Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh giữa các lô đảm bảo đồng đều về khối lượng, giống, tuổi, tính biệt, khối lượng và

điều kiện chăm sóc. Mỗi thí nghiệm tiến hành trên 15 lợn F1(♂R x ♀ĐP) nuôi thịt. Thí nghiệm được bố trí đảm bảo tính ngẫu nhiên với 4 lô thí nghiệm trong đó có 1 lô đối chứng và 3 lô nuôi thí nghiệm ở một mức tỷ lệ

sử dụng lá cây Chè đại khác nhau (25 - 30 - 35%) trong khẩu phần để so sánh. Tổng số lợn thí nghiệm là 60 con.

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Stt Thông số TN ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

1 Đối tượng TN LợnF1 (♂R x♀ĐP) LợnF1 (♂R x♀ĐP) LợnF1 (♂R x♀ĐP) LợnF1 (♂R x♀ĐP)

2 Số con/ lô TN Con 15 15 15 15

3 Tuổi bắt đầu TN tháng 2 2 2 2

4 KL Bắt đầu TN Kg/con 6,30± 0,12 6,32 ± 0,15 6,27 ± 0,13 6,39 ± 0,14

5 Thời gian theo dõi TN tháng 6 6 6 6

6 Tỷ lệ đực / cái 8/7 7/8 7/8 8/7

7 Nhân tố TN (bổ sung

lá cây Chè đại) % 0 25 30 35

8 Chế độ cho ăn Bữa sáng-trưa-

chiều sáng-trưa- chiều sáng-trưa- chiều sáng-trưa- chiều 9 Phương thức chăn nuôi Lợn được chia lô nuôi theo hình thức bán chăn thả

Sự khác nhau giữa các lô là:

-Lô đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS)

-Lô thí nghiệm 1(TN1): KPCS + 25% lá cây Chè đại trong khẩu phần thức ăn.

-Lô thí nghiệm 2 (TN2): KPCS + 30% lá cây Chè đại trong khẩu phần thức ăn.

-Lô thí nghiệm 3 (TN3): KPCS + 35% lá cây Chè đại trong khẩu phần thức ăn.

Trong đó KPCS gồm: Thức ăn tinh phối trộn và các loại thức ăn xanh như thân cây chuối, thân-lá cây ngô non băm nhỏ.

Lá cây Chè đại sử dụng cho lợn thí nghiệm được phân tích tại Viện Khoa học sự sống -Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để đánh giá giá trị dinh dưỡng bổ sung cho lợn lợn thịt F1(♂R x♀ĐP).

Bảng 2.2. Kết quả phân tích thành phần lá cây Chè đại TT

Tham số Thành phần

ĐVT Lá Chè đại tươi Lá Chè đại khô

1 Vật chất khô % 19,90 90,50

2 Protein thô % 4,24 21,80

3 Lipid thô % 0,32 1,60

4 Xơ thô % 1,86 20,80

5 Khoáng tổng số % 4,97 12,67

Ở dạng lá tươi hàm lượngprotein khá cao đạt 4,24%, chất xơ của Chè đại thấp đạt 1,86% thấp hơn so với cây Keo dậu đạt3,60%, lá sắn đạt2,60% (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) [8], hàm lượng chất xơ thấp sẽ giảm độ choán dạ dày của lợn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Với thành phần hoá học như

trên, cho phépđánh giá lá Chè đại là một loại thức ăn tốt ngoài ra lá cây Chè đại có màu xanh tự nhiên, mùi thơm dịu, đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt.

* Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và biện pháp thực hiện thí nghiệm:

Hiện nay trang trại chăn nuôi đang áp dụng hình thức chăn nuôi lợn

F1(♂R x ♀ĐP) bằng biện pháp chăn nuôi bán chăn thả chủ yếu tận dụng thức ăn xanh, sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương như: Bột ngô, cám gạo, bột sắn và bột cá; thức ăn xanh chủ yếu là thân cây chuối, thân, lá cây ngô non băm nhỏ trộn cùng thức ăn tinh đã được nấu chín.

