Phương tiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 38)

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014.

Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại Trại chăn nuôi của Công ty Chăn nuôi Vemedim ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ và PTN Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT.

Thới Lai là huyện nằm ở phía Đông huyện Phong Điền; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ và tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp huyện Phong Điền và tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ (Hình 3.1). Huyện có diện tích 255,66 km2 và dân số là 120.964 người. Mật độ dân số 473 người/km² (Bách khoa toàn thư mở, 2012).

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ Vị trí trại

29

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm

3.1.2.1 Tổng quan trại heo thí nghiệm

Diện tích toàn trại khoảng 33.139,3 m2. Trại gồm các khu vực văn phòng (nhà tập thể, nhà để xe) và kỹ thuật (chế biến và trữ thức ăn, phòng sát trùng, phòng ấp và trữ trứng), khu chăn nuôi (trại chăn nuôi động vật ăn cỏ, trại chăn nuôi gà, trại chăn nuôi heo và khu vực thủy sản) (Hình 3.2). Mục đích sản xuất của trại heo là cung cấp heo con nuôi lấy thịt cho thị trường trong thành phố và các các tỉnh lân cận.

Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Trại được xây với kiểu chuồng kín hoàn toàn hai mái đơn, lợp bằng tole, nền chuồng bằng xi- măng.

Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể tại Công ty Chăn nuôi Vemedim

B Hố biogas Bồn nước Cổng Khu A Khu vực văn phòng và kỹ thuật Khu B Khu vực chăn nuôi Trại động vật ăn cỏ Trại gà giống Trại gà trứng Trại gà thịt

TRẠI HEO THÍ NGHIỆM

Trại heo hở Phòng ấp và trữ trứng Khu vực thủy sản Chế biến và trữ thức ăn Văn phòng Phòng sát trùng Trại heo kín 1

30

3.1.2.2 Chuồng heo nái đẻ và nuôi con

Chuồng heo nái nuôi con gồm 2 dãy, mỗi dãy có 7 lồng ép. Sàn chuồng được làm bằng tấm bê-tông nơi heo nái nằm, có các khe rộng 1 cm, dài 10 cm; có núm uống tự động và máng ăn cho heo nái.

3.1.2.3 Chuồng heo con theo mẹ

Heo con được nhốt chung trong chuồng heo nái đẻ. Heo con được nuôi trên mặt sàn bằng nhựa chuyên dụng, có các khe rộng 0,8 cm, dài 15 cm; có núm uống tự động và máng tập ăn cho heo con. Mỗi ô chuồng có một lồng úm và 1 bóng đèn điện có công suất 100W để úm heo con (Hình 3.3).

Hình 3.3: Sàn chuồng heo nái nuôi con

3.1.2.4 Chuồng heo con sau cai sữa

Chuồng heo con sau cai sữa gồm 2 dãy, mỗi dãy có 5 ô chuồng. Heo được nuôi theo ổ, mỗi ổ trung bình từ 9 - 10 con. Kích thước mỗi ô: Dài 2,5 m, rộng 2,0 m, cao 0,85 m. Sàn chuồng được lót bằng tấm nhựa chuyên dụng, trong mỗi ô có 1 máng ăn và núm uống tự động (Hình 3.4).

31

3.1.3 Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi

Nhiệt độ và ẩm độ tại chuồng nuôi được đo thường xuyên để kịp thời tạo cho heo nái nuôi con và heo con có môi trường tiểu khí hậu luôn ấm áp, thông thoáng, sạch sẽ và khô ráo, giúp heo con phát triển khỏe mạnh.

3.1.3.1 Nhiệt độ không khí chuồng nuôi

Nhiệt độ không khí chuồng nuôi được đo bằng nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ, nhiệt kế cần được để sao cho tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào để đo được nhiệt độ thực chuẩn của không khí trong chuồng nuôi. Bên cạnh đó, để tính được nhiệt độ trung bình (TB) trong ngày thì phải đo 3 lần vào 3 thời điểm là lúc 7 giờ (thời gian bức xạ mặt trời yếu), 13 giờ (thời gian bức xạ mặt trời mạnh nhất) và 18 giờ (thời gian bức xạ mặt trời chấm dứt) (Bảng 3.1).

Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/ Số lần đo.

Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB các ngày trong tháng/ Số ngày trong tháng.

Nhiệt độ TB năm = Tổng nhiệt độ TB các tháng trong năm/ Số tháng trong năm.

