1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt

193 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Vịt Xiêm (Muscovy duck) hay còn gọi là Ngan, có tên khoa học Cairina moschata, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012). Thịt vịt Xiêm cũng được nhiều người ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt khác do cơ ức rộng, tỷ lệ nạc cao hơn, ít mỡ (Parkhurst and Mountney, 1988; Adesope and Nodu, 2002), thịt mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21% CP (protein thô) và 2,47% EE (chất béo) (Dong, 2005). Người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung nuôi chủ yếu 3 giống vịt Xiêm là vịt Xiêm địa phương, vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm lai. Trong đó người dân thường nuôi vịt Xiêm địa phương vì có khả năng tận dụng tốt các nguồn phụ phẩm thức ăn như bã bia, bã đậu nành, bã khoai mì, vỏ đầu tôm, phụ phẩm cá tra, các loại rau xanh…(Dong et al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim Dong, 2012), vì thế vịt Xiêm địa phương được chú ý phát triển trong hệ thống chăn nuôi của người dân. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vịt Xiêm, người chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu các dưỡng chất cho chúng. Protein thô, acid amin và năng lượng có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của vịt Xiêm, trong đó nhu cầu protein thô và các acid amin được quan tâm nghiên cứu (Linares et al., 2012; Baeza et al., 2012 và Zhang et al., 2014). Kamran et al. (2004) cho rằng chất protein là một trong các thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của gia cầm; thực liệu cung cấp chất protein có giá thành cao (Ojano-Dirain and Waldroup, 2002). Vì vậy, việc xác định nhu cầu protein thô và acid amin phù hợp trong khẩu phần cho vịt để nâng cao năng suất thịt, giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm lượng nitơ thải ra gây ô nhiễm môi trường (Moran, 1992; Ospina-Roja, 2012). Bên cạnh đó, lysine là acid amin giới hạn trong các acid amin thiết yếu của gia cầm và lysine được sử dụng để tính tỉ lệ các acid amin thiết yếu còn lại trong khẩu phần theo bảng protein lý tưởng của Mack et al. (1999) và Baker et al. (2002). Đồng thời, threonine cũng là acid amin thiết yếu quan trọng đối với loài lông vũ nói chung và vịt Xiêm nói riêng. Threonine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996). Đồng thời, mức năng lượng trao đổi phù hợp với hàm lượng lysine có trong khẩu phần sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của thân thịt (Eits et al., 2002; Collin et al., 2003; Purba et al., 2016). Vịt tiêu thụ một lượng năng lượng trao đổi cần thiết cho việc duy trì trong quá trình trao đổi chất cơ bản, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, các hoạt động thường ngày và tăng trưởng bình thường (Adeola, 2006). Sự kết hợp giữa lysine và năng lượng trao đổi trong khẩu phần tương quan tích cực với sự tăng trưởng phát triển của vịt (Adeola, 2006). Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi vịt cần xác định mức lysine-năng lượng trong khẩu phần phù hợp cho vịt. Tuy nhiên những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng như acid amin và ME trong khẩu phần vịt Xiêm chủ yếu dựa vào thông tin về nhu cầu của gà cũng như các giống vịt khác như vịt Pekin (Miclosanu and Roibu, 2001). NRC (1994) khuyến cáo mức lysine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 0,9% lysine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 0,65% lysine. Ketaren et al. (2011) khuyến cáo mức lysine và năng lượng trong khẩu phần cho vịt lai giữa con trống vịt Xiêm với vịt mái Mojosari, cho giai đoạn bắt đầu là 1,15% lysine và 2900 kcal (12,13 MJ), và giai đoạn kết thúc là 0,80% lysine và 2700 kcal (11,30 MJ), kết quả tăng khối lượng cao và hệ số chuyển hóa thấp. Adeola (2006) khuyến cáo mức protein và threonine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 23% CP và 0,76% threonine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 20,5% CP và 0,56% threonine. Đối với vịt Xiêm, Leclercq and Carville (1986), khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 3107 kcal (13 MJ) giai đoạn 29-84 ngày tuổi. INRA (1989) đề nghị sử dụng khẩu phần có 19% CP và 0,61% threonine cho vịt Xiêm giai đoạn nuôi úm và khẩu phần có 16% CP và 0,55% threonine nuôi vịt Xiêm giai đoạn tăng trưởng. Hiện nay đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần nuôi vịt Xiêm tăng trưởng và các tác giả đã đề xuất các mức khuyến cáo khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thực hiện trên giống vịt Xiêm Pháp, có rất ít các nghiên cứu thực hiện trên giống vịt Xiêm địa phương. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành luận án “Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt” nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu để phối hợp khẩu phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa phương hợp lý.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ CÁC ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM

ĐỊA PHƯƠNG NUÔI THỊT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGÀNH CHĂN NUÔI

MÃ NGÀNH: 9 62 01 05

Cần Thơ, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của luận án 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4 Những đóng góp mới của luận án 3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới và ở Việt Nam 4

2.1.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới 4

2.1.2 Tình hình nuôi vịt Xiêm ở Việt Nam 5

2.2 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của vịt Xiêm trên thế giới 7

2.2.1 Nhu cầu về năng lượng 7

2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin 8

2.2.3 Nhu cầu khoáng và vitamin 18

2.2.4 Nhu cầu lipid 19

2.3 Những nghiên cứu về vịt Xiêm ở Việt Nam 20

2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin ở gia cầm 22 2.4.1 Khái niệm tỷ lệ tiêu hóa protein 22

2.4.2 Mục đích của việc xác định tỷ lệ tiêu hóa protein 23

2.4.3 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa protein 23

2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu trực tiếp bằng cách thu chất thải tổng số (hay phương pháp tiêu hoá toàn phần) 23

2.4.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng 27

2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ tiêu hóa 28

2.4.4.1 Loài 28

2.4.4.2 Tuổi và cá thể 28

Trang 3

2.4.4.3 Thành phần hóa học của thức ăn 28

2.4.4.4 Ảnh hưởng bởi mức ăn 29

2.4.4.5 Ảnh hưởng của hình thức chế biến 29

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh 30

3.1.1 Mục tiêu 30

3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành điều tra 30

3.1.3 Phương pháp điều tra 30

3.1.4 Phương pháp xử lý số liệu 31

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31

3.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 31

3.3.1 Động vật nghiên cứu 31

3.3.2 Chuồng trại thí nghiệm 32

3.3.2.1 Đối với thí nghiệm nuôi sinh trưởng 32

3.3.2.2 Đối với thí nghiệm tiêu hóa 32

3.3.3 Thức ăn thí nghiệm 32

3.3.3.1 Đối với thí nghiệm nuôi sinh trưởng 32

3.3.3.2 Đối với thí nghiệm tiêu hóa 32

3.3.4 Nuôi dưỡng và quản lý 33

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 33

3.4.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 2, 3, 4 và 5 33

3.4.2 Thí nghiệm tiêu hóa 3 và 4 33

3.5 Bố trí thí nghiệm 34

3.5.1 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 34

3.5.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi 34

3.5.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi 36

3.5.2 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 37

3.5.2.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 38

3.5.2.2 Thí nghiệm tiêu hóa 40

Trang 4

3.5.3 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trao đổi

lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 45

3.5.3.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 45

3.5.3.2 Thí nghiệm tiêu hóa 47

3.5.4 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 51

3.2.9 Phương pháp xử lý số liệu 54

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 57

4.1 Nghiên cứu 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh 57

4.1.1 Số lượng và đặc điểm giống vịt Xiêm ở 3 huyện 57

4.1.2 Chuồng trại 59

4.1.3 Năng suất sinh trưởng 60

4.1.4 Nguồn thức ăn của vịt Xiêm ở 3 huyện 62

4.1.5 Khẩu phần, dinh dưỡng của vịt Xiêm ở 3 huyện 63

4.1.6 Những vấn đề khác 65

4.1.7 Kết luận và đề nghị của nội dung 1 66

4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm nuôi thịt 67

4.2.1 Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi 67

4.2.1.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở các nghiệm thức 67

4.2.1.2 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 68

4.2.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi 70

4.2.2.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức 70

4.2.2.2 Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 71

4.2.2.3 Kết quả mổ khảo sát vịt Xiêm địa phương lúc kết thúc thí nghiệm 73

4.2.2.4 Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương 75

Trang 5

4.2.2.5 Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức trong

2 giai đoạn thí nghiệm 76

4.2.3 Kết luận thí nghiệm 2 76

4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 77

4.3.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 77

4.3.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi 77

4.3.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi 80

4.3.1.3 Kết luận thí nghiệm 3 85

4.3.2 Thí nghiệm tiêu hóa 86

4.3.2.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi 86

4.3.2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi 90

4.3.2.3 So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và giai đoạn 10 tuần tuổi của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 95

4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trao đổi lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 99

4.4.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 99

4.4.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi 99

4.4.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi 103

4.4.2 Thí nghiệm tiêu hóa 110

4.4.2.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi 110

a) Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 tuần tuổi 110

4.4.2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi 114

4.4.2.3 So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và giai đoạn 10 tuần tuổi của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 119

4.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 123

4.5.1 Giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi 123

4.5.1.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở các nghiệm thức 123

Trang 6

4.5.1.2 Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và hệ số chuyển hóa thức ăn của

vịt thí nghiệm 124

4.5.1.3 Kết quả mổ khảo sát vịt Xiêm địa phương lúc kết thúc thí nghiệm 126

4.5.1.4 Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm qua các nghiệm thức trong thí nghiệm 127

4.5.1.5 Kết luận 128

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 129

5.1 Kết luận chung 129

DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ CHƯƠNG 144

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Sự cân bằng lý tưởng của acid amin đối với vịt tăng trưởng (được trình

bày theo % của lysine) 10

Bảng 2.2: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt thịt 0-2 tuần tuổi và 2-7 tuần tuổi 12

Bảng 2.3: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt Xiêm 13

Bảng 2.4 Nhu cầu protein và acid amin của vịt Xiêm thịt 13

Bảng 2:5 Nhu cầu Ca, P, Na và Cl của vịt Xiêm 19

Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 35

Bảng 3.2: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 tuần tuổi (tính theo %DM) 36

Bảng 3.3: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi (tính theo % DM) 37

Bảng 3.4: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 38

Bảng 3.5: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính theo % DM) 39

Bảng 3.6: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 40

Bảng 3.7: Thành phần acid amin của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 41

Bảng 3.8: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính theo % DM) 42

Bảng 3.9: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 44

Trang 8

Bảng 3.10: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 45 Bảng 3.11: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính theo % DM) 46 Bảng 3.12: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 47 Bảng 3.13: Thành phần acid amin của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 48 Bảng 3.14: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 tuần tuổi (tính theo % DM) 49 Bảng 3.15: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 50 Bảng 3.16: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) 51 Bảng 3.17: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 và 5-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 52 Bảng 3.18: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học

và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 và 5-12 tuần tuổi (tính theo % DM) 53 Bảng 4.1: Số lượng hộ và vịt Xiêm được khảo sát ở 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh 57 Bảng 4.2: Đặc điểm màu lông của 3 giống vịt được nuôi ở tỉnh Trà Vinh 58 Bảng 4.3: Khối lượng, mức tăng khối lượng của vịt Xiêm từ 1 ngày tuổi đến xuất bán ở 3 huyện 61 Bảng 4.4: Năng suất sinh sản của vịt Xiêm từ 1 ngày tuổi đến xuất bán ở 3 huyện62 Bảng 4.5: Các loại thức ăn thường được sử dụng để nuôi vịt Xiêm của 3 huyện 63 Bảng 4.6: Thành phần (%) dưỡng chất của các loại thức ăn phổ biến được nuôi ở 3 huyện 63 Bảng 4.7 Công thức khẩu phần của vịt Xiêm địa phương được nuôi ở nông hộ (g/con/ngày) 64

