3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 20 ổ heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi) và sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày tuổi) với 2 nhóm giống heo con được bố trí theo sơ đồ 3.1.
Lặp lại Giống heo con
DLY DYL 1 2 3 … 10 _ _ _ … _ _ _ _ … _
DLY: Giống heo con lai ♂ D x ♀ (LY) DYL: Giống heo con lai ♂ D x ♀ (YL)
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo giống heo con
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 3.2.2.1 Heo nái nuôi con 3.2.2.1 Heo nái nuôi con
Heo nái chửa được đưa vào chuồng đẻ 7 ngày trước khi đẻ. Chuồng được sát trùng trước khi đưa heo vào 3 ngày. Quan sát để phát hiện những dấu hiệu trước khi heo đẻ, trực canh heo đẻ. Cân khối lượng của heo nái lúc 24h sau đẻ và lúc cai sữa để tính tỷ lệ hao mòn cơ thể của heo nái trong thời gian nuôi con. Hàng ngày cân lượng thức ăn cho heo nái ăn và lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn heo ăn trong ngày.
3.2.2.2 Heo con
Cân heo con theo mẹ, trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng, heo được cân vào các thời điểm: Lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa (28 ngày tuổi) và 60 ngày tuổi. Heo con mới đẻ được lau sạch nhớt, buộc rốn, cắt răng, cắt đuôi, cho bú sữa đầu và ủ ấm bằng lồng úm và bóng đèn. Ba ngày sau đẻ tiêm sắt cho heo con với liều 1 ml Fe 200 mg. Bảy ngày sau đẻ tập ăn cho heo con, heo được cho ăn tự do, cho ăn khô, cho thức ăn vào máng từng ít một và nhiều lần trong ngày.Hàng ngày cân lượng thức ăn cho heo con ăn và lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn heo ăn trong ngày. Ghi nhận số heo con tiêu chảy trong ngày.
38
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái nuôi con 3.3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm 3.3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm
Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản, bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008).
Công thức tính
Tổng số lứa đẻ trong năm
Số lứa đẻ/nái/năm =
(lứa) Số nái bình quân năm
3.3.1.2 Số con cai sữa/nái/năm
Là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm phụ thuộc chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng (Lê Hồng Mận, 2006).
Công thức tính
Tổng số heo con cai sữa trong năm
Số con cai sữa/nái/năm =
(lứa) Số nái bình quân năm
3.3.1.3 Số heo con sơ sinh (con/ổ)
Trần Văn Phùng (2005) cho rằng đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những heo con có khối lượng sơ sinh quá bé, dị dạng… thì dễ bị chết hay chậm chạp bị heo mẹ đè chết.
Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) cho rằng số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (động dục, mang thai, đẻ) bình thường.
3.3.1.4 Số heo con 21 ngày tuổi (con/ổ)
Số heo con ở thời điểm 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của heo nái. Nái nuôi con tốt như ít đè con, ít bệnh tật cả nái lẫn con (Lê Hồng Mận, 2002).
39
3.3.1.5Số heo con cai sữa (con/ổ)
Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng, nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm cho heo con vào 21 - 28 ngày tuổi. Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây lan từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006).
3.3.1.6 Tỷ lệ sống
Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ. Chỉ tiêu này rất quan trọng, cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít của heo giống, tay nghề của dẫn tinh viên, heo đực giống tốt hay xấu, chăm sóc nuôi dưỡng heo nái. Ở những heo con đẻ ra quá nhỏ, không phát dục đầy đủ, dị dạng… sẽ bị loại, chết hay còn bị mẹ đè chết (Lê Hồng Mận, 2006).
Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên một lứa đẻ (Nguyễn Thiện, 2008).
Công thức tính
Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Tỷ lệ sống (%) = x 100
Số con đẻ ra sống
3.3.1.7 Tỷ lệ nuôi sống
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho heo con (Nguyễn Thiện, 2008).
Công thức tính
Số con còn sống đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số heo để lại nuôi
3.3.1.8 Tỷ lệ đồng đều
Trong một lứa heo, sự đồng đều giữa các cá thể trong đàn phản ánh khả năng nuôi con của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho heo con (Nguyễn Thiện, 2008). Cấu tạo của thành phần năng lượng và mỡ có trong khẩu phần ở các mức độ khác nhau trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và sự đồng đều của heo con. Mặt khác, khi cho heo nái ăn càng sớm khi tiết sữa sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trọng của heo con từ khi sinh cho đến lúc cai sữa, tính ngon miệng của thức ăn của
40
heo nái đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ thức ăn của heo nái nhất là từ sau sinh đến 14 ngày (Whittemore, 1998 và Heyer et al., 2005).
