1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

103 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Nhất là đốivới ngành chăn nuôi lợn, là vật nuôi sử dụng thức ăn mang tính cạnh tranhlương thực với con người thì việc nghiên cứu về các nguồn thức ăn thay thếmang tính quyết định đến sự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN QUỐC TOẢN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI

(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN

ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI

TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN QUỐC TOẢN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI

(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN

ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI

TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG HỮU DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Quốc Toản

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩkhoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhàtrường và địa phương Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thànhbày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủnhiệm Khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, ViệnKhoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS Trương Hữu Dũng

người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đềtài và hoàn thành luận văn; cảm ơn sinh viên Nguyễn Mạnh Cường lớp 42Akhoa Chăn nuôi - thú y đã phối hợp thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang,UBND các xã Tiến Bộ, Thái Bình, Công Đa, Trung Sơn huyện Yên Sơn; Trangtrại chăn nuôi lợn rừng gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ xã Thái Bình huyện YênSơn và bà con nông dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để tôi hoàn thành luận văn

Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tớitoàn thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và sự giúp đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồngchấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất

Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014

Học viên

Phan Quốc Toản

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Nguồn gốc cây Chè đại 3

1.1.2 Đặc tính sinh trưởng 4

1.1.3 Vấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu 8

1.2 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11

1.2.1 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11

1.2.2 Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi 14

1.2 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 15

1.2.1 Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng 15

1.2.2 Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi 17

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng 18

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 20

1.3.1 Yếu tố bên trong 20

1.3.2 Yếu tố bên ngoài 21

1.4 Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 25

Trang 6

1.4.1 Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn 25

1.4.2 Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 26

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 27

1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 30

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 30

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 30

2.3 Nội dung nghiên cứu 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34

2.5.1 Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 34

2.5.2 Mổ khảo sát, phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 36

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 38

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Nghiên cứu lá cây Chè đại bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn F1(♂R x ♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn 39

3.1.1 Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39

3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 42

3.1.3 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 45

3.1.4 Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm 47

3.1.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 49

3.1.6 Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm 51

3.2 Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn thí nghiệm 54

Trang 7

3.2.1 Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm 54

3.3.2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm 58

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Tồn tại 63

3 Đề nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 72

PHỤ LỤC 75

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31

Bảng 2.2 Kết quả phân tích thành phần lá cây Chè đại 32

Bảng 2.3 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm 33

Bảng 2.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh 33

Bảng 2.5 Định mức cho lợn ăn được hộ chăn nuôi áp dụng 33

Bảng 3.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 40

Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 43

Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46

Bảng 3.4 Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm 48

Bảng 3.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 50

Bảng 3.6 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 52

Bảng 3.7 Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm 55

Bảng 3.8 Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Nhóm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 27

Hình 3.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 45

Hình 3.3 Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46

Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ thịt xẻ của lợn thí nghiệm 56

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ thịt nạc của lợn thí nghiệm 57

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ mỡ của lợn thí nghiệm 58

Hình 3.7 Biểu đồ tỷ lệ protein trong thịt lợn thí nghiệm 60

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong chăn nuôi, thức ăn có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển củavật nuôi, đem lại sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi Nhất là đốivới ngành chăn nuôi lợn, là vật nuôi sử dụng thức ăn mang tính cạnh tranhlương thực với con người thì việc nghiên cứu về các nguồn thức ăn thay thếmang tính quyết định đến sự phát triển về số lượng và chất lượng đàn lợn

Việt Nam là nước có nhiều giống lợn đặc thù cho từng vùng sinh tháinhư vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn LangHồng Các vùng núi và trung du có các giống lợn Mường Khương, lợn Mẹo,lợn Táp Ná, lợn Vân Pa, Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, Nhà nước sẽ đầu

tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xâydựng cơ sở lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương(Cục Chăn nuôi, 2006) [4]

Ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay vấn đề an ninh lươngthực đang được đặt lên hàng đầu bởi vì số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, diệntích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp do đó việc đầu tư chăn nuôilợn đang gặp rất nhiều khó khăn Với ưu điểm thích nghi tốt, sử dụng thức ăntinh ít, thức ăn thô xanh nhiều, nên chăn nuôi lợn rừng lai đã giải quyết đượcvấn đề này và đang được nhân rộng tại huyện Yên Sơn, góp phần nâng caothu nhập cho người dân

Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều loại

cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Chè đại (Trichanthera gigantea) Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có năng suất chất

xanh khá cao, nhiều gia súc, gia cầm thích ăn… tại huyện Yên Sơn tỉnhTuyên Quang cây Chè đại được trồng khoảng những năm 2003 -2004 và cũng

là loại cây có tiềm năng, năng suất chất xanh khá, hàm lượng dinh dưỡng

Trang 12

tương đối cao thường được người dân dùng lá bổ sung vào thức ăn cho lợn

mẹ nuôi con, trâu, bò, dê Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứunào đề cập đến việc sử dụng làm thức ăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai là loạivật nuôi sử dụng nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn Xuất phát từthực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt

F1( ♂Rừng × ♀ Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định được tỷ lệ bổ sung thích hợp vào khẩu phần ăn và ảnh hưởngcủa lá cây Chè đại đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt vàhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP) trong nông hộ nuôitại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản vềviệc sử dụng thêm một giống cây thức ăn giàu đạm thực vật trong chăn nuôi

Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu

và giảng dạy trong nhà trường và ứng dụng vào trong sản xuất

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Sử dụng lá cây Chè đại bổ sung thêm nguồn đạm thực vật trong chănnuôi lợn rừng lai, giúp người chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địaphương để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và cung cấp sản phẩmđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Ngu ồn gốc cây Chè đại

Cây Chè đại có tên La tinh là Trichanthera thuộc họ Acanthaceae (họ Ô rô); họ phụ: Ancanthoideae; bộ: Trichanthera (chi thực vật có hoa); giống Hera; loài: Trichanthera gigantea Cây thân bụi, tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt

dài đến 26 cm và rộng 14 cm, đỉnh nhọn, bản hẹp; nở hoa theo chu kỳ

Cây Chè đại là một loại cây trồng mới làm thức ăn gia súc được nhậpvào Việt Nam năm 1993 từ nước Côlômbia, đây là loại cây thân bụi, lá tonăng suất khá cao, rất giàu prôtêin, khoáng và vitamin Hiện nay cây Chè đại

đã được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắcnước ta để làm thức ăn cho gia súc và cá Kết quả cho thấy sử dụng cây Chèđại làm thức ăn gia súc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi

