Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 57)

nghiệm

Khối lượng và tăng trọng của heo con qua các thời điểm như sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi, lúc cai sữa và các chỉ tiêu tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày và từ sơ sinh đến cai sữa của heo con được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Khối lượng và sinh trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm Giống heo con

Chỉ tiêu DLY (n=10 ổ) DYL (n=10 ổ) SE P KLSS (kg/ổ) 15,44 16,31 0,69 >0,05 KL21 (kg/ổ) 49,16 54,19 2,66 >0,05 KLCS (kg/ổ) 60,75 66,85 3,06 >0,05 TTSS-21 (kg/ổ) 33,72 37,88 2,15 >0,05 TTSS-CS (kg/ổ) 45,31 50,54 2,57 >0,05

KL: Khối lượng; SS: Sơ sinh; CS: Cai sữa; TT: Tăng trọng

4.1.2.1 Khối lượng sơ sinh(kg/ổ)

Qua bảng 4.2, khối lượng sơ sinh của heo con thuộc nhóm giống (DYL) cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với heo con nhóm giống (DLY). Cả giống (DLY) và (DYL) đều cho khối lượng sơ sinh tương đối cao. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) thì khối lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái chửa của một cơ sở chăn nuôi. Vì vậy, kết quả này bao gồm cả phần ưu điểm của heo nái thuộc nhóm giống (LY) và (YL) và kỹ thuật nuôi dưỡng của con người, nhưng trước hết vẫn là thành tích của heo nái. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng sơ sinh của giống (LY) và (YL) lần lượt là 15,46 và 15,93 và Trần Quốc Phục (2010), khối lượng sơ sinh của giống (LY) và (YL) lần lượt là 14,81 và 15,13.

4.1.2.2 Khối lượng 21 ngày tuổi (kg/ổ)

Khối lượng 21 ngày tuổi của heo con thuộc nhóm giống (DYL) cao hơn so với heo con nhóm giống (DLY); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả cho thấy, chênh lệch về khối lượng 21 ngày của heo con giống (DLY) và (DYL) là không cao. Khối lượng 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ. Khả năng tiết sữa của heo mẹ đạt cao nhất ngày thứ 21, sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Lê Hồng Mận (2002) cho rằng khối lượng 21 ngày tuổi tăng gấp 8 - 10 lần so với sơ sinh, tùy thuộc khả năng di truyền của giống và heo mẹ tiết sữa cao cho tổng khối lượng heo con

48

cao. Ở heo ngoại, heo lai đạt 35 - 50 kg vào 21 ngày tuổi. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng 21 ngày tuổi của giống (LY) và (YL) lần lượt là 50,84 và 51,49 và cao hơn so với Từ Quang Hiển và ctv. (2004), khối lượng 21 ngày của giống (YL) là 37,57.

4.1.2.3 Khối lượng cai sữa (kg/ổ)

Khối lượng cai sữa của heo con thuộc giống (DLY) và (DYL) lần lượt là 60,75 và 66,85; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trần Văn Phùng (2005) cho rằng khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. Thực tế, khối lượng cai sữa của bầy heo con thí nghiệm ngoài phụ thuộc vào khối lượng heo con thí nghiệm còn phụ thuộc vào số lượng heo con trong bầy. Trong khi đó, số heo con trong các giai đoạn của giống (DYL) cao hơn giống (DLY) dẫn đến sự chênh lệch về khối lượng toàn ổ của hai giống heo con (DLY) và (DYL) là không khác biệt (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lượng heo con cai sữa (kg/ổ) của giống (LY) là 60,76 và (YL) là 62,75. Tuy nhiên so với kết quả của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), khối lượng heo con cai sữa của giống (DLY) là 69,73 và Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), khối lượng heo cai sữa của giống (DYL) là 79,59 thì thấp hơn.

4.1.2.4 Tăng trọng SS-21 ngày (kg/ổ)

Tăng trọng SS-21 ngày của heo con thuộc nhóm giống (DYL) là 37,88 cao hơn không có ý nghĩa (P>0,05) so với heo con thuộc nhóm giống (DLY) là 33,72. Cả hai giống đều cho tăng trọng cao cho thấy heo con (DLY) và (DYL) hấp thụ sữa mẹ tốt tương đương nhau. Theo Từ Quang Hiển và ctv.

(2004) thì tăng trọng SS-21 ngày của giống (YL) là 25,12 thì kết quả của tôi cao hơn. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đài Trang (2012), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DLY) là 28,7 và Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), tăng trọng SS-21 ngày của giống (DYL) là 34,82.

4.1.2.5 Tăng trọng SS-CS (kg/ổ)

So với tăng trọng SS-CS của heo con thuộc nhóm (DYL) thì tăng trọng SS-CS của giống (DLY) thấp hơn không có ý nghĩa (P>0,05). Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì cả (DLY) và (DYL) đều cho tăng trọng cao. Bên cạnh đó do khối lượng sơ sinh toàn ổ trong thí nghiệm của nhóm giống (DYL) là 16,31 cao hơn nhóm giống (DLY) là 15,46. Theo quy luật tăng trọng tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh cho nên kết quả tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa của giống (DYL) cao hơn (DLY) là phù hợp. Theo Nguyễn Văn Thắng (2013)

49

và Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) thì tăng trọng SS-CS của giống (LY) là 42,74 và (YL) là 41,46 thì kết quả của tôi cho tăng trọng cao hơn. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Diệp Tuyền (2011), tăng trọng SS-CS của giống (YL) là 47,67 và thấp hơn so với nghiên cứu của Châu Minh Quang (2012), tăng trọng SS-CS của giống (DLY) là 57,83.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 57)