ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre

71 1.2K 0
ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN PHÚC HẬU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT + OLAVIT + ADE B COMPLEX) LÊN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE. .. tài: "Ảnh hưởng chế phẩm men vi sinh Subtyl hỗn hợp (Calphavit + Olavit + ADE B Complex) lên suất hiệu kinh tế heo sau cai sữa Bến Tre" Mục tiêu đề tài: khảo sát hiệu vi c sung chế phẩm Subtyl hỗn. .. & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT + OLAVIT + ADE B COMPLEX) LÊN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN PHÚC HẬU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT + OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN PHÚC HẬU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT + OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts. LÊ THỊ MẾN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT + OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 DUYỆT BỘ MÔN PGs.Ts. Lê Thị Mến Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CẢM TẠ Trong suốt 4 năm học tập, rèn luyện ở Trường Đại Học Cần Thơ và 4 tháng thực tập ở Trang trại chăn nuôi thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và phòng thí nghiệm của Bộ môn Chăn nuôi, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để đáp đền những tấm chân tình trên tôi không biết nói gì hơn chỉ xin tỏ lòng chân thành cám ơn: Những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quãng đường tôi học đại học. Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ cùng quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Thú y đã tạo điều kiện và truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian học tập. Xin tỏ lòng biết ơn Công ty Vemedim đã tài trợ chế phẩm để tôi có điều kiện thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã quan tâm, dìu dắt và tư vấn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cô Lê Thị Mến và Huỳnh Thị Thu Loan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp đại học. Chân thành cám ơn Trang trại chăn nuôi của gia đình chú Nguyễn Văn Hạng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng xin cám ơn tập thể lớp Chăn nuôi Thú Y khóa 36 đã luôn động viên giúp đỡ để tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập. i TÓM LƯỢC Thí nghiệm được thực hiện tại Trang trại chăn nuôi heo thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre từ tháng 07 đến tháng 10/2013. Thí nghiệm được tiến hành trên 54 heo con sau cai sữa (từ 6 bầy heo con thuộc nhóm giống heo lai ba máu ♂Duroc x ♀(Yorkshire x Landrace)). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) và 6 lần lặp lại (khối). NT ĐC (thức ăn hỗn hợp cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu kỳ 8,0±0,3 kg/con; NT SUB (bổ sung chế phẩm Subtyl vào thức ăn hỗn hợp cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu kỳ 8,0±0,2 kg/con; NT HH (bổ sung chế phẩm hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) vào thức ăn hỗn hợp cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu kỳ 8,0±0,2 kg/con. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Khối lượng bình quân cuối kỳ (kg/con) cao nhất là NT SUB 26,49, tiếp đến là NT HH 26,27 và NT ĐC 25,89 thấp nhất (P 70 lần Ruột non 100 ml 6000 ml 60 lần Ruột già 40 ml 2100 ml > 50 lần (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) 2.3.4.1 Tiêu hoá ở miệng Trương Lăng (1999) cho rằng heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính men amilaza ở nước bọt cao (cao nhất ở ngày thứ 14). Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng. a) Tiêu hoá ở dạ dày Dạ dày heo gồm năm vùng: vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị, vùng thân vị, vùng hạ vị. Trong năm vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP và đặc biệt là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) cho rằng thì tiêu hoá ở dạ dày được nghiên cứu khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau đó tăng nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào 3-4 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trong một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau và biến đổi theo tuổi. Trước khi cai sữa, ban đêm heo con tiết nhiều dịch vị nhiều hơn do heo mẹ ban đêm tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của heo con (Bảng 2.3). Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau. 8 Bảng 2.3: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo Loại heo Thời gian Heo lớn Heo con Ngày 62% 31% Đêm 38% 69% (Trương Lăng, 2003) b) Tiêu hóa ở ruột non Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu hóa hóa học là chủ yếu. Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp nhận hàng loạt men tiêu hóa protein – tinh bột – mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật của túi mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là acid amin, các acid amin này được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể ở đó chúng được tổng hợp thành protein của các bộ phận cơ thể, enzyme, hormone... Lipid thức ăn được tiêu hóa thành các acid béo và glyxerin nhờ enzyme lipase. Còn các loại tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme amylase, maltase, lactase, suctase của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). c) Tiêu hóa ở ruột già Ở ruột già quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó ở ruột già người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo vì vậy cần bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện và ctv., 2004). 