Theokết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam của Bùi Văn Chính vàcs,(Viện Chăn nuôi Quốc

gia, 2001) [8]; giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn F1(♂R x ♀ĐP) hiện nay đang được hộ gia đình áp dụng như sau:

Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm TT Loại nguyên liệu Tỷ lệ trong khẩu

phần TĂ tinh ME (Kcal/Kg) Protein (%) 1 Ngô tẻ 60% 3227 8,40 2 Cám gạo 25% 2047 10,61 3 Bột sắn 10% 3050 3,34 4 Bột cá 4% 3280 53,55 5 Muốn ăn 1% Hàm lượng/kg hỗn hợp đã phối trộn 2.884 10,17

Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh

TT Loại nguyên liệu ME (Kcal/Kg) Protein (%) Ghi chú

1 Thân -lá ngô non 360 1,50

2 Thân cây chuối 94 0,60

Thức ăn tinh được nấu chín trộn cùng thức ăn xanh cho lợn ăn 3 bữa/ngày (sáng-trưa-chiều)theo tiêu chuẩn ăn đã được tập huấn hướng dẫn khi tham gia Dự án: Nhân giống lợn rừng tại huyện Yên Sơn do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì. Sau khi cho ăn lợn được thả ra bãi chăn thả; buổi tối; khi thời tiết bất lợi được nhốt trong chuồng.

Bảng 2.5. Định mức cho lợn ăn được hộ chăn nuôi áp dụng

TT Giai đoạn Lượng thức ăn tinh

đã phối trộn (kg) Lượng thức ăn xanh (Kg) 1 Từ2 -4 tháng tuổi 0,20 - 0,30 0,50-0,70 2 Từ4 -6 tháng tuổi 0,70 - 1,00 1,50- 2,00 3 Từ 6 tháng -Xuất chuồng 1,00 -1,20 2,00 - 3,00

Qua tiêu chuẩn ăn thực tế chăn nuôi tại nông hộ hiện đang áp dụng cho lợn thịtF1(♂R x ♀ĐP) và căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng qua các lần

cân khối lượng của lợn để xác định được tiêu chuẩn ăn theo tháng để xác định lượng thức ăn xanh là lá cây Chè đại theo tỷ lệ thí nghiệm (25%-30%-35%) bổ sung vào khẩu phần cơ sở (thức ăn tinh + thức ăn xanh cơ sở).

Cây Chè đại được thu cắt tại các nông hộ trong khu vực chăn nuôi là phần ngọn non và lá vào mỗi buổi sáng (đủ cho lượng ăn cả ngày) sau đó băm nhỏ trộn cùng thức ăn tinh và thức ăn xanh cơ sở (thức ăn cơ sở gồm

50% thân - lá cây ngô non + 50% thân cây chuối băm nhỏ).

-Về chuồng trại: Chuồng trại trong thí nghiệm được xây dựng theo ô chuồng hở thông thoáng nối liền nhau thành 1 dãy có cống thoát nước phân vào bể chứa, tường xây cao 1m, tại mỗi ô chuồng có của phía sau thông ra sân chơi và được ngăn cách nhau bằng lưới B40; mái chuồng lợp lá cọ.

-Vệ sinh chuồng trại: Chuồng nuôi được vệ sinh hàng ngày, định kỳ 1 tuần tiến hành vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi bằng phun thuốc khử trùng

Vetvaco-Iodine, Povidine - 10%.

-Công tác thú y: Toàn bộ lợn thí nghiệm được tiêm đầy đủ vaccin tụ

dấu, dịch tả lợn, phó thương hàn lợn. Trong thời gian nghiên cứu, tiến hành tẩy giun cho lợn lúc 4 tháng tuổi.

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.5.1. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc

2.5.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Cân khối lượng lợn tại thời điểm kiểm tra (tháng thí nghiệm thứ 1,

tháng thí nghiệm thứ 2, tháng thí nghiệm thứ 3... xuất chuồng). Cân lợn được đưa vào lồng sắt chuyên dụng để cân trên cân đĩa (cùng 1 chiếc cân và cùng 1

người cân) cân vào buổi sáng, trước lúc cho ăn.

2.5.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Khối lượng lợn qua các thời kỳ cân, cân định kỳ 1 tháng 1 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn, sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:

W1- W0

Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) =

T1- T0

Trong đó:

W0:Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) A: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối(g/con/ngày) T0: Thời điểm bắt đầu theo dõi (ngày)

T1: Thời điểm kết thúc theo dõi (ngày)

2.5.1.3. Sinh trưởng tương đối

Tăng khối lượng tương đối là: tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát, sinh trưởng tương đối (%) được xác định theo công thức: W1- W0 R(%) = x 100 W1+ W0 2 Trong đó:

W0:Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) R:Sinh trưởng tương đối (%)

2.5.1.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Cứ 01 tháng tính lượng thức ăn tiêu thụ cho cả đàn.

Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức:

Tổng tiêu thụ trong kỳ(kg)/con

Tiêu thụ thức ăn/ngày(kg) =

Lượng thức ăn cho lợn thí nghiệm được tính riêng cho từng loại thức ăn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh(thức ăn xanh cơ sở và lá cây Chè đại).

2.5.1.5.Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng lợn tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể theo công thức sau:

Tổng TTTA trong giai đoạn (cả kỳ TN) (kg)

TTTA/kg tăng khối lượng(kg) =

Tổng khối lượng tăng trong kỳ thí nghiệm(kg)

Tính riêng từng loại thức ăn tinh và thức ăn xanh.

2.5.1.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức:

Tổng CP TA trong giai đoạn(cả kỳ TN)(đồng)

Chi phí TA/Kg tăng KL (đồng) =

Tổng KL tăng trong giai đoạn (cả kỳ TN) (Kg)

2.5.2. Mổ khảo sát,phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm

Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [41] phương pháp mổ khảo sát như sau:

-Để lợn nhịn ăn 24 giờ, cho uống nước bình thường.

- Cân khối lượng sống từng con.

- Chọc tiết cho tiết chảy ra hết và xác định khối lượng tiết, cạo lông

rửa sạch.

Mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

- Mổ: dùng dao nhọn rạch đúng giữa cơ đường trắng từ cổ đến hậu môn.

Lấy hết nội tạng ra ngoài, để lại hai lá mỡ, lau khô, sau đó cân để xác định khối lượng móc hàm.

- Cắt đầuvà bốn chân để xác định khối lượng thân thịt.

+ Đầu: cắt gần sát gốc tai ngang đốtatlas, cân khối lượng đầu.

+ Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân khối lượng bốn chân, bóc bỏ

hai lá mỡ, cắt bỏ đuôi, sau đó xác định khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ.

-Tách đôi thân thịt (chia đôi thân thịt xẻ dọc theo cột sống).

-Xác định tỷ lệ các thành phần trong thịt xẻ: Lọc tách riêng thành từng

phần nạc, mỡ, da, xương, sau đó cân từng loại và tính các tỷ lệ: nạc, mỡ, xương,

da và hao hụt.

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

Tỷ lệ móc hàm (%) = x 100

Khối lượng sống (kg)

-Xác định khối lượng thịt xẻ bằng công thức:

PThịt xẻ= PMóc hàm- (PĐầu+ P4 chân)

-Xác định tỷ lệ thịt xẻ bằng cách: Cắt đầu ở vị trí sát gốc tai, cắt 4 chân

tại khớp cổ chân. Cân khối lượng thịt xẻ (trừ đầu, 2 lá mỡ, 2 quả thận). Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100

Khối lượng hơi sống (kg)

Khối lượng nạc (kg) Tỷ lệ nạc(%) = x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) Khối lượng mỡ (kg) Tỷ lệ mỡ (%) = x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Khối lượng xương (kg)

Tỷ lệ xương (%) = x 100

Khối lượng thịt xẻ (kg)

Khối lượng da (kg)

Tỷ lệ da (%) = x 100

KL thịt xẻ- (Pnạc+ Pmỡ+ Pxương+ Pda)

Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100

Khối lượng thịt xẻ (kg)

* Các chỉ tiêu về chất lượng thịt

Tỷ lệ vật chất khô trong lợn thí nghiệm. Tỷ lệ protein trong thịt (%).

Các chỉ tiêu chất lượng thịt, tỷ lệ vật chất khô được đem phân tích tại

viện Khoa học sự sống.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập, được sử lý và phân tích thống kê trên phần mềm Minitab version 16, so sánh theo phương pháp Tukey. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình( X ), sai số trung bình( mx)và hệ số biến dị(Cv%).

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu lá cây Chè đại bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn F1(♂R x♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn ♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn

3.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng và đáng quan tâm nhất đối với các nhà chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nhất là đối với lợn thịt, khối lượng cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe, kỹ thuật nuôi dưỡng, chất lượng khẩu phần thức ăn; đánh giá khả năng sinh trưởng và phản ánh chất lượng con giống.

Để theo dõi sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn tại các thời điểm thí nghiệm. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bàyquabảng 3.1.

Ở giai đoạn bắt đầu theo dõi, lợn thí nghiệm được bố trí đồng đều giữa các lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm với khối lượng tương ứng là: 6,30-6,32-

6,27 và6,39 kg/con (P > 0,05).

