Tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 60)

Các chỉ tiêu khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con Giống heo mẹ Chỉ tiêu LY (n=10 ổ) YL (n=10 ổ) SE P

Khối lượng hao mòn (kg/nái) 8,80 7,50 1,83 >0,05

51

Dựa vào bảng 4.5, tỷ lệ hao mòn của giống (LY) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (YL). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2007) của giống (LY) là 13,2%. Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) cho rằng mức hao mòn cơ thể của heo nái bình quân là 15% tùy vào lứa đẻ, số heo con, thời gian cai sữa và chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả này thấp hơn khuyến cáo của Lê Hồng Mận (2002) đối với tỷ lệ hao mòn của heo nái nuôi con là 10 - 15%. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái càng bé càng tốt. Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cho biết khả năng tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở chăn nuôi. Cai sữa sớm cho heo con là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể heo mẹ. Qua đó cho thấy khả năng nuôi con của heo mẹ (LY và YL) khá tốt và chế độ chăm sóc nái lúc mang thai và nuôi con phù hợp giúp heo nái giảm được tỷ lệ hao mòn so với các nghiên cứu khác.

4.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con

4.2.1 Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm nghiệm

Khối lượng và tăng trọng của heo con qua các thời điểm được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm Giống heo con

Chỉ tiêu DLY (n=10 ổ) DYL (n=10 ổ) SE P KLSS (kg/con) 1,46 1,51 0,04 >0,05 KL21 (kg/con) 5,22 5,72 0,19 >0,05 KLCS (kg/con) 6,45 7,10 0,24 >0,05 KL60 (kg/con) 14,11 14,55 0,36 >0,05 TTSS-21 (kg/con) 3,76 4,21 0,16 >0,05 TTSS-CS (kg/con) 4,99 5,59 0,22 >0,05 TTSS-60 (kg/con) 12,65 13,03 0,33 >0,05 STTĐ SS-21 (g/con/ngày) 134,36 150,36 5,81 >0,05 STTĐ SS-CS (g/con/ngày) 178,07 199,64 7,86 >0,05 STTĐ SS-60 (g/con/ngày) 451,64 465,50 11,65 >0,05

KL: Khối lượng; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa; TT: Tăng trọng; STTĐ: Sinh trưởng tuyệt đối

4.2.1.1 Khối lượng sơ sinh (kg/con)

Qua bảng 4.6, khối lượng sơ sinh của heo con thuộc giống (DYL) (1,51) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DLY) (1,46). Điều này cho thấy khối lượng heo con ở giai đoạn này của cả hai nhóm giống chênh lệch là không cao. Trần Văn Phùng (2005) cho rằng khối lượng heo con sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), khối lượng sơ sinh của giống

52

(LY) là 1,46 và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), khối lượng sơ sinh của giống (YL) là 1,35. So với kết quả của Lê Diệp Tuyền (2011), khối lượng sơ sinh của giống (LY) và (YL) lần lượt là 1,35 và 1,37 thì cao hơn.

4.2.1.2 Khối lượng 21 ngày (kg/con)

Khối lượng 21 ngày của heo con thuộc giống (DYL) là 5,72 cao hơn giống (DLY) là 5,22; sự khác biệt khối lượng giữa hai giống không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) cho thấy khả năng hấp thu của heo con giống (DLY) và (DYL) tương đương nhau. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) thì khối lượng 21 ngày tuổi của heo thuần và heo lai có thể đạt từ 4,5 - 5 kg/con. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng 21 ngày tuổi của giống (LY) là 5,24 và cao hơn so với kết quả của Châu Minh Quang (2012) là 4,79.

4.2.1.3 Khối lượng cai sữa (kg/con)

Khối lượng cai sữa của heo con thuộc giống (DYL) và (DLY) lần lượt là 7,10 và 6,45; sự khác biệt về khối lượng cai sữa giữa hai giống không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trần Văn Phùng (2005) cho rằng khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh. Vì vậy, có kết quả trên là do khối lượng sơ sinh của giống (DYL) cao hơn không có ý nghĩa so với giống (DLY). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), khối lượng heo cai sữa của giống (LY) là 6,35 và giống (YL) là 6,65 (Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011). So với kết quả của Nguyễn Minh Nhật (2009), khối lượng heo con cai sữa của giống (YL) là 5,90 thì cao hơn.

