L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn
+ Nguồn gốc: Lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là giống lợn rừng Thái Lan được nhập từ Viện Chăn nuôi thông qua các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học công nghệ,…
Lợn rừng có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông
màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi chúng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất
nặng 90-100 kg, con đực nặng 100-120 kg và có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là
phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh của nó.
Lông lợn rừng dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông. Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài
đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông. Lợn
rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Số lợn sơ sinh: 6-10 con/ổ, lợn con có bộ lông giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc
thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa, nhưng lông toàn thân cũng thay đổi sang dạng nâu-bạc-mốc.
+ Đặc điểm sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục của lợn rừng từ 8-10 tháng tuổi, nhưng thường đẻ lần 1 sau 18 tháng và tuổi đẻ đến 5 năm. Lợn
rừng chu kỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gian
chửa bình quân là 115 ngày (dao động từ 100-140) ngày. Số con đẻ 1 lứa là 1
đến 12 con, trung bình là 4đến 8 con. Cho con bú đến 3-4 tháng.
+ Tập tính: Lợn rừng thường thích sống quây tụ thành bầy đàn với quy
mô từ 5-20 con, cũng có lúc chúng hợp thành nhóm thành bầy lớn 50-80 con. Lợn đực thường trưởng thành thường tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đàn vào mùa giao phối (từ tháng 12 năm trước đến tháng 01 năm sau). Trước khi
sinh con, lợn con đào hố trên mặt đất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây,
cỏ mềm.