Cây Chè đại có nhiều ở vùng núi Côlômbia, dọc theo các dòng suối vàkhu vực đầm lầy Costarica tới phía Bắc Nam Mỹ Đây là loài cây thức ăn chogia súc thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau Chúng có thểsống trong khoảng 0 - 2000m (Murgueitio, 1989)[61], 800-1600m, (Acero,1985)[47] và từ 500-1800m trên mực nước biển (Jaramillo và Correcdor,1989)[58] Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa hằng năm khoảng1000-2800mm (Jaramillo và Correcdor, 1989) [58] cây vẫn có khả năng sinhsống, ngay cả khi lượng mưa lên đến 5000-8000mm/năm, (Murgueitio, 1989)[61] Chè đại phát triển được trong điều kiện đất acid, kém màu mỡ nhưngthoát nước tốt

Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành vào các mùatrong năm đều thấy nảy mầm rất tốt, cây ưa ẩm vừa phải, nếu ở nơi thiếunước thì năng suất bị hạn chế vì cây có lá mỏng lại rất to bản nên thoát nướcrất mạnh Cây có thể thu hoạch lần đầu tiên ở 4 - 6 tháng tuổi, năng suất 15,6

Trang 14

và 16,74 tấn/ha (thân tươi) tương đương 40.000 cây/ha (khoảng cách 0,5m x0,5m), sau 1,5 - 3 tháng thu hoạch một lần năng suất 17 tấn /ha/1 lần cắt(khoảng cách 0,75 cm x 0,75 cm) Tổng sản lượng (lá tươi và thân xanh) lênđến 53 tấn/ha/năm Cây Chè đại có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trongđiều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón Điều này chothấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt độngcủa Mycorrhizahay những vi sinh vật khác Cây Chè đại đáp ứng tốt với Nitơcủa urea lên đến 240 kgN/ha/năm.

Hàm lượng protein chứa bên trong lá thay đổi từ 18 - 21% và hầu hết làprotein thật Hàm lượng canxi đặc biệt cao khi so với các loại cây thức ănkhác Thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng (Rosales and Galindo,1987)[66] chứng minh rằng, trong cây Chè đại không có alkaloid hay tannin,hàm lượng saponin và steroid thấp

1.1.2 Đặc tính sinh trưởng

1.1.2.1 Đặc tính sinh trưởng chung

Sinh trưởng và phát triển không phải là một chức năng sinh lý riêngbiệt mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng trong quá trìnhsinh lý của cây

Theo David W.Pratt, 1993 [54] thì tính hiệu quả của cỏ là làm biến đổinăng lượng mặt trời thành lá xanh, để động vật có khả năng thu nhận chúng.Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển củacây Thực vật nói chung và cỏ nói riêng sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giaiđoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng:

Giai đoạn sinh trưởng chậm (giai đoạn I): xảy ra sau khi mới gieotrồng, mới bị chăn thả hay thu cắt Lúc này chất dự trữ ở hạt giảm, lá non cònít; lá bị mất (do thu cắt) nên cây không có khả năng nhận ánh sáng mặt trời,trong khi đó cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển

Giai đoạn sinh trưởng nhanh (giai đoạn II): Đây là thời gian phát triểnnhanh nhất Trong giai đoạn này lá chứa đủ protein và năng lượng thỏa mãncho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi Cỏ có chất lượng cao và số lượng lớn

Trang 15

Giai đoạn sinh trưởng chậm (giai đoạn III): là giai đoạn gần trưởngthành hoặc sau khi chăn thả hay thu hoạch cỏ khoảng 40 - 70 ngày Ở giaiđoạn này, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ Hàm lượng dinh dưỡngcao, số lượng nhiều, tuy nhiên khả năng tiêu hóa của vật nuôi đối với lá vàthân cây giai đoạn này thấp (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [3].

Vì vậy, trong quản lý đồng cỏ cần chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giaiđoạn II và cần có thời gian nghỉ hợp lý để duy trì cây cỏ lâu dài Mặt khác,tránh không cắt cỏ quá thấp hay cho động vật gặm cỏ còn lại quá ngắn gây táisinh chậm làm giảm tổng sản lượng cỏ

1.1.2.2 Động thái sinh trưởng, tái sinh của thân và lá

Lá non của cỏ non phát triển từ chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh.Hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi(Langer, R.H.M, 1972) [59] Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng củakích cỡ tế bào (Esau K, 1960) [56] và tăng trưởng khối lượng (Coyne P.I,1995) [52] Lá mới sinh lấy cacbonhydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tớikhi chúng hoàn thiện và do đòi hỏi phải sinh trưởng, nên chúng đồng hóacác sản phẩm từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới (Langer R.H.M, 1972) [59],(Coyne P.I, 1995) [52]

* Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vậtnhư giống, hay các yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, đất, nước Trong cácyếu tố đó thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng trong đất là các yếu

tố chủ yếu của đời sống thực vật

- Sức nảy mầm của cỏ (hạt, hom)

Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt, nếuhạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này Phẩmchất của hạt thể hiện qua độ thuần và % nảy mầm (Bogdan A V, 1977) [49]

Trang 16

- Nhiệt độ

Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vậtnói chung và thực vật nói riêng Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinhtrưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinhtrưởng chậm lại Khi tăng nhiệt độ tới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quátrình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và công sự, 1976) [46].Cũng theo tác giả này, sự hô hấp bắt đầu trong khoảng 100C và tối thích ởnhiệt độ 350C Theo Bogdan A V, 1977 [49] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệtđới nảy mầm là 15 - 200C và tối ưu là 25 - 350C; Nhiệt độ tối ưu cho quanghợp của cỏ ôn đới là 15 - 200C, và ở cỏ nhiệt đới là 30 - 400C; Sự hình thànhdiệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 150C

Vì vậy nhiệt độ hay thời gian trong năm mà ta thu hoạch sẽ ảnh hưởngtới giá trị của thức ăn (Marten, G.C 1970) [60]

Nhiệt độ đất có tác dụng đối với nhiệt độ bên trong thực vật lớn hơnnhiệt độ không khí, nguyên nhân là do vỏ và cây dẫn nhiệt kém còn nhiệt độđất thông qua nước hấp phụ từ đất mà chuyển vào cây dễ dàng (Phan NguyênHồng, 1971) [21]

- Ẩm độ

Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sốngcây trồng Lượng nước trong đất nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến việc cungcấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật khỏi bịnóng quá, độ thoáng khí của đất điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinhtrưởng và chất lượng cây trồng (Nguyễn Đức Quý, 2007 [32]

- Ánh sáng

Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởngcủa cây rất phức tạp Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và cây mới ra hoakết quả bình thường