Trong quá trình theo dõi lợn thí nghiệm khi sử dụng khẩu phần ăn được bổ sung lá Chè đại. Ở giai đoạn sau 1 tháng thí nghiệm khối lượng lợn ở cả 4 lô ĐC, TN1, TN2, TN3 tương ứng là: 8,81- 9,35 - 9,60 - 9,40 kg/con cho thấy chưa có sự chênh lệch đáng kể (P>0,05). Đến giai đoạn sau 3 thí nghiệm khối lượng lợn ở các lô đã có sự sai khác rõ rệt giữa lô ĐC so với các lô TN với khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là: 14,58 - 16,08 -16,93 -

15,89 kg/con, sự chênh lệch khối lượng ở lô ĐC thấp hơn so với các lô TN từ 1,31-2,35kg/con (P<0,05). Kết thúc 6 tháng theo dõi, khối lượng lợn thí nghiệm ở lô ĐC so với các lô TN1,TN2,TN3 lần lượt là: 28,46-31,48-33,02-

31,04 kg/con. Ta thấy bổ sung lá Chè đại trong khẩu phần ăn cho lợn rừng lai

F1(♂R x ♀ĐP) đã tăng khối lượng lợn so với lô ĐC từ 2,58 - 4,56 kg/con tương ứng từ9,07% - 16%.

3.1 (kg/con)

TT

Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Lô TN 3 (n=15)

Cv (%) Cv (%) Cv (%) Cv (%) 1 ) 6,30 a ± 0,123 7,57 6,32a ± 0,15 9,25 6,27a ± 0,13 8,03 6,39a± 0,14 8,74 2 8,81 ± 0,13 5,83 9,35 ± 0,16 6,50 9,60 ± 0,17 6,74 9,41 ± 0,27 11,08 3 11,46 ± 0,15 5,19 12,57 ± 0,15 4,68 12,95 ± 0,20 6,02 12,55 ± 0,33 10,1 4 14,58c± 0,15 3,96 16,08ab ± 0,16 3,92 16,93a± 0,21 4,90 15,89b ± 0,42 10,33 5 19,38 ± 0,16 3,26 21,43 ± 0,32 5,72 22,52 ± 0,44 7,70 21,16 ± 0,65 11,91 6 23,82 ± 0,21 3,45 26,31 ± 0,37 5,50 27,67 ± 0,46 6,50 25,84 ± 0,78 11,74 7 28,46c± 0,21 2,89 31,48ab± 0,43 5,37 33,02a± 0,53 6,25 31,04b ± 0,70 8,73 100 110,61 116 109,07 <0,05. 4 0

Giữa các lô thí nghiệm TN1, TN2,TN3, khối lượng lợn theo thứ tự đạt

31,48 - 33,02 - 31,04 kg/con, so sánh kết quả giữa các lô thí nghiệm cho thấy:

lô TN1 và TN2; TN1 và TN3 không có sự sai khác rõ rệt, (P>0,05) nhưng giữa lô TN2 và lô TN3có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Điều này cho thấy, khi ta bổ sung lá Chè đại với tỷ lệ 30% vào khẩu phần ăn giúp lợn thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn, so với mức bổ sung 25-35% trong khẩu phần ăn cho lợn.

Qua các số liệu trên ta thấy tỷ lệ bổ sung lá Chè đại từ 25-30% khẩu phần ăn cho lợn có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng của lợn. Theo kết quả đã được công bố của tác giả Hoàng Thanh Thủ (2010) [43] khi sử dụng thức ăn ủ chua (50%) từ củ sắn, ngọn lá sắn và cỏ Stylo để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã tăng khả năng sinh trưởng của lợn từ 10,28-14,11%. Nghiên cứu sử dụng thức ăn ủ chua từ dây, lá và củ khoai lang trên lợn thịt F1 (L x MC) của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền(2011) [23]cũng làm khả năng sinh trưởngcủa lợn tăng và giảm chi phí thức ăn đáng kể.Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa Lý(2008) [25] sử dụng:

10 %, 15 % và 20 % (theo VCK) lá sắn KM94 ủtrong khẩu phần lợn thịt không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. So sánh với lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP) được nuôi tại các nông hộ trên địa bàn xã Đội Bình huyện Yên Sơn lúc 8 tháng tuổi đạt khối lượng 28,52kg/con (Nguyễn Tiến Hải, (2013) [12] thì tốc độ sinh trưởng và khối lượng của lợn rừng lai nuôi bổ sung lá Chè đại là lớn hơn. Cao hơn so với lợn rừng lai F1 (♂R x♀ Pác Nặm) lúc 8 tháng tuổi đạt22,98kg/con (Nguyễn Văn Nơi, 2010) [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)