4.2.1.4 Khối lượng 60 ngày (kg/con)

So với khối lượng 60 ngày tuổi của nhóm giống (DYL) (14,55) thì khối lượng 60 ngày của nhóm giống (DLY) (14,11) thấp hơn không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có kết trên là do khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của giống (DLY) thấp hơn không ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DYL) dẫn đến khối lượng 60 ngày khác nhau không ý nghĩa. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) thì khối lượng heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi đạt 14 - 16 kg. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), khối lượng 60 ngày của giống (YL) là 18,04 và Trần Thị Bích Như (2012), khối lượng 60 ngày của giống (DLY) là 18,65. Như vậy, khối lượng 60 ngày tuổi trong theo dõi này thấp hơn khá nhiều so với công bố của các tác giả trên. Điều này có thể do trình độ chăn nuôi, thức ăn, chuồng trại tiến hành thí nghiệm khác nhau.

53

4.2.1.5 Tăng trọng SS-21 ngày (kg/con)

Tăng trọng SS-21 ngày của heo con thuộc giống (DYL) là 4,21 cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DLY) là 3,76. Ở cả hai giống, heo con đã cho thấy ưu thế lai của cả heo nái và đực như nuôi mau lớn, tăng trọng nhanh, chịu đựng stress. Heo lai có tỷ lệ máu ngoại càng cao thì tốc độ lớn càng nhanh (Phạm Sỹ Tiệp, 2006). Kết quả này tương đối phù hợp so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), tăng trọng SS-21 ngày của giống (LY) là 3,7 và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DLY) là 3,08 và Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DYL) là 3,60.

4.2.1.6 Tăng trọng SS-CS (kg/con)

Tăng trọng SS-CS của heo con thuộc giống (DLY) (4,99) thấp hơn giống (DYL) (5,59); sự khác biệt về tăng trọng trong giai đoạn này không có ý nghĩa (P>0,05). Trong giai đoạn này, do các biến đổi sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng tăng, bên cạnh việc bú sữa mẹ, heo con phải tập thích nghi với việc ăn thêm loại thức ăn mới. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), tăng trọng SS-CS của giống (LY) là 4,37 và giống (YL) là 4,65 (Đặng Vũ Bình và ctv., 2005). So với nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhật (2009), tăng trọng SS-CS của giống (DYL) là 4,3 và Lê Diệp Tuyền (2011), tăng trọng SS-CS của giống (LY) và (YL) lần lượt là 5,08 và 5,02 thì cao hơn.

4.2.1.7 Tăng trọng SS-60 ngày (kg/con)

Tăng trọng SS-60 ngày của heo con thuộc giống (DLY) và (DYL) lần lượt là 12,65 và 13,03. Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Từ Quang Hiển và ctv. (2004), tăng trọng từ SS-60 ngày của giống (YL) là 16,69. Điều này có thể là do giai đoạn này heo con đã tách mẹ, chuyển hoàn toàn sang thức ăn mới dành cho heo con sau cai sữa nên tăng trọng cũng tăng chậm lại. Bên cạnh đó, quy trình chăm sóc, chuồng trại và thức ăn trong thí nghiệm khác nhau nên dẫn đến kết quả thí nghiệm khác nhau.

4.2.1.8 STTĐ SS-21 ngày (g/con/ngày)

Sự khác biệt về STTĐ SS-21 ngày của heo con thuộc giống (DLY) (134,36) và giống (DYL) (150,36) không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả sinh trưởng tuyệt đối này thấp hơn so với Trương Lăng (2003), cho biết tăng trọng một ngày đêm từ sơ sinh đến 21 ngày là 231. Ở thời kỳ 3 hoặc 4 tuần tuổi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của heo con có chiều hướng giảm đi là vì nguồn sữa

54

mẹ cung cấp cho heo con bắt đầu giảm, liên quan đến quy luật tiết sữa của heo nái. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa thức ăn bổ sung sẽ bị hạn chế ở thời kỳ đầu của heo con do hoạt lực của các men tiêu hóa kém (Nguyễn Thiện, 2008).

4.2.1.9 STTĐ SS-CS (g/con/ngày)

STTĐ SS-CS của heo con thuộc giống (DYL) là 199,64 cao hơn giống (DLY) là 178,07; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng sữa cung cấp cho heo con bắt đầu giảm, heo làm quen với thức ăn mới nên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cũng chậm lại. Kết quả này thấp hơn so với Trương Lăng (2003) về tăng trọng một ngày đêm từ sơ sinh đến cai sữa là 239. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) thì STTĐ SS-CS trung bình của heo con theo mẹ là 240 g và tối thiểu là 180 g.

