Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Yếu tố bên trong

1.3.1.1.Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể

Trong chăn nuôi gia súc, dòng, giống có thể có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và truyền lại cho đời sau khả năng sinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống. Tính di truyền về khả năng sinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loại

gia súc gia cầm.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [31] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các

quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự

khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến

cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự

khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.

Nguyễn Thiện và cs (1998) [39] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống

lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bìnhđạt khoảng 60 kg. Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại

Việt Nam có thể đạt 90- 100 kg lúc 6 tháng tuổi.

1.3.1.2. Điều khiển quá trình traođổi chất của các hormone

Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống,

kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh

trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH

(somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ

thể. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [36]: STH có tác dụng sinh

lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng

hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các

xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ

bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Vào thời kỳ thành thục về tính, các

hormon sinh dục như hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trìnhđiều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái

tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của lợn.

Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận

cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)