Ngọn, lá thực vật làm thức ăn cho vật nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 31 - 33)

2.2.1.3.1. Nguồn thực vật làm thức ăn cho vật nuôi

Trong tự nhiên, nguồn thực vật làm thức ăn cho gia súc gia cầm rất nhiều như: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, rau cỏ… Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức, thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu người tiêu dùng. Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ cỏ alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có

22

hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/1kg bột cỏ, hàm lượng protein thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin. Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá xanh khác như bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis) [27].

Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa, tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.

Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% protein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm [27].

Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô 21% [27].

Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại đất khác nhau. Lượng protein thô trong lá keo dậu khá cao 270-280 g/kg chất khô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm [28].

Cây Chè Đại: Cây Chè Đại có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thể cao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi [28].

Theo Nguyễn Đức Trân (1997) [16] cho biết: Ở vùng núi, có thể lấy lá và cả cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bò thường ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ.

2.2.1.3.2. Các hạn chế của thức ăn thực vật đối với vật nuôi

Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: Lá sắn có độc tố HCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần.

Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [3] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá thực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6% tính theo đơn vị khẩu phần. Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó

23

không nên dùng quá 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong khẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dưỡng) bột cỏ alfalfa thường chứa saponin với hàm lượng 0,2 - 1,8% gây tác dụng dung huyết và kìm hãm sinh trưởng ở gia súc, gia cầm, gây chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò, cho nên bột cỏ alfalfa chỉ được sử dụng với tỷ lệ hạn chế trong khẩu phần ăn của gia súc. Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm hao hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là B-caroten, vitamin bị mất đi.

Đối với cây Chè Đại đã có thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng, Rosales and Galindo (1987) chứng minh rằng trong cây Chè Đại không có alkaloids hay tannins, hàm lượng saponin và steroids thấp do đó có thể bổ sung lá cây Chè Đại vào khẩu phần ăn cho hầu hết các loại gia súc gia cầm như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm, cá....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 31 - 33)