Bảng 3.1: Kết quả đo nhiệt độ trong và ngoài chuồng heo Tháng

Nhiệt độ 01/2014 02/2014 03/2014

Nhiệt độ trong chuồng (0C) (Min) trong chuồng (0C) (Max) trong chuồng (0C)

26,1 22 31 26,5 23 33 27,3 22 30 Nhiệt độ ngoài chuồng (0C)

(Min) ngoài chuồng (0C) (Max) ngoài chuồng (0C)

24,8 19 29 25,3 19 39 26,7 19 33

Từ bảng 3.1 cho thấy, nhiệt độ trong chuồng cao hơn nhiệt độ ngoài chuồng. Nhiệt độ thấp nhất ở trong chuồng là 220C và cao nhất là 330C. Nhiệt độ thấp nhất ở ngoài chuồng là 190C và cao nhất là 390C. Vì trại được xây dựng với kiểu chuồng kín hoàn toàn nên đảm bảo tránh được gió lùa cùng hệ thống đèn úm đảm bảo nhiệt độ ấm áp cho heo con. Khi trời quá nóng, hệ thống làm mát bằng nước được bật phối hợp với hệ thống quạt hút giúp không khí trong chuồng mát mẻ và thông thoáng.

Lê Hồng Mận (2002) cho rằng nhiệt độ chuồng thích hợp cho heo nái đẻ cao nhất là 29,40C và thấp nhất là 23,90C. Như vậy, nhiệt độ trong chuồng heo nái đẻ và nuôi con thí nghiệm tương đối thích hợp.

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho heo con sơ sinh là 30 - 320C trong tuần đầu và nhiệt độ cứ 1 tuần giảm 1 -

32

20C. Từ đó cho thấy nhiệt độ trong chuồng là hơi cao so với heo con, do đó cần phải tắt đèn úm vào buổi trưa nắng cho heo con.

3.1.3.2 Ẩm độ không khí chuồng nuôi

Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi. Vì vậy chuồng trại chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ 2 lần mỗi ngày để đảm bảo môi trường tiểu khí hậu được tốt cho heo mẹ và heo con. Ngoài ra, vì trại được xây dựng với kiểu chuồng kín hoàn toàn hai mái đơn nên độ thông thoáng và ánh sáng trong chuồng nuôi luôn thích hợp, tạo điều kiện tốt cho heo sinh trưởng và phát triển (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Kết quả đo ẩm độ trong và ngoài chuồng heo Tháng

Ẩm độ 01/2014 02/2014 03/2014

Ẩm độ trong chuồng (%) (Min) trong chuồng (%) (Max) trong chuồng (%)

71,3 60 86 73,1 65 85 72,6 63 85 Ẩm độ ngoài chuồng (%)

(Min) ngoài chuồng (%) (Max) ngoài chuồng (%)

68,4 40 86 71,1 54 89 68,1 40 86

Từ bảng 3.2 cho thấy ẩm độ trong chuồng nái cao hơn ẩm độ ngoài chuồng. Ẩm độ thấp nhất trong chuồng là 60%, cao nhất là 86%. Ẩm độ thấp nhất ngoài chuồng là 40%, cao nhất là 89%. Vì trại được xây dựng với kiểu chuồng kín hoàn toàn nên đảm bảo tránh được gió lùa cùng hệ thống làm mát bằng nước được bật phối hợp với hệ thống quạt hút giúp không khí trong chuồng thông thoáng và ẩm độ ổn định.

Lê Hồng Mận (2002) cho rằng ẩm độ thích hợp cho heo nái là 70%, heo con là 70 - 80%. Ẩm độ dưới 50% hoặc lớn hơn 80% đều ảnh hưởng đến năng suất của heo. Như vậy, ẩm độ chuồng heo nái nuôi con thí nghiệm là tương đối thích hợp.

3.1.4 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 20 ổ heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi) và sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày tuổi). Tinh heo đực được sử dụng để phối giống heo nái thuộc giống heo: Duroc (D). Heo nái đẻ thuộc 2 giống heo lai: (Landrace x Yorkshire) (LY) và (Yorkshire x Landrace) (YL) lứa đẻ từ 2 - 5. Heo con sinh ra thuộc hai nhóm giống heo lai:

Nhóm 1: DLY (♂ Duroc x ♀ (♂ Landrace x ♀ Yorkshire)): Gồm 10 ổ. Nhóm 2: DYL (♂ Duroc x ♀ (♂ Yorkshire x ♀ Landrace)): Gồm 10 ổ.

33

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm

3.1.5.1 Dụng cụ thí nghiệm tại trại

Dụng cụ được sử dụng trong thí nhiệm gồm có cân điện tử 1000 kg, độ chính xác 0,5 kg để cân heo nái, cân đồng hồ 5 kg để cân heo con sơ sinh, cân đồng hồ 120 kg để cân heo con lúc 21 ngày tuổi, cai sữa và 60 ngày tuổi, độ chính xác 200 g, cân đồng hồ nhỏ 60 kg để cân thức ăn, độ chính xác 200 g. Ngoài ra, trại còn có ẩm kế, nhiệt kế được dùng cho việc đo nhiệt độ, ẩm độ trong và ngoài chuồng nuôi heo. Một số dụng cụ khác như: Sổ phối giống, sổ theo dõi năng suất sinh sản, sổ ghi chép lý lịch, bút lông và các dụng cụ khác.