2.4 Nhu cầu dinh dưởng của heo con Heo con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3-4 lần, 55-60 ngày tăng gấp 15-20 lần. Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều, nhưng lượng tiết sữa của heo mẹ lại giảm từ tuần thứ ba, tuần thứ tư lượng sữa giảm rõ rệt nhất. Có heo mẹ thiếu sữa ngay từ tuần lễ đầu, hoặc do con nhiều, sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao, vú ít. Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm nên không cung cấp đủ năng lượng cho heo con, nên tập ăn sớm cho heo con (Trương Lăng, 2003). 9 2.4.1 Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng tổng hợp ra 1 kg protein ở heo trung bình cần khoảng 69 MJ. Bản thân 1 kg protein có chứa 24 MJ nghĩa là cần 45 MJ tiêu tốn cho quá trình sinh tổng hợp, năng suất tổng hợp đạt 35%. Để chuyển hoá chất béo trong thức ăn thành mỡ trong cơ thể heo quá trình sinh tổng hợp đơn giản hơn, hiệu suất năng lượng để tích luỹ mỡ đạt từ 75%. Nhu cầu năng lượng để tổng hợp 1 kg mỡ là 54 MJ, bản thân 1 kg mỡ có chứa 39 MJ, đó là năng lượng cần để tổng hợp là 15 MJ. Như vậy để tổng hợp protein, heo cần tiêu tốn năng lượng gấp ba lần mô mỡ (45-15). Do những đặc điểm trên nên khả năng chịu nóng của heo ngoại là rất kém (Phạm Sỹ Tiệp, 2004). Trương Lăng (1999) cho rằng heo con cần năng lượng để duy trì thân nhiệt, năng lượng do sự oxy hoá đường trước tiên trong máu, vì vậy hàm lượng đường huyết thường biến động, heo con dễ khủng hoảng. nhu cầu năng lượng cho heo được trình bày ở (Bảng 2.4). Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con Khối lượng heo (kg) Chỉ tiêu 3–5 5 – 10 10 -20 DE trong khẩu phần (Kcal/kg) 3400 3400 3400 ME trong khẩu phần (Kcal/kg) 3265 3265 3265 DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày) 855 1690 3400 ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày) 820 1625 3265 Lượng ăn vào ước tính (g/ngày) 250 500 1000 Protein thô (%) 26 23,7 20,9 (NRC, 2000) 2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin Trong chăn nuôi heo người ta thường dùng chỉ số protein thô (CP) để đánh giá chất lượng thức ăn. Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein trong khẩu phần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin thiết yếu và không thiết yếu để cơ thể tổng hợp ra protein cho chính mình. Trong protein thịt nạc heo có khoảng 21 acid amin (AA) khác nhau, trong đó có 10 AA cần được cung cấp trong khẩu phần của heo hay còn gọi là AA thiết yếu: Phenylalanine, valine, trytophan, methionine, arginine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine (Nguyễn Thiện và ctv., 2004). 10 Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng cung cấp đủ protein cho heo con ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích luỹ rất lớn. Thông thường trong khẩu phần thức ăn cho heo phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu hóa/ĐVTĂ. Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17-19%. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ lượng protein trong khẩu phần thức ăn cho heo con thì cũng cần chú ý tới hai loại AA quan trọng là Lys và Met. Lys có vai trò quan trọng quá trình hình thành xương, ảnh hưởng đến sự tổng hợp các nucleotide, hemoglobin, duy trì trạng thái bình thường của cơ thể. Vật nuôi thiếu Lys dẫn đến da khô, lười ăn, khối lượng giảm. Met ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự hoạt động của gan, sự điều hòa của tuyến giáp, khử độc các chất xâm nhập vào cơ thể. Thiếu Met khả năng sinh trưởng giảm, giảm mức sử dụng nitơ và quá trình trao đổi chất bị rối loạn. Nhu cầu AA cho heo con được trình bày trong (Bảng 2.5). Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin của heo cho ăn tự do g/con/ngày (90% VCK) Thể trọng heo (kg) Chỉ tiêu 5–10 10–20 20–50 Arginine 2,7 4,6 6,8 Histidine 2,1 3,7 5,6 Isoleucine 3,7 6,3 9,5 Leucine 6,6 11,2 16,8 Lysine 6,7 11,5 17,5 Methionine 1,8 3,0 4,6 Methionine + Cystine 3,8 6,5 9,9 Phenylalanine 4,0 6,8 10,2 Phenylalanine + Tirosine 6,2 10,6 16,1 Threonine 4,3 7,4 11,3 Tryptophan 1,2 2,1 3,2 Valine 4,6 7,9 11,9 (NRC, 1998) 2.4.3 Nhu cầu chất khoáng Trong cơ thể heo có trên 20 loại chất khoáng, gồm khoáng đa lượng như: Ca, P, Na, Cl…; khoáng vi lượng: Fe, Zn, I, Se, Cu, Mn... Các chất khoáng đảm nhiệm chức năng: là chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế 11 bào, giữ vai trò cân bằng điện giài, ổn định pH của máu, duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia hoạt động thần kinh thể dịch, tham gia cấu trúc tế bào (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004). Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng, giai đoạn heo con cai sữa phát triển rất mạnh cả hệ xương và cơ, vì thế nhu cầu chất khoáng cũng rất cao. Trong khẩu phần thức ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau: 2.4.3.1 Fe và Cu Hai yếu tố này bị hạn chế trong quá trình tạo sữa. Vì thế cần cung cấp trong khẩu phần heo con. Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho heo con. Trong cơ thể heo, Fe ở thành phần dẫn pocfirin (60-70%), có trong hemoglobin, mioglobin... Nếu thức ăn thiếu Fe sẽ giảm hàm lượng hemoglobin trong máu, có thể gây thiếu máu. Nhu cầu Fe cho heo con mới sinh là 7-11 mg/ngày nhưng sữa mẹ cung cấp không vượt quá 2 mg, nên phải bổ sung từ 5-7 mg/ngày. Cu chỉ cần một lượng nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho heo con với mức từ 6-8 ppm. Phải đảm bảo cân đối giữa Fe và Cu theo tỷ lệ 10-12/1. 