Trang 9

Bảng 4.8: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của vịt được nuôi ở nông hộ điều tra (g/con/ngày) 64 Bảng 4.9: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm trong giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày) 67 Bảng 4.10: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi 68 Bảng 4.11: Lượng thức ăn, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) 70 Bảng 4.12: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi 71 Bảng 4.13: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức 73 Bảng 4.14: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái tươi)75 Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm thức ở 2 giai đoạn 5-12 tuần tuổi (đồng/con) 76 Bảng 4.16: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương trong giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày) 77 Bảng 4.17: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi (g/con) 79 Bảng 4.18: Lượng thức ăn, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) 80 Bảng 4.19: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi 81 Bảng 4.20: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức 83 Bảng 4.21: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái tươi)84 Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức thí nghiệm (đồng/con) 85 Bảng 4.23: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con/ngày) 86 Bảng 4.24: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi 87 Bảng 4.25: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con) 87 Bảng 4.26: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi 88

Trang 10

Bảng 4.27: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi 89 Bảng 4.28: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn

10 tuần tuổi (g/con/ngày) 90 Bảng 4.29: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi 91 Bảng 4.30: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được qua các nghiệm thức của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con) 92 Bảng 4.31: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi 92 Bảng 4.32: Tỷ lệ tiêu hóa (%) acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn 10 tuần tuổi 93 Bảng 4.33: Tỷ lệ tiêu hóa (%) các acid amin ở hồi tràng của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 94 Bảng 4.34: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm ở giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi 96 Bảng 4.35: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin chất thải và tỷ lệ tiêu hóa acid amin hồi tràng của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm 98 Bảng 4.36: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm trong giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày) 99 Bảng 4.37: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi (g/con) 101 Bảng 4.38: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) 103 Bảng 4.39: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi 104 Bảng 4.40: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm thức 106 Bảng 4.41: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái tươi) 108 Bảng 4.42: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm thức ở 2 giai đoạn 5-12 tuần tuổi (đồng/con) 109 Bảng 4.43: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con/ngày) 110

Trang 11

Bảng 4.44: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi 111 Bảng 4.45: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con) 111

Bảng 4.46: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi 112

Bảng 4.47: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn

8 tuần tuổi (%) 113 Bảng 4.48: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn

10 tuần tuổi (g/con/ngày) 114 Bảng 4.49: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi 115 Bảng 4.50: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con) 115 Bảng 4.51: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi 116 Bảng 4.52: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn

10 tuần tuổi 117 Bảng 4.53: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin ở hồi tràng của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm (%) 118 Bảng 4.54: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm ở giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi 120 Bảng 4.55: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin chất thải và tỷ lệ tiêu hóa acid amin hồi tràng của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm 121 Bảng 4.56: Lượng thức ăn, dưỡng chất tiêu thụ giai đoạn từ 5-12 tuần tuổi (g, DM/con/ngày) 123 Bảng 4.57: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm giai đoạn 5

- 12 tuần tuổi 124 Bảng 4.58: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc của vịt Xiêm qua 2 phương pháp nuôi (g/con) 125 Bảng 4.59: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm thức 126 Bảng 4.60: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức thí nghiệm (đồng/con) 128

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1 Tấm sử dụng trong TN 55

Hình 3.2 Cám sử dụng trong TN 55

Hình 3.3 Bột bắp sử dụng trong TN 55

Hình 3.4 Bột cá sử dụng trong TN 55

Hình 3.5 Threonine sử dụng trong TN 55

Hình 3.6 Lysine sử dụng trong TN 55

Hình 3.7 Chuồng nuôi TN tăng trưởng giai đoạn 5-8TT lồng chuồng TN tiêu hóa56 Hình 3.8 Chuồng nuôi TN tăng trưởng giai đoạn 9-12TT 56

Hình 3.9 Máng ăn, máng uống TN tiêu hóa 56

Hình 3.10 Lồng chuồng TN tiêu hóa 56

Hình 3.11 Túi thừa Meckel 56

Hình 3.12 Mổ cách hồi manh tràng 4 cm 56

Hình 4.1 Vịt Xiêm địa phương 59

Hình 4.2 Vịt Xiêm lai 59

Hình 4.3 Vịt Xiêm Pháp 59

Hình 4.4 Chuồng vịt có sân chơi, khu nhốt riêng vịt sinh sản và vịt thịt 60

Hình 4.5 Hồ cho vịt tắm 60

Hình 4.6 Mái chuồng vịt được làm bằng lá 60

Hình 4.7 Ổ đẻ cho vịt mái 60

Hình 4.8: Khối lượng vịt Xiêm qua các tuần tuổi 61

Hình: 4.9 Tăng khối lượng và khối lượng cuối của vịt Xiêm trong thí nghiệm 2 69 Hình 4.10 Mối liên hệ giữa lượng vật chất khô tiêu thụ (g/con/ngày) và tăng khối lượng (g/con/ngày) của vịt Xiêm thí nghiệm ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi 73

Hình 4.11 Vịt được chọn mổ khảo sát 75

Hình 4.12 Thân thịt vịt mổ khảo sát 75

Hình 4.13 Thân thịt vịt mổ khảo sát 75

Hình 4.14 Chất lượng quầy thịt vịt mổ khảo sát 75

Trang 13

Hình 4.15 Lượng DM và CP tiêu thụ ở giai đoạn 5-8TT 78

Hình 4.16 Tăng khối lượng và khối lượng cuối của vịt giai đoạn 9-12TT 82

Hình 4.17 Thân thịt vịt mổ khảo sát 84

Hình 4.18 So sánh TLTH giai đoạn 8 và 10TT của thí nghiệm CP 97

Hình 4.19 Tăng khối lượng và khối lượng cuối thí nghiệm Lys 102

Hình 4.20 Mối quan hệ giữa lượng lysine tiêu thụ (g/con/ngày) và tăng khối lượng (g/con/ngày) của vịt Xiêm thí nghiệm ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi 106

Hình 4.21 Quầy thịt vịt mổ khảo sát 108

Hình 4.22 So sánh TLTH chất thải và hồi tràng của thí nghiệm lysine 122

Hình 4.23 Thân thịt vịt mổ khảo sát 127

Trang 14

Xơ thô Protein thô Vật chất khô Béo thô Chất hữu cơ

Xơ trung tính Năng lượng trao đổi Mức ý nghĩa thống kê

Hệ số chuyển hóa thức ăn Khối lượng

Tỷ lệ tiêu hóa Tiêu hóa hồi tràng Sai số chuẩn Khối lượng trao đổi

Trang 15

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vịt Xiêm (Muscovy duck) hay còn gọi là Ngan, có tên khoa học Cairina

moschata, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012) Thịt vịt Xiêm

cũng được nhiều người ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt khác

do cơ ức rộng, tỷ lệ nạc cao hơn, ít mỡ (Parkhurst and Mountney, 1988; Adesope and Nodu, 2002), thịt mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21% CP (protein thô) và 2,47% EE (chất béo) (Dong, 2005) Người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung nuôi chủ yếu 3 giống vịt Xiêm là vịt Xiêm địa phương, vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm lai Trong đó người dân thường nuôi vịt Xiêm địa phương vì có khả năng tận dụng tốt các nguồn phụ phẩm thức ăn như bã bia, bã

đậu nành, bã khoai mì, vỏ đầu tôm, phụ phẩm cá tra, các loại rau xanh…(Dong et

al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim

Dong, 2012), vì thế vịt Xiêm địa phương được chú ý phát triển trong hệ thống chăn nuôi của người dân

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vịt Xiêm, người chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu các dưỡng chất cho chúng Protein thô, acid amin

và năng lượng có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của vịt Xiêm, trong đó nhu

cầu protein thô và các acid amin được quan tâm nghiên cứu (Linares et al., 2012; Baeza et al., 2012 và Zhang et al., 2014) Kamran et al (2004) cho rằng chất

protein là một trong các thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của gia cầm; thực liệu cung cấp chất protein có giá thành cao (Ojano-Dirain and Waldroup,

2002) Vì vậy, việc xác định nhu cầu protein thô và acid amin phù hợp trong

khẩu phần cho vịt để nâng cao năng suất thịt, giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm lượng nitơ thải ra gây ô nhiễm môi trường

(Moran, 1992; Ospina-Roja, 2012)

Bên cạnh đó, lysine là acid amin giới hạn trong các acid amin thiết yếu của gia cầm và lysine được sử dụng để tính tỉ lệ các acid amin thiết yếu còn lại trong

khẩu phần theo bảng protein lý tưởng của Mack et al (1999) và Baker et al

(2002) Đồng thời, threonine cũng là acid amin thiết yếu quan trọng đối với loài lông vũ nói chung và vịt Xiêm nói riêng Threonine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996)

Đồng thời, mức năng lượng trao đổi phù hợp với hàm lượng lysine có trong khẩu phần sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của

thân thịt (Eits et al., 2002; Collin et al., 2003; Purba et al., 2016) Vịt tiêu thụ

một lượng năng lượng trao đổi cần thiết cho việc duy trì trong quá trình trao đổi

Trang 16

chất cơ bản, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, các hoạt động thường ngày và tăng trưởng bình thường (Adeola, 2006) Sự kết hợp giữa lysine và năng lượng trao đổi trong khẩu phần tương quan tích cực với sự tăng trưởng phát triển của vịt (Adeola, 2006) Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi vịt cần xác định mức lysine-năng lượng trong khẩu phần phù hợp cho vịt Tuy nhiên những nghiên cứu

về chế độ dinh dưỡng như acid amin và ME trong khẩu phần vịt Xiêm chủ yếu dựa vào thông tin về nhu cầu của gà cũng như các giống vịt khác như vịt Pekin (Miclosanu and Roibu, 2001)

NRC (1994) khuyến cáo mức lysine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 0,9% lysine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 0,65% lysine

Ketaren et al (2011) khuyến cáo mức lysine và năng lượng trong khẩu phần cho

vịt lai giữa con trống vịt Xiêm với vịt mái Mojosari, cho giai đoạn bắt đầu là 1,15% lysine và 2900 kcal (12,13 MJ), và giai đoạn kết thúc là 0,80% lysine và

2700 kcal (11,30 MJ), kết quả tăng khối lượng cao và hệ số chuyển hóa thấp Adeola (2006) khuyến cáo mức protein và threonine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 23% CP và 0,76% threonine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 20,5% CP và 0,56% threonine Đối với vịt Xiêm, Leclercq and Carville (1986), khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 3107 kcal (13 MJ) giai đoạn 29-84 ngày tuổi INRA (1989) đề nghị sử dụng khẩu phần

có 19% CP và 0,61% threonine cho vịt Xiêm giai đoạn nuôi úm và khẩu phần có 16% CP và 0,55% threonine nuôi vịt Xiêm giai đoạn tăng trưởng

Hiện nay đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần nuôi vịt Xiêm tăng trưởng và các tác giả đã đề xuất các mức khuyến cáo khác nhau Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thực hiện trên giống vịt Xiêm Pháp, có rất ít các nghiên cứu thực hiện trên giống vịt Xiêm địa phương

Với lý do trên, chúng tôi tiến hành luận án “Nghiên cứu các mức năng lượng

trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt” nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu để phối hợp khẩu

phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa phương hợp lý

1.2 Mục tiêu của luận án

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định các mức hợp lý của năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần để nuôi vịt Xiêm địa phương cho năng suất thịt và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi, đồng thời phát triển ngành chăn nuôi vịt Xiêm địa phương ở nước ta thêm đa dạng và phong phú

Trang 17

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm địa phương tỉnh Trà Vinh

Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương

Xác định ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương

Xác định ảnh hưởng của các mức lysine-năng lượng trao đổi lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt Đánh giá ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Xác định được mức năng lượng trao đổi, protein thô, acid amin trong khẩu phần, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin về các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong

khẩu phần để nuôi vịt Xiêm địa phương, nhằm làm cơ sở dữ liệu để phối hợp khẩu phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa phương hợp lý

1.4 Những đóng góp mới của luận án

Đã xác định được mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng ở 2 giai đoạn của vịt Xiêm địa phương

Xác định được mức protein thô, threonine trong khẩu phần và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương

Xác định được mức lysine-năng lượng lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương

Xác định được phương thức nuôi theo giới tính và phương thức nuôi tách 2 giai đoạn lên năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương

Trang 18

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới

Vịt Xiêm thuộc họ vịt có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012) Một quần thể hoang dã nhỏ tồn tại trong khu vực miền nam Hoa Kỳ, thuộc lưu vực Rio Grande ở Texas Cũng tồn tại các quần thể đã thuần hóa nhưng sống hoang dã trở lại ở Bắc Mỹ trong và xung quanh các công viên tại Hoa Kỳ và Canada Mặc dù vịt Xiêm là một loài chim nhiệt đới, nhưng nó đã thích nghi với các điều kiện băng tuyết với nhiệt độ xuống tới -12°C (10°F) hay thấp hơn mà không bị bệnh tật Vịt Xiêm đầu tiên đã được các nhà thám hiểm châu Âu đưa về châu Âu có lẽ vào thế kỷ 16 Công ty Muscovy, còn gọi là Công

ty Muscovite, đã bắt đầu vận chuyển vịt Xiêm bướu mũi về châu Âu vào khoảng sau năm 1550 Holderread, David (2001- Wikipedia)

Cách đây 15 năm, thịt vịt chủ yếu được cung cấp bởi các giống vịt Pekin Hiện tại, nhu cầu thịt ngày càng tăng, trong đó thịt vịt Xiêm đại diện 50% của thịt vịt sản xuất tại châu Âu và 75-80% ở Pháp (Elena, 2001)

Tại Pháp, vịt Xiêm được nuôi với hệ thống thâm canh và đã đóng góp 45%

nguồn cung thịt vịt (Zanusso et al., 2003) Vịt được nuôi để lấy thịt và sản xuất

gan béo, và con người không tiêu thụ trứng Họ sử dụng con lai từ vịt - vịt Xiêm Khoảng 95% sản lượng gan béo từ vịt trống lai, 5% còn lại là từ vịt Xiêm trống Mức tăng trung bình của sản xuất gan béo trong 10 năm qua là khoảng 6% mỗi năm, với mức tăng rất mạnh sản xuất gan vịt, trong khi giảm đối với gan ngỗng Hàng năm sản xuất gan 75% tổng khối lượng, ước đạt 25.500 tấn, Pháp chiếm các thứ hạng đầu tiên trên thế giới Đối với sản xuất thịt, vịt Xiêm được lai tạo ở Pháp Sản lượng thịt vịt Pháp đạt 233.300 tấn vào năm 2006, với 57% từ nuôi công nghiệp gan béo, còn lại từ nuôi công nghiệp thịt vịt Đối với các nước Đông

Nam Á, vịt nuôi phổ biến cho sản xuất thịt (Marie-Etancelin et al., 2008)

Tại Indonesia vịt Xiêm được nuôi ở Java trong làng truyền thống do đó, họ chưa khai thác hết tiềm năng về năng suất và chất lượng thịt (CIVAS and FAO, 2006) Tại đây, vịt trống Alabio ghép với mái vịt Xiêm tạo con lai có chất lượng thịt cao, người dân gọi con lai là vịt Kiar hoặc vịt Tiktok, họ cũng tiến hành công thức ngược lại cho vịt Xiêm trống ghép với vịt mái để tạo con lai vịt Xiêm vịt là vịt Kisar và là một sản phẩm nổi tiếng trong các siêu thị (theo SPFS Indonesia, 2005)

Trang 19

2.1.2 Tình hình nuôi vịt Xiêm ở Việt Nam

Nguồn gốc vịt Xiêm địa phương ở Việt Nam là Ngan cỏ (vịt Xiêm cỏ) hay

còn gọi là vịt Xiêm Dé, vịt Xiêm Nội, vịt Xiêm Ta có tên khoa học Cairina

moschata là giống vịt Xiêm nhà nội địa của Việt Nam Chúng có nguồn gốc từ

Nam Mỹ (Anonymou, 2012), được nhập vào Việt Nam từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng (Wikipedia, 2015)

Đặc điểm của vịt Xiêm cỏ là đầu to, trán phẳng nhiều lông, mào phát triển, con cái có mào đỏ sặc sỡ Con trống mào nhạt hơn, cổ ngắn, thân hình dài, lưng rộng, ngực nở, cánh phát triển, chân ngắn dáng đi nặng nề Chúng có lông mượt, tầm vóc to Trưởng thành nặng 3–4 kg (con trống), 2–3 kg (con mái) Giống vịt Xiêm này có nhiều dòng, có nhiều màu lông khác nhau: Xiêm trắng, Xiêm đen, Xiêm xám Nông dân thường thích nuôi vịt Xiêm trắng hơn vịt Xiêm đen, vì nó

có sức đề kháng cao hơn, bắt mồi trên cạn giỏi, ăn tạp và ăn được nhiều chất xơ (Wikipedia, 2015)

Vịt Xiêm cỏ bạo dạn hơn so với các loại gia cầm khác, do vậy chúng thích hợp với việc vỗ béo Chúng dễ nuôi, mau lớn, thịt ngon, cơ đỏ ít mỡ (Adesope and Nodu, 2002) Vịt Xiêm trống thường dữ tợn hơn vịt Xiêm mái Vịt Xiêm đi lại chậm chạp, có cái đầu gật gù theo nhịp đi nên dễ dàng phân biệt với vịt ngay

từ xa Thịt vịt Xiêm cỏ mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21%

CP (protein thô) và 2,47% EE (chất béo) (Dong, 2005)

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) Ngan còn gọi là vịt Xiêm có 3 loại gồm: vịt Xiêm trắng (vịt Xiêm Ré): lông trắng tuyền, 4 tháng tuổi vịt Xiêm có khối lượng l,70-l,75 kg/mái, 2,85-2,90 kg/trống Năng suất trứng đạt 69-70 quả/mái/năm Có khả năng ấp trứng rất tốt; Vịt Xiêm loang trắng đen (vịt Xiêm Sen): lông màu loang đen trắng, tầm vóc to, 4 tháng tuổi con mái l,7 kg - l,8 kg, con trống 2,9-3 kg, năng suất trứng 65-66 quả/mái/năm, con mái ấp và nuôi con tốt; Vịt Xiêm đen (vịt Xiêm Trâu): màu lông đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng

đi nặng nề Đặc điểm chung là đầu thanh nhỏ, trán phẳng và chậm chạp Khối lượng lúc 3 tháng tuổi vịt trống nặng 2,9-3 kg, vịt mái nặng 1,6-1,8 kg

Khả năng sinh trưởng của vịt Xiêm, vịt Xiêm lúc mới nở con trống và mái

là bằng nhau, nhưng càng nuôi thì tốc độ sinh trưởng càng khác nhau rõ rệt

(Baeza et al., 1998) Tốc độ sinh trưởng của vịt Xiêm mái cao ở giai đoạn 2 - 7

tuần tuổi, còn vịt Xiêm trống từ 2 - 8 tuần tuổi Trong giai đoạn này vịt Xiêm nội

có thể tăng tới 200 gram mỗi tuần, nếu là con mái và tăng tới 400 gram mỗi tuần nếu là con trống

Trang 20

Chăn nuôi vịt Xiêm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam và ngày càng phát triển Để có được những kết quả này phải kể đến những tiến bộ về thức ăn, quản lý, thú y…và đặc biệt là công tác giống, trong đó

có công tác nuôi thích nghi các giống nhập từ nước ngoài về, công tác chọn lọc

và công tác lai tạo giữa các giống với nhau Năm 1993, Trường Đại học Cần Thơ nhập đàn vịt Xiêm Pháp, có màu lông đen trắng có đốm đầu đỏ trên mặt, mỏ và chân vàng nhạt Con trống có khối lượng đạt từ 5-7 kg/con, con mái 2,5-3,5 kg/con Điều đó cho thấy vịt Xiêm Pháp cho năng suất cao hơn so với vịt Xiêm

địa phương với cùng thời gian giết thịt Phước và ctv (1994) nuôi thử nghiệm

con lai giữa vịt Xiêm trống Pháp và vịt Xiêm mái địa phương các kết quả nghiên cứu cho thấy vịt F1 phát triển tốt, có tầm vóc khá hơn so với vịt Xiêm địa phương Vịt Xiêm Cải tiến có năng suất nằm giữa giống địa phương và giống Xiêm Pháp, vịt phát triển tốt, dễ nuôi ít bệnh tật, thịt ngon và đặc biệt có khả năng tận dụng tốt thức ăn phụ phế phẩm nông nghiệp với năng suất trứng 100-

200 trứng/năm và khối lượng l,9-2,5 kg/con mái với 10 tuần tuổi và 3,5-4 kg/con trống 12 tuần tuổi (Nguyen Thi Kim Dong, 2001)

Theo Nguyễn Đức Trọng (2006) vịt Xiêm pháp có 3 dòng R31, R51 và R71 có nguồn gốc từ Pháp Vịt Xiêm R31 được nhập về Việt Nam năm 1992, con trống có màu lông đen trắng, cổ trắng, mỏ và chân xám, con mái màu lông trắng có đốm đầu, mỏ và chân vàng nhạt Con trống có khối lượng đạt từ 4,8 - 5,1 kg/con ở 12 tuần tuổi, con mái 2,6-2,75 kg/con ở 10 tuần tuổi, tiêu tốn thức

ăn 2,8-2,9 kg thức ăn/kg tăng trọng Vịt Xiêm R51, vịt Xiêm ông bà được nhập

về Việt Nam vào năm 2001, vịt Xiêm có lông màu trắng có đốm nâu hoặc trắng tuyền Vịt Xiêm thương phẩm nuôi 10 tuần tuổi con mái đạt 2,2-2,4 kg/con, nuôi 12 tuần tuổi con trống đạt 4,3-4,5 kg/con Tiêu tốn thức ăn 2,7-2,8 kg thức

ăn cho 1 kg tăng trọng Vịt Xiêm R71 nhập về Việt Nam năm 2001 và năm

2005, gồm 3 dòng: dòng nhẹ cân, dòng trung bình và dòng nặng cân, có lông màu trắng có đốm đầu hoặc trắng tuyền Vịt Xiêm thương phẩm nuôi 10 tuần con mái đạt 2,3-2,5 kg/con (dòng nhẹ cân), 2,5-2,7 kg/con (dòng trung bình), 2,7-3 kg/con (dòng nặng cân), nuôi 12 tuần tuổi con trống đạt 4,5-4,6 kg/con (dòng nhẹ cân), 4,7-4,9 kg/con (dòng trung bình), 5-5,5 kg/con (dòng nặng cân) Tiêu tốn thức ăn 2,7-2,8 kg thức ăn cho l kg tăng trọng

Vịt Xiêm RT11 là giống vịt Xiêm có nguồn gốc từ Tập đoàn Grimaud cộng hòa Pháp, vịt Xiêm được nhập về Việt Nam năm 2007 và được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Khi mới nở vịt Xiêm có màu lông vàng chanh, có đốm đầu hoặc không có đốm đầu đen, khi trưởng thành vịt Xiêm có màu lông trắng tuyền, vịt Xiêm có mỏ và chân màu trắng, con trống có mào, dáng đi nặng

nề (Nguyễn Đức Trọng và ctv., 2009)

Trang 21

Vịt Xiêm có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 94,9% ở giai đoạn vịt Xiêm con, giai đoạn hậu bị là 92,3% Khối lượng cơ thể đạt 95,1-96,8% so với khối lượng tiêu chuẩn của giống ở thế hệ xuất phát, thế hệ 1 tỷ lệ đạt so với khối lượng tiêu chuẩn của giống là 95,7-98,6% Vịt Xiêm có tuổi đẻ ở 28 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 39,4% và năng suất trứng đạt tương ứng là 146,6 quả/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 5,18 kg tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 90% và tỷ lệ nở/trứng

có phôi đạt trên 85% (Nguyễn Đức Trọng và ctv., 2010) Vịt Xiêm RT11 chủ yếu

sử dụng để thụ tinh nhân tạo với vịt mái M14, M15 để tạo con lai vịt Xiêm - vịt,

sử dụng theo hai hướng lấy thịt và nhồi gan béo

2.2 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của vịt Xiêm trên thế giới 2.2.1 Nhu cầu về năng lượng

