Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN QUỐC TOẢN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI
(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN
ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN QUỐC TOẢN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI
(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN
ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG HỮU DŨNG
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Quốc Toản
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩkhoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhàtrường và địa phương Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thànhbày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủnhiệm Khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, ViệnKhoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS Trương Hữu Dũng
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đềtài và hoàn thành luận văn; cảm ơn sinh viên Nguyễn Mạnh Cường lớp 42Akhoa Chăn nuôi - thú y đã phối hợp thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang,UBND các xã Tiến Bộ, Thái Bình, Công Đa, Trung Sơn huyện Yên Sơn; Trangtrại chăn nuôi lợn rừng gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ xã Thái Bình huyện YênSơn và bà con nông dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để tôi hoàn thành luận văn
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tớitoàn thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và sự giúp đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồngchấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Học viên
Phan Quốc Toản
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Nguồn gốc cây Chè đại 3
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng 4
1.1.3 Vấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu 8
1.2 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11
1.2.1 Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11
1.2.2 Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi 14
1.2 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 15
1.2.1 Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng 15
1.2.2 Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi 17
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng 18
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 20
1.3.1 Yếu tố bên trong 20
1.3.2 Yếu tố bên ngoài 21
1.4 Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 25
Trang 61.4.1 Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn 25
1.4.2 Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 26
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 27
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 30
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 30
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3 Nội dung nghiên cứu 30
2.4 Phương pháp nghiên cứu 30
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34
2.5.1 Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 34
2.5.2 Mổ khảo sát, phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 36
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Nghiên cứu lá cây Chè đại bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn F1(♂R x ♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn 39
3.1.1 Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39
3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 42
3.1.3 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 45
3.1.4 Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm 47
3.1.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 49
3.1.6 Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm 51
3.2 Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn thí nghiệm 54
Trang 73.2.1 Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm 54
3.3.2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1 Kết luận 62
2 Tồn tại 63
3 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 72
PHỤ LỤC 75
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31
Bảng 2.2 Kết quả phân tích thành phần lá cây Chè đại 32
Bảng 2.3 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm 33
Bảng 2.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh 33
Bảng 2.5 Định mức cho lợn ăn được hộ chăn nuôi áp dụng 33
Bảng 3.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 40
Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 43
Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46
Bảng 3.4 Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm 48
Bảng 3.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 50
Bảng 3.6 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 52
Bảng 3.7 Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm 55
Bảng 3.8 Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Nhóm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 27
Hình 3.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 45
Hình 3.3 Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ thịt xẻ của lợn thí nghiệm 56
Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ thịt nạc của lợn thí nghiệm 57
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ mỡ của lợn thí nghiệm 58
Hình 3.7 Biểu đồ tỷ lệ protein trong thịt lợn thí nghiệm 60
Trang 11Việt Nam là nước có nhiều giống lợn đặc thù cho từng vùng sinh tháinhư vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn LangHồng Các vùng núi và trung du có các giống lợn Mường Khương, lợn Mẹo,lợn Táp Ná, lợn Vân Pa, Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, Nhà nước sẽ đầu
tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xâydựng cơ sở lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương(Cục Chăn nuôi, 2006) [4]
Ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay vấn đề an ninh lươngthực đang được đặt lên hàng đầu bởi vì số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, diệntích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp do đó việc đầu tư chăn nuôilợn đang gặp rất nhiều khó khăn Với ưu điểm thích nghi tốt, sử dụng thức ăntinh ít, thức ăn thô xanh nhiều, nên chăn nuôi lợn rừng lai đã giải quyết đượcvấn đề này và đang được nhân rộng tại huyện Yên Sơn, góp phần nâng caothu nhập cho người dân
Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều loại
cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Chè đại (Trichanthera gigantea) Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có năng suất chất
xanh khá cao, nhiều gia súc, gia cầm thích ăn… tại huyện Yên Sơn tỉnhTuyên Quang cây Chè đại được trồng khoảng những năm 2003 -2004 và cũng
là loại cây có tiềm năng, năng suất chất xanh khá, hàm lượng dinh dưỡng
Trang 12tương đối cao thường được người dân dùng lá bổ sung vào thức ăn cho lợn
mẹ nuôi con, trâu, bò, dê Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứunào đề cập đến việc sử dụng làm thức ăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai là loạivật nuôi sử dụng nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn Xuất phát từthực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt
F1( ♂Rừng × ♀ Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
2 Mục tiêu của đề tài
Xác định được tỷ lệ bổ sung thích hợp vào khẩu phần ăn và ảnh hưởngcủa lá cây Chè đại đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt vàhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP) trong nông hộ nuôitại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản vềviệc sử dụng thêm một giống cây thức ăn giàu đạm thực vật trong chăn nuôi
Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu
và giảng dạy trong nhà trường và ứng dụng vào trong sản xuất
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng lá cây Chè đại bổ sung thêm nguồn đạm thực vật trong chănnuôi lợn rừng lai, giúp người chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địaphương để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và cung cấp sản phẩmđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
Trang 13Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full