4.2.1.10 STTĐ SS-60 ngày (g/con/ngày)

So với STTĐ SS-60 ngày của heo con ở thuộc giống (DLY) thì STTĐ SS-60 ngày của heo con thuộc giống (DYL) cao hơn không ý nghĩa (P>0,05). Việc chuyển từ thức ăn chính là sữa mẹ giàu dinh dưỡng sang thức ăn tập ăn rồi thức ăn cho heo sau cai sữa cũng cần có thời gian để heo làm quen với thức ăn mới trong từng giai đoạn nên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cũng chậm lại.

4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm

Số lượt và tỷ lệ tiêu chảy của heo con thuộc hai nhóm giống DLY và DYL được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm Giống heo con

Chỉ tiêu

DLY (n=10 ổ)

DYL

(n=10 ổ) SE P

Số heo con tiêu chảy 3,7 3,1

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 34,27 27,55 0,03 >0,05

Dựa vào bảng 4.7, số heo con tiêu chảy của giống (DLY) và (DYL) lần lượt là 3,7 và 3,1. Từ đó có được tỷ lệ tiêu chảy của heo con thuộc giống (DLY) cao hơn không ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DYL). Tỷ chảy tiêu chảy thấp cho thấy giống (DLY) và (DYL) đã thích nghi tốt với điều kiện sản xuất của trại. Trần Thị Dân (2006) cho rằng gia súc non từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định và trong giai đoạn này heo con rất dễ bị bệnh và Trần Văn Phùng (2005) cho rằng thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây tiêu chảy heo con. Nếu heo con bị tiêu chảy nhiều thì khối lượng heo con cai sữa nhỏ dẫn đến tăng trọng bình quân thấp ảnh hưởng đến tăng trọng sau này. Tỷ lệ tiêu chảy thấp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi heo (Trương Lăng, 2001).

55

4.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ 4.3.1 Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn của heo mẹ cho toàn thí nghiệm và heo con cho mỗi kg tăng trọng được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng heo con Giống heo con

Chỉ tiêu

DLY (n=10 ổ)

DYL (n=10 ổ)

Tăng trọng của heo con (kg/ổ) 117,71 118,44

TTTĂ heo nái/ổ (kg/con) 147,44 157,54

CPTĂ heo nái/ổ (ngàn đồng) 1.518,63 1.622,66

TTTĂ heo con SS-CS/ổ (kg) 1,35 1,15

TTTĂ heo con CS-60/ổ (kg) 116,19 107,84

CPTĂ heo con/ổ (ngàn đồng) 1.277,83 1.184,13

Tổng CPTĂ heo nái và heo con/ổ (ngàn đồng) 2.796,46 2.806,80 CPTĂ/kg tăng trọng heo con (ngàn đồng) 24,11 23,87

So sánh (%) 100 99

TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn; CPTĂ: Chi phí thức ăn; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa.

Qua bảng 4.8, tổng CPTĂ/kg tăng trọng heo con (ngàn đồng) ở nhóm giống (DLY) là 24,11 cao hơn nhóm giống (DYL) là 23,87. So sánh CPTĂ/kg tăng trọng heo con của giống (DLY) là 100% thì giống (DYL) là 99%. Thu được kết quả này là vì số heo con/ổ của nhóm giống DYL nhiều hơn nhóm giống DLY và do hiệu quả sử dụng thức ăn ở nhóm giống DYL cao, tăng trọng nhanh hơn dẫn đến CPTĂ/kg tăng trọng heo con nhóm giống DYL thấp hơn nhóm giống DLY.

4.3.2 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Qua các chỉ tiêu về tổng chi phí thức ăn, thú y, tổng thu cho tăng trọng, cũng như lợi nhuận thu được sau thí nghiệm, từ đó biết được hiệu quả kinh tế của hai nhóm giống, tất cả các chi tiêu được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm Giống heo con Chỉ tiêu

DLY (n=10 ổ)

DYL (n=10 ổ) CPTĂ heo nái toàn TN(ngàn đồng) 15.186,32 16.226,62 CPTĂ heo con toàn TN (ngàn đồng ) 12.778,31 11.841,34 Tổng CPTĂ heo nái và heo con (ngàn đồng) 27.964,63 28.067,96 Tổng CPTY heo nái và heo con (ngàn đồng) 2.032,50 2.060,10 Tổng CPTĂ + thú y (ngàn đồng) (A) 29.997,13 30.128,06 Tổng tăng trọng của heo con (kg) 1.177,10 1.184,40 Tổng thu cho tăng trọng (ngàn đồng) (B) 94.168,00 94.752,00 Lợi nhuận toàn TN (ngàn đồng) (A-B) 64.170,87 64.623,94