Gia cầm cũng như các động vật khác cần năng lượng từ thức ăn để duy trì các chức năng hoạt động của cơ thể và thực hiện các phản ứng tổng hợp trong cơ

thể chúng (McDonald et al., 2010; Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014)

Chất dinh dưỡng của thức ăn mà gia cầm thu nhận để cung cấp năng lượng cần

thiết cho chúng là carbohydrate, protein và lipid (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009),

trong đó carbohydrate chiếm tỷ lệ lớn nhất, kế đến là protein và sau cùng là lipid (Dương Thanh Liêm, 2008)

Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của vịt còn hạn chế Nhiều tiêu chuẩn nhu cầu cho vịt thì giống như gà (ARC, 1975) Giá trị năng lượng trao đổi trong khẩu phần thì giống nhau giữa gà và vịt Vì vậy, có thể sử dụng mức năng lượng của gà để tạo thành khẩu phần cho vịt (Leclecq and Carville, 1985)

NRC (1994) khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần của vịt

từ 2900-3000 kcal (12,13-12,55 MJ) ME/kg Fan et al (2008) công bố mức ME

trong khẩu phần vịt Pekin là 3000 kcal (12,55 MJ/kg) cho tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu Đối với vịt Xiêm, Leclercq and Carville (1986) khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 3107 kcal (13 MJ) ME/kg khi nghiên cứu trên vịt Xiêm giai đoạn 29-84 ngày tuổi INRA (1989) khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần cho vịt Xiêm từ 2800-3000 kcal (11,72-12,55 MJ/kg) thức ăn

Để cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt thì mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần ở khoảng 14,22 MJ/kg Nếu vượt trên mức này không cải thiện

hệ số chuyển hóa thức ăn hơn nữa (Siregar et al.,1982b) Dean (1978) cho rằng

khi tăng hàm lượng năng lượng trong khẩu phần từ 9,20-12,97 MJ ME/kg không ảnh hưởng lên tăng khối lượng đối với vịt Bắc Kinh nhưng ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn Tuy nhiên, vịt có khả năng đặc biệt tự điều chỉnh lượng thức

ăn ăn vào để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho vịt (Dean, 1978 và Siregar, 1982b)

Trang 22

Giá trị năng lượng và tỷ lệ năng lượng, protein của khẩu phần

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu về protein và các acid amin tăng lên khi tăng mức bão hòa năng lượng của các khẩu phần (nghĩa là tăng hàm lượng năng lượng của khẩu phần) Do vậy, người ta đã nghiên cứu ra những tỷ lệ thích hợp nhất giữa mức năng lượng của các khẩu phần và hàm lượng protein thô và các acid amin trong chúng

Trong quá trình trao đổi chất, trong cơ thể gia cầm xảy ra liên tục sự chuyển hóa năng lượng của các liên kết hóa học của các chất dinh dưỡng thành nhiệt năng, điện năng, hóa năng và các dạng năng lượng khác đảm bảo sự hoạt động, chức năng bình thường của tất cả các cơ quan và mô Cơ thể sống là hệ thống thống nhất trong đó các quá trình xảy ra trong mối tương tác, tất cả các chất dinh dưỡng cần thâm nhập vào cơ thể với một số lượng nhất định và tỷ lệ nhất định Vì vậy, việc chỉnh lý chính xác các nguyên lý dinh dưỡng bình thường của gia cầm theo phức hợp các chất dinh dưỡng có ý nghĩa hàng đầu Trong số các phức hệ này, việc định mức theo năng lượng trao đổi và theo các acid amin quan trọng nhất có ý nghĩa đặc biệt (Grigorev, 1981) Việc nâng cao giá trị năng lượng tạo ra khả năng sử dụng tốt hơn các acid amin trong các phản ứng tổng hợp chỉ trong điều kiện như nhau, tỷ lệ của chúng với năng lượng trao đổi không bị phá hủy (Dudley, 1965; Grigorev, 1981)

2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin

Khái niệm về protein

Protein theo tiếng Hy Lạp là “Proteios”, nghĩa là đầu tiên, quan trọng nhất

(Wikipedia, 2014a), qua đó cho thấy vai trò quan trọng hàng đầu của protein đối với sự sống

Theo quan điểm dinh dưỡng học, protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử khối cao Cấu tạo bởi các nguyên tố chính C, H, O, N Ngoài ra

còn có S, P, Fe,…(Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv., 2013) Nói chung, protein được tạo thành do các acid amin kết hợp lại với nhau (Chahal et al., 2008;

Ferrier, 2013)

Trong phân tử protein có C: 51-55%; O: 21,5-23,5%; N: 15,5-18%; H:

6,5-7,3%; S: 0,5-2,4%; P: 0-1,5% (Chahal et al., 2008), ngoài ra còn chứa Fe, Mg, I,

Cu, Zn, Br, Mn, Ca,…(Mai Xuân Lương, 2001) Do hàm lượng N trung bình trong protein là 16% nên để biết hàm lượng protein trong mẫu phân tích, người ta thường xác định hàm lượng N rồi nhân với hệ số 100/16, tức 6,25 (Mai Xuân

Lương, 2001; McDonald et al., 2010)

Trang 23

Khái niệm về acid amin thiết yếu và không thiết yếu

Protein cần thiết cho gia cầm được cung cấp dưới dạng các acid amin trong thức ăn Theo Robert (2008) thì trong 22 loại acid amin trong cơ thể gia cầm có

10 acid amin thiết yếu (arginine, methionine, histidine, phenylalanine, isoleucine, leucine, lysine, threonine, tryptophan và valine) gia cầm không thể tự tổng hợp được mà phải được bổ sung trong khẩu phần, trong đó methionine là acid amin giới hạn nhất Nếu protein có chứa tất cả các acid amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì chúng là protein có giá trị sinh học cao và ngược lại Trong chăn nuôi gia cầm cần chú ý các loại thực liệu có giá trị sinh học cao để cân đối các thực liệu có giá trị sinh học thấp, đồng thời có thể bổ sung acid amin tổng hợp công nghiệp ở nước ta hiện nay để phối hợp thành một công thức thức ăn cân đối

và hoàn chỉnh (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)

Acid amin thiết yếu, đặc biệt là methionine là acid amin giới hạn thứ nhất trong khẩu phần gia cầm, do nhu cầu tạo lông cao Theo Dean (1986) cho rằng nhu cầu methionine của vịt 0,59 g trên ngày trong khẩu phần chứa 16% CP Lysine là acid amin giới hạn thứ 2 trong khẩu phần gia cầm đang tăng trưởng Có một vài thông tin cho rằng lysine ảnh hưởng lên việc tạo thịt ở vịt Kết quả nghiên cứu của Larbier and Leclerq (1992) chứng minh rằng khẩu phần với 7 g

lysine/kg (12,96 MJ/kg, 150 g CP/kg) cho vịt Xiêm trống tăng trưởng Baeza et

al (1997) cho rằng lysine tiêu hóa không vượt quá 4,3 g/kg thức ăn (12,75 MJ

ME/kg) cho vịt Xiêm tăng trưởng

Khái niệm threonine

Threonine là một acid amin với công thức hóa học

HO2CCH(NH2)CH(OH)CH3 Threonine là một acid amin thiết yếu có phân cực

và là một trong hai acid amin sinh protein mang một nhóm ancol Ngoài ra threonine có thể bị phosphoryl hóa nhờ một threonine kinase (Wikipedia, 2017) Threonine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996) Giúp duy trì sự cân bằng protein thích hợp trong

cơ thể Là chất cần thiết để tạo ra glycine và serine, hai loại acid amin cần thiết cho việc sản xuất collagen, elastin, và các mô cơ, giúp giữ cho các mô liên kết và

cơ bắp khắp cơ thể khỏe và đàn hồi (https://www.bachhoaxanh.com) Zhang et

al (2014) nghiên cứu khầu phần cho vịt Pekin từ 15-35 ngày tuổi là 0,72%

threonine đã nâng cao kháng thể và cải thiện năng suất Jiang et al., 2017 cho

rằng bổ sung threonine làm giảm nồng độ cholesterol, triglyceride, cholesterol trong gan và nồng độ cholesterol huyết thanh thấp ở mức 160 và 190 g/kg CP, trong khi đó tăng nồng độ triglyceride ở 160 g/kg CP Bên cạnh đó, Trong khẩu

Trang 24

phần nuôi gà thịt với mức threonine là 115% cho tăng khối lượng, hệ số chuyển

hóa thức ăn và các chỉ tiêu quầy thịt tối ưu (Moradi Estalkhzir et al., 2013)

Protein lý tưởng: là sự cân bằng của hỗn hợp các acid amin trong khẩu

phần thì rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của mỗi loài động vật Sự thiếu hụt về acid amin gây ra sự giảm năng suất và sự dư thừa acid amin cũng có thể gây ra

sự hư hại (Buttery and Mello, 1994) Vì vậy, người ta cho rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả của việc sử dụng đạm cho sản xuất thịt là sự cân bằng acid amin trong khẩu phần (Cole and Van Lumen, 1994) Để so sánh những acid amin chuẩn trong khẩu phần cho gia súc thì sự cung cấp protein lý tưởng có tính đơn giản và đạt hiệu quả hơn Protein lý tưởng là protein có sự cân bằng về acid amin thiết yếu phù hợp chính xác đối với nhu cầu của gia cầm (Baker and Han, 1994; Cole and Van Lumen, 1994), cùng với đủ lượng nitơ của acid amin không thiết yếu để cho phép tổng hợp tất cả các acid amin không thiết yếu thì được quy cho như một protein lý tưởng (Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014) Theo truyền thống tỷ lệ của mỗi acid amin được trình bày có liên quan đến số lượng lysine Lysine được chọn như là acid amin chuẩn vì nó được nghiên cứu nhiều và được sử dụng để tổng hợp protein Số lượng protein lý tưởng cần thiết để đáp ứng tất cả nhu cầu acid amin cho gia cầm thì tương đương với nhu cầu protein thấp nhất và protein lý tưởng mà trong đó acid amin có thể

có tỷ lệ giữa acid amin này và acid amin khác (Klasing, 1998) Ngày nay, lysine được xem như là acid amin lý tưởng, bởi vì lysine được sử dụng trên khắp thế giới để tạo thành khẩu phần cho heo (Fuller, 1994; NRC, 1998) và cho gia cầm

(Emmert and Baker, 1997; Mack et al., 1999; Baker et al., 2002) Sự cân bằng

acid amin lý tưởng cho vịt tăng trưởng được trình bày qua Bảng 2.1

Bảng 2.1: Sự cân bằng lý tưởng của acid amin đối với vịt tăng trưởng (được trình bày theo % của lysine)

Trang 25

Theo Dean (1985) cho rằng 16% CP cho tăng khối lượng cao ở vịt con đang tăng trưởng Công bố của NRC (1977) cho rằng với mức 16% CP cho cả giai đoạn bắt đầu và kết thúc, không chỉ cho nhu cầu vịt chuyên thịt mà còn cho vịt

chuyên trứng Kết quả nghiên cứu của Prasad et al (1988) cho rằng với khẩu

phần chứa các mức độ 14, 16, 18 và 20% CP và ME từ 9,19 đến 12,54 MJ/kg, và với khẩu phần 16% CP, 10,86 MJ/kg ME thì đáp ứng tốt cho tăng khối lượng và

hệ số chuyển hóa thức ăn

Vịt Pekin: nhu cầu về protein trên vịt Pekin được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1932 bởi Horton Tác giả cho rằng vịt Pekin được nuôi bằng khẩu phần có

tỷ lệ protein thô là 19% cho kết quả tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức

ăn tốt hơn so với khẩu phần 12% protein thô trong suốt giai đoạn úm đến 15

tuần tuổi Hamlyn et al (1934) cho rằng nuôi dòng vịt lai Pekin với khẩu phần

18% protein cho kết quả tăng trưởng tốt nhất ở giai đoạn từ 0-10 tuần tuổi Khi nuôi vịt với khẩu phần protein quá cao (26%) sẽ làm giảm nhẹ sự tăng trưởng Scott and Heuser (1951) chỉ ra rằng khẩu phần với 15% protein thỏa mãn được nhu cầu về tăng trưởng của vịt Pekin từ úm đến 8 tuần tuổi Tuy nhiên ở giai đoạn 2 tuần tuổi thì sự tăng trưởng tốt nhất khi được nuôi ở khẩu phần có 17%

protein Dean et al (1965) khuyến cáo rằng vịt Pekin nên được nuôi với các

khẩu phần protein khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi khác nhau Giai đoạn từ 0-7 ngày sử dụng khẩu phần với 22% đạm, giai đoạn từ 7-14 ngày sử dụng khẩu phần với 20% đạm và giai đoạn từ 14-21 ngày sử dụng khẩu phần với 18% đạm

Trong một nghiên cứu tổng quát của trung tâm nghiên cứu vịt Cornell (1972) chỉ ra rằng nhu cầu protein tốt nhất cho sự tăng trưởng của vịt Pekin ở giai đoạn đầu là 22%, tuy nhiên nhu cầu này sẽ giảm từ từ chỉ còn 16% cho đến giai đoạn bán thịt (7 tuần tuổi) Các tác giả cũng chỉ ra rằng vịt Pekin có khả năng thích nghi tốt ở các điều kiện nuôi khác nhau và có khả năng tận dụng tốt nguồn đạm khác nhau Dean (1972) thực hiện thí nghiệm trên vịt Pekin với 3 nghiệm thức khác nhau Nghiệm thức 1 là vịt được nuôi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 bằng thức ăn có chứa 28% protein, sau đó sử dụng khẩu phần 16% protein cho toàn bộ giai đoạn sau Nghiệm thức 2 là sử dụng khẩu phần có 16% protein suốt tất cả các giai đoạn và nghiệm thức 3 là sử dụng khẩu phần có 28% protein cho suốt các giai đoạn Kết quả chỉ ra rằng vịt Pekin được nuôi bằng khẩu phần như nghiệm thức 1 và 3 cho kết quả tăng trưởng tốt hơn ở giai đoạn đầu Tuy nhiên, khối lượng kết thúc và hệ số chuyển hóa thức ăn trong suốt giai đoạn nuôi thì tương đương nhau giữa 3 nghiệm thức

Wilson (1975) và Dean (1972) kết luận rằng không có hiệu quả khi nuôi vịt Pekin bằng khẩu phần có chứa hơn 18% protein đối với vịt lớn hơn 2 tuần tuổi

Trang 26

Siregar et al (1982a) thực hiện nghiên cứu nuôi vịt Pekin với 8 khẩu phần khác

nhau tương ứng từ 0- 8 tuần tuổi Tác giả đề nghị rằng khẩu phần với 19% protein thì thích hợp cho vịt từ 0-2 tuần tuổi và khẩu phần có 16% protein thì thích hợp cho vịt từ 3-8 tuần tuổi Năng lượng trao đổi trong cả hai khẩu phần là

3024 kcal (12,65 MJ/kg) thức ăn

Chin and Hutagalung (1984) thực hiện 3 thí nghiệm để xác định nhu cầu protein và năng lượng trao đổi của vịt Pekin dưới điều kiện nhiệt đới ở Malaysia Dựa vào kết quả tăng khối lượng tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu, họ kết luận rằng nhu cầu năng lượng trao đổi của gia cầm trong khoảng 3500-3850 kcal (14,64-16,11 MJ/kg) thức ăn trong khi nhu cầu protein từ 22-24% đối với vịt

từ 0-6 tuần tuổi, từ 20-22% protein đối với vịt từ 7-10 tuần tuổi Khi so sánh với các nước ôn đới khác, nhu cầu dưỡng chất trong khẩu phần cao hơn vì vịt ở các nước nhiệt đới có lượng ăn vào thấp hơn

Scott and Dean (1991); NRC (1994); Rose (1997) và Adeola (2006) đề xuất mức nhu cầu protein, acid amin và năng lượng (%) của vịt thịt 0-2 tuần tuổi và 2-

7 tuần tuổi được thể hiện qua Bảng 2.2

Bảng 2.2: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt thịt 0-2 tuần tuổi

và 2-7 tuần tuổi

NRC (1994)

Scott and Dean (1991)

Adeola (2006)

NRC (1994)

Rose (1997)

Adeola (2006)

Trang 27

Bảng 2.3: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt Xiêm

đầu

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn cuối

Bảng 2.4 Nhu cầu protein và acid amin của vịt Xiêm thịt

Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv (2009)

Leclercq and Carville (1977) khuyến cáo mức lysine trong khẩu phần giai

đoạn 3-6 tuần tuổi và 6-10 tuần tuổi là 0,64% và 0,55% Ketaren et al (2011)

khuyến cáo mức lysine và năng lượng trong khẩu phần cho vịt lai giữa con trống vịt Xiêm với vịt mái Mojosari, cho giai đoạn bắt đầu là 1,15% lysine và 2900 kcal (12,13 MJ), và giai đoạn kết thúc là 0,80% lysine và 2700 kcal (11,30 MJ), kết quả cho tăng khối lượng cao và hệ số chuyển hóa thấp

Năm 1977, Shen thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu protein và năng lượng của vịt Xiêm lai được cho ăn bằng khẩu phần bắp và đậu nành Dựa trên kết quả tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn từ 0-3 tuần, tác giả đề nghị rằng khẩu phần protein tối ưu với 17% protein và 2750 kcal (11,51 MJ/kg) thức

Trang 28

ăn Khi tăng ME trong khẩu phần từ 2600-3000 kcal (10,88-12,55 MJ/kg) thức

ăn và mức protein ổn định là 18% thì hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện ở mức 5% cho mỗi 150 kcal (0,63 MJ) tăng thêm Thời gian sau đó, Chen (1979) tiến hành nghiên cứu nhu cầu protein và năng lượng trên vịt Xiêm lai từ 4-10 tuần tuổi Tác giả nhận thấy rằng khi cho vịt ăn khẩu phần có mức năng lượng

2750 kcal (11,51 MJ) ME/kg thức ăn với mức protein là 13,2 và 13,7% cho kết quả tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn là tốt nhất Vịt có thể duy trì sự tăng khối lượng tốt khi cho ăn khẩu phần có tỷ lệ protein là 14% với mức năng lượng thay đổi từ 2600-3050 kcal (10,88-12,76 MJ) ME Tuy nhiên, khẩu phần

có chứa mức ME thấp nhất là 12,13 MJ thì cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất Leclercq and de Carville (1986) cho rằng mức năng lượng 10,4-13,3 MJ/kg cho kết quả tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất Tác giả cũng nhận thấy rằng nhu cầu protein giảm nhanh từ 21-15% giữa 0-3 và 6-10 tuần

tuổi Bên cạnh đó, Elena et al (2001) cho rằng vịt Xiêm tiêu thụ thức ăn tốt theo mức năng lượng từ 2750-3050 kcal (11,51-12,76 MJ) Brahmantiyo et al (2003)

báo cáo rằng vịt Xiêm trống phát triển nhanh cho đến 9 tuần tuổi cần ăn với

lượng cân bằng protein cao và năng lượng Fan et al (2008) cho rằng vịt thịt với

mức năng lượng trao đổi cao để đáp ứng nhu cầu cơ thể

Carville (1985) cho rằng chỉ số tiêu thụ của vịt Xiêm giảm khi khẩu phần ăn giàu năng lượng Tác giả kết luận rằng với mức năng lượng tương đương hoặc cao hơn 2750 kcal (11,51 MJ/kg) cho tăng khối lượng tốt Romantzoff (1991) khuyến cáo mức năng lượng từ 2700-3000 kcal (11,30-12,55 MJ/kg) cho vịt 0-3 tuần tuổi (với protein 150 g), và mức năng lượng 2500-2800 kcal (10,46-11,72 MJ/kg) (với protein 170 g) cho vịt lớn hơn 3 tuần tuổi

Elly Tugiyanti et al (2013) nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và

protein nhằm cải thiện năng suất, chất lượng quầy thịt và kích thước sợi cơ của vịt Xiêm trống, với 5 mức protein và năng lượng (13% CP và 2300 kcal (9,62 MJ/kg), 15% CP và 2500 kcal (10,46 MJ/kg), 17% CP và 2700 kcal (11,30 MJ/kg), 19% CP và 2900 kcal (12,13 MJ/kg), 21% CP và 3100 kcal (12,97 MJ/kg) Họ kết luận rằng khẩu phần với 21% CP và 3100 kcal (12,97 MJ) cải thiện năng suất, chất lượng quầy thịt và kích thước sợi cơ của vịt Xiêm trống Leclerq and de Carville (1975) đề xuất rằng nhu cầu protein của vịt Xiêm mái là 15% lúc 4-6 tuần tuổi, 14,5% lúc 6-8 tuần tuổi và thấp hơn 13% ở các giai đoạn tuổi sau đó Các tác giả này cũng thực hiện thí nghiệm trên vịt Xiêm trống bằng cách cho ăn khẩu phần có mức năng lượng bằng 3000 kcal (12,55 MJ) với hàm lượng protein lần lượt là 10,6; 12,0; 13,4; 14,9 và 16,3% từ 4-12 tuần tuổi

Họ kết luận rằng nhu cầu protein của vịt Xiêm trống thì không khác nhiều so với

Trang 29

con mái và không sử dụng khẩu phần cao hơn 15% protein lúc vịt 4-8 tuần và cao hơn 12% protein lúc vịt 8-10 tuần tuổi Leclerq and de Carville (1976b) cũng đã thực hiện 1 số nghiên cứu trên vịt Xiêm tăng trưởng Dựa vào kết quả của 2 thí nghiệm, các tác giả này kết luận rằng nhu cầu protein trên vịt Xiêm mái không quá 17,7% và trên con trống không quá 19,3% Leclerq and de Carville (1977b) nghiên cứu việc giảm tỷ lệ protein trong khẩu phần nuôi vịt Xiêm thịt (từ 6-10 tuần tuổi) theo đó vịt Xiêm trống được nuôi khẩu phần có chứa 2970 kcal (12,43 MJ) ME/kg thức ăn và hàm lượng protein từ 10,4 đến 14,2% ở thí nghiệm 1 Ở thí nghiệm 2 thì sử dụng khẩu phần có mức năng lượng là 2940 kcal (12,30 MJ) ME/kg thức ăn với tỷ lệ protein từ 12,2 đến 15,3% Các tác giả này kết luận rằng, cần 800 g lượng protein ăn vào để đạt được 1400 g tăng khối lượng lúc nuôi vỗ béo Bằng cách sử dụng lượng protein ăn được hơn là tỷ lệ protein trong khẩu phần để tránh ảnh hưởng của việc nhầm lẫn trong việc đánh giá dựa vào tỷ lệ protein trong thức ăn vì lượng ăn vào bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi trường Bằng cách bổ sung thêm lysine-HCl và DL-methionine trong khẩu phần chủ yếu là bắp và đậu nành, đã làm giảm được 19% so với tổng số nhu cầu protein đối với vịt Xiêm trống giai đoạn từ 3-6 tuần và giai đoạn từ 6-10 tuần (Leclerq and de Carville, 1981a) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jeroch and Hennig (1965) chỉ ra rằng tổng số protein trong khẩu phần có thể giảm từ 22 đến 30% mà không ảnh hưởng đến tăng khối lượng của vịt Xiêm nuôi thịt khi sử dụng khẩu phần có chứa 11-12% protein được bổ sung thêm lysine, lysine và methionine hoặc lysine và B-complex khi so với khẩu phần đối chứng chứa

14,4% protein Jeroch et al (1969) cho rằng tổng số protein trong khẩu phần vịt

nuôi vỗ béo có thể giảm từ 5-7% khi cho ăn khẩu phần 11,7% hoặc 13,2% protein

có bổ sung methionine và lysine so với khẩu phần đối chứng là 14,4% protein

Schubert et al (1981) sử dụng 5 khẩu phần cho ăn khác nhau đối với vịt

Xiêm trống với các khẩu phần chứa tỷ lệ protein khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng khác nhau Họ kết luận rằng 2 giai đoạn cho ăn khẩu phần 21% và 18% lúc vịt 0-3 tuần và 4-11 tuần tuổi Họ cho rằng có thể áp dụng duy nhất 1 khẩu phần 18% protein cho vịt Xiêm thịt

Brahmantiyo et al (2003) nghiên cứu trên vịt Xiêm trống phát triển nhanh

cho đến 9 tuần tuổi cần đảm bảo khẩu phần protein và năng lượng cao để đáp

ứng nhu cầu cơ thể Ngược lại, Iskandar et al (2001) cho thấy rằng khẩu phần ăn

với 180 g/kg CP; 2750 kcal (11,51 MJ) ME/kg về khối lượng thân thịt không có

sự khác biệt đáng kể so với khẩu phần với mức 200 g/kg CP; năng lượng 3000 kcal (12,55 MJ) ME/kg và 220 g/kg CP; 3250 kcal (13,60 MJ) ME/kg Bên cạnh

đó, các mức protein cao hơn sẽ tăng tốc độ tăng trưởng, khả năng thích ứng

Trang 30

nhanh và tăng khối lượng nhanh Atmomarsono (1999), Tanwiriah (2006), Miclosanu and Roibu (2001) và Bintang (2000)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính lên vịt Xiêm tăng trưởng (Baeza et al.,

1998) đã cho thấy rằng vịt Xiêm 15 tuần tuổi con trống nặng 4573 g và con mái nặng 2879 g, con mái có tốc độ tăng trưởng tới 10 tuần tuổi và con trống tới 12

tuần tuổi (Swatland, 1981; Huang et al., 2012) và là loài lưỡng hình sinh dục, con trống nặng hơn 50% so với con mái (Larbier and Leclercq, 1994; Baeza et al.,

1998)

Mustafa et al (2003) cho rằng khả năng tiêu hóa acid amin của Palm

Kernel Cake (PKC) ở vịt Xiêm là 65% PKC đối với loài độc vị thì giới hạn bởi

vì hàm lượng xơ cao và tính ngon miệng thấp (Ravindran and Blair, 1992)

Nghiên cứu acid amin với mức protein (CP) thấp trong giai đoạn cuối của vịt Xiêm từ 8-12 tuần tuổi bởi 4 acid amin thiết yếu (lysine, methionine, threonine và tryptophan) từ 105-142 g/kg cho kết quả không có sự khác biệt về tăng trưởng và chất lượng thân thịt khi CP cao hơn 124 g/kg trong khẩu phần (Baeza and leclercq, 1998) Leclercq and Carville (1976) cho rằng nhu cầu protein của vịt Xiêm trống thì không quá 120 g/kg từ 8-10 tuần tuổi, sự phát triển

cơ ngực trễ, xảy ra trong suốt giai đoạn cuối (Leclercq, 1990b)

Theo nghiên cứu của Leclercq et al (1985) vịt Xiêm giai đoạn từ 3-8 tuần

tuổi với mức năng lượng trong khẩu phần từ 10,42-13,26 MJ ME/kg và protein 193g/kg sẽ cho tăng trưởng tối đa trong mức năng lượng từ 10,46-10,88 MJ ME/kg

Ming Xie et al., 2009, nghiên cứu nhu cầu lysine trên vịt trống Pekin trắng

giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi, kết quả cho thấy rằng với mức lysine 0,98% cho tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, khối lượng thịt ức và khối lượng thịt đùi cao có ý nghĩa thống kê

Galal et al., 2011, tiến hành so sánh về năng suất và đặc điểm quầy thịt của

4 giống vịt như Dumyati, Vịt Xiêm, Pekin và Sudani, kết quả cho thấy nuôi đến

12 tuần tuổi cho thấy khối lượng vịt Xiêm cao hơn so với 3 giống vịt còn lại Điều này liên quan đến tính lưỡng hình sinh dục giữa con trống và mái Vịt Sudani

có sự lưỡng hình sinh dục giữa con trống và con mái cao (51,8%), kế đến là vịt Xiêm (43,7%) Cả 2 giống vịt này cho năng suất và chất lượng quầy thịt tốt hơn Nghiên cứu nhu cầu protein cho tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt lên năng suất của vịt lai, kết quả cho thấy rằng mức protein 23,5, 15,4 và 13,8% cho giai đoạn bắt đầu 0-3 tuần tuổi, 4-7 tuần tuổi và giai đoạn cuối

Trang 31

8-10 tuần tuổi (tương ứng) cho năng suất và chất lượng quầy thịt tối ưu (Baeza et

al 2012)

Tugiyanti et al., 2013, Cải thiện năng suất, chất lượng thịt và vi cấu trúc sợi

cơ của vịt Xiêm bản địa Indonesian thông qua protein thức ăn và năng lượng trao đổi, kết quả cho thấy với mức protein 21% và ME 3100 kcal cho khối lượng thân thịt (1342,60 ± 2243,62), hệ số chuyển hóa thức ăn (4,00 ± 0,64), tỷ lệ mỡ bụng (68,86 ± 5,59%), chất lượng thịt và đường kính sợi cơ (50,59 µm) (p <0,01) Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trong khẩu phần với tỷ lệ phần trăm thân thịt của 3 giống vịt (Pekin, PMP và EPMp), kết quả cho thấy rằng khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng lên khối lượng cuối của giống vịt mà là

chiều dài của kết tràng (P<0,05) (Pura et al., 2016)

Bên cạnh đó, công tác chọn lọc giống vịt Xiêm đã tiến hành trong những năm qua thì công tác lai tạo cũng đã được chú trọng, đặc biệt là lai khác loài nhằm tận dụng ưu thế lai ở con lai có năng suất cao, chất lượng tốt và nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Karasinski et al (1981) cho biết trong thành phần thịt xẻ của con lai vịt

Xiêm x vịt Orpington có tỷ lệ da và mỡ dưới da là 17%, thịt ức là 14,6% Trong khi đó thành phần thịt xẻ của vịt Orpington thuần tỷ lệ da và mỡ dưới da là 26,6% còn thịt ức là 12,9%

Chipchiryuk (1984) đã tiến hành ghép 20 vịt Xiêm trống với 80 vịt mái Bắc Kinh, sau một tháng lấy 1500 trứng đưa vào ấp Kết quả cho thấy tỷ lệ trứng có phôi là 54,3%, tỷ lệ nở/ trứng có phôi 55% (con lai nuôi cùng điều kiện với vịt Xiêm và vịt Bắc Kinh thuần) Kết quả về khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của con lai 2980 g của vịt Xiêm 2350 g và vịt Bắc Kinh là 2800 g

Szász et al (1997) tiến hành so sánh các chỉ tiêu về khối lượng cơ thể, tiêu

tốn thức ăn và giết thịt của vịt Cherry Valley, vịt nội, vịt Xiêm và vịt Xiêm lai (con lai vịt Xiêm-vịt), kết quả cho thấy nuôi đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể của vịt Xiêm lai là 4181 g/con ở con trống và 3788 g/con ở con mái, khối lượng

cơ thể của vịt Cherry Valley ở con trống là 3981 g/con và con mái là 3613g/con, khối lượng cơ thể của vịt Xiêm trống là 3567 g/con và vịt Xiêm mái là 2413 g/con có sự sai khác về khối lượng cơ thể của 3 loại với (P<0,05) Kết quả mổ khảo sát cho thấy khối lượng thịt xẻ của vịt Xiêm lai là 3598 g/con ở con trống

và 3335 g/con ở con mái, vịt Cherry Valley ở con trống là 3441 g/con và con mái

3036 g/con, vịt Xiêm ở con trống là 2998 g/con và con mái là 2021 g/con có sự sai khác về khối lượng thịt xẻ ở 12 tuần tuổi giữa 3 nhóm (P< 0,05)

Trang 32

Kazimierz (2004) tiến hành cho lai giữa vịt Xiêm với vịt Bắc Kinh A-44 tạo vịt Xiêm lai, kết quả cho thấy khối lượng cơ thể của vịt Xiêm đạt 3424 g/con, vịt A-44 đạt 2868 g/con và vịt Xiêm lai đạt 2983 g/con, có sự sai khác về khối lượng

cơ thể (P<0,05) Tỷ lệ thịt xẻ của vịt Xiêm đạt 74,1%, vịt A-44 đạt 73,8% và vịt Xiêm lai đạt 75%

Huang et al (2006) cho biết con lai giữa vịt Xiêm và vịt Kaiya (vịt Bắc

Kinh x vịt Tsaiya) có khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi đạt 2277-2367 g/con, sinh trưởng tuyệt đối của vịt Xiêm lai đạt cao nhất ở 4-6 tuần với 598-621 g, từ 6-8 tốc độ sinh trưởng là 554-601 g, tuần tuổi 8-10 tốc độ sinh trưởng là 363-392 g lượng thức ăn thu nhận ít nhất ở tuần tuổi 4-6 chỉ có 142-144 g/con/ngày và cao nhất ở tuần tuổi 6-8 là 179-186 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,2-3,39 kg/kg tăng khối lượng ở 6-8 tuần tuổi, 6,03-6,74 kg/kg tăng khối lượng

ở tuần tuổi 8-10

Catherine et al (2006) cho biết con lai giữa vịt Xiêm và vịt Bắc Kinh khi sử

dụng trống là vịt Xiêm có tên là mule và khi sử dụng trống là vịt Bắc Kinh gọi là hinny cho kết quả khối lượng cơ thể ở 11 tuần tuổi vịt Xiêm đạt 4366 g/con, khối lượng cơ thể của vịt Bắc kinh là 2508 g/con, khối lượng cơ thể của con lai giữa vịt Bắc kinh x vịt Xiêm (hinny) là 3527 g/con, khối lượng cơ thể của con lai giữa vịt Xiêm x vịt Bắc kinh (mule) đạt 3442 g/con (P<0,05), khi nhồi lấy gan béo vịt Xiêm lai (mule) có khối lượng gan cao nhất đạt 588 g/cái, con lai hinny khối lượng gan đạt 493 g/cái, vịt Xiêm khối lượng gan là 495 g/cái và vịt Bắc kinh khối lượng gan thấp nhất là 286 g/cái có sự khác nhau về khối lượng gan của các vịt, vịt Xiêm và con lai thí nghiệm (P<0,05)

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới vào khoảng thời gian từ năm 1932 đến năm 2006, chủ yếu nghiên cứu trên vịt, vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm lai (vịt Xiêm x vịt bắc Kinh) về nhu cầu năng lượng (2500-3850 kcal), protein (12-26%), acid amin, nguồn thức ăn, đặc điểm di truyền…Tuy nhiên, những năm gần đây những nghiên cứu trên vịt Xiêm được xuất bản rất ít

2.2.3 Nhu cầu khoáng và vitamin

Nhu cầu khoáng

Calcium (Ca) và phosphorus (P) là 2 khoáng đa lượng rất quan trọng của cơ thể vật nuôi Trong cơ thể vật nuôi, Ca chiếm 1,3-1,8%, P chiếm 0,8-1,0% Có

khoảng 99% Ca và 70-80% P có mặt trong xương (Tôn Thất Sơn và ctv., 2005)

Trang 33

Nhu cầu Ca và P của gia cầm chịu ảnh hưởng bởi số lượng vitamin D trong khẩu phần Theo NRC (1994), tỷ lệ Ca:P cho giai đoạn tăng trưởng là 2:1 trong

đó P ở dạng hữu dụng (tức là không ở dạng phytate)

Cần chú ý là ở thức ăn có nguồn gốc thực vật (như: bắp, tấm, cám, …), P tồn tại dưới dạng phytate chiếm từ 2/3-3/4 lượng P tổng số

Theo Lê Hồng Mận (2004) thì nhu cầu Ca cho vịt con là l,0%, vịt dò 0,9%, cho vịt Xiêm 0,8-l,2% Nhu cầu P ở vịt thịt là 0,35-0,40% và vịt Xiêm 0,4-0,5%

0,8-Leclercq et al (1990) nghiên cứu nhu cầu Ca của vịt Xiêm trống, kết quả P

là 4,0 g và Ca 8,4 g/kg đối với vịt 3-8 tuần tuổi và giai đoạn từ 8-12 tuần tuổi 2,6

g P và 4,3 g Ca đáp ứng nhu cầu P và Ca tốt cho vịt

Bảng 2:5 Nhu cầu Ca, P, Na và Cl của vịt Xiêm

đầu

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn cuối

Nguồn: INRA, 1989; Na (sodium) và Cl (clorite)

Nhu cầu vitamin

Vitamin rất cần thiết cho sức khoẻ, duy trì, sinh trưởng và sinh sản của gia cầm và các loài động vật khác Một số vitamin có liên quan trực tiếp với sức khoẻ và bảo vệ tổ chức, nhiều vitamin khác lại rất cần thiết cho trao đổi chất Các vitamin luôn có mặt trong các mô bào của cây trồng và vật nuôi và thông thường nhu cầu rất nhỏ để bổ sung vào trong khẩu phần (Nguyễn Quốc Hưng, 2006) Ngoại trừ vitamin tan trong dầu, các vitamin dự trữ trong cơ thể rất

ít, đặc biệt vitamin nhóm B và vitamin C, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm thoả mãn nhu cầu của gia cầm (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Nowland, 1978)

2.2.4 Nhu cầu lipid

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao cho vật nuôi Năng lượng đốt cháy lipid trong cơ thể cao gấp 2-2,25 lần so với chất bột đường và protein (0,039 MJ/g so với 0,017 MJ/g) Năng lượng toả nhiệt khi chuyển hoá lipid ít hơn so với chất bột đường và protein, vì thế trong mùa hè, bổ sung chất béo vào khẩu phần

sẽ kích thích mức tiêu thụ thức ăn và năng lượng trao đổi

Trang 34

Trong chăn nuôi các giống gia cầm sinh trưởng nhanh, để làm cho mức năng lượng của khẩu phần tăng cao, người ta thường bổ sung thêm dầu, mỡ Tăng một lượng dầu mỡ nhất định trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử

dụng thức ăn hơn là tăng lượng carbohydrate (Tôn Thất Sơn và ctv., 2005) Chất

béo còn làm giảm độ bụi của thức ăn hỗn hợp dạng bột, tỷ lệ thích hợp còn làm tăng tính ngon miệng cho gia cầm Trong thức ăn gia cầm, bổ sung lipid không được vượt quá 8% trong khẩu phần (Dương Thanh Liêm, 2003)

Lipid còn là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong dầu, mỡ như: vitamin A, D, E, K, vì thế khi thiếu chất béo trong khẩu phần, các loại vitamin này khó hấp thu, dễ dẫn đến thiếu vitamin

Lipid còn là nguồn nguyên liệu cung cấp để tạo nên các chất nội tiết như: cholesterol là nguyên liệu để tổng hợp progesterol, testosterol, estrogen, … đây

là những hormon sinh dục cần thiết cho quá trình sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi Lipid còn là nguồn cung cấp các acid béo quan trọng như: acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic (Dương Thanh Liêm, 2003)

2.3 Những nghiên cứu về vịt Xiêm ở Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng bèo như thức ăn thay thế bột đậu nành trong khẩu phần vịt Xiêm địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Men, 1996) nuôi tách trống và mái riêng, thí nghiệm trên con trống giai đoạn từ 28-84 ngày tuổi và con mái từ 28-70 ngày tuổi Tác giả kết luận rằng đối với con trống và con mái lúc 70 ngày tuổi mức thay thế 100% bèo lượng DM ăn vào 117g/con/ngày (P<0,001); tăng khối lượng 36,1 g/con/ngày (P<0,001) và hệ số chuyển hóa thức ăn 3,3 (P<0,001), nông dân có thể trồng bèo và sử dụng bèo thay thế bột đậu nành trong khẩu phần vịt Xiêm đạt lợi nhuận cao hơn so với hệ thống nuôi bởi hộ nông dân hiện tại

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế kỹ thuật nuôi thịt các loại vịt Xiêm địa phương, vịt Xiêm Pháp, vịt Xiêm lai giữa vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm địa phương (Huỳnh Hữu Chí, 1997) cho ăn khẩu phần không bổ sung rau muống và có bổ sung rau muống với hàm lượng CP theo các giai đoạn nuôi như từ 1-3 tuần tuổi, 20,06% CP; từ 4-6 tuần tuổi, 14,55% CP; từ 7-13 tuần tuổi, 13,64% CP Kết quả cho thấy vịt Xiêm trống đến 13 tuần tuổi và mái đến 11 tuần tuổi có khối lượng

cơ thể và tăng khối lượng của vịt Xiêm Pháp cao nhất với khối lượng trống là 4.063 g, mái là 2.361 g; vịt Xiêm lai (trống 3.435 g, mái 2.056 g); vịt Xiêm địa phương (trống 3.115 g, mái 1.947 g) Không có sự sai khác (P>0,05) về thể trọng

và hệ số chuyển hóa thức ăn các loại vịt Xiêm

Dong and Ogle (2003) nghiên cứu sử dụng bã bia thay thế thức ăn hỗn hợp lên năng suất vịt Xiêm lai và vịt Xiêm địa phương cho kết quả tăng khối lượng

Trang 35

28,4 g và 19,3 g; hệ số chuyển hóa thức ăn là 4,07 và 4,14, tương ứng (vịt Xiêm địa phương và vịt Xiêm lai), thay thế 50% bã bia cho thấy hiệu quả kinh tế cao nhất Ảnh hưởng của sự thay thế bột cá trong khẩu phần bằng phụ phẩm cá tra (PPCT) lên sự tăng trọng và hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm Cải tiến đã được thực hiện bởi Nguyễn Thùy Linh (2010), nuôi từ 4-12 tuần tuổi với khẩu phần có hàm lượng protein 17% CP và ME 13,5 MJ/kg, kết quả cho thấy 176 g DM ăn vào cao nhất ở nghiệm thức PPCT 75 (P<0,05) Tăng khối lượng cao nhất ở nghiệm thức PPCT 50 là 46,9% (P<0,05) và khối lượng cuối cao nhất ở nghiệm thức PPCT 50

và PPCT 75 tương ứng là 3.685 g/con và 3.683 g/con (P<0,05) Các chỉ tiêu như khối lượng thân thịt, khối lượng cơ ức, khối lượng cơ đùi cao ở nghiệm thức PPCT 50 và PPCT 75 (P<0,05)

Nghiên cứu các mức năng lượng trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu

quả chuyển hóa thức ăn của vịt Xiêm Pháp thương phẩm (Nguyễn Duy Hoan và

ctv., 2010) đưa đến kết luận là khi nuôi vịt Xiêm Pháp trong nông hộ nên sử dụng

mức năng lượng 2650-2750-2850 kcal (11,09-11,51-11,92 MJ) với tỷ lệ protein 18-16-15% sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn, do sự chuyển hóa năng lượng tốt hơn và chi phí thức ăn thấp hơn các mức năng lượng khác

Nghiên cứu về nhu cầu năng lượng, protein và một số acid amin thiết yếu (lysine, methionine) của vịt Xiêm Pháp sinh sản giai đoạn từ 0-24 tuần tuổi trong

điều kiện chăn nuôi tập trung được thực hiện bởi Trần Quốc Việt và ctv (2010),

cho thấy với mức năng lượng trao đổi 2750-2750-2650 kcal (11,51-11,51-11,09 MJ/kg); protein thô 20-16,5-14% CP và lysine tổng số 1,00-0,85-0,70%; methionine tổng số 0,45-0,37-0,34%; lysine tiêu hóa 1,0-0,85-0,70%; methionine tiêu hóa 0,37-0,32-0,28%; methionine + cysteine tiêu hóa 0,72-0,64-0,55% tương ứng với các giai đoạn nuôi vịt Xiêm con (0-4 tuần tuổi); vịt Xiêm dò (5-10 tuần tuổi) và hậu bị (11-24 tuần tuổi) phù hợp nuôi vịt Xiêm Pháp sinh sản

Sử dụng dưỡng chất từ bèo tấm như nguồn thức ăn cho vịt Xiêm địa phương là nghiên cứu được thực hiện bởi Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim Dong (2012), nuôi từ 4-12 tuần tuổi với khẩu phần có hàm lượng protein 15%, kết quả khối lượng cuối, tăng khối lượng cao và khối lượng mề nặng hơn ở vịt nuôi bèo tấm do chất xơ từ bèo cao hơn khẩu phần đối chứng

Bên cạnh đó, công tác chọn lọc giống thuỷ cầm đã tiến hành trong những năm qua thì công tác lai tạo cũ ng đã được chú trọng, đặc biệt là lai khác loài nhằm tận dụng ưu thế lai ở con lai Theo Phạm Văn Trượng (1997) khi cho lai giữa vịt Xiêm Pháp dòng R31 với vịt mái CV Super M, con lai có khả năng sản xuất cao với tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, khối lượng con lai 63 ngày tuổi đạt 3330 g trong khi đó ở vịt Xiêm và vịt đối chứng khối lượng cơ thể là 2363 g và 3090 g

Trang 36

Cũng tiến hành lai giữa vịt Xiêm và vịt, Ngô Văn Vĩnh và ctv (2005) cho

biết khi lai giữa vịt Xiêm R71 và vịt SM bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đã nâng được tỷ lệ trứng có phôi trên 80%, con lai có sức sống cao, nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 3320-3400 g

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Vĩnh và ctv (2008) cho biết con lai

giữa vịt Xiêm R71 và vịt M14 có tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi đạt 100%, khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi đạt 3601 g với tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là 2,90 kg Khi mổ khảo sát tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,08% thịt ức đạt 16,87% và

tỷ lệ thịt đùi là 12,83%

Qua kết quả nghiên cứu của Lương Thị Thủy và ctv (2010) khi bổ sung

DL-Methionine trong khẩu phần của vịt Xiêm lai cho thấy con lai ở lô đối chứng (không bổ sung) có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất 42,83 g/con/ngày, ở

lô bổ sung 0,1%, 0,2% và 0,3% methionine có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 48,31 g/con/ngày, 44,73 g/con/ngày và 45,31 g/con/ngày có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giữa các lô thí nghiệm (P<0,001)

Qua nhiều kết quả nghiên cứu trên cho thấy vịt Xiêm có khả năng tiêu thụ được nhiều nguồn thức ăn địa phương như bèo, rau muống…; phụ phẩm công nông nghiệp như bã bia, bã đậu nành và phụ phẩm cá tra, những nghiên cứu này nhằm tận dụng nguồn thức ăn địa phương, nâng cao mức độ đạm trong khẩu

phần (Men, 1996; Dong et al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu

and Nguyen Thi Kim Dong, 2012) Đồng thời, từ việc lai tạo giống vịt Xiêm cho

ra con lai năng suất cao với tỷ lệ nuôi sống cao và hiệu quả kinh tế về gan béo

(Phạm Văn Trượng, 1997; Ngô Văn Vĩnh và ctv., 2005; Ngô Văn Vĩnh và ctv.,

2008) Tuy nhiên, những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng một cách có hệ thống như năng lượng và acid amin trong khẩu phần vịt Xiêm địa phương chưa được

thực hiện, chủ yếu thực hiện trên vịt Xiêm Pháp (Trần Quốc Việt và ctv., 2010; Nguyễn Duy Hoan và ctv., 2010) Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm giống vịt Xiêm, sẽ góp phần cho ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững, cung cấp đa dạng và phong phú nguồn thức ăn đạm động vật cho nhu cầu tiêu thụ của con người