Trang 17

- Dinh dưỡng trong đất

Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏtrồng, trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cảcác nguyên tố đa và vi lượng Phân bón lót P - K rải một lần trong năm có tácdụng trong cả năm làm tăng năng suất cỏ so với không bón phân Ngược lại,

sự tăng năng suất do tác dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bónphân (A Voisin, 1963) [48], cũng chính vì vậy mà người ta có thể sử dụngđạm một cách hợp lý nhằm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phụctình trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên

Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động rễ củathực vật bị hạn chế Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ranhiều độc tố Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không mọc ở đấtnày (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [17]

* Các nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá

- Tuổi thiết lập

Là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi cỏ thiết lập và có thể đưa vào sửdụng lần đầu tiên Lứa tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộphận dưới đất (rễ, thân ngầm ) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinhdưỡng sau này Chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ dinh dưỡngđầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh (A Voisin, 1963) [68]

- Tuổi thu hoạch

Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổithu hoạch Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch (A Voisin,1963) [68] khẳng định: một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những phần cònlại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và cóthể không tái sinh được Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng ½ tuổi thu hoạch thíchhợp thì năng suất chỉ còn 1/3 Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50% thì chỉtăng năng suất 20%, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ xơ tăng

Trang 18

- Độ cao thu hoạch

Độ cao thu hoạch cũng quyết định lượng dự trữ của cỏ cho quá trình táisinh trưởng Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ vì một phần sảnlượng nằm ở phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinhsau đó, làm mất đi phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản

để nuôi rễ và toàn bộ lá, không tạo ra các chất hữu cơ khác được

1.1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng của rễ

Bộ rễ chùm của cỏ hòa thảo chủ yếu sinh trưởng ở những lớp đất mặt trừmột số loài như cỏ Voi có thể ăn sâu tới 2m Bộ rễ cọc của cây họ đậu ăn sâuhơn Thường trong những năm đầu tiên sẽ ăn sâu gần mức độ sâu nhất có thể tùytheo loại cỏ, loại đất và mạch nước ngầm (Whyte R.O và cộng sự, 1964) [65]

Sau khi bộ rễ được thiết lập, sự sinh trưởng cũng mang tính chất theomùa rõ rệt như các bộ phận trên mặt đất Phần lớn rễ sinh trưởng mạnh vàomùa xuân đạt tới mức cao nhất trước khi bộ phận trên mặt đất đạt được vàngừng khi cây ra hoa

1.1.3 V ấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu

Cây họ đậu có đặc tính sinh học chung đó là rễ có nốt rễ, mang vikhuẩn cộng sinh Rhizobium cố định được nitơ trong không khí Mặc dù trongkhông khí trên mỗi hecta đất có tới 80 ngàn tấn nitơ ở dạng khó tiêu Tuynhiên, cây trồng không thể sử dụng được loại nitơ phân tử này Trong khi đó,

có một số vi sinh vật có khả năng đồng hóa dễ dàng nitơ của không khí, người

Trang 19

biệt trong các bộ phận của cây (thân, cành, lá) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.Ngoài ra, cành lá của cây họ đậu thường mọc dày phủ kín đất và hạn chế được

sự phát triển của cỏ dại

- Vai trò sinh lý của nitơ: so với CHO, N không nhiều (1 - 3%) nhưng

nó có vai trò hết sức quan trọng, thiếu nitơ cây không thể tồn tại được

+ Nitơ được xem như là nguyên tố quan trọng bậc nhất và hạn chế lớnnhất đối với năng suất cây trồng vì nhu cầu dinh dưỡng nitơ của cây cao trongkhi đó khả năng cung cấp của đất cho cây rất thấp Hàm lượng nitơ thay đổi

từ 0,1 - 0,2 % (dưới dạng hữu cơ), khả năng cung cấp cho cây 30 - 40kg/ha/năm Đây là một lượng quá nhỏ so với nhu cầu của cây

+ Cây có thể hấp thu dưới hai dạng đạm: NH4+và NO3-, hàm lượng nitơchiếm 1 - 3% khối lượng khô của cây tùy theo bộ phận Nitơ tham gia vàothành phần của hầu hết các hợp chất hữu cơ trong cây

+ Nitơ có mặt trong axit nucleic nên quyết định đặc tính di truyền của

cơ thể do đó điều chỉnh sự tổng hợp protein và phân chia tế bào, các acidamine - do đó là thành phần bắt buộc của protein protein trong cơ thể thựcvật là không thể thiếu vì nó tham gia vào cấu tạo nên membrane, hệ thốngenzyme, phitocrom, các phitohormone - điều chỉnh quá trình sinh trưởng pháttriển của cây kể cả hợp chất hữu cơ thứ cấp như tanin, cafein

+ Nitơ tham gia cấu tạo nên nhiều enzym quan trọng: dehydrogenaza,FAD, NAD

+ Nitơ tham gia vào cấu trúc vòng poorphiril, đây là cấu tử quan trọngcủa chlorophil, cytocrom→ Nitơ quyết định quá trình trao đổi chất, nhữngbiến đổi sinh lý sinh hóa, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển;năng suất và chất lượng cây trồng Do đó, để tăng năng suất và phẩm chất câytrồng thì việc thỏa mãn nhu cầu nitơ có ý nghĩa quyết định

+ Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá màu vàng nhạt, cây đẻ ít nhánh,sinh chồi, kém diện tích lá nhỏ, năng suất và phẩm chất thấp (thậm chí không

có quả tùy thuộc mức độ thiếu nitơ)

Trang 20

+ Tuy nhiên nếu bón quá nhiều nitơ và bón không cân đối với cácnguyên tố đa lượng khác thì thân lá sinh trưởng rậm rạp, lá màu xanh đụcđậm, cây mềm yếu, khả năng chống đổ kém, đối với cây lấy hạt thì hạt lépnhiều, thậm chí không ra hoa kết quả Cây sinh trưởng mạnh thân lá, nhưngkhả năng chống chịu kém, dễ bị sâu bệnh phá hại.

