Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 52)

3.4.1 Giai đoạn heo con theo mẹ

TTTA1 = TA nái + TA heo con theo mẹ

CPTA1 = TA nái x đơn giá thức ăn cho heo nái + TA heo con theo mẹ x đơn giá thức ăn cho heo con theo mẹ

TT1 = TT từ SS - CS CPTA/kg TT heo con1

Chi phí điều trị và phòng ngừa bệnh cho heo nái, chi phí tiền thuốc phòng và trị bệnh trên từng đàn heo con cho đến khi cai sữa.

3.4.2Giai đoạn heo con sau cai sữa

TTTA2 = TA heo con sau cai sữa

CPTA2 = TA heo con sau cai sữa x đơn giá TĂ cho heo con sau cai sữua TT2 = TT từ CS - 60 ngày

CPTA/kg TT heo con2

Chi phí thuốc phòng và trị bệnh trên từng đàn từ cai sữa cho đến khi heo con 60 ngày tuổi.

3.4.3 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm

Thu nhập cho tăng trọng = (TT1 + TT2) (kg) x Giá bán heo con (đồng/kg) Chi phí thức ăn toàn kỳ = CPTA1 + CPTA2

Chi phí thú y cho toàn thí nghiệm = Chi phí thuốc (phòng bệnh + trị bệnh) + Chi phí thuốc sát trùng.

Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm = Thu từ tiền bán heo con giống – (Chi phí thức ăn + Chi phí thú y).

43

3.5 Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý trên phầm mềm Excel và Minitab Version 16 choxử lý t (2 sample), phần thống kê mô tả, phân tích phương sai. Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức. Sử dụng chuyển đổi arcsin và xử lý ANOVA và χ2 (Chi - Square Test) để xử lý các số liệu quan sát và đếm được (tỷ lệ %) ở các nghiệm thức trong thí nghiệm.

44

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sau khi tiến hành thí nghiệm trên 20 ổ heo con thuộc 2 nhóm giống: DLY (Hình 4.1) và DYL (Hình 4.2) từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngảy tuổi) và sau cai sữa (28 - 60 ngày tuổi) tại Trại chăn nuôi của Công ty Chăn nuôi Vemedim trong điều kiện sức khỏe của đàn heo bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy có một số biến đổi về môi trường như thời tiết nóng lạnh hơn bình thường, nhưng với sự chăm sóc chu đáo của người nuôi đã góp phần làm giảm sự hao hụt heo con và góp phần nâng cao sức sống của chúng. Qua số liệu thực tập, đã ghi nhận được các kết quả sau.

Hình 4.1: Heo nái giống LY và đàn con

45

4.1 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo nái nuôi con 4.1.1 Số heo con qua các thời điểm

Các chỉ tiêu về số heo con sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa; tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm nuôi Giống heo mẹ Chỉ tiêu LY (n=10 ổ) YL (n=10 ổ) SE P SCSS (con/ổ) 10,60 10,90 0,53 >0,05 SC21 (con/ổ) 9,50 9,60 0,60 >0,05 SCCS (con/ổ) 9,50 9,60 0,60 >0,05 Tỷ lệ sống (%) 97,68 98,57 0,06 >0,05 Tỷ lệ nuôi sống (%) 89,42 87,41 0,05 >0,05

SC: Số con; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa.

4.1.1.1 Số con sơ sinh(con/ổ)

Dựa vào bảng 4.1, số con sơ sinhcủa heo nái giống (YL) lớn hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (LY). Điều này cho thấy heo nái giống (LY) và (YL) là hai nhóm giống có khả năng thích nghi và cho năng suất sinh sản cao trong điều kiện sản xuất của trại. Trần Văn Phùng (2005) cho rằng đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai. Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) cho rằng số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (động dục, mang thai, đẻ) bình thường. Nguyễn Văn Thắng (2013) cho rằng heo nái đẻ ra nhiều con trên mỗi ổ thì số con cai sữa/ổ cũng lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế sẽ cao. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), số con sơ sinh (con/ổ) của giống heo (LY) và (YL) lần lượt là 10,00 và 10,43, cao hơn so với kết quả của Lê Diệp Tuyền (2011) là 10,17 và 10,33.

4.1.1.2 Số con 21 ngày tuổi (con/ổ) và số con cai sữa (con/ổ)

Số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa của heo nái giống (YL) cao hơn nhóm giống (LY); sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự hao hụt của heo con trong giai đoạn này chủ yếu vì heo con chân yếu không linh hoạt bị heo mẹ đè chết. Lê Hồng Mận (2002) cho rằng số heo con ở thời điểm 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của heo nái. Nái nuôi con tốt như ít đè con, ít bệnh tật cả nái lẫn con. Nguyễn Thiện (2008) cho rằng số con cai sữa phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của heo mẹ, kĩ thuật chăn nuôi heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho heo

46

con. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), số con 21 ngày tuổi và cai sữa của heo giống (LY) lần lượt là 9,23 và 9,13. Nghiên cứu của Từ Quang Hiển và ctv. (2004) cho thấy số con lúc 21 ngày của giống (YL) là 8,24 và cai sữa là 7,84 thì kết quả của tôi cao hơn. So với kết quả của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), số con 21 ngày và cai sữa của nhóm (DLY) là 9,33 thì cao hơn.

4.1.1.3 Tỷ lệ sống(%)

Tỷ lệ sống của heo con giống (LY) và (YL) lần lượt là 97,68% và 98,57%; sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Qua đó thấy được năng suất sinh sản của heo nái giống (LY) và (YL) đều tốt. Hao hụt chủ yếu do khối lượng sơ sinh của heo con thấp (0,5 kg), vì heo mẹ đẻ nhiều (13 con) dẫn đến heo con sinh ra nhỏ và yếu, không có khả năng giành vú cũng như không đủ vú để heo con bú sữa, từ đó làm heo con đói, lạnh và chết sau đó. Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên một lứa đẻ (Nguyễn Thiện, 2008). Kết quả này tương đối phù hợp so với nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), tỷ lệ sống của giống heo (LY) là 97,82%, cao hơn so với Nguyễn Minh Nhật (2009), tỷ lệ sống của giống (YL) là 97,4%.

4.1.1.4 Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống của heo giống (LY) là 89,42% cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (YL) là 87,41%. Theo Nguyễn Thị Viễn và ctv. (2007) thì heo nái giống LY và YL thể hiện được đặc tính của giống về sinh sản và biểu hiện tính làm mẹ cao. Nguyễn Thiện (2008) cho rằng chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho heo con. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà còn liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỷ lệ sống đến cai sữa. Người ta thấy ở heo ngoại, khối lượng sơ sinh của heo con từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống sót dưới 2% khi cai sữa. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ và một phần heo con chết do heo mẹ đè. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), tỷ lệ nuôi sống của nhóm (LY) và (YL) lần lượt là 96,84% và 94,73%. Vấn đề tỷ lệ nuôi sống thấp hơn so với tác giả trên có thể do trình độ chăn nuôi, thức ăn, chuồng trại tiến hành thí nghiệm khác nhau. So với kết quả của Dương Quang Minh (2008), tỷ lệ nuôi sống (YL) là 84,75% thì cao hơn.

47

4.1.2 Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm nghiệm

Khối lượng và tăng trọng của heo con qua các thời điểm như sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi, lúc cai sữa và các chỉ tiêu tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày và từ sơ sinh đến cai sữa của heo con được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm Giống heo con

Chỉ tiêu DLY (n=10 ổ) DYL (n=10 ổ) SE P KLSS (kg/ổ) 15,44 16,31 0,69 >0,05 KL21 (kg/ổ) 49,16 54,19 2,66 >0,05 KLCS (kg/ổ) 60,75 66,85 3,06 >0,05 TTSS-21 (kg/ổ) 33,72 37,88 2,15 >0,05 TTSS-CS (kg/ổ) 45,31 50,54 2,57 >0,05

KL: Khối lượng; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa; TT: Tăng trọng

4.1.2.1 Khối lượng sơ sinh(kg/ổ)

Qua bảng 4.2, khối lượng sơ sinh của heo con thuộc nhóm giống (DYL) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với heo con nhóm giống (DLY). Cả giống (DLY) và (DYL) đều cho khối lượng sơ sinh tương đối cao. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) thì khối lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái chửa của một cơ sở chăn nuôi. Vì vậy, kết quả này bao gồm cả phần ưu điểm của heo nái thuộc nhóm giống (LY) và (YL) và kỹ thuật nuôi dưỡng của con người, nhưng trước hết vẫn là thành tích của heo nái. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng sơ sinh của giống (LY) và (YL) lần lượt là 15,46 và 15,93 và Trần Quốc Phục (2010), khối lượng sơ sinh của giống (LY) và (YL) lần lượt là 14,81 và 15,13.

