2.8.1 Chuồng trại
2.8.1.1 Hướng chuồng
Võ Văn Ninh (2003) cho rằng hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Người ta thường lấy trục đối xứng dọc của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp cho việc xây dựng chuồng trại. Thông thường trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đông Tây là có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều gọi thẳng vào chuồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp được một khu đất có điều kiện đủ để bố trí dãy chuồng theo các hướng mong muốn như trên. Do đó phải căn cứ vào tác hại nào lớn nhất giữa
21
các yếu tố như nắng, gió, mưa để tránh trước tiên. Thông thường ánh nắng gay gắt rọi vào chuồng là yếu tố ưu tiên vì tác hại của nắng nóng xảy ra quanh năm, còn các yếu tố mưa gió bất lợi chỉ diễn ra trong một mùa. Tất nhiên nếu không thể bố trí đúng hướng thích hợp thì vai trò của các biện pháp che chắn nhân tạo cũng giúp đạt được kết quả tốt như bố trí chuồng trại đúng hướng.
2.8.1.2 Diện tích chuồng nuôi và sân chơi
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng diện tích chuồng nuôi và sân chơi vừa đủ cho heo hoạt động và nghỉ ngơi, nơi có điều kiện có vườn đồi thả heo nái, hậu bị, đực giống vận động càng tốt hơn. Heo nái chửa vận động tránh bệnh sát nhau, khó đẻ; heo con tránh bệnh thiếu máu; heo đực phối giống tốt hơn. Nếu có diện tích rộng có sân cỏ cho heo chăn thả thêm thì tốt hơn (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Diện tích chuồng, sân chơi cho các loại heo Loại heo
Diện tích ô chuồng (m2/con)
Diện tích sân chơi (m2/con)
Heo nội Heo lai, ngoại Heo nội Heo lai, ngoại Nái nuôi con
Nái chửa và chờ phối Cái hậu bị Heo đực giống Đực hậu bị Heo thịt 2 - 6 tháng Heo thịt 7 - 10 tháng Heo bệnh cách ly 4 1 0,8 5 4 0,4 0,7 2 5 1,5 1 6 5 0,5 1 3 4 1,15 0,8 5 - 7 4 - 5 0,4 0,7 5 1,25 1 7 - 9 5 - 6 0,5 0,5 (Trương Lăng, 2000) a) Mái chuồng
Thường lợp bằng lá, giấy dầu, tole tráng kẽm, tole Fibrocement, ngói, cũng có thể lợp bằng tranh hay rơm… Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước mưa không ứ đọng, mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh, cũng không nên thấp quá dễ bị nóng, tối và hầm. Chuồng có thể xây theo kiểu chuồng 1 mái hay 2 mái tùy thuộc điều kiện, quy mô nuôi… (Võ Văn Ninh, 2003).
b) Máng ăn
Lê Hồng Mận (2002) cho rằng máng ăn cho các loại heo có thể làm bằng tole mạ kẽm, bằng gỗ hoặc tráng bằng xi-măng. Máng uống có thể làm bằng xi-măng, đáy máng có lỗ thoát nước để dễ vệ sinh, tốt nhất là nên làm hệ thống vòi mút tự động bằng đồng hoặc hợp kim không rỉ (Bảng 2.8).
22 Bảng 2.8: Kích thước của máng ăn cho heo con
Loại heo Rộng đáy
(cm) Rộng miệng (cm) Sâu máng (cm) Dài (cm) Heo con tập ăn
Heo con chuẩn bị cai sữa Heo con sau cai sữa Heo choai 20 20 - 25 20 - 25 20 - 25 25 25 25 25 10 13 15 15 50 - 60 50 - 60 60 60 (Lê Hồng Mận, 2002) c) Núm uống
Võ Văn Ninh (2003) cho rằng việc cung cấp nước cho heo ngày nay người ta thường lắp đặt núm uống tự động trong chuồng vừa đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm nước nhưng cần có tháp chứa nước để tạo áp lực (hoặc bồn chứa) phun nước mỗi khi heo ngậm uống (Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Quy cách gắn núm uống cho heo Hạng heo (tuần tuổi)
Dòng nước chảy (lít/phút) Góc gắn (độ so với đường thẳng)
Chiều cao của núm uống so với nền chuồng (mm) Heo con (0 - 4)
Heo cai sữa (5 - 10) Heo choai
Heo vỗ béo Heo hậu bị
Heo nái khô, heo nọc
0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 45 - 67,5 45 - 67,5 45 - 90 45 - 90 45 - 90 45 - 90 170 - 225 230 - 300 450 - 500 520 - 600 700 820
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
2.8.1.3 Một số kiểu chuồng a) Chuồng một mái
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng chuồng một mái thường dùng vật liệu rẻ như: Tre, nứa, lá... khấu hao nhanh. Đây là kiểu chuồng thích hợp nuôi heo với quy mô nhỏ từ 5 - 10 con nái và heo thịt từ 20 - 30 con. Theo Võ Văn Ninh (2003) thì chuồng một mái có ưu điểm là thoáng và mát. Vì nhiệt độ và ẩm độ có thể thoát dễ dàng, dễ dọn vệ sinh bệnh khó lây lan. Nhược điểm là mưa có thể tạt, gió lùa, nắng rọi vào chuồng nếu xây dựng không chú ý phương hướng thích hợp.