- Mối quan hệ dinh dưỡng nitơ với cây họ đậu

Với cây họ đậu mối quan hệ giữa dinh dưỡng nitơ có sự tác động qualại Nghĩa là nó có thể hút chất dinh dưỡng nitơ từ trong đất dưới dạng NH4+

và NO3-, vừa có thể tổng hợp dinh dưỡng nitơ nuôi cây và để lại trong đấtdinh dưỡng đạm Điều đó tùy thuộc vào khả năng tạo nốt sần và thời gian tạonốt sần của cây họ đậu

+ Giai đoạn cây còn non chưa hình thành nốt sần:

Ở giai đoạn này cây họ đậu với bộ rễ mới hình thành thì nó chưa có khảnăng tạo nốt sần nên không có khả năng tổng hợp đạm Do đó cây phải hútdinh dưỡng nitơ dưới dạng ion NH4+ và NO3- ở trong đất Sự hấp thụ dinhdưỡng nitơ vào cây có thể theo hai kiểu:

Hấp thụ thụ động:

Các ion NH4+và NO3-theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.Các ion NH4+và NO3-hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.Các ion NH4+và NO3- hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễtrao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất Cách này gọi làhút bám trao đổi

Hấp thụ chủ động:

Phần lớn các ion NH4+ và NO3- được hấp thụ vào cây theo cách chủđộng Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinhchất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quyluật khuếch tán, nghĩa là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng

độ cao Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gadrien

Trang 21

nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là sự tham gia của ATP và mộtchất trung gian thường gọi là chất mang ATP và chất mang được cung cấp từquá trình chuyển hóa vật chất (chủ yếu từ quá trình hô hấp).

Ở giai đoạn này của các loại cây họ đậu, quá trình phát triển của rễcàng nhanh càng tốt Do đó, chúng ta phải bón phân đạm với lượng nhỏ vàkèm theo bón phân lân vì phân lân sẽ kích thích sự phát triển của bộ rễ

1.2 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi

1.2.1 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi

Cây Chè đại: Cây Chè đại có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt

tỷ lệ sống 90% - 95% Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thểcao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át Ngoài cung cấp dinh dưỡng,

lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi

Trong thời gian gần đây, nhà nước đa bắt đầu triển khai các nghiên cứunhằm khuyến khích việc trồng cây thức ăn thô xanh cho phát triển chăn nuôi

Do đó cây Chè đại có thể là một giải pháp thay thế nhằm tận dụng tốt hơnnguồn thức ăn sẵn có làm nguồn bổ sung cho gia súc gia cầm Các hộ chănnuôi có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn vì tận dụng được protein sẵn có từ

lá cây là nguồn protein rẻ tiền vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cho vật nuôi vừagóp phần cải thiện môi trường sinh thái cho con người

Lá cây Chè đại rất giàu đạm, khoáng, sinh tố, tỉ lệ chất xơ tương đốithấp, là loại thức ăn ngon, bổ, rẻ cho các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.Ngoài cung cấp dinh dưỡng, cây Chè đại còn có tác dụng chống bệnh đườngruột cho vật nuôi (Đậu Thế Năm, 2010) [28]

Các cuộc thử nghiệm cho thấy, Chè đại được chế biến ở dạng bột hoặctươi trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ tạo nguồn cung cấp protein, caroten.Thử nghiệm nuôi 150 gà đẻ thương phẩm, 800 cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có

bổ sung 2-4% bột lá Chè đại và 0,2-0,3% Carophyll trong khẩu phần Kết quảtrung bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và cút giữa thí nghiệm và

Trang 22

đối chứng tương đối giống nhau Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn.Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Chè đại trong khẩuphần, kết quả cho thấy, dùng lá Chè đại làm da có màu vàng tốt hơn so với vịt

ở nghiệm thức đối chứng

Kết quả thử nghiệm cho thấy: sử dụng lá cây Chè đại cho gia súc, giacầm và cá ăn tươi ở dạng bột cỏ mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quảkinh tế cao hơn Đặc biệt, chất lượng thịt, trứng vàng, thơm ngon hơn so với

lô đối chứng không sử dụng lá cây Chè đại

Nhiều hộ nông dân ở thành phố Cần Thơ đã và đang sử dụng lá câyTrichanthera gigantea tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo:4,2kg/con/ngày cho heo nái và 3,6kg/con/ngày cho heo thịt, tương đương 110 -130g protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọngcao Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây Chè đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kếtquả tốt: đẻ trứng nhiều hơn, chất lượng trứng tốt hơn (Đậu Thế Năm, 2010) [28]

Sử dụng lá cây Chè đại làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm 1/3 chi phí muathức ăn, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng các thức ăn truyềnthống Sau khi cho ăn lá Chè đại, thịt, trứng, sữa thu được sẽ vàng, thơm ngonhơn so với các sản phẩm của gia súc, gia cầm không sử dụng lá cây này Gà

đẻ cho ăn Chè đại lòng đỏ rất đỏ, gà con có da, mỏ vàng hơn, rất hợp thị hiếungười tiêu dùng

Khoa Nông nghiệp - Trường đại học Cần Thơ trồng thử nghiệm có thểthay 30-40% lượng tấm cám trong khẩu phần thức ăn cho heo, dê Lá cây Chèđại ở dạng bột còn bổ sung 2-4% khẩu phần thức ăn cho gà, vịt, cút nuôi Đã

có trên 500 nông dân mua hom giống cây Chè đại với giá 10.000 đồng/kg vềtrồng Theo tính toán, trồng khoảng 30 cây Chè đại sẽ cung cấp thức ăn chomột con heo hoặc dê trong suốt thời gian nuôi

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cây Chè đại ảnh hưởng tới sinh trưởng

và hiệu quả chăn nuôi gà Broiler từ 1 - 42 ngày tuổi tại Thái Nguyên cho thấy:

Trang 23

Sử dụng bột lá Chè đại thay thế một phần thức ăn hỗn hợp không làmảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của gà Broiler, kết thúc thí nghiệm ở 6 tuần tuổi

gà đạt tỷ lệ nuôi sống 94 - 96 % tương đương như lô đối chứng không thay thế

Với tỷ lệ thay thế bột lá Chè đại đã dùng từ 1 - 3% và 3 - 5% trong thức

ăn hỗn hợp tương ứng với 2 giai đoạn nuôi gà Broiler từ 1 - 42 ngày tuổi đã

có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng của gà: với tỷ lệ thay thế 3 - 5% lô thínghiệm 2 đã cho khối lượng cơ thể cao hơn đối chứng 295g/con, tương ứngcao hơn 11,3%, đạt độ tin cậy (P<0,05); tốt hơn tỷ lệ thay thế 1 - 3% ở lô thínghiệm 1 chỉ có chênh lệch so với lô đối chứng 68g/con, tương ứng cao hơn2,8% (P>0,05)