4.1.2.2 Khối lượng 21 ngày tuổi (kg/ổ)

Khối lượng 21 ngày tuổi của heo con thuộc nhóm giống (DYL) cao hơn so với heo con nhóm giống (DLY); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả cho thấy, chênh lệch về khối lượng 21 ngày của heo con giống (DLY) và (DYL) là không cao. Khối lượng 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ. Khả năng tiết sữa của heo mẹ đạt cao nhất ngày thứ 21, sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Lê Hồng Mận (2002) cho rằng khối lượng 21 ngày tuổi tăng gấp 8 - 10 lần so với sơ sinh, tùy thuộc khả năng di truyền của giống và heo mẹ tiết sữa cao cho tổng khối lượng heo con

48

cao. Ở heo ngoại, heo lai đạt 35 - 50 kg vào 21 ngày tuổi. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng 21 ngày tuổi của giống (LY) và (YL) lần lượt là 50,84 và 51,49 và cao hơn so với Từ Quang Hiển và ctv. (2004), khối lượng 21 ngày của giống (YL) là 37,57.

4.1.2.3 Khối lượng cai sữa (kg/ổ)

Khối lượng cai sữa của heo con thuộc giống (DLY) và (DYL) lần lượt là 60,75 và 66,85; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trần Văn Phùng (2005) cho rằng khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. Thực tế, khối lượng cai sữa của bầy heo con thí nghiệm ngoài phụ thuộc vào khối lượng heo con thí nghiệm còn phụ thuộc vào số lượng heo con trong bầy. Trong khi đó, số heo con trong các giai đoạn của giống (DYL) cao hơn giống (DLY) dẫn đến sự chênh lệch về khối lượng toàn ổ của hai giống heo con (DLY) và (DYL) là không khác biệt (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng heo con cai sữa (kg/ổ) của giống (LY) là 60,76 và (YL) là 62,75. Tuy nhiên so với kết quả của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), khối lượng heo con cai sữa của giống (DLY) là 69,73 và Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), khối lượng heo cai sữa của giống (DYL) là 79,59 thì thấp hơn.

4.1.2.4 Tăng trọng SS-21 ngày (kg/ổ)

Tăng trọng SS-21 ngày của heo con thuộc nhóm giống (DYL) là 37,88 cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với heo con thuộc nhóm giống (DLY) là 33,72. Cả hai giống đều cho tăng trọng cao cho thấy heo con (DLY) và (DYL) hấp thụ sữa mẹ tốt tương đương nhau. Theo Từ Quang Hiển và ctv.

(2004) thì tăng trọng SS-21 ngày của giống (YL) là 25,12 thì kết quả của tôi cao hơn. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DLY) là 28,7 và Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DYL) là 34,82.

4.1.2.5 Tăng trọng SS-CS (kg/ổ)

So với tăng trọng SS-CS của heo con thuộc nhóm (DYL) thì tăng trọng SS-CS của giống (DLY) thấp hơn không có ý nghĩa (P>0,05). Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì cả (DLY) và (DYL) đều cho tăng trọng cao. Bên cạnh đó do khối lượng sơ sinh toàn ổ trong thí nghiệm của nhóm giống (DYL) là 16,31 cao hơn nhóm giống (DLY) là 15,46. Theo quy luật tăng trọng tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh cho nên kết quả tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa của giống (DYL) cao hơn (DLY) là phù hợp. Theo Nguyễn Văn Thắng (2013)

49

và Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) thì tăng trọng SS-CS của giống (LY) là 42,74 và (YL) là 41,46 thì kết quả của tôi cho tăng trọng cao hơn. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Diệp Tuyền (2011), tăng trọng SS-CS của giống (YL) là 47,67 và thấp hơn so với nghiên cứu của Châu Minh Quang (2012), tăng trọng SS-CS của giống (DLY) là 57,83.