b) Chuồng hai mái
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng chuồng hai mái thường xây gạch vững chắc hơn, khấu hao lâu hơn và chăn nuôi với quy mô lớn. Ưu điểm là chuồng hai mái tiện cho chăm sóc, do nhốt heo hai bên đỡ tốn công đi lại, heo ít bị xáo động, chuồng trại mát hơn, tránh được mưa tạt, nắng rọi, tiết kiệm được diện tích so với chuồng một mái. Nhược điểm là do chuồng nuôi tập trung nên dễ nhiễm bệnh, tốn kém chi phí, sẽ giữ hơi nóng và ẩm độ trong
23
mùa hè đối với chuồng hai mái nóc đơn. Còn đối với chuồng hai mái nóc đôi mưa gió có thể tạt vào các khe hở giữa các nóc đôi.
2.8.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 2.8.2.1 Nhiệt độ 2.8.2.1 Nhiệt độ
Heo có ít tuyến mồ hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da lại khá dày nên heo rất nhạy cảm với nóng. Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để bù trừ cho nhiệt bị mất và thú không bị stress nhiệt. Vùng nhiệt độ trung hòa là khoảng nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dưỡng của cơ thể xảy ra ở mức tối thiểu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) (Bảng 2.10). Khi nhiệt độ càng cao thì nhu cầu thức ăn càng giảm. Khi nhiệt độ thích hợp thì nhu cầu thức ăn tăng. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng thì sự sản sinh nhiệt của cơ thể giảm. Đối với heo mới đẻ, nhiệt độ tối thích là 29,40C, nhiệt độ tối thiểu là 23,90C. Đối với heo con, nhiệt độ tối thích là 23,8 - 26,70C, nhiệt độ tối thiểu là 120C. Đối với heo nái, nhiệt độ tối thích là 18,30C, nhiệt độ tối thiểu là 12,80C (Nguyễn Thiện và ctv., 2005). Bảng 2.10: Nhiệt độ thích hợp cho chuồng heo
Khối lượng heo (kg) Nhiệt độ (0C) <10 10 - 15 15 - 30 30 - 60 >60 26 - 30 22 - 26 18 - 22 16 - 20 14 - 20
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng trong chuồng nhiệt độ cần phải thích hợp với cơ thể heo (nhiệt độ cơ thể heo 370C với điều kiện nhiệt độ bên ngoài là 250C) vì heo không thể chịu được khí hậu thay đổi đột ngột: Nóng quá hoặc lạnh quá. Chuồng cao quá sẽ làm cho heo bị lạnh vào ban đêm, chuồng thấp quá sẽ làm cho heo bị nóng vào ban ngày (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho các mức khối lượng của heo con
Khối lượng (kg) Nhiệt độ (0C)
3 - 5 5 - 7 7 - 12 28 - 29 26 - 27 24 - 25
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
2.8.2.2 Ẩm độ
Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau. Ẩm độ cao gây trở ngại cho sự khuyếch tán hơi nước trên bề mặt da và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của heo. Ngược lại ẩm độ quá thấp làm tiêu hao nước của cơ thể, gây trở ngại cho trao đổi chất, dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp,
24
khiến heo chậm lớn. Đối với heo nái là 70%, đối với heo con là 70 - 80%. Đối với heo con những yếu tố gây trở trở ngại cho sự phát triển đó là: Độ ẩm tương đối của không khí cao, nhiệt độ không khí thấp, nhiều gió, tập trung nhiều khí độc, đặc biệt là amoniac (Nguyễn Thiện và ctv., 2005).
2.8.2.3 Tốc độ gió
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng tăng tốc độ gió sẽ làm tăng mất nhiệt ra khỏi cơ thể. Đối với heo con theo mẹ tuyệt đối không có gió lùa. Nguyễn Thiện và ctv. (2005) cho rằng đối với heo nái nuôi con là 34 m3/giờ (về mùa đông) và 272 m3/giờ (về mùa hè).
2.8.2.4 Ánh sáng
Dưới tác động của tia sáng mặt trời, vitamin D sẽ được tạo ra trên và trong da của heo. Ngoài ra ánh sáng còn diệt các vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi và khi ánh sáng ở mức độ vừa phải còn kích thích sự trao đổi chất trong quá trình sinh sống của heo. Nhờ đó heo ăn ngon miệng hơn, sự đồng hóa thức ăn tăng, tuần hoàn máu và cường độ hô hấp cũng tăng, do đó quá trình trao đổi chất của heo được hoàn thiện hơn khi ánh sáng ở mức độ thích hợp (Nguyễn Thiện và ctv., 2005).
