Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái nuôi con

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 48)

3.3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm

Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản, bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008).

Công thức tính

Tổng số lứa đẻ trong năm

Số lứa đẻ/nái/năm =

(lứa) Số nái bình quân năm

3.3.1.2 Số con cai sữa/nái/năm

Là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm phụ thuộc chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng (Lê Hồng Mận, 2006).

Công thức tính

Tổng số heo con cai sữa trong năm

Số con cai sữa/nái/năm =

(lứa) Số nái bình quân năm

3.3.1.3 Số heo con sơ sinh (con/ổ)

Trần Văn Phùng (2005) cho rằng đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những heo con có khối lượng sơ sinh quá bé, dị dạng… thì dễ bị chết hay chậm chạp bị heo mẹ đè chết.

Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) cho rằng số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (động dục, mang thai, đẻ) bình thường.

3.3.1.4 Số heo con 21 ngày tuổi (con/ổ)

Số heo con ở thời điểm 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của heo nái. Nái nuôi con tốt như ít đè con, ít bệnh tật cả nái lẫn con (Lê Hồng Mận, 2002).

39

3.3.1.5Số heo con cai sữa (con/ổ)

Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng, nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm cho heo con vào 21 - 28 ngày tuổi. Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây lan từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006).

3.3.1.6 Tỷ lệ sống

Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ. Chỉ tiêu này rất quan trọng, cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít của heo giống, tay nghề của dẫn tinh viên, heo đực giống tốt hay xấu, chăm sóc nuôi dưỡng heo nái. Ở những heo con đẻ ra quá nhỏ, không phát dục đầy đủ, dị dạng… sẽ bị loại, chết hay còn bị mẹ đè chết (Lê Hồng Mận, 2006).

Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên một lứa đẻ (Nguyễn Thiện, 2008).

Công thức tính

Số con sơ sinh sống đến 24 giờ

Tỷ lệ sống (%) = x 100

Số con đẻ ra sống

3.3.1.7 Tỷ lệ nuôi sống

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho heo con (Nguyễn Thiện, 2008).

Công thức tính

Số con còn sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số heo để lại nuôi

3.3.1.8 Tỷ lệ đồng đều

Trong một lứa heo, sự đồng đều giữa các cá thể trong đàn phản ánh khả năng nuôi con của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho heo con (Nguyễn Thiện, 2008). Cấu tạo của thành phần năng lượng và mỡ có trong khẩu phần ở các mức độ khác nhau trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và sự đồng đều của heo con. Mặt khác, khi cho heo nái ăn càng sớm khi tiết sữa sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trọng của heo con từ khi sinh cho đến lúc cai sữa, tính ngon miệng của thức ăn của

40

heo nái đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ thức ăn của heo nái nhất là từ sau sinh đến 14 ngày (Whittemore, 1998 và Heyer et al., 2005).

Công thức tính

P con thấp nhất

Tỷ lệ đồng đều (%) = x 100 P con cao nhất

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

3.3.1.9 Khối lượng lúc sơ sinh (kg/ổ)

Là khối lượng được cân sau khi heo con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu, đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái chửa ở một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

Nhìn chung, khối lượng heo con sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn (Trần Văn Phùng, 2005).

3.3.1.10 Khối lượng lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ)

Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ. Khả năng tiết sữa của heo mẹ đạt cao nhất ngày thứ 21, sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

Lê Hồng Mận (2002) cho rằng khối lượng 21 ngày tuổi tăng gấp 8 - 10 lần so với sơ sinh, tùy thuộc khả năng di truyền của giống và heo mẹ tiết sữa cao cho tổng khối lượng heo con cao. Ở heo ngoại, heo lai đạt 35 - 50 kg vào 21 ngày tuổi.

3.3.1.11 Khối lượng lúc cai sữa (kg/ổ)

Là khối lượng của cả ổ lúc cai sữa. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng (Trần Văn Phùng, 2005).

3.3.1.12 Sự hao mòn cơ thể heo nái

Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái càng bé càng tốt. Cân khối lượng heo mẹ sau khi đẻ được 24 giờ và khi cai sữa heo con. Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cho biết khả năng tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở chăn nuôi. Cai sữa sớm cho heo con là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể heo mẹ.

41 Công thức tính

Dài thân x (Vòng ngực)2 (cm)

Khối lượng (kg) =

14.400

P heo nái sau khi đẻ 24 giờ – P heo nái khi cai sữa

Tỷ lệ hao mòn = x 100

(%) P heo nái sau khi đẻ

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 48)