So sánh hiệu quả kinh tế (%) 100 101

56

Dựa vào bảng 4.9, tổng chi phí thức ăn và thú y của heo con giống (DLY) là 29.997,13 ngàn đồng thấp hơn tổng chi phí thức ăn và thú y của heo con giống (DYL) là 30.128,06 ngàn đồng, tuy nhiên heo con giống (DYL) có tăng trọng là 1184,40 kg cao hơn so với tăng trọng của heo con giống (DLY) là 1177,10 kg, nên tổng thu cho tăng trọng cao hơn so với giống heo (DLY). Từ đó, lợi nhuận do giống heo (DYL) mang lại cao hơn 1% so với giống heo (DLY). Kết quả thu được tuy không có sự khác biệt nhiều nhưng trong điều kiện chăn nuôi tốt, giống (DYL) đã mang lại lợi nhuận cao hơn so với nhóm giống (DLY).

57

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua thời gian thí nghiệm tại trại nuôi heo với đề tài Khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh - 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace - Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire - Landrace) tại Công ty Chăn nuôi Vemedim, tôi có một số kết luận và đề nghị như sau:

5.1 Kết luận

5.1.1 Đối với heo nái

Cả hai nhóm giống LY và YL đều cho thấy năng suất sinh sản và khả năng nuôi con khéo, cụ thể như số heo con sơ sinh, 21 ngày tuổi và lúc cai sữa, tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống; khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ, khối lượng cai sữa/ổ cũng như tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và đến cai sữa là tương đương nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ hao mòn tương đối thấp ở cả hai giống.

5.1.2 Đối với heo con

Hai nhóm giống heo con DLY và DYL có khả năng tăng trọng, phát triển tốt, cụ thể như khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con, khối lượng cai sữa/con, khối lượng 60 ngày/con, tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, đến cai sữa và đến 60 ngày tuổi cũng như sinh trưởng tuyệt đối từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, đến cai sữa và đến 60 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng và tỷ lệ tiêu chảy của heo con ở cả hai nhóm giống cũng tương đối thấp.

5.2 Đề nghị

Nên sử dụng nhóm giống nái lai LY và YL là nhóm nái sinh sản để sản xuất heo thịt thương phẩm ở các trang trại.

Trong chăn nuôi nếu có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt như ở trang trại nên chọn nái giống (YL) để phát huy được tốt năng suất sinh sản, ngược lại đối với điều kiện không thuận lợi như ở nông hộ nên chọn nái giống LY để làm nái sinh sản

Tiến hành khảo sát thêm giống heo con lai giữa nái LY, YL với đực Pietrain x Duroc để so sánh và chọn lọc được giống heo con tốt để áp dụng vào sản xuất chăn nuôi heo thịt. Bên cạnh đó, cần có thời gian khảo sát heo từ giai đoạn sau cai sữa đến xuất thịt để có thể đánh giá toàn diện hơn về khả năng sinh trưởng và phát triển của các nhóm giống heo.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Châu Minh Quang, 2012. Ảnh hưởng của hai giống heo lai Yorkshire x (Landrace - Yorkshire) và Duroc x (Landrace - Yorkshire) lên sự sinh trưởng của heo con theo mẹ ở huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh Bến Tre. LVTN. ĐHCT. Cần Thơ.

Đặng Vũ Bình, 2005. Giống vật nuôi. NXB Đại học Sư phạm, Tp.HCM.

Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung, 2005. Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng. Tạp chí Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp, số 4.

Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011. Khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4.

Dương Quang Minh, 2008. Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở trang trại thuộc phường Ba Láng, quận Ninh Kiều, TPCT. LVTN. ĐHCT. Cần Thơ.

Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đông, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp, TpHCM.

Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2003. Dinh dưỡng gia súc - gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 116 trang.

Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004. Cẩm nang chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Huỳnh Kim Diệu, 2008. Sử dụng lá Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) để phòng trị

tiêu chảy heo con theo mẹ và sau cai sữa. Luận án Tiến sĩ. ĐHCT. Cần Thơ.

Lại Thanh Tùng, 2006. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ tiêu chảy và thử hiệu lực một số loại thuốc phòng và trị bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa. LVTN. ĐHCT. Cần Thơ.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 60)