3.1.5.2 Tại phòng thí nghiệm

Các phương tiện - dụng cụ và hoá chất cần thiết dùng trong phân tích thành phần hoá học của thức ăn tại PTN Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT.

Phương tiện gồm có tủ sấy, tủ hút, tủ lạnh, tủ đông, tủ nung, máy nghiền mẫu, máy vi tính, cân phân tích, cân đồng hồ. Bộ công phá đạm, bộ chưng cất đạm, bộ chuẩn độ, bộ phân tích béo. Dụng cụ bao gồm bình định mức 50 ml, 100 ml, 250 ml, bình Kjeldahl 50 ml. Bình tam giác 100 ml, beaker 50 ml, 100 ml, 200 ml. Chén sứ, bình hút ẩm, túi nilon, muỗng lấy mẫu, giấy lọc, phễu. Ống chứa dung dịch mẫu, ống chứa dung dịch phân tích. Khay đựng mẫu, dao, kéo, kẹp gấp…

Hóa chất cần thiết như nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, chất xúc tác H2O2

30%, NaOH 25%, 30%, 40%, H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0,1N, acid boric 2%, ether (ethylique, dầu hoả), cồn tuyệt đối.

3.1.6 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn dùng trong thí nghiệm là TĂHH H7 dành cho heo nái nuôi con, giá 10.300 đồng/kg và thức ăn cho heo con gồm 2 loại thức ăn: Delice (giá 17.000 đồng/kg) dành cho heo con theo mẹ tập ăn đến cai sữa và TĂHH H1 dành cho heo con sau cai sữa (giá 10.800 đồng/kg).

3.1.6.1 Thức ăn cho heo nái nuôi con

TĂHH H7 dạng bột dùng cho heo nái nuôi con được phối hợp từ nguồn thực liệu theo công thức (Bảng 3.3).

34

Bảng 3.3: Công thức TĂHH H7 cho heo nái nuôi con

Thực liệu phối hợp Hàm lượng (%)

Bắp vàng Cám gạo

Bánh dầu đậu nành 46% CP Bột cá 55% CP

Bergafat (chất béo khô) Lysine Threonine Vime Senic EH Bột xương Bột vỏ sò Embavit 4 (Vemedim) 53,75 15,00 15,77 8,00 4,53 0,05 0,05 0,03 2,20 0,07 0,55 Tổng số 100,00

(Công ty chăn nuôi Vemedim)

Vime Senic EH: Vitamin E+Biotin (Vitamin H)+Sodium Selenite; Embavit 4: Premix khoáng vi lượng, vitamin, acid amin, chất kích thích tăng trọng

TĂHH H7 cho heo nái nuôi con có thành phần dinh dưỡng và năng lượng được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH H7

Thành phần Hàm lượng (%) ME (kcal/kg) CP, % Béo thô, % Xơ thô, % Lysine, % Methionine, % Methionine+Cystine, % Threonine, % Isoleucine, % Tryptophan, % Acid linoleic, % Calcium, % Phospho tổng số, % Phospho hữu dụng Muối, % Mangan, mg/kg Cholin, mg/kg Biotin, mg/kg Vitamin A, IU/kg Vitamin D, IU/kg Vitamin E, IU/kg 3.265,00 18,00 4,44 3,80 1,00 0,35 0,62 0,72 0,70 0,18 1,73 0,90 0,77 0,50 0,30 109,49 1.755,00 0,25 11,00 2,20 0,05

(Công ty chăn nuôi Vemedim)

3.1.6.2 Thức ăn cho heo con theo mẹ tập ăn đến cai sữa

Thức ăn Delice dạng viên dùng cho heo con theo mẹ tập ăn đến cai sữa (28 ngày tuổi) có thành phần được trình bày ở bảng 3.5.

35

Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH Delice cho heo con theo mẹ tập ăn đến cai sữa

Thành phần Hàm lượng (%) ME (Kcal/kg) Độ ẩm tối đa (%) Protein thô (%) Xơ thô (%) Ca (%) P tổng số (%) Lysine tối thiểu (%) Met + Cys tối thiểu (%)

3.400 13 19 6 0,8 - 1,4 0,5 - 1 1,2 0,7

3.1.6.3 Thức ăn cho heo con sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)

TĂHH H1 dạng bột dùng cho heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi được phối hợp từ nguồn thực liệu theo công thức (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Công thức TĂHH H1 cho heo con sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)

Thực liệu phối hợp Hàm lượng (%)

