Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 49)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng và đáng quan tâm nhất đối với các nhà chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nhất là đối với lợn thịt, khối lượng cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe, kỹ thuật nuôi dưỡng, chất lượng khẩu phần thức ăn; đánh giá khả năng sinh trưởng và phản ánh chất lượng con giống.

Để theo dõi sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn tại các thời điểm thí nghiệm. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bàyquabảng 3.1.

Ở giai đoạn bắt đầu theo dõi, lợn thí nghiệm được bố trí đồng đều giữa các lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm với khối lượng tương ứng là: 6,30-6,32-

6,27 và6,39 kg/con (P > 0,05).

Trong quá trình theo dõi lợn thí nghiệm khi sử dụng khẩu phần ăn được bổ sung lá Chè đại. Ở giai đoạn sau 1 tháng thí nghiệm khối lượng lợn ở cả 4 lô ĐC, TN1, TN2, TN3 tương ứng là: 8,81- 9,35 - 9,60 - 9,40 kg/con cho thấy chưa có sự chênh lệch đáng kể (P>0,05). Đến giai đoạn sau 3 thí nghiệm khối lượng lợn ở các lô đã có sự sai khác rõ rệt giữa lô ĐC so với các lô TN với khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là: 14,58 - 16,08 -16,93 -

15,89 kg/con, sự chênh lệch khối lượng ở lô ĐC thấp hơn so với các lô TN từ 1,31-2,35kg/con (P<0,05). Kết thúc 6 tháng theo dõi, khối lượng lợn thí nghiệm ở lô ĐC so với các lô TN1,TN2,TN3 lần lượt là: 28,46-31,48-33,02-

31,04 kg/con. Ta thấy bổ sung lá Chè đại trong khẩu phần ăn cho lợn rừng lai

F1(♂R x ♀ĐP) đã tăng khối lượng lợn so với lô ĐC từ 2,58 - 4,56 kg/con tương ứng từ9,07% - 16%.

3.1 (kg/con)

TT

Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Lô TN 3 (n=15)

Cv (%) Cv (%) Cv (%) Cv (%) 1 ) 6,30 a ± 0,123 7,57 6,32a ± 0,15 9,25 6,27a ± 0,13 8,03 6,39a± 0,14 8,74 2 8,81 ± 0,13 5,83 9,35 ± 0,16 6,50 9,60 ± 0,17 6,74 9,41 ± 0,27 11,08 3 11,46 ± 0,15 5,19 12,57 ± 0,15 4,68 12,95 ± 0,20 6,02 12,55 ± 0,33 10,1 4 14,58c± 0,15 3,96 16,08ab ± 0,16 3,92 16,93a± 0,21 4,90 15,89b ± 0,42 10,33 5 19,38 ± 0,16 3,26 21,43 ± 0,32 5,72 22,52 ± 0,44 7,70 21,16 ± 0,65 11,91 6 23,82 ± 0,21 3,45 26,31 ± 0,37 5,50 27,67 ± 0,46 6,50 25,84 ± 0,78 11,74 7 28,46c± 0,21 2,89 31,48ab± 0,43 5,37 33,02a± 0,53 6,25 31,04b ± 0,70 8,73 100 110,61 116 109,07 <0,05. 4 0

Giữa các lô thí nghiệm TN1, TN2,TN3, khối lượng lợn theo thứ tự đạt

31,48 - 33,02 - 31,04 kg/con, so sánh kết quả giữa các lô thí nghiệm cho thấy:

lô TN1 và TN2; TN1 và TN3 không có sự sai khác rõ rệt, (P>0,05) nhưng giữa lô TN2 và lô TN3có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Điều này cho thấy, khi ta bổ sung lá Chè đại với tỷ lệ 30% vào khẩu phần ăn giúp lợn thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn, so với mức bổ sung 25-35% trong khẩu phần ăn cho lợn.

Qua các số liệu trên ta thấy tỷ lệ bổ sung lá Chè đại từ 25-30% khẩu phần ăn cho lợn có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng của lợn. Theo kết quả đã được công bố của tác giả Hoàng Thanh Thủ (2010) [43] khi sử dụng thức ăn ủ chua (50%) từ củ sắn, ngọn lá sắn và cỏ Stylo để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã tăng khả năng sinh trưởng của lợn từ 10,28-14,11%. Nghiên cứu sử dụng thức ăn ủ chua từ dây, lá và củ khoai lang trên lợn thịt F1 (L x MC) của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền(2011) [23]cũng làm khả năng sinh trưởngcủa lợn tăng và giảm chi phí thức ăn đáng kể.Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa Lý(2008) [25] sử dụng:

10 %, 15 % và 20 % (theo VCK) lá sắn KM94 ủtrong khẩu phần lợn thịt không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. So sánh với lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP) được nuôi tại các nông hộ trên địa bàn xã Đội Bình huyện Yên Sơn lúc 8 tháng tuổi đạt khối lượng 28,52kg/con (Nguyễn Tiến Hải, (2013) [12] thì tốc độ sinh trưởng và khối lượng của lợn rừng lai nuôi bổ sung lá Chè đại là lớn hơn. Cao hơn so với lợn rừng lai F1 (♂R x♀ Pác Nặm) lúc 8 tháng tuổi đạt22,98kg/con (Nguyễn Văn Nơi, 2010) [29].

Khối lượng thấp hơn sovới một số giống lợn nội: Theo Lê Đình Cường và cs (2008) [7] cho biết lợn Mường Khương nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35kg/con. Theo Nguyễn Văn Mão (2013) [26]khối lượng lợn Hung tại Hà Giang lúc 8 tháng tuổi đạt40,73 kg/con.

0 5 10 15 20 25 30 35 KL bắt đầu TN 3 TT 4 TT 5 TT 6 TT 7 TT 8 TT Kh ố i lượ n g ( k g )

Thời gian theo dõi

Sinh trưởng tích lũy

Lô ĐC

Lô TN1 Lô TN 2 Lô TN 3

Hình3.1.Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Kết quả về đồ thị sinh trưởng tích lũy cho thấy sinh trưởng của lợn thí nghiệm đều tăng dần theo sự tăng lên của các giai đoạn tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của vật nuôi. Sinh trưởng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn cho thấy,ở 3tháng tuổi chưa có sự khác biệt nhiều đến giai đoạn 4 tháng đã có sự sai khác ở các lô thí nghiệm so với lô ĐC trong đó rõ rệt nhất là sinh trưởng ởlô TN2,tốt nhất so với 2 lô TN1 và TN3. Đây là căn cứ để ta đưa ra kết luận về mức bổ sung tỷ lệ lá Chè đại phù hợp trong khẩu phần ăn của lợn rừng lai F1(♂R x♀ĐP).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 49)