cơ thể (giun, sán) Vi trùng, virus có hại xâm nhập vào cơ thể (Trương Lăng

và Nguyễn Văn Hiền, 2000 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005)

2.9.2.1 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản

a) Hội chứng rối loạn sinh sản

Bệnh thường gặp ở các cơ sở chăn nuôi heo nái tập trung Nguyên nhân

và biểu hiện: Thông thường do thức ăn mất cân đối, thiếu protein, thiếu vitamin A, D, E nhất là E Mặt khác do heo nuôi giam trong chuồng chật hẹp, thiếu vận động, nên béo mập, khiến cơ quan sinh dục không phát triển Do rối loạn nội tiết, do chất lượng thức ăn xấu, do thời tiết nóng và bầy đàn nhốt đông chật, ít vận động Do lượng hormon thiếu, do số lượng thể vàng trong buồng trứng không đủ, do heo con thừa nhiễm sắc thể (Trương Lăng, 2003)

b) Bệnh viêm âm đạo, tử cung ở heo nái

Bệnh khá phổ biến ở heo nái, thể hiện rõ nhất là viêm tử cung và âm đạo, ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản Nguyên nhân là do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xay xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo,

tử cung Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của heo nái (Nguyễn

Thiện và ctv., 2005)

c) Viêm vú sau đẻ

Nguyên nhân là heo đẻ sót nhau, bị nhiễm trùng do Streptococcus hay Staphylococcus Heo con mới đẻ có răng nanh mà không bấm nên bú làm xây sát vú heo mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập Heo nái ăn thức ăn nhiều đạm quá, sinh nhiều sữa, heo con bú không hết, sữa ứ đọng tạo thành môi trường cho vi trùng sinh sản nhiều Heo nái chỉ cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng

Bảng 2.13: Lịch tiêm phòng cho heo nái

6 tuần trước khi sinh Tiêm chủng E.coli (PORCINE PILI SHIELD hay

NEOECOLIPOR)

4 tuần trước khi sinh Tái chủng lở mồm long móng, Aujeszky

2 tuần trước khi sinh Tái chủng E.coli (PORCINE ECOLIZER hay

NEOECOLIPOR)

2 tuần sau khi sinh Tái chủng 3 bệnh: Lepto-dấu son-parvovirus

3 tuần sau khi sinh Tái chủng dịch tả

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Trang 37

2.9.2.2 Các bệnh thường gặp ở heo con

a) Bệnh tiêu chảy phân trắng

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) và Trần Văn Phùng (2005) cho rằng bệnh tiêu chảy phân trắng do các nguyên nhân sau thứ nhất khẩu phần ăn của heo mẹ thiếu dinh dưỡng, do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ đột ngột, hoặc do sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không sử dụng hết chất đạm Thứ hai, đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi, thường thiếu men tiêu hóa, dễ bị nhiễm lạnh đường tiêu hóa (thiếu HCl) Do thời tiết thay đổi đột ngột Thứ ba, heo mẹ bị một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú, sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát, heo con bú phải sữa đó bị tiêu chảy Hoặc do heo con thiếu nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Co; do bị nhiễm virus viêm dạ dày, ruột gây tiêu chảy cấp tính; do nhiễm xoắn khuẩn Treponema - hyodyenteriae gây viêm ruột tiêu chảy; do nhiễm trùng cuống rốn, vi trùng xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy, hoặc do vi khuẩn Clostridium, cầu trùng và giun lươn cũng gây viêm ruột và tiêu chảy ở heo con Triệu chứng là heo con đi tiêu chảy trắng sệt hoặc lỏng như sữa, mùi tanh, dính phân ở hậu môn, nền chuồng có nhiều phân trắng Heo con bị xù lông, nếu nặng sẽ bị còi cọc hoặc chết

b) Bệnh đường hô hấp

Heo thở nhiều, chảy nước mũi không sốt do heo bị viêm màng mũi Heo thở nhanh, ho, đi loạng choạng, có hiện tượng ngạc thở do heo bị tụ máu ở phổi Heo thở khó, ngắn, ho khan, không chảy nước mũi Heo sốt, uống nhiều, nắn ngực đau do heo bị viêm màng phổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999)

Bảng 2.14: Quy trình tiêm phòng cho heo con

(Công ty chăn nuôi Vemedim)

Trang 38

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm

2014

Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại Trại chăn nuôi của Công ty Chăn nuôi Vemedim ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ và PTN Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT

Thới Lai là huyện nằm ở phía Đông huyện Phong Điền; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ và tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp huyện Phong Điền và tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ (Hình 3.1) Huyện có diện tích 255,66

km2 và dân số là 120.964 người Mật độ dân số 473 người/km² (Bách khoa toàn thư mở, 2012)

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Vị trí trại

B

Trang 39

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm

3.1.2.1 Tổng quan trại heo thí nghiệm

Diện tích toàn trại khoảng 33.139,3 m2 Trại gồm các khu vực văn phòng (nhà tập thể, nhà để xe) và kỹ thuật (chế biến và trữ thức ăn, phòng sát trùng, phòng ấp và trữ trứng), khu chăn nuôi (trại chăn nuôi động vật ăn cỏ, trại chăn nuôi gà, trại chăn nuôi heo và khu vực thủy sản) (Hình 3.2) Mục đích sản xuất của trại heo là cung cấp heo con nuôi lấy thịt cho thị trường trong thành phố

và các các tỉnh lân cận

Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Trại được xây với kiểu chuồng kín hoàn toàn hai mái đơn, lợp bằng tole, nền chuồng bằng xi-măng

Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể tại Công ty Chăn nuôi Vemedim

B

Hố biogas Bồn nước

Cổng

Khu A Khu vực văn phòng

và kỹ thuật

Khu B Khu vực chăn nuôi

Trại động vật ăn cỏ Trại gà giống Trại gà trứng Trại gà thịt

TRẠI HEO THÍ NGHIỆM

Trại heo hở Phòng ấp và trữ trứng

Khu vực thủy sản

Chế biến và trữ thức ăn Văn phòng Phòng sát trùng

Trại heo kín 1

Trang 40

3.1.2.2 Chuồng heo nái đẻ và nuôi con

Chuồng heo nái nuôi con gồm 2 dãy, mỗi dãy có 7 lồng ép Sàn chuồng được làm bằng tấm bê-tông nơi heo nái nằm, có các khe rộng 1 cm, dài 10 cm;

có núm uống tự động và máng ăn cho heo nái

3.1.2.3 Chuồng heo con theo mẹ

Heo con được nhốt chung trong chuồng heo nái đẻ Heo con được nuôi trên mặt sàn bằng nhựa chuyên dụng, có các khe rộng 0,8 cm, dài 15 cm; có núm uống tự động và máng tập ăn cho heo con Mỗi ô chuồng có một lồng úm

và 1 bóng đèn điện có công suất 100W để úm heo con (Hình 3.3)

Hình 3.3: Sàn chuồng heo nái nuôi con

3.1.2.4 Chuồng heo con sau cai sữa

Chuồng heo con sau cai sữa gồm 2 dãy, mỗi dãy có 5 ô chuồng Heo được nuôi theo ổ, mỗi ổ trung bình từ 9 - 10 con Kích thước mỗi ô: Dài 2,5 m, rộng 2,0 m, cao 0,85 m Sàn chuồng được lót bằng tấm nhựa chuyên dụng, trong mỗi ô có 1 máng ăn và núm uống tự động (Hình 3.4)

Hình 3.4: Ô chuồng heo con sau cai sữa

Ngày đăng: 25/11/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w