Cơ sở khoa học của sự sinhtr ưởng ở lợn thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 33 - 36)

2.2.1.4.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng

Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1]; Trần Đình Miên và cs (1995) [7]; Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [11], Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [13]: hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value – P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value – G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation – E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E.

Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene). Các minor gen này tác động lên tính trạng theo 3

24

phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I. Trong đó:

A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value) D: là sai lệch trội (Dominance deviation)

I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất con đường thực nghiệm.

Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E) gồm có 2 loại:

- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài. Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc…tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1995) [11].

- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) là

sai lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên.

Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus trở lên thì giá trịấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúng một vốn di truyền nhất định. Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố: khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý. Vì thế trong công tác giống lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương nhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến

25

hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động: thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ… để khai thác tốt tiềm năng di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống.

2.2.1.4.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng ở lợn Khái niệm về sự sinh trưởng

Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và cs, 1975) [7].

Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là

protein, lipit, gluxit và các chất khoáng…Đàm Văn Tiện và cs (1992) [14]. Chambers (1990) [20] cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự

sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ…

Về mặt sinh học, sinh trưởng ở lợn được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt:

Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào. Tăng thể tích của mỗi tế bào.

Tăng thể tích giữa các tế bào.

Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975) [7]. Một số tác giả như G.A.Clayton, T.C.Powell, (1979) [22] và A.S.Marco, 1982 cho biết: tốc độ sinh trưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4 – 0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng,

26

giống, cá thể. Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trưởng ở lợn cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (Trần Đình Miên và cs, 1975) [7].

Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng

Trong chăn nuôi lợn và các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.

- Sinh trưởng tích lũy: Là s tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo thời gian khảo sát

- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [15], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [15]. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 33 - 36)