2.4.3.2 Ca và P Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương. Nếu không cung cấp sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh còi xương. Mức cung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8% so với vật chất khô khẩu phần, còn đối với P là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Tỷ lệ Ca/P của heo con con là 1,62/1. Nếu nồng độ Ca thấp P cao sẽ gây hiện tượng mềm xương và co giật thần kinh, nếu Ca cao P thấp gây trình trạng đầu sụn phình to, viêm khớp, yếu ớt. Nguồn bổ sung chủ yếu sử dụng bột xương (bổ sung cả Ca và P), vôi bột hay bột đá (bổ sung Ca). Trong chăn nuôi heo theo phương pháp công nghiệp, không tiếp xúc với vườn bãi chăn thả (cây, cỏ, rau…) cần phải bổ sung đầy đủ khoáng vào thức ăn. Vì thiếu khoáng heo sẽ còi xương, chậm lớn, kém ăn và khả năng sử dụng dinh dưỡng thức ăn kém (Phạm Sỹ Tiệp, 2004). Trong khẩu phần nếu hàm lượng chất khoáng quá cao vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho cho gia súc, gia cầm (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004). Nhu cầu khoáng trong khầu phần heo con được thể hiện ở (Bảng 2.6). 12 Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con (90% VCK) Thể trọng heo (kg) Chỉ tiêu 5-10 10-20 20-50 Ca (g) 4,00 7,00 11,13 P (g) 3,25 6,00 9,28 Na (g) 1,00 1,50 1,86 Cl (g) 1,00 1,50 1,48 Mg (g) 0,20 0,40 0,74 K (g) 1,40 2,60 4,27 Cu (mg) 3,00 5,00 7,42 I (mg) 0,07 0,14 0,26 Fe (mg) 50,00 80,00 111,30 Mn (mg) 2,00 3,00 3,71 Se (mg) 0,15 0,25 0,28 Zn (mg) 50,00 80,00 111,30 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) 2.4.4 Nhu cầu vitamin Nguyễn Văn Thưởng và ctv. (2003) cho rằng vitamin (vit) không phải là nguồn năng lượng nhưng chúng tham gia vào quá trình chuyển đổi thức ăn sang dạng dễ hấp thu đối với cơ thể. Vit có tính đặc hiệu riêng, mỗi loại vit có một tác động đặc hiệu đến một phản ứng nhất định trong cơ thể. Nếu thiếu loại vit nào đó, trước tiên ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, làm giảm khối lượng, giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh và sao đó diễn ra các hiện tượng đặc hiệu của sự thiếu hụt vit này. Trương Lăng (2003) cho rằng cơ thể heo con cần vit cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật như: đối với vit A heo con dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vit A. Heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa được 25-30%. Trong sữa đầu, vit A gấp 6 lần so với sữa thường, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lượng vit A trong cơ thể. Thiếu vit B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đường, acid amin, acid lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành HCl của dịch vị và muối mật. Thiếu vit B2 heo con bị viêm da, rụng lông, tiêu chảy, nôn mửa, sinh trưởng kém. Thiếu vit D gây thiếu khoáng, còi xương. Vit E tham gia vào quá trình trao đổi protein và chuyển 13 hóa acid amin, acid nucleoic cho nhu cầu phát triển của heo con. Nhu cầu vit hàng ngày của heo con được trình bày ở (Bảng 2.7). Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) Chỉ tiêu Thể trọng heo (kg) 5 - 10 10 - 20 20 - 50 1,100 1,750 2,412 110 200 278 8 11 20 Vitamin K (mg) 0,25 0,50 0,93 Biotin (mg) 0,03 0,05 0,09 Choline (g) 0,25 0,40 0,56 Niacin (mg) 7,50 12,50 18,55 Riboflavin (mg) 1,75 3,00 4,64 Vitamin B1 (mg) 0,50 1,00 1,86 Vitamin B6 (mg) 0,75 1,50 1,86 Vitamin B12 (mg) 8,75 15,00 18,55 Vitamin A (IU) Vitamin D3 (IU) Vitamin E (IU) (NRC, 1998) 2.4.5 Nhu cầu về chất béo Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp phần lớn được dự trữ dưới da, quanh nội tạng, lipid được hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn heo lớn vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa (Trương Lăng, 2003). Lipid là chất béo cấu tạo nên màng tế bào (lipoprotein). Để có sự bào phân tế bào cần phải có một lượng lipid cho nhu cầu phát triển. Lipid vừa là chất cung cấp năng lượng vừa là chất tạo mỡ tích luỹ ở cơ thể gia súc. Heo thiếu chất béo mà đặc biệt là các acid béo thiết yếu sẽ bị rụng lông, viêm da, nước bọt ít, tiêu hoá kém, hệ số chuyển hoá thức ăn tăng, tuyến giáp trạng sưng to, phát dục chậm. Có thể sử dụng mỡ động vật để nuôi heo sẽ làm tăng tính ngon miệng, tăng khả năng sử dụng thức ăn (Lưu Hữu Mãnh và ctv., 1999). Khả năng tiêu hóa chất béo của heo con tăng dần lên theo tuổi của chúng. Mặc dù chất béo bổ sung không có tác dụng đối với mức tăng trưởng của heo con trong 1, 2 tuần đầu sau khi cai sữa nhưng không gây nên hiện tượng mất chất béo trong thời gian đó. Trong 2 tuần đầu sau khi cai sữa lượng chất béo bổ sung nên hạn chế ở mức 2-3% khẩu phần. Sau 3-4 tuần kể từ khi cai sữa tỷ lệ chất béo trong khẩu phần thức ăn có thể tăng 4-5%. Ở độ tuổi này 14 của heo con, chất béo làm tăng mức tăng trưởng của heo và phát huy hiệu quả của thức ăn (Hội Đồng Hạt Ngũ Cốc Mỹ, 1994). 