Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 59)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá Chè đại bổ sung vào khẩu phần của lợn rừng F1(♂R x ♀ ĐP) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang chúng tôi tiến hành theo dõi theo tiêu tốn thức ăn theo từng tháng để tổng hợp cho cả giai đoạn thí nghiệm. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

1 Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm Kg 426,85 472,20 495,40 465,60 2 Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ Kg 2.144,07 2.144,07 2.144,07 2.144,07 3 Tổng lượng thức ăn xanh tiêu thụ Kg 4.611,02 6.299,79 6.637,55 6.975,30 4 Tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng KL Kg 5,02 4,54 4,33 4,60 5 So sánh % 100 90,40 86,20 91,70 6 Tiêu tốn thức ăn xanh /kg tăng KL Kg 10,80 13,30 13,40 15,00

Kết quả cho thấy, chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô ĐC đạt5,02kg là cao nhất và thấp nhất ở lô TN 2đạt

4,33kg thức ăn/kg tăng khối lượng, còn ở TN1và TN3có mức tiêu tốn tương đương là 4,54 và 4,60kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng. Như vậy việc bổ sung lá Chè đại trong khẩu phần ăn cho lợnF1 (♂R x ♀ ĐP) đã giảm tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn từ 8,32đến 13,84%. Đây là một yếu tố quyết định đối với hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi do đó khi bổ sung 30% lá cây Chè đại vào khẩu phần ăn cho lợn rừng F1 (♂R x ♀ ĐP) đã làm nâng cao hiệu quả sự dụng thức ăn,giảm tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng khối lượng của lợnF1 (♂R x ♀ ĐP). Điều này có thể giải thích là lá cây Chè đại có hàm lượng protein thực vật cao, không có chất kháng dinh dưỡng do đó lợn có thể hấp thu sử dụng tốt nguồn cung cấp protein này.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thanh Thủ (2010) [43] khi sử

thịt F1(ĐB x MC) mang lại hiệu quả cao, khả năng sinh trưởng của lợn tăng (10,28 - 14,11%) và giảm chi phí thức ăn đáng kể (18,28 - 24,61%). Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [40] cho biết, lợn lai F1 (ĐB x MC)

tăng khối lượng trung bình/ngày là 584,5 gam thì tiêu tốn thức ăn là 3,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; lợn F1(Landrace Cu Ba x Móng Cái) có tăng khối lượng trung bình là 554,0g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, lợn Móng Cái thuần chỉ tăng khối lượng

196,67g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4,56 kg thức ăn. Đối với lợn rừng lai là nhóm lợn chưa cải tiến nên sinh trưởng chậm hơn và tiêu tốn thức ăn cũng thấp hơn đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tinh. Theo tác giả Lê Đình Cường và cs (2008) [7], cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng ở lợn Mường Khương là 3,56 thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi

(tiêu tốn từ 4,33 đến4,60kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)