1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

63 572 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MẠNH CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHATHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN RỪNG LAI F1 ( ♂ RỪNG X ♀ ĐỊA PHƯƠNG) NUÔI TẠI HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MẠNH CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHATHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN RỪNG LAI F1 ( ♂ RỪNG X ♀ ĐỊA PHƯƠNG) NUÔI TẠI HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Hữu Dũng Thái Nguyên, năm 2014 Lời cảm ơn Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, tôi được phân công về thực tập tại trại lợn rừng và lợn rừng lai của gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ thôn Cây Thị xã Thái Bình huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Đến nay, tôi đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong trang đầu của bản khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực tập. Ban lãnh đạo và các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT- Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang. Và chủ trang trại lợn ông Nguyễn Xuân Thọ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Trần Mạnh Cường LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra trường trở thành người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sụ tiếp nhận của Trại lợn rừng và rừng lai của nông hộ ông Nguyễn Xuân Thọ thôn Cây Thị xã Thái Bình huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân trong Trại, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”. Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2014 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BĐTN : Bắt đầu thí nghiệm BQCGĐ : Bình quân cả giai đoạn ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính GĐTN : Giai đoạn thí nghiệm KPCS : Khẩu phần cơ sở TN : Thí nghiệm TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13 Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi 35 Bảng 2.4: Cơ cấu đàn lợn rừng và lợn rừng lai tại huyện Yên Sơn năm 2014 36 Bảng 2.5: Quy mô đàn lợn rừng và lợn rừng lai F1 (♂R x ♀ĐP) 37 Bảng 2.6: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) 38 Bảng 2.7: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gram/con/ngày) 40 Bảng 2.9: TTTĂ cho 1 kg tăng khối lượng của lợn rừng lai 43 Bảng 2.10: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp của lợn thí nghiệm 44 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39 Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 40 Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 42 MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 1 1.1.1.3. Địa hình đất đai 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4 1.1.2.1. Điều kiện kinh tế 4 1.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội 4 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5 1.1.3.1. Ngành trồng trọt 5 1.1.3.2. Ngành chăn nuôi 5 1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại 6 1.1.4.1. Quá trình thành lập 6 1.1.4.2.Tình hình sản xuất của trại 7 1.1.5. Đánh giá chung 7 1.1.5.1. Thuận lợi 7 1.1.5.2. Khó khăn 8 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 9 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 9 1.2.2. Biện pháp thực hiện 9 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10 1.2.3.1. Công tác giống 10 1.2.3.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn 10 1.2.3.3. Công tác thú y 10 1.3. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 13 1.3.1. Kết luận 13 1.3.2. Tồn tại 14 1.3.3. Đề nghị 14 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17 2.2.1 Cơ sở khoa học 17 2.2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của cây Chè Đại 17 2.2.1.2. Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam 19 2.2.1.3. Ngọn, lá thực vật làm thức ăn cho vật nuôi 21 2.2.1.4. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 23 2.2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vật nuôi 26 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 29 2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 30 2.3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31 2.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 31 2.3.2.2. Thời gian nghiên cứu 31 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 32 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và cách xác định 33 2.3.5.1. Sinh trưởng tích lũy 33 2.3.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 33 2.3.5.3. Sinh trưởng tương đối (%) 34 2.3.5.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn 34 2.3.5.5. Hạch toán sơ bộ một số chi phí chính 34 2.3.5.6. Phương pháp tính toán xử lý số liệu 34 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 34 2.4.1. Khảo sát diện tích, năng suất và sử dụng lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34 2.4.1.1. Diện tích, năng suất lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34 2.4.1.2. Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi tại huyện Yên Sơn 35 2.4.2. Tình hình chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai trên địa bàn huyện Yên Sơn 36 2.4.2.1. Cơ cấu đàn lợn rừng và lợn rừng lai nuôi tại huyện Yên Sơn năm 2014 36 2.4.2.2. Quy mô đàn lợn rừng và lợn rừng lai nuôi tại huyện Yên Sơn. 37 2.4.3. Nghiên cứu bổ sung lá cây Chè Đại vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 38 2.4.3.1. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 38 2.4.3.2. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 40 2.4.3.3. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 41 2.4.3.4. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến hiệu quả sử dụng thức ăn 43 2.4.3.5. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung lá Chè Đại trong chăn nuôi lợn rừng lai F1(♂rừng x ♀địa Phương) 44 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 45 2.5.1. Kết luận 45 2.5.2. Tồn tại 46 2.5.3. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 [...]... ăn cho lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang” Mục đích của đề tài - X c định được tỷ lệ bổ sung thích hợp lá cây Chè Đại trong khẩu phần nuôi lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) nuôi thịt - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung lá Chè Đại đến khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 17 - X c... dùng lá bổ sung vào thức ăn cho lợn mẹ nuôi con, trâu, bò, dê nhưng chưa thấy có tài liệu cũng như công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng làm thức ăn nuôi lợn thịt đặc biệt là nuôi lợn rừng và lợn rừng lai là loại vật nuôi sử dụng thức ăn thô xanh rất tốt Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn. .. việc bổ sung lá Chè Đại vào khẩu ăn của lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về việc sử dụng thêm một giống cây thức ăn họ đậu trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng và trong chăn nuôi nói chung - Góp phần giảm lượng thức ăn tinh tăng thức ăn thô trong khẩu phần ăn cho cho lợn rừng lai F1. .. Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂ rừng x ♀ địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang” 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nghề chăn nuôi thường x c định “giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở”, điều này nói lên tầm quan trọng của thức ăn trong quy trình chăn nuôi Nhất là đối với chăn nuôi lợn - loài sử dụng thức ăn mang tính cạnh tranh lương... [31] Dùng lá cây Chè Đại bổ sung vào phần ăn tấm, cám nuôi heo, một số hộ chăn nuôi ở TP Cần Thơ đã cho ăn lượng lá tươi 4,2 kg/ngày cho heo nái và 3,6 kg/ngày dành cho heo thịt, tương đương 112 - 130g Protein/con/ngày [31] Sử dụng lá cây Chè Đại làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm 1/3 chi phí mua thức ăn, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng các thức ăn truyền thống Sau khi cho ăn lá Chè Đại, thịt,... chứng không sử dụng lá cây Chè Đại 19 Nhiều hộ nông dân ở Thành phố Cần Thơ đã và đang sử dụng lá cây Chè Đại tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo: 4,2 kg/con/ngày cho heo nái và 3,6kg/con/ngày cho heo thịt, tương đương 110 – 130gram protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọng cao Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây Chè Đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kết quả... rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương), làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí trong chăn nuôi lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) - Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường và ứng dụng trong sản xuất 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Cơ sở khoa học 2.2.1.1 Một số đặc điểm sinh học của cây Chè Đại 2.2.1.1.1 Nguồn gốc cây Chè Đại Cây Chè Đại tên La tinh... lập Trại chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ thôn Cây Thị, x Thái Bình, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là trang trại của hộ gia đình Với những lợi thế về điều kiện đất đai của gia đình là 10ha vườn cây ăn quả, rừng cây lâm nghiệp (1ha trồng nhãn + vải; 9ha rừng cây Keo) gần nhà dễ quản lý, độ dốc thấp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai Năm 2009,... vật nuôi Cách sử dụng Đối với lợn (tuỳ lớn nhỏ) dùng 0,5 - 3 kg lá/ ngày, băm trộn với cám Đối với dê: dùng 1 - 3kg lá/ ngày Đối với thỏ: dùng 0,5 - 1kg lá/ ngày Đối với gà, vịt, chim cút cho ăn bằng cách thái lá Chè Đại thật nhỏ trộn lẫn với cám, thóc Với các loại cá (tai tượng, điêu hồng, chim trắng ) cho ăn bằng cách bó cây Chè Đại lại và dìm xuống nước Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi. .. người dân trong tỉnh đã trồng và phát triển sản xuất nhiều loại cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Chè Đại (Trichanthera gigantea) Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có năng suất xanh cao và được nhiều gia súc, gia cầm thích ăn Cây Chè Đại là loại cây thức ăn đưa vào sản xuất ở Tuyên Quang trong những năm 2003 -2 004 và cũng là loại cây có tiềm năng, năng suất xanh khá, hàm . hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 ( rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang 2.4.2.2. Quy mô đàn lợn rừng và lợn rừng lai nuôi tại huyện Yên Sơn. 37 2.4.3. Nghiên cứu bổ sung lá cây Chè Đại vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 38 2.4.3.1 năng suất và sử dụng lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34 2.4.1.1. Diện tích, năng suất lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34 2.4.1.2. Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi tại huyện

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN