Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản và heo con

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 35)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của heo là thời tiết quá nóng, quá lạnh, thay đổi đột ngột. Vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi. Nuôi, nhốt quá chật. Thay đổi về sinh lý theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Thức ăn không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng

26

(ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc nấm độc…). Nước uống không đủ, không đảm bảo vệ sinh. Ký sinh trùng sống ký sinh bên ngoài (ruồi, ve…), hoặc bên trong cơ thể (giun, sán). Vi trùng, virus có hại xâm nhập vào cơ thể (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).

2.9.2.1 Các bệnh thường gặp ở heo nái sinh sản a) Hội chứng rối loạn sinh sản

Bệnh thường gặp ở các cơ sở chăn nuôi heo nái tập trung. Nguyên nhân và biểu hiện: Thông thường do thức ăn mất cân đối, thiếu protein, thiếu vitamin A, D, E nhất là E. Mặt khác do heo nuôi giam trong chuồng chật hẹp, thiếu vận động, nên béo mập, khiến cơ quan sinh dục không phát triển. Do rối loạn nội tiết, do chất lượng thức ăn xấu, do thời tiết nóng và bầy đàn nhốt đông chật, ít vận động. Do lượng hormon thiếu, do số lượng thể vàng trong buồng trứng không đủ, do heo con thừa nhiễm sắc thể (Trương Lăng, 2003).

b) Bệnh viêm âm đạo, tử cung ở heo nái

Bệnh khá phổ biến ở heo nái, thể hiện rõ nhất là viêm tử cung và âm đạo, ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản. Nguyên nhân là do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xay xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo, tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của heo nái (Nguyễn Thiện và ctv., 2005).

c) Viêm vú sau đẻ

Nguyên nhân là heo đẻ sót nhau, bị nhiễm trùng do Streptococcus hay Staphylococcus. Heo con mới đẻ có răng nanh mà không bấm nên bú làm xây sát vú heo mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Heo nái ăn thức ăn nhiều đạm quá, sinh nhiều sữa, heo con bú không hết, sữa ứ đọng tạo thành môi trường cho vi trùng sinh sản nhiều. Heo nái chỉ cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

Bảng 2.13: Lịch tiêm phòng cho heo nái

Ngày tuổi Loại vaccin

6 tuần trước khi sinh Tiêm chủng E.coli (PORCINE PILI SHIELD hay NEOECOLIPOR).

4 tuần trước khi sinh Tái chủng lở mồm long móng, Aujeszky. 2 tuần trước khi sinh Tái chủng E.coli (PORCINE ECOLIZER hay

NEOECOLIPOR).

2 tuần sau khi sinh Tái chủng 3 bệnh: Lepto-dấu son-parvovirus. 3 tuần sau khi sinh Tái chủng dịch tả.

27

2.9.2.2 Các bệnh thường gặp ở heo con a) Bệnh tiêu chảy phân trắng

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) và Trần Văn Phùng (2005) cho rằng bệnh tiêu chảy phân trắng do các nguyên nhân sau thứ nhất khẩu phần ăn của heo mẹ thiếu dinh dưỡng, do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ đột ngột, hoặc do sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không sử dụng hết chất đạm. Thứ hai, đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi, thường thiếu men tiêu hóa, dễ bị nhiễm lạnh đường tiêu hóa (thiếu HCl). Do thời tiết thay đổi đột ngột. Thứ ba, heo mẹ bị một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú, sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát, heo con bú phải sữa đó bị tiêu chảy. Hoặc do heo con thiếu nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Co; do bị nhiễm virus viêm dạ dày, ruột gây tiêu chảy cấp tính; do nhiễm xoắn khuẩn Treponema - hyodyenteriae gây viêm ruột tiêu chảy; do nhiễm trùng cuống rốn, vi trùng xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy, hoặc do vi khuẩn Clostridium, cầu trùng và giun lươn cũng gây viêm ruột và tiêu chảy ở heo con. Triệu chứng là heo con đi tiêu chảy trắng sệt hoặc lỏng như sữa, mùi tanh, dính phân ở hậu môn, nền chuồng có nhiều phân trắng. Heo con bị xù lông, nếu nặng sẽ bị còi cọc hoặc chết.

b) Bệnh đường hô hấp

Heo thở nhiều, chảy nước mũi không sốt do heo bị viêm màng mũi. Heo thở nhanh, ho, đi loạng choạng, có hiện tượng ngạc thở do heo bị tụ máu ở phổi. Heo thở khó, ngắn, ho khan, không chảy nước mũi. Heo sốt, uống nhiều, nắn ngực đau do heo bị viêm màng phổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999).

Bảng 2.14: Quy trình tiêm phòng cho heo con

Ngày tuổi Phòng 3 5 14 21 37 51 Tiêm sắt

Uống thuốc trị cầu trùng Tiêm vaccin tai xanh Tiêm vaccin Myco - Circo Tiêm vaccin dịch tả lần 1

Tiêm vaccine lở mồm long móng

28

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con (sơ sinh 60 ngày tuổi) thuộc hai nhóm giống duroc x (landrace yorkshire) và duroc x (yorkshire landrace) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 35)