2.4.6 Nhu cầu về nước Nước là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, heo nuôi thiếu hụt nước hằng ngày làm giảm sự tiếp thu thức ăn, tăng trọng giảm. Thiếu nước kéo dài dẫn đến cơ thể heo cạn kiệt làm các quá trình trao đổi chất, hoạt động sinh lý bị đình truệ và chết. Động vật có thể nhịn ăn tối đa trong hai tuần, nhưng không thể nhịn uống trong 48 giờ. Nhu cầu nước uống hằng ngày của heo phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, số lượng thức ăn, sản phẩm xuất ra (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). Trần Văn Phùng (2005) cho rằng cơ thể heo con có hàm lượng nước rất cao, giai đoạn 3-4 tuần tuổi nước chiếm (75-78%). Nước rất cần thiết đối với heo con, giúp điều hòa thân nhiệt và giúp cho quá trình trao đổi chất hoạt động dễ dàng hơn, khi cung cấp nhiều nước cho heo con theo mẹ có thể làm giảm tỷ lệ chết heo con trước cai sữa. Nước được xem là một dưỡng chất, không có nước thì gia súc sẽ chết nhanh hơn so với thiếu những dưỡng chất khác. Tất cả các hoạt động sống tiêu hóa, trao đổi chất, cung cấp chất dinh dưỡng trong cơ thể đều cần tới nước, nhu cầu về nước thường lớn gấp 2-3 lần so với tổng số khối lượng thức ăn. Lượng nước tiêu thụ ở heo cai sữa từ 3 đến 6 tuần tuổi: trong tuần lễ đầu tiên, thứ hai và ba sau cai sữa lần lượt là 0,49 lít/con/ngày; 0,89 lít/con/ngày; 1,46 lít/con/ngày (NRC, 2000). 2.5 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo 2.5.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau tạo thành. Thức ăn hỗn hợp có thể có đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hay chỉ một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật (Lê Đức Ngoan và ctv., 2004). 2.5.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi ăn. Có nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân bằng về chất khoáng, vitamin… phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích lũy 15 khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007). 2.5.3 Phân loại thức ăn hỗn hợp 2.5.3.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh là thức ăn hoàn toàn cân bằng các chất dinh dưỡng cho gia súc. Nó duy trì đời sống và sức sản xuất của con vật mà không cần thêm một loại thức ăn nào khác trừ nước uống (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất dưới 2 dạng: thức ăn hỗn hợp dạng bột và thức ăn hỗn hợp dạng viên. Hiện nay thức ăn viên chiếm 60 70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy Giảng và ctv., 1997). a) Thức ăn hộn hợp dạng bột Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007). b) Thức ăn hỗn hợp dạng viên Điều này được chấp nhận rộng rãi rằng ngày nay thức ăn dạng viên đã cải thiện tăng trọng và hiệu quả thức ăn khoảng 10% trong giai đoạn heo cai sữa. Nguyễn Hữu Mạnh (2007) cho rằng thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Tôn Thất sơn và ctv (2005) cho rằng thức ăn dạng viên có nhiều ưu điểm như: so với thức ăn dạng bột khi cho gia súc ăn thức ăn dạng viên giảm được 10-15% lượng thức ăn rơi vãi, giảm thời gian cho ăn và heo dễ ăn hơn thức ăn bột và tránh sự lựa chọn thức ăn của con vật. Chất lượng thức ăn dạng viên được tăng lên rõ rệt nhờ vào quy trình sản xuất. Tác động cơ giới, áp suất, nhiệt độ trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của lingnin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột và xơ tăng. Cũng nhờ áp xuất và nhiệt trong quá trình ép viên mà phần lớn các vi sinh vật, nấm mốc và một số mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Ngoài ra thức ăn viên khi cho ăn không bị bụi, hạn chế những triệu chứng bệnh về mắt và đường hô hấp. Tuy nhiên loại thức ăn viên cũng có những nhược điểm như: giá thành cao, nhiệt trong quá trình ép viên làm phân hủy một số acid amin. 16 2.5.3.2 Thức ăn hỗn hợp đậm đặc Thức ăn hỗn hợp đậm đặc gổm ba nhóm chính: protein, khoáng, vitamin, ngoài ra còn bổ sung kháng sinh, thuốc phòng bệnh. Thức ăn đậm đặc thường có ghi hướng dẫn trên bao bì để phục vụ phù hợp từng vật nuôi, từng độ tuổi vật nuôi. Dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tạo ra khẩu phần cân bằng phù hợp với từng độ tuổi vật nuôi ( Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). 2.6 Chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học là những sản phẩm bổ sung trong chăn nuôi có tác dụng giúp vật nuôi hấp thụ thức ăn tốt kích thích tăng trưởng, qua đó giảm tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi thối chuồng trại, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi, con người. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng chế phẩm sinh học có tác dụng giúp vật nuôi vừa tăng trưởng thông qua việc hấp thụ tốt thức ăn, vừa giúp bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí khi không phải tốn nhiều nước và nhân lực để vệ sinh chuồng trại (Trần Thị Thanh, 2000). 2.6.1 Probiotic 2.6.1.1 Khái niệm Thuật ngữ probiotic được Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”. Từ đó đến nay thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nước uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho cho vật chủ. Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ bản chất của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: theo Fuller (1989) đã định nghĩa probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải thiện cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng có lợi cho vật chủ”; theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2001) cho rằng probiotic là “các vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khỏe tốt cho vật chủ” (Phan Thị Ngọc Lan và Lê Thanh Bình, 2003). Probiotic còn được hiểu một cách đơn giản là những vi sinh vật sống hữu dụng được đưa trực tiếp vào thức ăn. Khi các vi sinh vật này vào đường tiêu hóa chúng không bị giết chết bởi môi trường đường ruột vật chủ, trái lại 17 chúng có khả năng sinh sôi nảy nở và ức chế vi sinh vật có hại trong đường ruột để bảo vệ tốt cho ống tiêu hóa vật chủ (Dương Thanh Liêm, 2008). 2.6.1.2 Tác dụng của probiotic trong đường ruột Có tác dụng điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống sót của probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, các vi sinh vật tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột. Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột. Đồng thời tăng sự dung nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây hại (Phan Thị Ngọc Lan và Lê Thanh Bình, 2003). Trần Thị Dân (2005) cho rằng yếu tố ảnh hưởng hiệu quả khi dùng trợ sinh có thể do: tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng thú, sự hiện diện của yếu tố gây stress, khác biệt về di truyền giữa các thú, tuổi và hạng thú, sức sống và tính ổn định của chất trợ sinh, tính đặc hiệu của trợ sinh theo loài thú, liều và số lần dùng trợ sinh. 2.6.1.3 Các loại probiotic a) Chất bổ sung vi khuẩn Các loại vi khuẩn dùng cho ăn trực tiếp được gọi là chất trợ giúp sức sống “probiotic”, bao gồm các vi khuẩn ở dạng sống trong tự nhiên như Lactobacillus acidophilus, Bacillus, Enterococcus, Streptoccocus faecium và Saccharomyces cereviae. Hoạt động của chúng là tăng cường cân bằng vi sinh trong ruột của động vật, ở một số trường hợp khi bổ sung các vi khuẩn này heo tăng trọng tốt trong điều kiện nuôi tại trại và thường là trong điều kiện bị stress mạnh. Trong đó, Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis được chú ý sử dụng nhiều nhất vì chúng có khả năng tạo ra bào tử kháng lại được PH thấp ở dạ dày và đề kháng được nhiệt độ cao khi ép viên (NRC, 2000). 18 b) Các men (enzyme) Các loại enzyme được ứng dụng là amylase giúp tiêu hóa tinh bột, protase giúp tiêu hóa protein và lipase giúp tiêu hóa chất béo ở thú non có thể trạng kém phát triển. Tuy nhiên, những ứng dụng này không phát triển rộng rãi do đây là những enzyme động vật có thể tự tạo ra trong cơ thể. Vì thế nếu ta bổ sung enzyme tiêu hóa cho thú trong khi thú có khả năng sản sinh ra enzyme đó cũng không phải là điều tốt hoàn toàn vì làm như vậy sẽ có sự thoái hóa của các tuyến sản xuất enzyme của động vật, đều này dẫn đến chăn nuôi sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế do phải gánh thêm chi phí của enzyme bổ sung (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002). Hỗn hợp các men: Cellulase, hemicelulase, protease, được bổ sung vào thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các phức hợp carbohydrate và protein. Bổ sung men amylase và protase vào thức ăn cho heo con đã tăng cường tiêu hóa dinh dưỡng và đã mang lại hiệu quả. Một loại men gần đây được quan tâm nhiều là phytase, men này phân giải nhóm ortho - phosphate từ acid phytic là dạng chủ yếu của phospho trong hạt ngũ cốc và bánh dầu. Bổ sung phytase làm tăng đáng kể việc sử dụng phospho khó tiêu ở heo và giảm việc thải phospho ra môi trường (NRC, 2000). c) Các đường đơn Các loại đường đơn được khuyến cáo đưa vào khẩu phần: Mannoligosaccharide, fructooligosaccharide để làm thay đổi khả năng các mầm bệnh cư trú trong đường ruột (NRC, 2000). Chất trợ sinh có thể được cung cấp cùng với cơ chất thường là oligosaccharide đó là chất mà người ta cho rằng có thể giúp vi khuẩn phát triển trong đường ruột. Cơ chất cho vi khuẩn tăng trưởng bao gồm: Xylose, fructose, hoặc chất trích oligosaccharide từ thực vật (Trần Thị Dân, 2005). 2.6.1.4 Sản phẩm dùng trong chăn nuôi Probio - S: từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới đã tạo ra thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi kể cả thủy sản. ProBio - S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM - S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Saccharomyces sp. Với tỷ lệ 1 lít EM - S/25 kg bã (1 ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio - S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh 19 vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn. 2.6.2 Prebiotic Nguyễn Ngọc Hải (2007) cho rằng prebiotic là chế phẩm sinh học chứa các chất chuyên biệt có tác dụng kích thích sự phát triển của quần thể vi sinh mong muốn có sẵn trong hệ vi sinh đường ruột, qua đó cải thiện tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng của vật chủ. Prebiotic còn được định nghĩa là một thành phần của thức ăn có các đặc điểm sau: không bị tiêu hóa bởi các enzym được tiết ra trong đường tiêu hóa của con vật và hầu như không bị biến đổi khi đến đoạn ruột già, kích thích có chọn lọc lên sự sinh trưởng và hoạt động của một hoặc một số lượng nhất định vi sinh vật có lợi như Lactobacilli, Bifidobacteria, tăng cường sức khỏe của con vật thông qua việc cải thiện hệ vi sinh vật ở kết tràng (Dương Thanh Liêm, 2008). 2.6.2.1 Phân loại prebiotic Các prebiotic được sử dụng phổ biến trong sản phẩm thương mại bao gồm: các fructan dạng inulin, fructooligosaccharide, galactooligosaccharide, isomaltooligosaccharide, xylooligosaccharide, lactulose, lactosucrose và oligosaccharide từ đậu nành (stachyose, raffinose). Các oligoaccharide này có thể được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên hoặc có thể được tổng hợp bằng enzym từ đường đơn (glucose) hoặc đường đôi (sucrose và lactose). Phần lớn các oligosaccharide chứa 3 đến 9 phân tử đường, mặc dù có sự biến động lớn về số lượng các phân tử đường liên kết với nhau. Inulin có nguồn gốc từ rễ cây rau diếp xoăn chứa 2 đến 60 phân tử đường fructose, trong khi lactulose chỉ chứa đường galactose liên kết với fructose. Các phân tử đường trong oligosaccharide thường liên kết ở dạng β và do vậy chúng không bị thủy phân bởi các enzym tiêu hóa nội sinh (Chế Minh Tùng, 2009. Prebiotic trong chăn nuôi. www.uv-vietnam.com.vn, 26/11/2013). 