Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 68)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.2.Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm

Để đánh giá chất lượng của thịt lợn lợn F1(♂R x ♀ĐP) thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học (mẫu nạc mông) tại Phòng Phân tích hóa học - Viện Khoa học sự sống. Kết quả về thành phần hóa học được thể hiện qua bảng 3.8.

19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 23.5 24 24.5 25

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

Tỷ lệ mỡ

3.8.

TT Tham số

Lô ĐC Lô TN1 (n=3) Lô TN 2 (n=3) Lô TN 3 (n=3)

Cv (%) Cv (%) Cv (%) Cv (%) 1 Vật chất khô (%) 25,3a± 1,10 7,56 25,80a±1,13 7,61 26,05a± 1,14 7,60 25,87a±0,14 7,66 2 Protein (%) 22,24a± 0,84 6,54 22,73a±0,86 6,54 22,79a± 0,86 6,54 22,68a±0,85 6,54 3 Lipit (%) 1,56 ± 0,03 3,52 1,55±0,03 3,52 1,54 ± 0,03 3,45 1,55±0,03 3,53 4 Khoáng (%) 1,17 ± 0,04 6,16 1,18±0,04 6,16 1,16 ± 0,04 6,10 1,18±0,04 6,16 5 Chỉ số Iod (mg/g) 64,26 ± 2,48 6,68 64,90±2,5 6,68 65,09 ± 2,51 6,68 65,03±2,50 6,68 6 Mất nước tổng số (%) 28,26 ± 0,61 3,83 28,09±0,62 3,83 28,01 ± 0,61 3,83 28,06±0,62 3,83 7 5,10 ± 0,24 8,10 5,16±0,24 8,10 5,17 ± 0,24 8,06 5,20±0,24 8,10 <0,05. 5 9

Kết quả tỷ lệ vật chất khô, protein của lợn thí nghiệm ở lô ĐC và các lô thí nghiệm có tỷ lệ tương đương nhau, cụ thể tỷ lệ vật chất khô của lô ĐC và các lô TN1,TN2, TN3 lần lượt là: 25,3 - 25,8 - 26,05 - 25,87% (P>0,05). Tỷ lệ protein lô ĐC và các lô TN1, TN2, TN3 lần lượt là: 22,24 - 22,73 - 22,79 - 22,68% (P>0,05).Kết quả về tỷ lệ protein của lợn thí nghiệm được biểu thị rõ hơn qua hình3.7.

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ protein trong thịt lợn thí nghiệm

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ protein của lợn F1(♂R x ♀ĐP) đạt

22,24đến 22,79%, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc

Phục và cs, (2010) [30] khi mổ khảo sát trên lợn F1(Khùa x Rừng) cho tỷ lệ

protein khi mổ lợn ở 25kg là 17,16%, còn khi mổ ở 35 - 40kg thì lần lượt là 17,26 - 17,46%.

Tương đương so với các nghiên cứu Marsico, (2007) - dẫn theo Nguyễn Ngọc Phục và cs, (2010) [30] lợn rừng hoangdã (săn bắt được) trong cơ thăn có protein là 25,87% cao hơn lợn rừng nuôi nhốt là 22,54%, lợn rừng

lai F1(Rừng x Landrace) đạt là 22,24%. Như vậy sự khác nhau về giống, chế độ nuôi dưỡng có ảnh hưởng đến hàm lượng đạm thô trong cơ thăn.

Tỷ lệ lipit thô của lợn thí nghiệm ở lô ĐC là1,56%, ởlô TN2 là1,54% cho kết quả cao hơn so với lợn F1(Khùa x Rừng) đạt là 1,15% theo Nguyễn

Ngọc Phục và cs, 2010 [30].Tương đương với kết quả của Marsico, (2007) -

21.9 22 22.1 22.2 22.3 22.4 22.5 22.6 22.7 22.8 22.9

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

Protein

dẫn theo Nguyễn Ngọc Phục và cs,( 2010) [30], tỷ lệ lipit thô ở lợn rừng săn đạt 1,55%, thấp hơn so với lợn rừng nuôi nhốt và lợn lai F1 (Landrace x

Rừng) đạt 2,15%.

Vậy tỷ lệ lipit của lợn rừng F1(♂R x ♀ĐP) nuôi thí nghiệm bằng bổ sung lá cây Chè đại trong khẩu phần ăn thấp hơn so với lô ĐC. Việc bổ sung lá cây Chè đại trong khẩu phần ăn có khả năng làm giảm tỷ lệ lipit thô, làm

tăng chất lượng thịt ở lợn rừng lai so với việc không bổ sung.

Chỉ số iod của lợn thí nghiệm trình bàyở bảng 3.14 cho thấy lợn rừng lai ở các lô đều đạt ở mức cao: tương ứng64,26 mg/kg và 65,09 mg/kg tương đương với nghiên cứu của lợn F1(Khùa x Rừng) ở giai đoạn 35 - 40kg có chỉ

số là 66,52 và 62,56 theo Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, 2010[30].

Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản nói lên khả năng giữ nước cũng như dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ nước của

thịt sẽ quyết định độ tươi của thịt đồng thời tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo

quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất lượng thịt dùng cho chế biến

(Sellier, 1998) [67]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cho thấy tỷ lệ mất nước tổng số ở lô ĐC và các lô TN1, TN2, TN3 lần lượt là: 28,01 - 28,09 - 28,01 - 28,06% là tương đương nhau,

sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương ứng

với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs, (2010) [30] với lợn lai

F1(Khùa x Rừng) cho kết quả mất nước tổng số trung bình đều nằm trong khoảng 28,26% - 29,32%.

Chỉ tiêu về độ dai của thịt lợn thí nghiệm ở lô ĐC và các lô TN1, TN2, TN3 là tương đương nhau, tương ứng là: 5,10 - 5,16 - 5,17 - 5,20%. Như vậy việc bổ sung lá Chè đại không ảnh hưởng đến độ dai của thịt lợn.

Qua các số liệu kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt lợn nuôi thí nghiệm ta thấy,khi bổ sung lá Chè đại ở các mức 25 - 30 - 35% vào khẩu phần ăn đã không làm ảnh hưởng đến chất lượng của thịt lợn thí nghiệm, qua đó người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng thịt lợn rừng lai F1(♂R x ♀ĐP) chăn nuôi bằng thức ăn xanh lá cây Chè đại bổ sung trong khẩu phần ăn.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 68)