Bắp vàng Cám gạo

Bánh dầu đậu nành 46% CP Bột cá 55% CP

Bergafat (chất béo khô) Vime Senic EH Bột xương Bột vỏ sò Muối Sulfat kẽm Embavit 4 (Vemedim) 43,92 15,00 26,16 7,67 5,00 0,02 1,15 0,36 0,02 0,37 0,33 Tổng số 100,00

(Công ty chăn nuôi Vemedim)

Vime Senic EH: Vitamin E+Biotin (Vitamin H)+Sodium Selenite; Embavit 4: Premix khoáng vi lượng, vitamin, acid amin, chất kích thích tăng trọng

36

TĂHH H1 cho heo con sau cai sữa có thành phần dinh dưỡng và năng lượng được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH H1

Thành phần Hàm lượng (%) ME (kcal/kg) CP, % Béo thô, % Xơ thô, % Lysine, % Methionine, % Methionine+Cystine, % Threonine, % Isoleucine, % Tryptophan, % Acid linoleic, % Calcium, % Phospho tổng số, % Phospho hữu dụng Muối, % Mangan, mg/kg Cholin, mg/kg Biotin, mg/kg Vitamin A, IU/kg Vitamin D, IU/kg Vitamin E, IU/kg 3.259,00 21,70 4,16 4,22 1,22 0,40 0,72 0,82 0,87 0,23 1,61 0,80 0,70 0,40 0,28 85,49 1.742,00 0,23 6,60 1,32 0,03

(Công ty chăn nuôi Vemedim)

3.1.7 Công tác thú y

Quy trình vệ sinh phòng bệnh phòng dịch cho trại gồm: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại được sát trùng và để trống trên 7 ngày mới chuyển heo vào nuôi. Hằng tháng trang trại được tổ chức phun xịt thuốc sát trùng bằng Bioxide 1% ra xa nền chuồng 2 m, khu vực xung quanh các dãy chuồng và đường lùa heo. Định kỳ diệt cỏ dại, động vật hoang dã, loài gặm nhấm, ruồi nhặng…

Thuốc phòng bệnh như vaccine như dịch tả, LMLM, PRRS, FMD và 1 số thuốc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng như vitamin C, K, A-D-E, B.

Thuốc trị bệnh như Vicox, Ketovet, Iodine, AD3E, Oxytetracyclin, Colimultine, Gentamycine, Peniciline, Streptomycine, Tetramycine, Terramycine.

37

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 20 ổ heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi) và sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày tuổi) với 2 nhóm giống heo con được bố trí theo sơ đồ 3.1.

Lặp lại Giống heo con

DLY DYL 1 2 3 … 10 _ _ _ … _ _ _ _ … _

DLY: Giống heo con lai ♂ D x ♀ (LY) DYL: Giống heo con lai ♂ D x ♀ (YL)

Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo giống heo con

3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 3.2.2.1 Heo nái nuôi con 3.2.2.1 Heo nái nuôi con

Heo nái chửa được đưa vào chuồng đẻ 7 ngày trước khi đẻ. Chuồng được sát trùng trước khi đưa heo vào 3 ngày. Quan sát để phát hiện những dấu hiệu trước khi heo đẻ, trực canh heo đẻ. Cân khối lượng của heo nái lúc 24h sau đẻ và lúc cai sữa để tính tỷ lệ hao mòn cơ thể của heo nái trong thời gian nuôi con. Hàng ngày cân lượng thức ăn cho heo nái ăn và lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn heo ăn trong ngày.

3.2.2.2 Heo con

Cân heo con theo mẹ, trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng, heo được cân vào các thời điểm: Lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa (28 ngày tuổi) và 60 ngày tuổi. Heo con mới đẻ được lau sạch nhớt, buộc rốn, cắt răng, cắt đuôi, cho bú sữa đầu và ủ ấm bằng lồng úm và bóng đèn. Ba ngày sau đẻ tiêm sắt cho heo con với liều 1 ml Fe 200 mg. Bảy ngày sau đẻ tập ăn cho heo con, heo được cho ăn tự do, cho ăn khô, cho thức ăn vào máng từng ít một và nhiều lần trong ngày.Hàng ngày cân lượng thức ăn cho heo con ăn và lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn heo ăn trong ngày. Ghi nhận số heo con tiêu chảy trong ngày.

38

3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái nuôi con 3.3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm 3.3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm

Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản, bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008).

Công thức tính

Tổng số lứa đẻ trong năm

Số lứa đẻ/nái/năm =

(lứa) Số nái bình quân năm

3.3.1.2 Số con cai sữa/nái/năm

Là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm phụ thuộc chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng (Lê Hồng Mận, 2006).

Công thức tính

Tổng số heo con cai sữa trong năm

Số con cai sữa/nái/năm =

(lứa) Số nái bình quân năm

3.3.1.3 Số heo con sơ sinh (con/ổ)

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 38)