Kết quả nghiên cứu tại Trạm Thực nghiệm Thu cúc huyện Thanh Sơntỉnh Phú Thọ đã thử nghiệm cho lợn nái ăn chè đại theo cách nấu cám chungvới cám gạo, ngô như nấu với rau, khoai lang Kinh nghiệm của trạm chothấy, với lợn nái, việc bổ sung chè đại cần đi theo một quá trình thêm dần đểcho lợn quen với thức ăn mới, nghĩa là cần cho lợn tập ăn Chỉ sau 3 bữa làlợn sẽ quen “mùi”, và ăn nhiều trở lại Theo tài liệu nước ngoài, thức ăn từchè đại có thể thay thế 30% thức ăn tinh cho thỏ Với thỏ của Trạm Thựcnghiệm, chè đại được bẻ là và chặt cành non và cho thỏ ăn, không cần chếbiến Thỏ được ăn chè đại và qua đó giảm khẩu phần thức ăn tinh Trong năm

2010, chè đại được trạm dùng phổ biến làm thức ăn bổ xung cho đàn gà sau

12 ngày tuổi Khi gà còn bé (ở 12 -30 ngày tuổi), chè đại có thể thái nhỏ cho

gà ăn Khi gà lớn, khoảng 1 tháng tuổi, thì không cần phải thái Mỗi ngày, gàcủa trạm thực nghiệm được cho ăn chè đại hai bữa vào lúc 9h sáng và 2hchiều với mức 1 sọt (khoảng 4 kg) thân và lá một bữa Chẳng hạn, vớilượng thức ăn một ngày cho gà khoảng 20 kg, nếu có chè đại bổ sung thìchỉ cần 12 kg là đủ Với khả năng thay thế tới 40% thức ăn tinh, khi dùng chèđại làm thức ăn bổ sung, người chăn nuôi có thể giảm lượng thức ăn đáng kể(Phạm Thị Thanh, 2011) [70]

Trang 24

Trong tự nhiên, nguồn thực vật làm thức ăn cho gia súc gia cầm rất nhiềunhư: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, rau cỏ…

Theo Nguyễn Đức Trân và cs (1997) [44] cho biết: Ở vùng núi, có thểlấy lá và cả cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bòthường ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ

Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức,thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứngtheo thị hiếu người tiêu dùng Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chếbiến từ cỏ alfalfa (Medicago sativa) Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea),

có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàmlượng protein thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng,vitamin Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn láxanh khác như bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo(Stylosanthes gracilis)

Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa,tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo

Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% proteintrong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bộtđường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm

Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàmlượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo5,5%, xơ thô 21%

Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loạiđất khác nhau Lượng protein thô trong lá keo dậu khá cao 270-280 g/kg chấtkhô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn

bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm

1.2.2 Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi

Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: lá sắn có độc tốHCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi

sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần

Trang 25

Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [11] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột láthực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6%tính theo đơn vị khẩu phần Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đókhông nên dùng quá 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trongkhẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dưỡng) bột cỏ alfalfa thườngchứa saponin với hàm lượng 0,2-1,8% gây tác dụng dung huyết và kìm hãmsinh trưởng ở gia súc, gia cầm, gây chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò, cho nên bột

cỏ alfalfa chỉ được sử dụng với tỷ lệ hạn chế trong khẩu phần ăn của gia súc.Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm haohụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là B-caroten, vitamin bị mất đi

Đối với cây Chè đại đã có thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinhdưỡng (Rosales and Galindo, 1987) [66] chứng minh rằng trong cây Chè đạikhông có alkaloids hay tannins, hàm lượng saponin và steroids thấp do đó cóthể bổ sung lá cây Chè đại vào khẩu phần ăn cho hầu hết các loại gia súc giacầm như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm, cá

1.2 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt

1.2.1 Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng

Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền

như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểuhình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về

di truyền của từng loài Theo Nguyễn Ân và cs, (1983) [2]; Trần Đình Miên

và cs, (1975) [27]; Nguyễn Thiện và cs (1998) [38]: hầu hết các tính trạng vềnăng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt,khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng

số lượng Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P) củatính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi trường(Environmental deviation - E) quy định Quan hệ này được biểu thị bằng côngthức P = G + E

Trang 26

Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng

do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành Đó là gen mà hiệuứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ cóảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiệntượng đa gen (Polygene) Các minor gene này tác động lên tính trạng theo 3phương thức: cộng gộp, trội và át gen Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thểhiện qua công thức: G = A + D + I Trong đó:

A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value).D: là sai lệch trội (Dominance deviation)

I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xácđịnh được và di truyền cho đời sau Hai thành phần D và I cũng có vai tròquan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất conđường thực nghiệm

Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E)gồm có 2 loại:

- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) làsai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng mộtcách lâu dài Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc… tác độnglên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs,1995), [41]

- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) làsai lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệttrong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đótrong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên

Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es

Trang 27

Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũngnhư ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và cácyếu tố môi trường Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúngmột vốn di truyền nhất định Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao haythấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố:khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý Vì thế trong công tác giốnglợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phươngnhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiếnhành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp genmới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động:thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ… để khai thác tốt tiềm năng

di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống

1.2.2 Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi

* Khái niệm về sinh trưởng

Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tếbào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và

cs, 1975), [27]

Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinhdưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi,nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó làprotein, lipit, gluxit và các chất khoáng…(Đàm Văn Tiện và cs, 1992) [34],(Chambers, 1990) [53], cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp

sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ…

Về mặt sinh học, sinh trưởng ở lợn được xem là sự tăng cường tổnghợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kíchthước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Quá trình này thểhiện ở ba mặt:

Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào

Trang 28

Tăng thể tích của mỗi tế bào.

Tăng thể tích giữa các tế bào

Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặctính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến Tốc độ sinh trưởng biểu thị sựtăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thờigian nhất định Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo

và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975) [27]) Một

số tác giả như Clayton G.A., Powell T.C., (1979) [50] cho biết: tốc độ sinhtrưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2= 0,4 - 0,5) và liên quan chặt chẽtới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng, giống, cá thể Từ tất cảcác quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trưởng ở lợn cũngnhư các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ

do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khốilượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất ditruyền từ đời trước truyền lại (Trần Đình Miên và cs, 1975) [27]

1.2.3 Các ch ỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng

Trong chăn nuôi lợn và các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉtiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối

và sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thướctheo thời gian khảo sát

Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kíchthước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN,1977) [35], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng parabol

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thểtích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảosát (TCVN, 1977) [35] Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạnghyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc

Trang 29

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt:

Khối lượng sống: là khối lượng giết mổ của lợn sau khi cho nhịn ăn 24 giờ.