Công thức tính
P con thấp nhất
Tỷ lệ đồng đều (%) = x 100 P con cao nhất
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
3.3.1.9 Khối lượng lúc sơ sinh (kg/ổ)
Là khối lượng được cân sau khi heo con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu, đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái chửa ở một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Nhìn chung, khối lượng heo con sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn (Trần Văn Phùng, 2005).
3.3.1.10 Khối lượng lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ)
Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ. Khả năng tiết sữa của heo mẹ đạt cao nhất ngày thứ 21, sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Lê Hồng Mận (2002) cho rằng khối lượng 21 ngày tuổi tăng gấp 8 - 10 lần so với sơ sinh, tùy thuộc khả năng di truyền của giống và heo mẹ tiết sữa cao cho tổng khối lượng heo con cao. Ở heo ngoại, heo lai đạt 35 - 50 kg vào 21 ngày tuổi.
3.3.1.11 Khối lượng lúc cai sữa (kg/ổ)
Là khối lượng của cả ổ lúc cai sữa. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng (Trần Văn Phùng, 2005).
3.3.1.12 Sự hao mòn cơ thể heo nái
Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái càng bé càng tốt. Cân khối lượng heo mẹ sau khi đẻ được 24 giờ và khi cai sữa heo con. Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cho biết khả năng tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở chăn nuôi. Cai sữa sớm cho heo con là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể heo mẹ.
41 Công thức tính
Dài thân x (Vòng ngực)2 (cm)
Khối lượng (kg) =
14.400
P heo nái sau khi đẻ 24 giờ – P heo nái khi cai sữa
Tỷ lệ hao mòn = x 100
(%) P heo nái sau khi đẻ
3.3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo con3.3.2.1 Sinh trưởng tích lũy (STTL) 3.3.2.1 Sinh trưởng tích lũy (STTL)
Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian sinh trưởng (Nguyễn Thiện và ctv., 2005).
Công thức tính: STTL = KL cuối kỳ – KL đầu kỳ
3.3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối
Là khối lượng, kích thước của toàn cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian, đối với heo đơn vị thời gian thường là ngày (Đặng Vũ Bình, 2005).
Công thức tính
Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tuyệt đối = x 1000 Số ngày nuôi
3.3.2.3 Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con thí nghiệm
Tỷ lệ heo con tiêu chảy có thể đánh giá được heo nái nuôi con giỏi hay dở, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hay xấu. Nếu heo con bị tiêu chảy nhiều thì khối lượng heo con cai sữa nhỏ dẫn đến tăng trọng bình quân thấp ảnh hưởng đến tăng trọng sau này. Tỷ lệ tiêu chảy thấp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi heo (Trương Lăng, 2001).
Công thức tính
Số heo con tiêu chảy
Tỷ lệ tiêu chảy (%) = x 100
Tổng số heo thí nghiệm
(Trần Thị Út, 2005; Lại Thanh Tùng, 2006 và Huỳnh Kim Diệu, 2008)
3.3.2.4Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng trọng heo con
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) là chỉ tiêu rất quan trọng để xác định được số lượng thức
42
ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. HSCHTĂ chính là tỷ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi lúc kiểm tra.
Là tổng số thức ăn hỗn hợp heo mẹ ăn và thức ăn hỗn hợp heo con ăn trên tổng tăng trọng heo con trong kỳ theo mẹ.
Công thức tính
TĂ cho heo nái + TĂ cho heo con (kg) TTTĂ/kg TT heo con =
Tổng tăng trọng của heo con TN (kg)
(Lê Hồng Mận, 2006)
3.4Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 3.4.1 Giai đoạn heo con theo mẹ 3.4.1 Giai đoạn heo con theo mẹ
TTTA1 = TA nái + TA heo con theo mẹ
CPTA1 = TA nái x đơn giá thức ăn cho heo nái + TA heo con theo mẹ x đơn giá thức ăn cho heo con theo mẹ
TT1 = TT từ SS - CS CPTA/kg TT heo con1
Chi phí điều trị và phòng ngừa bệnh cho heo nái, chi phí tiền thuốc phòng và trị bệnh trên từng đàn heo con cho đến khi cai sữa.
3.4.2Giai đoạn heo con sau cai sữa
TTTA2 = TA heo con sau cai sữa
CPTA2 = TA heo con sau cai sữa x đơn giá TĂ cho heo con sau cai sữua TT2 = TT từ CS - 60 ngày
CPTA/kg TT heo con2
Chi phí thuốc phòng và trị bệnh trên từng đàn từ cai sữa cho đến khi heo con 60 ngày tuổi.
3.4.3 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm
Thu nhập cho tăng trọng = (TT1 + TT2) (kg) x Giá bán heo con (đồng/kg) Chi phí thức ăn toàn kỳ = CPTA1 + CPTA2
Chi phí thú y cho toàn thí nghiệm = Chi phí thuốc (phòng bệnh + trị bệnh) + Chi phí thuốc sát trùng.
Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm = Thu từ tiền bán heo con giống – (Chi phí thức ăn + Chi phí thú y).
43
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý trên phầm mềm Excel và Minitab Version 16 choxử lý t (2 sample), phần thống kê mô tả, phân tích phương sai. Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức. Sử dụng chuyển đổi arcsin và xử lý ANOVA và χ2 (Chi - Square Test) để xử lý các số liệu quan sát và đếm được (tỷ lệ %) ở các nghiệm thức trong thí nghiệm.
44
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sau khi tiến hành thí nghiệm trên 20 ổ heo con thuộc 2 nhóm giống: DLY (Hình 4.1) và DYL (Hình 4.2) từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngảy tuổi) và sau cai sữa (28 - 60 ngày tuổi) tại Trại chăn nuôi của Công ty Chăn nuôi Vemedim trong điều kiện sức khỏe của đàn heo bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy có một số biến đổi về môi trường như thời tiết nóng lạnh hơn bình thường, nhưng với sự chăm sóc chu đáo của người nuôi đã góp phần làm giảm sự hao hụt heo con và góp phần nâng cao sức sống của chúng. Qua số liệu thực tập, đã ghi nhận được các kết quả sau.
Hình 4.1: Heo nái giống LY và đàn con
45
4.1 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo nái nuôi con 4.1.1 Số heo con qua các thời điểm
Các chỉ tiêu về số heo con sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa; tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm nuôi Giống heo mẹ Chỉ tiêu LY (n=10 ổ) YL (n=10 ổ) SE P SCSS (con/ổ) 10,60 10,90 0,53 >0,05 SC21 (con/ổ) 9,50 9,60 0,60 >0,05 SCCS (con/ổ) 9,50 9,60 0,60 >0,05 Tỷ lệ sống (%) 97,68 98,57 0,06 >0,05 Tỷ lệ nuôi sống (%) 89,42 87,41 0,05 >0,05
SC: Số con; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa.
4.1.1.1 Số con sơ sinh(con/ổ)
Dựa vào bảng 4.1, số con sơ sinhcủa heo nái giống (YL) lớn hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với giống (LY). Điều này cho thấy heo nái giống (LY) và (YL) là hai nhóm giống có khả năng thích nghi và cho năng suất sinh sản cao trong điều kiện sản xuất của trại. Trần Văn Phùng (2005) cho rằng đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai. Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) cho rằng số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (động dục, mang thai, đẻ) bình thường. Nguyễn Văn Thắng (2013) cho rằng heo nái đẻ ra nhiều con trên mỗi ổ thì số con cai sữa/ổ cũng lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế sẽ cao. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), số con sơ sinh (con/ổ) của giống heo (LY) và (YL) lần lượt là 10,00 và 10,43, cao hơn so với kết quả của Lê Diệp Tuyền (2011) là 10,17 và 10,33.
4.1.1.2 Số con 21 ngày tuổi (con/ổ) và số con cai sữa (con/ổ)
Số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa của heo nái giống (YL) cao hơn nhóm giống (LY); sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự hao hụt của heo con trong giai đoạn này chủ yếu vì heo con chân yếu không linh hoạt bị heo mẹ đè chết. Lê Hồng Mận (2002) cho rằng số heo con ở thời điểm 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của heo nái. Nái nuôi con tốt như ít đè con, ít bệnh tật cả nái lẫn con. Nguyễn Thiện (2008) cho rằng số con cai sữa phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của heo mẹ, kĩ thuật chăn nuôi heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho heo
46
con. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), số con 21 ngày tuổi và cai sữa của heo giống (LY) lần lượt là 9,23 và 9,13. Nghiên cứu của Từ Quang Hiển và ctv. (2004) cho thấy số con lúc 21 ngày của giống (YL) là 8,24 và cai sữa là 7,84 thì kết quả của tôi cao hơn. So với kết quả của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), số con 21 ngày và cai sữa của nhóm (DLY) là 9,33 thì cao hơn.
4.1.1.3 Tỷ lệ sống(%)
Tỷ lệ sống của heo con giống (LY) và (YL) lần lượt là 97,68% và 98,57%; sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Qua đó thấy được năng suất sinh sản của heo nái giống (LY) và (YL) đều tốt. Hao hụt chủ yếu do khối lượng sơ sinh của heo con thấp (0,5 kg), vì heo mẹ đẻ nhiều (13 con) dẫn đến heo con sinh ra nhỏ và yếu, không có khả năng giành vú cũng như không đủ vú để heo con bú sữa, từ đó làm heo con đói, lạnh và chết sau đó. Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên một lứa đẻ (Nguyễn Thiện, 2008). Kết quả này tương đối phù hợp so với nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), tỷ lệ sống của giống heo (LY) là 97,82%, cao hơn so với Nguyễn Minh Nhật (2009), tỷ lệ sống của giống (YL) là 97,4%.