2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin ở gia cầm 2.4.1 Khái niệm tỷ lệ tiêu hóa protein

Tỷ lệ tiêu hóa protein là tỷ lệ phần trăm của protein đã được hấp thu so với

protein ăn vào (Vũ Duy Giảng và ctv., 1997)

Trang 37

Công thức tính tỷ lệ tiêu hóa protein:

2.4.2 Mục đích của việc xác định tỷ lệ tiêu hóa protein

Việc xác định tỷ lệ tiêu hóa nhằm đánh giá việc sử dụng protein của một loại thức ăn, hay khẩu phần ăn của gia cầm; định lượng khả năng thu nhận thức

ăn chứa protein đối với gia cầm

2.4.3 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa protein

Hiện nay có hai nhóm phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa protein là: nhóm phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa trên cơ thể gia cầm (còn gọi là phương pháp

in vivo) và nhóm phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa trong phòng thí nghiệm

(còn gọi là phương pháp in vitro) (Lê Đức Ngoan, 2002) Phương pháp in vivo

thường công phu và tốn nhiều thời gian, công sức và tốn kém kinh phí, tuy nhiên,

kết quả của thí nghiệm in vivo thường cho giá trị tiêu hóa của thức ăn luôn chính xác hơn khi dùng phương pháp in vitro (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv., 2013)

Một số phương pháp sau đây thường được áp dụng trên gia cầm để xác định

tỷ lệ tiêu hoá của dưỡng chất hay khẩu phần ăn

2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu trực tiếp bằng cách thu chất thải tổng số (hay phương pháp tiêu hoá toàn phần)

Đây là phương pháp áp dụng lâu đời nhất để nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thức ăn Cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và chất thải mà con vật thải ra trong một thời gian nhất định Phân tích hàm lượng dưỡng chất có trong thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và trong chất thải sẽ biết được lượng dưỡng chất tiêu thụ và lượng dưỡng chất thải ra, từ đó tính được tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến

dưỡng chất (Pond and Church, 2004; McDonald et al., 2010)

Phương pháp này có 2 cách thực hiện phổ biến, được tiến hành như sau:

* Phương pháp trực tiếp:

Theo phương pháp này, quá trình thực hiện phải tuân thủ theo 2 bước sau đây:

Bước chuẩn bị: chọn gia cầm khỏe mạnh, có sức sản xuất đại diện chung

cho đàn (Lê Đức Ngoan, 2002) Ở gia cầm, do phân và nước tiểu đều đi qua lỗ huyệt, nên phân dính với nước tiểu, vì thế có thể phẫu thuật lắp hậu môn giả và túi cao su để tách phân và nước tiểu riêng biệt, hoặc dùng phương pháp phân tích hóa học, trên cơ sở chất đạm của phân là protein thuần, đạm của nước tiểu ở dạng muối urat nên có thể dùng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) (Cox

Trang 38

et al., 1976; Eiteman et al., 1994) để định lượng đạm trong nước tiểu, từ đó suy

ra lượng nitrogen có trong phân

Trong trường hợp thí nghiệm cần tránh tác động vi sinh vật ở manh tràng trong việc sử dụng protein, acid amin của thức ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa, ta

cần giải phẫu để cắt bỏ 2 manh tràng (Payne et al., 1971; Parsons, 1984; Raharjo and Farrel, 1984; Adedokun et al., 2008)

Bước chuẩn bị cần phải có thời gian nhất định để con vật bài tiết hết thức ăn

cũ trong đường tiêu hóa, làm quen với thức ăn thí nghiệm và có điều kiện để

quan sát trạng thái của con vật Thời gian chuẩn bị là 6-8 ngày (McDonald et al., 2010) Hill and Anderson (1958), Kadim et al (2002) đề xuất thời gian nuôi

thích nghi là 4 ngày; trong khi đó một số tác giả khác lại đề nghị là 7 ngày (Nguyen Thi Kim Dong, 2004)

Gia cầm thường được bố trí nuôi trong lồng, dưới lồng có khay hứng chất thải

(Hill and Anderson (1958), Kadim et al (2002); Nguyen Thi Kim Dong (2004)

Bước thí nghiệm: thời gian tiến hành bước này kéo dài từ 6-7 ngày

(McDonald et al., 2010) Khi tiến hành thí nghiệm thử mức tiêu hóa ở gia cầm,

có thể gặp 2 trường hợp sau đây: xác định tỷ lệ tiêu hóa của một loại thức ăn trong khẩu phần; xác định tỷ lệ tiêu hóa của một khẩu phần

Xác định tỷ lệ tiêu hóa của một loại thức ăn trong khẩu phần: trong

trường hợp muốn xác định tỷ lệ tiêu hóa của một loại thức ăn như: bột cá, đậu nành hạt, khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phộng, … ta phải phối trộn với khẩu phần cơ sở (là khẩu phần gia cầm ăn hàng ngày), như vậy sẽ có 2 khẩu phần: khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm (khẩu phần cơ sở + thức ăn thí nghiệm)

Chia gia cầm thí nghiệm làm 2 nhóm: nhóm đối chứng (ăn khẩu phần cơ sở), nhóm thí nghiệm (ăn khẩu phần thí nghiệm) Cho gia cầm ăn với khối lượng vật chất khô của khẩu phần ăn tương đương nhau Sau khi cho con vật ăn, xác định tỷ lệ tiêu hóa của 2 khẩu phần rồi từ đó tính tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thí

nghiệm (Hồ Lê Quỳnh Châu và ctv., 2011)

Để tính toán tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thí nghiệm, cần phải xác định tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần thí nghiệm và tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở Khi phối hợp thức ăn cần nghiên cứu vào khẩu phần thí nghiệm, có thể phối hợp thức

ăn này với tỷ lệ 10%, 20%, 30%,… so với toàn bộ khẩu phần thí nghiệm (Vũ

Duy Giảng và ctv., 1997; Lê Đức Ngoan, 2002)

Nếu gọi a là tỷ lệ % thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần; A là tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thí nghiệm; b là tỷ lệ % thức ăn còn lại của khẩu phần cơ sở; B là tỷ

lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở; T là tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần thí nghiệm

Ta có: (A x a) + (B x b) = T (a + b)

Mặt khác: a + b = 100

Trang 39

Suy ra:

Thời gian thu mẫu chất thải 3-5 ngày Một số tác giả đề xuất thời gian thu

mẫu là 3 ngày (Ravindran et al., 2001), một số tác giả khác đề xuất là 4 ngày

(Hill and Anderson, 1958), có tác giả lại đề xuất 5 ngày (Nguyen Thi Kim Dong, 2004)

Trong thời gian thu mẫu chất thải, tiến hành thu mẫu 2 lần/ngày, sau đó mẫu được trữ ở nhiệt độ -200C Cuối giai đoạn thí nghiệm, chất thải của gia cầm trong cùng 1 đơn vị thí nghiệm được gộp chung lại Mẫu chất thải được trộn đều bằng máy trộn mẫu trong phòng thí nghiệm và được bảo quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích

Xác định tỷ lệ tiêu hóa của một khẩu phần: muốn xác định tỷ lệ tiêu hóa

của một khẩu phần, người ta phối hợp khẩu phần và phân tích thành phần dinh dưỡng của khẩu phần đó Sau đó cho con vật ăn khẩu phần đã phối hợp, cân lượng thức ăn ăn vào và lượng phân thải ra hàng ngày, xác định thành phần dưỡng chất của phân Căn cứ vào số chênh lệch về khối lượng protein (cũng như các chất dinh dưỡng khác) ta tính ra tỷ lệ tiêu hóa của protein (các chất dinh dưỡng) có trong khẩu phần

Ở cả 2 trường hợp nêu trên, để tránh thu phân không cần thiết, người ta sử dụng một số chất chỉ thị màu như: Cr2O3 (có màu xanh lục), Fe2O3 (có màu đỏ),

Ti2O3 (có màu tím), carmin (có màu đỏ da cam), … trong đó Cr2O3 là phổ biến nhất, trộn Cr2O3 vào khẩu phần ăn với tỷ lệ 0,2-0,5% (Hill and Anderson, 1958;

Ravindran et al., 2001; Nguyen Thi Kim Dong, 2004), căn cứ vào màu sắc của

chất chỉ thị, chúng ta sẽ xác định phân cần thu

* Phương pháp gián tiếp dùng chất chỉ thị màu:

Thí nghiệm được tiến hành như phương pháp cổ điển, điểm khác biệt cơ bản là trộn chất chỉ thị màu vào khẩu phần ăn theo tỷ lệ xác định trước Lấy mẫu phân từ 2-3 lần/ngày, xác định thành phần hóa học của phân, lượng chất chỉ thị trong phân và thức ăn từ đó tính ra tỷ lệ tiêu hóa

Tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô:

(McDonald et al., 2010)

Ví dụ: nồng độ chất chỉ thị màu Cr2O3 trong thức ăn là 10 g/kg vật chất khô, trong phân là 40 g/kg vật chất khô, ta tính được tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô là: TLTHDM = (40 – 10)/40 = 0,75 (hay 75%)

Trang 40

Tỷ lệ tiêu hóa protein trong khẩu phần:

(McDonald et al., 2010)

Trong đó: KP TN: khẩu phần thí nghiệm

Tỷ lệ tiêu hóa amino acid:

(Ravindran et al., 1999)

Tỷ lệ tiêu hóa kể trên là tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến

* Thí nghiệm cân bằng nitrogen

Cân bằng nitrogen được xác định như là sự cân đối lượng nitrogen ăn được so với lượng mất khỏi cơ thể (Lê Đức Ngoan, 2002)

Nitrogen cân bằng = Nitrogen ăn vào - (Nitrogen trong phân + Nitrogen trong nước tiểu)

Thí nghiệm cân bằng nitrogen được tiến hành trên vật nuôi có trạng thái sinh lý bình thường, thông thường bố trí trên con vật trưởng thành vì sự tiêu hóa, hấp thu và trao đổi nitrogen hoàn chỉnh hơn Con vật được nuôi trên lồng tiêu hóa trao đổi hoặc nuôi tại chuồng, có máng ăn, uống, thiết bị thu phân và nước tiểu Thí nghiệm này được tiến hành như một thí nghiệm tiêu hóa nhưng chỉ khác

là có thu cả nước tiểu Thí nghiệm cân bằng nitrogen trên gia cầm tiến hành khá

dễ dàng vì chất thải (phân, nước tiểu) đổ ra cùng một chỗ (Lê Đức Ngoan, 2002)

Ý nghĩa thí nghiệm cân bằng nitrogen là nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở gia cầm Thức ăn có nitrogen tích lũy lớn thì có giá trị dinh dưỡng lớn Nitrogen tích lũy có giá trị âm trong trường hợp thức ăn kém tiêu hóa, hấp thu và sử dụng (giá trị dinh dưỡng thấp) và đối với gia súc già hoặc bị bệnh Nitrogen tích lũy dương trong trường hợp thức ăn dễ tiêu hóa và được cơ thể sử dụng tốt và đối với gia cầm sinh trưởng Đối với gia cầm trưởng thành hoặc gia cầm ở trạng thái duy trì, nitrogen tích lũy bằng không (hay ở trạng thái cân bằng)

(McDonald et al., 2010)

Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo có những ưu và hạn chế như sau:

Ưu điểm: phương pháp này nêu được mối quan hệ giữa thức ăn và cơ thể

gia cầm, sau khi ăn vào cơ thể con vật tiêu hóa nhiều hay ít sẽ là cơ sở để so sánh các loại thức ăn với nhau Nói chung thức ăn hay khẩu phần nào có tỷ lệ tiêu hóa

protein, amino acid cao thì chất lượng protein cao (Vũ Duy Giảng và ctv., 1997)

Hạn chế: chưa xác định được chất dinh dưỡng nói chung, protein nói

riêng sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ đi đâu và sử dụng vào mục đích gì Tỷ lệ tiêu hóa mô tả trên là tỷ lệ tiêu hóa protein biểu kiến thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa protein

Ngày đăng: 26/09/2018, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w