Tỷ lệ mỡ, tỷ lệ da và tỷ lệ xương (%):

Mỡ lợn ít được dùng làm thực phẩm ở những nước phát triển, tuy nhiên

ở các nước đang phát triển, mỡ lợn rất cần thiết cho nhu cầu con người vì đó

là nguồn cung cấp năng lượng cao Xu hướng hiện nay người ta đang cố gắnggiảm dần tỷ lệ mỡ của lợn xuống do nhu cầu về thịt nạc của người tiêu dùngngày càng cao

Tỷ lệ xương và da phụ thuộc vào giống lợn Các giống lợn nội có tỷ lệxương thấp hơn các giống lợn đã được cải tiến, tỷ lệ xương biến động trongkhoảng 9 - 12%

Tỷ lệ lệ hao hụt (%):

Tỷ lệ hao hụt của thịt xẻ thể hiện tỷ lệ nước chứa trong thịt cao haythấp, nói lên chất lượng thân thịt, chế độ nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu làmthí nghiệm Nhìn chung tỷ lệ hao hụt càng nhỏ càng tốt

Trang 30

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi

1.3.1 Y ếu tố bên trong

1.3.1.1 Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể

Trong chăn nuôi gia súc, dòng, giống có thể có ảnh hưởng rất lớn tới sựsinh trưởng Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và truyền lại cho đời sau khả năngsinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống Tính di truyền về khả năngsinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi Ảnh hưởng của dòng, giốngđến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loạigia súc gia cầm

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [31] cho biết: Yếu tố di truyền làmột trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinhtrưởng phát dục của lợn Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo cácquy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau Doảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sựkhác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiếncũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn Sựkhác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể màcòn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đãhình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợnhướng nạc, hướng mỡ

Nguyễn Thiện và cs (1998) [39] cho rằng: Giống cũng là một yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt.Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giốnglợn ngoại nhập nội Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng

60 kg Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tạiViệt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi

1.3.1.2 Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone

Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào vàgiữ cân bằng các chất trong máu Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống,

Trang 31

kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ứctrong điều khiển quá trình sinh trưởng Về sau điều khiển quá trình sinhtrưởng có sự tham gia của tuyến yên Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH

(somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ

thể Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [36]: STH có tác dụng sinh

lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổnghợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là cácxương dài) Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ

bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus) Vào thời kỳ thành thục về tính, cáchormon sinh dục như hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen vàoestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể vàhình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp Hormon sinh dục của con cáitạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của lợn.Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thậncũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ

1.3.2 Y ếu tố bên ngoài

1.3.2.1 Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt.

Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [5]: Protein là nhóm chấthữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ Protein đảm nhiệm nhiều chứcnăng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào Quá trình sinhtrưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng proteintrong cơ thể rất cao Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng proteinkhông giống nhau Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 - 35% so với tổnglượng protein trong cơ thể

Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tíchlũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao Nếutrong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặcngừng, khả năng sống kém Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là

Trang 32

16-18% Trong quá trình chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượngprotein trong khẩu phần là 22-24%.

Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein Theo Từ QuangHiển và cs (2001) [18] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó làthành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu

về axit amin Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mứccân đối các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối

sẽ bị oxy hóa cho năng lượng Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cânđối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn

Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết, vớiyêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thìprotein thô cần 11-12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần20-22% protein thô

Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau Một sốloại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa Một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [31] cho biết: nói chung lợn contiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vậthay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặcđiểm khác nhau quan trọng

1.3.2.2 Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt

Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit aminthì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng

Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinhdưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất

Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơthể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào Chất cung cấp nănglượng chu yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ Hàng ngày gluxit đảm bảo

Trang 33

từ 70-80% nhu cầu dinh cầu vềdưỡng của lợn Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còicọc, chậm lớn.

1.3.2.3 Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt

Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [19] gia súc non cần được cung cấpđầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy

ra trong cơ thể Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3-4%khối lượng cơ thể tăng Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khốilượng xương tăng

Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơngia súc trưởng thành Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi

và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non Khi gia súc còn non khả năng tíchluỹ canxi, phot pho cao Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm Nhìn chung,gia súc non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầucanxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấpthu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương Ởgia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với giasúc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5-2/1)

1.3.2.4 Vai trò và nhu cầu về vitamin đối với lợn nuôi thịt

Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọiquá trình trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật

Trong các loại Vitamin thì, Vitamin A và Vitamin D là hai loại Vitaminquan trọng nhất cho sinh trưởng Trong đó Vitamin A xúc tiến quá trình sinhtrưởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng giảm,lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bần huyết ở lợn con, xùlông, da khô ở lợn sinh trưởng Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi canxi,phot pho để phát triển bộ xương Nhu cầu của lợn thịt về Vitamin A và D theo

Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [16] là: tiêu chuẩn của Tây Đức(DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức ăn, vitamin

D = 2500 UI, vitamin E = 10- 15mg

Trang 34

Nhu cầu Vitamin của lợn được thỏa mãn từ nguồn rau xanh, ngũ cốc vàVitamin được tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix.

1.3.2.5 Nhiệt độ và ẩm độ môi trường

Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ

mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể Nếu nhiệt độmôi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổichất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn Việc đảmbảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứvào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng Một số công trình nghiên cứuchứng minh rằng khi nhiệt độ nuôi trường xuống thấp (dưới 5,5oC) thì lợncon bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môitrường là 29oC.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó

ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng lượngtiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôibéo từ 15 - 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC Nhìn chung, khilợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoànthiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống

Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm

độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%

1.3.2.6 Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn Khinghiên về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng cóảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợnsinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởngđến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng Đối vớilợn con từ sơ sinh đến 70 ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khốilượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con đượcvận động dưới ánh sáng mặt trời

Trang 35

Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ănxong Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sángxuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do cácgiống lợn sinh sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không cómột phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo.

Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợnnái đều có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi cácchất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiệnđộng dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảygiá của lợn đực Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú

ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con

và lợn sinh sản

1.3.2.7 Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêutrên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng,tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽgiúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa

1.4 Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

1.4.1 Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn

+ Nguồn gốc: Lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang làgiống lợn rừng Thái Lan được nhập từ Viện Chăn nuôi thông qua các chươngtrình khuyến nông, các dự án khoa học công nghệ,…

Lợn rừng có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tamgiác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lôngmàu trắng chạy vắt qua mũi Mũi chúng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rấtkhỏe (lợn thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn) Con cái trưởng thành

Trang 36

nặng 90-100 kg, con đực nặng 100-120 kg và có 4 nanh dài chĩa ra ngoài làphương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh của nó.Lông lợn rừng dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen Thường lỗ chân lông thànhbúi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông Lông bờm màu đenđậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dàiđến khoeo chân Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn Vai cao hơn hông Lợnrừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày Số lợn sơ sinh: 6-10con/ổ, lợn con có bộ lông giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọcthân trên nền da màu đen hoặc nâu) Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc nàykhông còn nữa, nhưng lông toàn thân cũng thay đổi sang dạng nâu-bạc-mốc.