4.1.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo nái nuôi con

Mức ăn của heo nái nuôi con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày, từ 21 ngày đến cai sữa và dưỡng chất tiêu thụ của heo nái trong toàn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo nái nuôi con Giống heo mẹ Chỉ tiêu LY (n=10 ổ) YL (n=10 ổ) SE P MĂ SS-CS (kg/con) 5,5 5,8 0,23 >0,05 CP (g/con) 1022,3 1092,5 42,65 >0,05 CF (g/con) 73,7 78,8 3,08 >0,05 EE (g/con) 247,4 264,4 10,32 >0,05 ME (Kcal/con) 17830,2 19054,5 743,81 >0,05

MĂ: Mức ăn; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa

4.1.3.1 Mức ăn (kg/con)

Dựa vào bảng 4.3, mức ăn của heo nái từ SS-CS của giống (YL) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (LY). Giống (LY) và (YL) đều có mức ăn cao. Nhưng do số heo con của giống (YL) cao hơn so với giống (LY) nên heo nái cần ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sữa của heo con. Bên cạnh đó, kiểu thiết kế chuồng trại luôn đảm bảo không khí thông thoáng, mát mẻ đã tạo điều kiện thoải mái cho heo nái ăn nhiều hơn. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008), mức ăn của heo nái (LY) là 4,69 và Lê Diệp Tuyền (2011), mức ăn của giống (LY) và (YL) lần lượt là 4,7 và 4,8.

4.1.3.2 Lượng CP, EE, CF (g/con) và ME (Kcal/con)

Lượng CP, EE, CF và ME ăn vào của heo nái giống (YL) cao hơn so với giống (LY); sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Do mức ăn của heo nái của giống (LY) thấp hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với heo nái của giống (YL). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) ở lượng CP, EE, ME heo nái ăn vào, nhưng thấp hơn ở lượng CF ăn vào của heo nái. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2003) thì nhu cầu năng lượng của nái có khối lượng từ 150 - 175 kg là 14060 Kcal/con.

50

4.1.4 Tiêu tốn thức ăn của heo mẹ và heo con và cho mỗi kg tăng trọng heo con trọng heo con

Tiêu tốn thức ăn của heo mẹ và heo con, tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của heo con qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn (heo mẹ và heo con) cho mỗi kg tăng trọng heo con Giống heo con

Chỉ tiêu (n=10 ổ) DLY (n=10 ổ) DYL SE P

TTTĂ SS-21 (kg/ổ) 107,11 117,46 4,87 >0,05 TTTĂ 21-CS (kg/ổ) 41,68 41,23 1,81 >0,05 TTTĂ SS-CS (kg/ổ) 148,79 158,69 6,21 >0,05 TTTĂ/kg TT SS-21 (kg/ổ) 3,20 3,15 0,11 >0,05 TTTĂ/kg TT 21-CS (kg/ổ) 3,87 3,47 0,34 >0,05 TTTĂ/kg TT SS-CS (kg/ổ) 3,33 3,16 0,10 >0,05

TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa; TT: Tăng trọng

4.1.4.1 TTTĂ(kg/ổ)

Qua bảng 4.4, TTTĂ của heo nái và heo con từ SS-21 ngày và từ 21-CS của giống (DYL) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DLY). Từ đó giống (DLY) và (DYL) có TTTĂ từ SS-CS lần lượt là 148,79 và 158,69; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). TTTĂ của giống (DLY) và (DYL) mặc dù khá cao, tuy nhiên TTTĂ của giống (DYL) cao hơn (DLY) vì heo nái (YL) ăn nhiều hơn nái (LY) do phải nuôi số con nhiều hơn và số heo con (DYL) nhiều cũng tiêu tốn nhiều thức ăn hơn.

4.1.4.2 TTTĂ/kg tăng trọngheo con

Giống (DLY) có TTTĂ/kg tăng trọng từ SS-21 ngày và từ 21-CS cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DYL). Qua đó, TTTĂ/kg tăng trọng từ SS-CS của giống (DLY) là 3,33 cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (DYL) là 3,16. Heo lai có tỷ lệ máu ngoại càng cao thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng càng giảm (Phạm Sỹ Tiệp, 2006). Vì vậy, cả hai nhóm giống đều cho TTTĂ/kg tăng trọng tương đương, tuy nhiên giống (DYL) cho tăng trọng cao và tiêu tốn ít hơn giống (DLY).

4.1.5 Tỷ lệ hao mòn (%) của heo mẹ nuôi con

Các chỉ tiêu khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tỷ lệ hao mòn của heo mẹ nuôi con Giống heo mẹ Chỉ tiêu LY (n=10 ổ) YL (n=10 ổ) SE P

Khối lượng hao mòn (kg/nái) 8,80 7,50 1,83 >0,05

51

Dựa vào bảng 4.5, tỷ lệ hao mòn của giống (LY) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (YL). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 52)