20 2.6.2.2 Cơ chế tác động Việc bổ sung prebiotic vào thức ăn gia súc, gia cầm và thú cưng nhằm mục tiêu gia tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột của thú. Sự gia tăng này giúp tạo ra một môi trường đường ruột lành mạnh và cân bằng, dẫn đến tăng cường sức khỏe và năng suất vật nuôi. Những lợi ích của prebiotic đã được chứng minh khi chúng được bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia cầm, heo, chó và mèo, mặc dù hiệu quả của prebiotic không ổn định. Do vậy, prebiotic có thể được xem xét như là một trong những giải pháp dinh dưỡng tiềm năng để thay thế dần kháng sinh trong thức ăn, đặc biệt khi áp lực loại bỏ kháng sinh trong thức ăn ngày càng gia tăng (Chế Minh Tùng, 2009. Prebiotic trong chăn nuôi. www.uv-vietnam.com.vn, 26/11/2013). Cơ chế tác động của prebiotic được tóm tắc ở (Hình 2.4). Prebiotic Vi sinh vật có lợi (tăng) Acid béo mạch ngắn (tăng) Loại trừ cạnh tranh Dung khối phân (tăng) pH (giảm) Sự bảo vệ của niêm mạc ruột (tăng) Mầm bệnh (giảm) Độc tố (giảm) Năng suất và sức khỏe vật nuôi Hình 2.4: Cơ chế tác động của prebiotic 21 Viêm ruột (giảm) 2.7 Chuồng trại Chuồng trại thích hợp sẽ tạo bầu tiểu khí hậu giứp cho heo nuôi khỏe mạnh và làm tăng năng suất lao động của người công nhân chăm sóc (Võ Văn Ninh, 2006). 2.7.1 Địa điểm Địa điểm thành lập trại phải chọn nơi cao ráo, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, ở cuối hướng gió. Nhưng phải thuận tiện giao thông để dễ vận chuyển thực liệu và gia súc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). 2.7.2 Hướng chuồng Võ Văn Ninh (2003) cho rằng trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam để có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng thích hợp trên thì hai đầu hồi (2 tường chắn đầu dãy) của chuồng sẽ hướng về Đông Bắc và Tây Nam để ngăn cản các luồng gió, luồng mưa và những tia năng gay gắt. Riêng ở ĐBSCL nên chọn trục dọc của dãy chuồng chạy theo hướng Đông - Tây mặt tiền quay hướng Nam để có thể tránh ánh nắng Đông buổi sáng, tránh ánh nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng, mà chủ yếu lấy những tia nắng xiêng có cường độ nhẹ. Vì thông thường ánh nắng gay gắt rọi vào chuồng là yếu tố ưu tiên cần phải tránh (Võ Văn Ninh, 2003). Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999) cho rằng chuồng nuôi cần có những tia nắng rọi chiếu vào buổi sáng, không bị hắt bởi ánh nắng buổi chiều, nếu chuồng hai dãy thì nên xây dựng chuồng theo hướng Bắc Nam. Chuồng cần ánh nắng buổi sáng vừa có tác dụng sát trùng ô chuồng vừa tạo vitamin D3 giúp heo sinh trưởng, đồng hóa phospho tốt. Ngược lại ánh nắng buổi chiều làm heo mệt, thở nhiều, bệnh mềm xương, heo con đẻ ra chân yếu. 2.7.3 Diện tích chuồng nuôi Diện tích chuồng phải tăng theo tầm vóc của từng loại heo, diện tích phải lớn hơn vì heo cần diện tích riêng để nằm (Bảng 2.8). 22 Bảng 2.8: Diện tích chuồng các loại heo Diện tích cho một heo (m2) Khối lượng heo(kg) Sàn liền khối Sàn 4 – 11 0,37 0,25 11 – 18 0,56 0,28 18 – 45 0,74 0,37 45 – 68 0,93 0,55 68 – 95 1,11 0,74 (Trương Lăng, 2000) 2.7.4 Chuồng heo cai sữa Heo con trong những ngày đầu cai sữa dễ bị stress gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng. Heo con cũng thường bị xáo trộn, do được phân vào các ô khác nhau theo khối lượng nên thường kém ăn, dễ bị lây nhiễm bệnh tật nên cần tạo môi trường sống trong điều kiện tiểu khí hậu chuồng thông thoáng và nhiệt độ chuồng thích hợp. Ô chuồng có kích thướt thích hợp: cao 0,8m, dài 2,2-2,4m, rộng 2m, khoảng cách giữa các chấn song thành chuồng là 10cm, sàn chuồng cách mặt đất 30-60cm. Sàn chuồng làm bằng tấm bê tông có khe hở 1cm, dài 10cm. Trong mỗi ô chuồng có các núm uống tự động (Trần Văn Phùng, 2005). 2.7.5 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi 2.7.5.1 Ẩm dộ Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng heo có thể chịu đựng ẩm độ cao 60-90%, ẩm độ tốt nhất là 50-70%, với ẩm độ như thế thì có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn. Trong chuồng nuôi heo phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Ẩm ướt sình lầy, nước đọng sẽ là điều kiện cho vi trùng phát triển, làm cho heo dễ bị bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da…Thức ăn, nước uống đúng chỗ, tập cho heo tiêu tiểu có nơi, nước rửa chuồng phải thoát xuống đường mương, tránh mưa tạt (rèm, cửa). Chuồng sàn là điều kiện tốt để đảm bảo điều kiện khô ráo (Lê Thị Mến, 2000). 