Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinhtr ưởng tương đối của lợn thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 51 - 53)

quân của lô đối chứng là 83,56 gram/con/ngày và thấp nhất trong 4 lô và cao nhất là lô thí nghiệm 2 với mức sinh trưởng tuyệt đối bình quân toàn lô là 110,89 gram/con/ngày.

Sang đến giai đoạn kết thúc thí nghiệm từ 120 đến 150 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối bình quân của lô thí nghiệm 2 vẫn đạt cao nhất 132,89 gram/con/ngày, lô thí nghiệm 1 cao thứ hai 117,11 gram/con/ngày, lô thí nghiệm 3 cao thứ ba 111,33 gram/con/ngày và thấp nhất là lô đối chứng 104 gram/con/ngày.

Sinh trưởng tuyệt đối bình quân cả giai đoạn thí nghiệm giữa 4 lô cũng có sự khác nhau, cao nhất vẫn là lô thí nghiệm 2 đạt 118,44 gram/con/ngày cao hơn lô thí nghiệm 1 đạt 108,52 gram/con/ngày là 9,92 gram/con/ngày, cao hơn lô thí nghiệm 3 đạt 105,56 gram/con/ngày là 12,88 gram/con/ngày và cao hơn so với lô đối chứng 92 gram/con/ngày là 26,44 gram/con/ngày.

Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối bình quân ở lô đối chứng là 100% thì sinh trưởng tuyệt đối bình quân ở các lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 lần lượt là 117,95%; 128,74%; 114,73%.

Như vậy, bổ sung lá Chè Đại vào khẩu phần ăn đã mang lại hiệu quả sinh trưởng tốt cho lợn rừng lai, trong đó, mức bổ sung 30% lá Chè Đại so với khẩu phần thức ăn (TN 2) đã mang lại hiệu quả cao nhất, giúp tăng sinh trưởng tuyệt đối lên 28,74%.

2.4.3.3. nh hưởng ca lá Chè Đại đến sinh trưởng tương đối ca ln thí nghim thí nghim

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần tăng lên về khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể ở thời kỳ cuối so với thời kỳđầu cân đo. Qua theo dõi sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn chúng tôi đã tính toán và thu được kết quả về sinh trưởng tương đối, kết quả được thể hiện ở bảng 2.8:

42

Bảng 2.8: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)

GĐTN (ngày tuổi) Lô đối chứng (n = 15) Lô TN1 (n = 15) Lô TN2 (n = 15) Lô TN3 (n = 15) X ± mX Cv (%) X ± mX Cv (%) X ± mX Cv (%) X ±mX Cv (%) 60 đến 90 33,26 ± 0,82 9,26 38,90 ± 0,96 9,20 41,98 ± 1,34 11,97 37,98 ± 1,27 12,56 90 đến 120 26,20 ± 0,57 8,07 29,46 ± 0,75 9,47 29,72 ± 0,70 8,78 28,68 ± 0,65 8,52 120 đến 150 24,00 ± 0,78 12,24 24,54 ± 0,51 7,74 26,74 ± 0,58 8,08 23,46 ± 0,42 6,70

Hình 2.3: Biu đồ sinh trưởng tương đối ca ln thí nghim

Qua bảng 2.8 và hình 2.3 cho thấy: Sinh trưởng tương đối tuân theo quy luật chung là giảm dần theo giai đoạn tuổi, phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Sinh trưởng tương đối giữa 4 lô có sự chênh lệch và thể hiện rõ nhất ở giai đoạn BĐTN (60 ngày tuổi) đến 90 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của các lô đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 lần lượt là 33,26%; 38,9%; 41,98%; 37,98%. Như vậy, ở giai đoạn này, sinh trưởng tương đối ở lô thí nghiệm 2 cao nhất, cao hơn các lô đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 3 lần lượt là 8,72%; 3,08%; 4,00%.

43

Đến giai đoạn 90 đến 120 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm so với lô đối chứng đạt từ cao đến thấp, tương ứng là: 29,72%; 29,46%; 28,68%; 26,20%.

Sang giai đoạn kết thúc thí nghiệm 120 đến 150 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của các lô sắp xếp từ cao đến thấp lần lượt là: Lô thí nghiệm 2 đạt 26,74%, lô thí nghiệm 1 đạt 24,54%, lô đối chứng đạt 24,00%, lô thí nghiệm 3 đạt 23,46%.

Những điều trên cho thấy lô thí nghiệm 2 có tốc độ sinh trưởng tương đối cao hơn các lô còn lại, phản ánh hiệu quả của mức bổ sung 30% lá Chè Đại vào khẩu phần ăn của lợn rừng lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 51 - 53)