+ Đặc điểm sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục của lợn rừng từ 8-10tháng tuổi, nhưng thường đẻ lần 1 sau 18 tháng và tuổi đẻ đến 5 năm Lợnrừng chu kỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gianchửa bình quân là 115 ngày (dao động từ 100-140) ngày Số con đẻ 1 lứa là 1đến 12 con, trung bình là 4 đến 8 con Cho con bú đến 3-4 tháng

+ Tập tính: Lợn rừng thường thích sống quây tụ thành bầy đàn với quy

mô từ 5-20 con, cũng có lúc chúng hợp thành nhóm thành bầy lớn 50-80 con.Lợn đực thường trưởng thành thường tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đànvào mùa giao phối (từ tháng 12 năm trước đến tháng 01 năm sau) Trước khisinh con, lợn con đào hố trên mặt đất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây,

cỏ mềm

1.4.2 Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn

Giống lợn địa phương chủ yếu do dân tộc H’Mông nuôi ở vùng cao,

ở Tuyên Quang được nuôi nhiều ở các huyện Lâm Bình, Na Hang, ChiêmHóa, Yên Sơn

Trang 37

lông đen và dài tới 5-8 cm,

đầu to, trán rộng và thường

có khoáy trán, mõm dài, tai

nhỏ, hơi chúc về phía trước,

vai, lưng rộng, phẳng hoặc

hơi vồng lên, da thường dày, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu

+ Khả năng sinh sản: Lợn cái thành thục lúc 7-8 tháng tuổi, chu kỳđộng dục từ 18-21 ngày, thời gian động dục từ 2-4 ngày Tuổi thụ thai lần đầucủa lợn nái là 9-10 tháng lúc khối lượng cơ thể đạt khoảng 35 kg Số con đẻ ratrên một lứa bình quân từ 5-10 con

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.5.1 Tình hình nghiên c ứu trong nước

k k sinh trưởng và phát triển tốt, có khảnăng chống chịu hạn trong điều kiện mùa khô không tưới nước, năng suấttương đối cao từ 8 tấn - 13,5 tấn/ha/lứa cắt (lá và thân xanh), có thể trồngxen trong vườn cây ăn quả và vườn điều, tiêu, cao su,

có thể chế biến phơi khô, ủxanh làm thức ăn dự trữ cho gia súc

: 21,29%, protein thô: 21,66%, Lipit thô:6,92%, xơ thô: 25,42%

Trang 38

quả; 150 gà đẻ thương phẩm, 800 chim cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có bổsung 2-4% bột lá Chè đại và 0,2-0,3 carophill trong khẩu phần kết quả trungbình về năng suất và chất lượng của trứng gà và chim cút giữa thí nghiệm vàđối chứng là tương đối giống nhau nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấphơn Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Chè đại trongkhẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Chè đại làm da vịt có màu vàng tốt hơn

so với vịt ở nghiệm thức đối chứng (Đậu Thế Năm, 2010) [28]

Lá cây Chè đại có thể thay thế từ 15 - 30% cám hỗn hợp, tương đương3-6kg lá tươi/con/ngày trong khẩu phần bò vắt sữa (17-18 kg/con/ngày) màvẫn không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa và khối lượng cơ thểcủa bò, giảm chi phí thức ăn hỗn hợp và tăng lợi nhuận từ 5-10% thông quabán sữa

Tác giả Từ Quang Hiển (1992) [15] ở trường Đại học Nông LâmThái Nguyên nghiên cứu sử dụng bột lá keo dậu thay thế premix vitamintrong thức ăn nuôi gà thịt công nghiệp và cho kết luận có thể dùng 3-5%bột lá keo dậu thay thế premix vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà thịt

mà không ảnh hưởng tới tăng trọng và hiệu suất sử dụng thức ăn, chi phíthức ăn giảm 8-10%

1.5 2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi các loạigia súc, gia cầm đã được nhiều tác giả quan tâm Các vấn đề từ: công nghệ vàphương pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, vấn đề chất lượngbột cỏ và các yếu tố hạn chế đã được đào xới khá kĩ, trong đó phổ biến làcác loại bột cỏ họ đậu: alfalfa, lupin, stylo, đậu ba lá, bột lá keo dậu

Các nước sản xuất nhiều bột lá keo dậu là: Australia, Philippine,Thái Lan, Malayxia trong đó riêng Thái Lan hàng năm sản suất tới 60.000tấn (Maridoll (1982) - dẫn theo Nguyễn Đức Hùng, 2004) [22] Philippinecũng là nước sản xuất nhiều bột lá và hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấnsang Nhật Bản, Tây Âu

Trang 39

Chè đại được sử dụng bởi các nông trại ở Colombia như một cây thuốc

để chữa bệnh đau bụng và thoát vị ở ngựa, sót nhau ở bò và hạn chế các bệnhđường ruột ở động vật nuôi (Perez-Arbelaez, 1990) [63], (Vasquez, 1987)[69] Thuốc chữa bệnh cho con người, người ta sử dụng thân lá non để chữabệnh viêm thận, ngoài ra trong thành phần hóa học của cây Chè đại còn có tácdụng bổ máu Mầm của nó được sử dụng trong cháo ngô cho người Ở một sốvùng nó được sử dụng như một thức uống lactogenic cho con bú

Chè đại cũng đã được sử dụng như là một nhà máy thức ăn gia súc vànhư một hàng rào sống, cho bóng mát và giữ nước (Perez-Arbelaez, 1990) [63],(Gowda, 1990) [57]

Trong nuôi thử nghiệm thỏ New Zealand nuôi thịt tập trung đến 35ngày tuổi được thay thế bằng tỷ lệ Chè đại là 10, 20 và 30% Cho thấy tỷ lệ tiêuhóa tốt nhất khi thay thế ở mức 30%, ở tỷ lệ này tăng trọng là 32,12 g/ ngày

và chuyển hoá thức ăn là 4,29 so với mức tăng khối lượng sống của 32,29 g/ngày (Arango, 1990) [48]

Lợn ăn tốt, đặc biệt là trong khi mang thai Có thể dùng Chè đại với tỷ

lệ lên đến 30% thay thế cho protein đậu nành là khả thi, Preston (1995) [64].Trong một thí nghiệm khác, lá Chè đại được sử dụng như một sự thay thế một

phần cho đậu tương trong giai đoạn mang thai của lợn nái Chè đại đã đượccung cấp cho ăn tự do và bổ sung thêm

Trang 40

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cây Chè đại trồng tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Lợn lai F1 (♂ Rừng x ♀ Địa phương) nuôi thịt với số lượng 60 con, từsau cai sữa đến kết thúc thí nghiệm

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại trang trại chăn nuôi lợn rừng, lợnđịa phương của gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ xã Thái Bình huyện Yên Sơntỉnh Tuyên Quang

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các tỷ lệ bổ sung khác nhau của lá cây Chè đại vào khẩuphần ăn để xác định mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất,chất lượng thịt lợn F1(♂R x ♀ĐP) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng bổ sung cây Chè đại trong chănnuôi lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh giữa các

lô đảm bảo đồng đều về khối lượng, giống, tuổi, tính biệt, khối lượng vàđiều kiện chăm sóc Mỗi thí nghiệm tiến hành trên 15 lợn F1(♂R x ♀ĐP)nuôi thịt Thí nghiệm được bố trí đảm bảo tính ngẫu nhiên với 4 lô thínghiệm trong đó có 1 lô đối chứng và 3 lô nuôi thí nghiệm ở một mức tỷ lệ

Ngày đăng: 22/07/2015, 11:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Kim Anh (2000), Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tr.94-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sựcần thiết mởrộng ứng dụng hệ thống giốnglợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Tác giả: Trần Kim Anh
Năm: 2000
2. Nguy ễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Nguy ễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1983
3. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Cây trồng và sử dụng một số giống cỏ có năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây trồng và sửdụng một số giống cỏcónăng suất cao
Tác giả: Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1976
4. Cục Chăn nuôi (2006), Pháp Lệnh Giống vật Nuôi. Số 16/2004PL- BTVQH11 ngày 24/3/2004, Trong: “Các văn bản quản lý Nhà nước về giống vật nuôi”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.5-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp Lệnh Giống vật Nuôi. Số 16/2004PL-BTVQH11 ngày 24/3/2004, Trong: “Các văn bản quản lý Nhà nước vềgiống vật nuôi”
Tác giả: Cục Chăn nuôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
5. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.7- 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sởsinh học và biện pháp nângcao năngsuất của lợn
Tác giả: Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1985
6. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành và cs (2004), Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương, Báo cáo Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi năm 1990 - 2004; tr.238 - 248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương
Tác giả: Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành và cs
Năm: 2004
7. Lê Đình Cường, Mai Thị Hoa, Giàng Văn Sơn (2008), "Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất sinh sản và cho thịt của giống lợn Mường Khương", Tạp chí khoa học Viện Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọnlọc nâng cao năng suất sinh sản và cho thịt của giống lợn Mường Khương
Tác giả: Lê Đình Cường, Mai Thị Hoa, Giàng Văn Sơn
Năm: 2008
8. Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Hà, Trần Quốc Việt, Đoàn Thị Khang, Nguyễn Thị Tịnh, Lê Hòa Bình, Nguyễn Hữu Tào (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, Viện chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.150-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Hà, Trần Quốc Việt, Đoàn Thị Khang, Nguyễn Thị Tịnh, Lê Hòa Bình, Nguyễn Hữu Tào
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2001
9. Hồ Viết Dương (2011), Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R, của lợn lai F2 3/4 máu lợn rừng [Đực rừng x Nái F1(Đực rừng x Nái địa phương Pác Nặm)], Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tươngquan với gen myogenin, MC4R, của lợn lai F2 3/4 máu lợn rừng [Đựcrừng x Nái F1(Đực rừng x Nái địa phương Pác Nặm)]
Tác giả: Hồ Viết Dương
Năm: 2011
10. Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vi Chí Sáng, Phạm Thị Huyền, Vũ Chí Cương và Jean Charles Maillard (2008), "Một số đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang", Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số Đặc biệt tháng 2 năm 2008, tr. 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộtsố đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giốnglợn đen Lũng Pù Hà Giang
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vi Chí Sáng, Phạm Thị Huyền, Vũ Chí Cương và Jean Charles Maillard
Năm: 2008
11. Vũ Duy Giảng, Nguy ễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghi ệp, Hà Nội, tr.42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡngvà thức ăn gia súc
Tác giả: Vũ Duy Giảng, Nguy ễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
12. Nguyễn Tiến Hải (2013), Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái địa phương và sức sản xuất của con lai F1 (♀ địa phương x ♂ rừng) nuôi tại nông hộ Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn náiđịa phương và sức sản xuất của con lai F1 (♀ địa phương x ♂ rừng)nuôi tại nông hộ Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Nguyễn Tiến Hải
Năm: 2013
13. Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh (2010), “Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của lợn bản nuôi tại Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập 8, Số 2, tr.239-246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngoại hình vàtính năng sản xuất của lợn bản nuôi tại Điện Biên”, "Tạp chí Khoa họcvà Phát triển2010
Tác giả: Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh
Năm: 2010
14. Dư Thanh Hằng (2008), "Nghiên cứu sử dụng lá sắn như nguồn protein trong khẩu phần của lợn thịt", Tạp chí khoa học, đại học Huế, số 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng lá sắn như nguồnprotein trong khẩu phần của lợn thịt
Tác giả: Dư Thanh Hằng
Năm: 2008
15. Từ Quang Hiển (1992), Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá Keo dậu thay thế Premix Vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà thịt 1 - 56 ngày tuổi, Thông tin khoa học Trường Đại Học Nông Nghiệp 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá Keo dậuthay thếPremix Vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà thịt 1 - 56 ngàytuổi
Tác giả: Từ Quang Hiển
Năm: 1992
16. Từ Quang Hiển (1995), Thức ăn dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Cao hoc nông nghiệ) - Đại học nông lâm Thái Nguyên, tr. 15-130,137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Caohoc nông nghiệ)
Tác giả: Từ Quang Hiển
Năm: 1995
17. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (1996), Giáo trình Đồng cỏ - cây thức ăn gia súc, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Đồng cỏ - cây thức ăn gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung
Năm: 1996
18. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhthức ăn dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2001
19. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2003), Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhthức ăn dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2003
20. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Đức Xuân (2004), "Nghiên cứu một số chỉ tiêu của giống lợn Hạ Lang tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng", Tạp chí Chăn nuôi, Số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứumột số chỉ tiêu của giống lợn Hạ Lang tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Đức Xuân
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w