2.8.2.5 Độ thông thoáng
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng chuồng nuôi heo cần đảm bảo đủ không khí sạch (O2) và dễ dàng loại thải khí độc (CO2, NH3, H2S…). Nồng độ cao của các khí độc trên có thể gây hại cho sức khỏe gia súc cũng như sức khỏe con người và làm giảm năng suất chăn nuôi. Chuồng thông thoáng tốt thường có ít khí độc. Bụi từ thức ăn, lông thú hay phân là những hạt mang vi sinh vật gây bệnh đi vào đường hô hấp, đưa đến các phản ứng dị ứng và xáo trộn hô hấp. Nồng độ bụi trong chuồng chỉ nên khoảng 10 mg/m3. Số lượng vi khuẩn trong không khí của chuồng nuôi tùy thuộc độ thông thoáng. Tác nhân gây bệnh đường hô hấp cũng có thể có mặt trong không khí. Khi chuồng nuôi có nhiệt độ thấp thì phổi dễ bị lạnh, do đó phổi không thể kháng lại các vi sinh vật gây bệnh và thú mắc các bệnh hô hấp (Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Hàm lượng khí tối đa trong chuồng
Chất khí Hàm lượng trong chuồng (ppm) H2S NH3 CO CO2 10 10 100 3000
25
2.9 Công tác thú y 2.9.1 Phòng bệnh
2.9.1.1 Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3 - 5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi (Trương Lăng, 2000 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.9.1.2 Các biện pháp khử trùng tiêu độc
Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) cho rằng sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2 - 3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol 1 - 3%, crezil 3 - 5%, cloramin-T... theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý không dùng bột vôi hoặc nước vôi khử trùng khi có gia súc trong chuồng vì bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp và nước vôi có thể gây bỏng cho gia súc.
2.9.1.3 Vệ sinh thức ăn và nước uống
Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.9.2 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản và heo con
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của heo là thời tiết quá nóng, quá lạnh, thay đổi đột ngột. Vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi. Nuôi, nhốt quá chật. Thay đổi về sinh lý theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Thức ăn không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng
26
(ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc nấm độc…). Nước uống không đủ, không đảm bảo vệ sinh. Ký sinh trùng sống ký sinh bên ngoài (ruồi, ve…), hoặc bên trong cơ thể (giun, sán). Vi trùng, virus có hại xâm nhập vào cơ thể (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.9.2.1 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản a) Hội chứng rối loạn sinh sản
Bệnh thường gặp ở các cơ sở chăn nuôi heo nái tập trung. Nguyên nhân và biểu hiện: Thông thường do thức ăn mất cân đối, thiếu protein, thiếu vitamin A, D, E nhất là E. Mặt khác do heo nuôi giam trong chuồng chật hẹp, thiếu vận động, nên béo mập, khiến cơ quan sinh dục không phát triển. Do rối loạn nội tiết, do chất lượng thức ăn xấu, do thời tiết nóng và bầy đàn nhốt đông chật, ít vận động. Do lượng hormon thiếu, do số lượng thể vàng trong buồng trứng không đủ, do heo con thừa nhiễm sắc thể (Trương Lăng, 2003).
b) Bệnh viêm âm đạo, tử cung ở heo nái
Bệnh khá phổ biến ở heo nái, thể hiện rõ nhất là viêm tử cung và âm đạo, ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản. Nguyên nhân là do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xay xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo, tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của heo nái (Nguyễn Thiện và ctv., 2005).
c) Viêm vú sau đẻ
Nguyên nhân là heo đẻ sót nhau, bị nhiễm trùng do Streptococcus hay Staphylococcus. Heo con mới đẻ có răng nanh mà không bấm nên bú làm xây sát vú heo mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Heo nái ăn thức ăn nhiều đạm quá, sinh nhiều sữa, heo con bú không hết, sữa ứ đọng tạo thành môi trường cho vi trùng sinh sản nhiều. Heo nái chỉ cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.
Bảng 2.13: Lịch tiêm phòng cho heo nái
Ngày tuổi Loại vaccin
6 tuần trước khi sinh Tiêm chủng E.coli (PORCINE PILI SHIELD hay NEOECOLIPOR).
4 tuần trước khi sinh Tái chủng lở mồm long móng, Aujeszky. 2 tuần trước khi sinh Tái chủng E.coli (PORCINE ECOLIZER hay
NEOECOLIPOR).
2 tuần sau khi sinh Tái chủng 3 bệnh: Lepto-dấu son-parvovirus. 3 tuần sau khi sinh Tái chủng dịch tả.
27
2.9.2.2 Các bệnh thường gặp ở heo con a) Bệnh tiêu chảy phân trắng
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) và Trần Văn Phùng (2005) cho rằng bệnh tiêu chảy phân trắng do các nguyên nhân sau thứ nhất khẩu phần ăn của heo mẹ thiếu dinh dưỡng, do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ đột ngột, hoặc do sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không sử dụng hết chất đạm. Thứ hai, đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi, thường thiếu men tiêu hóa, dễ bị nhiễm lạnh đường tiêu hóa (thiếu HCl). Do thời tiết thay đổi đột ngột. Thứ ba, heo mẹ bị một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú, sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát, heo con bú phải sữa đó bị tiêu chảy. Hoặc do heo