23 2.7.5.2 Nhiệt độ Trong chăn nuôi, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào loài, giống và lứa tuổi khác, heo mới sinh cần nhiệt độ 35 0C đến sau cai sữa (28 ngày tuổi) nhiệt độ còn là 25 0C (Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang, 2006). Lê Hồng Mận (2006) cho rằng nhiệt độ chuồng heo quá nóng, quá lạnh đều gây bất lợi cho heo nuôi. Nhiệt độ cao làm tăng tần số hô hấp của heo, trời lạnh thì tần số hô hấp giảm, trời nắng heo giảm ăn. Nhiệt độ chuồng thích hợp làm tăng nhu cầu thức ăn của heo, giúp heo lớn nhanh, tiêu tốn 1 kg thức ăn/1 kg tăng trọng thấp. Đối với heo con thì tổng lượng nhiệt mất đi ở môi trường có nhiệt độ 21 0C lớn hơn 2/3 lần so với môi trường có nhiệt độ 30 0C. Nhiệt độ có tác động đến tích lũy protein trong cơ thể heo, ở nhiệt độ 15-30 0C mức tích lũy gấp đôi với ô nhiệt độ 3-8 0C. Nhiệt độ thích hợp cho ccá mức khối lượng của heo sau cai sữa được trình bày ở (Bảng 2.9). Bảng 2.9: Nhiệt độ thích hợp cho các mức khối lượng của heo cai sữa Khối lượng (kg) Nhiệt độ (0C) 3–5 28 – 29 5–7 26 – 27 7 - 12 24 - 25 (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) 2.7.5.3 Độ thông thoáng Chuồng nuôi heo cần đảm bảo đủ không khí sạch (O2) và dễ dàng loại thải khí độc (CO2, NH3, H2S…). Nồng độ cao của các khí độc trên có thể gây hại cho sức khỏe gia súc cũng như sức khỏe con người và làm giảm năng suất chăn nuôi. Chuồng thông thoáng tốt thường có ít khí độc. Bụi từ thức ăn, lông thú hay phân là những hạt mang vi sinh vật gây bệnh đi vào đường hô hấp, đưa đến các phản ứng dị ứng và xáo trộn hô hấp. Nồng độ bụi trong chuồng chỉ nên khoảng 10 mg/m3. Số lượng vi khuẩn trong không khí của chuồng nuôi tùy thuộc độ thông thoáng. Phần lớn vi khuẩn sống trong không khí chuồng heo là liên cầu khuẩn (Streptococcus). Tác nhân gây bệnh đương hô hấp cùng có thể có mặt trong không khí. Khi chuồng nuôi có nhiệt độ thấp thì phổi dễ bị lạnh, do đó phổi không thể kháng lại các vi sinh vật gây bệnh và thú mắc các bệnh hô hấp (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). 24 2.8 Công tác thú y 2.8.1 Phòng bệnh Trong môi trường tự nhiên heo ngoại rất dễ mắc các bệnh ngoài da cũng như các bệnh bên trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường xung quanh chuồng ẩm thấp, nhiễm bẩn, bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như: bệnh ghẻ, bệnh viêm da, viêm vú, đau mắt,… và nhất là bệnh tiêu chảy ở heo con. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta phải có lịch vệ sinh phòng bệnh hàng ngày (Trần Văn Phùng, 2005). 2.8.1.1 Vệ sinh phòng bệnh a) Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) cho rằng nên có khu vực nuôi và chuồng nuôi phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng… Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ. Hạn chế đưa người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi nhằm tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi. b) Các biện pháp khử trùng tiêu độc Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Cloramin – T, Formol từ 1-3%, Crezil 35%, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). 2.8.1.2 Phòng bệnh bằng vaccine Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Thông thường vaccine chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, do đó việc tiêm nhắc lại đối với một số vaccine là cần thiết. 25 Đối với các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho heo con gồm: dịch tả, đóng dấu, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Riêng vaccine lở mồm long móng phải do cơ quan thú y địa phương quyết định (Trần Văn Phùng, 2005). 2.8.2 Trị bệnh 2.8.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con Phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi… bệnh không chỉ xảy ra ở 1-2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng, 2000). Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, các nguyên nhân này làm cho heo con bị stress, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuần E.coli gây bệnh. Do khẩu phần heo mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng và nhất là vitamin. Thêm vào đó là do thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ trong thời kỳ cho con bú; do thời tiết thay đổi đột ngột và heo mẹ bị một số bệnh như: M.M.A, viêm vú, stress… Heo con bị bệnh có triệu chứng: đi phân trắng lỏng hoặc sền sệt như sữa, mùi tanh, thường bết phân ở hậu môn heo con. Heo con tiêu chảy 3-4 ngày thì mất sức, xù lông, còi cọc, tỷ lệ chết có thể đến 100% nếu không chữa trị kịp thời. Heo bệnh cần tiêm sâu trong bắp thịt cổ bằng vaccine Neocolipor của Merial (www.vemedim.vn). 2.8.2.2 Bệnh phó thương hàn Bệnh thường xảy ra trên heo con cai sữa đến bốn tháng tuổi. Nguyên nhân do vi khuẩn họ Salmonella gây ra. Ở nước ta chủ yếu là Salmonella choleraesuis và Salmonella typhisuis gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, mụn loét ở ruột già. Khi heo bệnh cần tiêm bắp liên tục 3 ngày bằng 1 trong các loại thuốc sau: Vimexyson C.O.D, Marbovitryl, Vimetryl 100. Kết hợp với cho uống Coli - Norgent và Vime - Narcilor trộn đều vào thức ăn (www.vemedim.vn). 2.8.2.3 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở heo con còn bú, ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (Toxemie) hoặc bại huyết (Cepticemie). Ngoài ra trong giai đoạn này heo thường mắc các bệnh khác như: E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm…. (Trương Lăng, 2003). Bệnh phó thương hàn thông thường trên heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, nhưng đối với heo sau cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng, 2000). 26 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tôi tiến hành từ tháng 07/2013 đến tháng 10/2013. Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại Trang trại chăn nuôi heo thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và PTN chuyên khoa của Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Chợ Lách là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bến Tre (Hình 3.1), phía Bắc là con sông Hàm Luông, phía Nam là sông Cổ Chiên, phía Tây là huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Huyện có diện tích 168.3452 km² và dân số là 113.716 người. Mật độ dân số 675 người/km². Huyện lỵ là thị trấn Chợ Lách nằm trên tỉnh lộ 57 cách thị xã Bến Tre 45 km về hướng Tây và cách thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng Đông (www.wikipedia.org). B Vị trí của trại heo Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 27 3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm Trang trại chăn nuôi heo tiến hành thí nghiệm được thành lập vào năm 2004 với mục đích sản xuất của trại là nuôi heo nái sinh sản, tự cung cấp heo con giống để tiếp tục nuôi heo thịt. Khuôn viên trại gồm nhà ở, khu vực chăn nuôi, vườn cây và ao cá với tổng diện tích khoảng 5000 m2 (Hình 3.2). Trục chuồng heo nằm theo hướng Đông – Tây. Trại nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng hở, kiểu mái đôi lợp bằng tôn phía trên và lá phía dưới, nền chuồng được làm bằng bê tông xây lên cao cách mặt đất 0,8 m. Trại nuôi có số lượng heo nái thường xuyên là 110 con với diện tích chuồng nuôi chiếm khoảng 3000 m2. Heo con cai sữa được nuôi theo bầy trong các ô chuồng, mỗi bầy trung bình từ 9-10 con. Các ô chuồng được xây liền nhau với kích thước mỗi ô: dài 2,8 m, rộng 2,4 m và cao 0,8 m, trong mỗi ô có hai núm uống và một máng ăn tự động (Hình 3.3). 5 4 8 B 3 6 7 7 1 6 Sông 2 Cái Mơn 3 7 8 7 5 6 4 1: Nhà ở 2: Nhà kho 3: Dãy chuồng nái khô và nái chữa 4: Dãy chuồng heo nái đẻ 5: Dãy chuồng heo cai sữa 6: Dãy chuồng heo thịt 7: Hệ thống điện, nước 8: Hệ thông xử lý chất thải Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể trại heo thí nghiệm 28 Hình 3.3: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm 3.1.3 Đối tượng thí nghiệm Đối tượng thí nghiệm là heo sau cai sữa thuộc nhóm giống heo lai ba máu giữa ♂Duroc x ♀(Yorkshire x Landrace) (DYL). Thí nghiệm được tiến hành trên 54 heo sau cai sữa (từ 6 bầy heo con), có khối lượng bình quân đầu kỳ: 8,0±0,5 kg. Mỗi bầy heo thí nghiệm được phân chia thành 3 ô/bầy tương ứng với 3 nghiệm thức (NT) gồm 1 NT đối chứng và 2 NT có bổ sung chế phẩm (Hình 3.4). 29 NT ĐC NT SUBTYL NT HỖN HỢP Hình 3.4: Heo nuôi lúc 28 ngày tuổi 3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 3.1.4.1 Trại nuôi Dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm gồm cân đồng hồ 60 kg dùng để cân khối lượng heo thí nghiệm hàng tuần, cân đồng hồ 20 kg để cân khối lượng thức thức ăn cho heo thí nghiêm ăn mỗi ngày. Một số dụng cụ khác như: sổ ghi chép, máy ảnh, bút lông, xô đựng thức ăn thí nghiệm, lồng để cân heo thí nghiệm và các dụng cụ khác. 3.1.4.2 Phòng thí nghiệm Dụng cụ gồm cân đồng hồ 500 g để cân các chế phẩm dùng trong thí nghiệm, túi nilon dùng để đựng chế phẩm. Ngoài ra còn có khây đựng mẫu, muỗng lấy mẫu, dao, kéo, kẹp gấp… được sử dụng trong quá trình cân thuốc. Một số dụng cụ, thiết bị khác như: tủ lạnh, tủ đông, máy vi tính, cân phân tích. 30 3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 3.1.5.1 Thức ăn hỗn hợp Thức ăn được sử dụng trong quá trình thí nghiệm là loại thức ăn dành cho heo con sau cai sữa (Jolie 2) của Công ty TNHH Guyomarch’ Việt Nam. Bảng 3.1: Thành phần hóa học và năng lượng của TĂHH dành cho heo con sau cai sữa Jolie 2 (trạng thái cho ăn) Thành phần Hàm lượng Độ ẩm (%) (max) 13 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) (min) 3200 Protein (%) (min) 20 Xơ (%) (max) 4 Ca (%) (min – max) 0,7 – 1,2 P (%) (min - max) 0,5 – 0,9 Nacl (%) (min – max) 0,2 – 0,5 3.1.5.2 Chế phẩm dùng trong thí nghiệm Chế phẩm men vi sinh sử dụng trong thí nghiệm được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh (CP SXKD) vật tư và thuốc thú y Vemedim, địa chỉ tại: số 07 đường 30/4, quận Ninh Kiều Tp.Cần Thơ. a) Subtyl Chế phẩm men vi sinh Subtyl với thành phần trong 1 kg sản phẩm Bacillus subtilis (108-109 CFU). Cách sử dụng: trộn đều men vi sinh Subtyl vào thức ăn với liều lượng 5 g/kg thức ăn đối với heo con sau cai sữa. Công dụng của chế phẩm là bổ sung các vi sinh vật hữu ích vào cơ thể vật nuôi nhằm ngăn chặn bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… ở heo con. Chế phẩm Subtyl có tác dụng kích thích heo ăn nhiều tiêu hóa tốt và sinh trưởng tốt hơn cũng như giảm chi phí sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. 31 b) Hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) - Calphovit Thành phần trong 100 g sản phẩm có chứa: Bacillus subtilis, Lactobacillus spp, vitamin A, D, E, các khoáng, phytase,. Cách sử dụng: trộn đều chế phẩm vào thức ăn với liều lượng 1,5 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa. Công dụng của chế phẩm là bổ sung các vitamin và các loại khoáng vi lượng giúp heo mau lớn, nặng cân. Chế phẩm còn có tác dụng giúp heo con phòng tiêu chảy, các chứng còi cọc, xù lông ở thú non do cung cấp quần sinh thể vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa. Đặc biệt chứa enzyme phytase làm tăng tỉ lệ phospho hữu dụng trong thức ăn. - Olavit Thành phần trong 200 g sản phẩm gồm: Bacillus spp, Lactobacillus spp gồm các vitamin A, D3, E, PP, B5, neomycin sulface, oxytetracyclin HCl. Cách sử dụng: trộn đều men vi sinh olavit vào thức ăn với liều lượng 4 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa. Công dụng của chế phẩm giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở heo sau cai sữa, kích thích heo ăn nhiều, tăng trọng nhanh và tăng khả năng chuyển hóa thức ăn. - ADE B. Complex Thành phần trong 100 g sản phẩm: gồm vitamin A, D3, E, C, B5, B6, B1, B2, B12, acid folic. Cách sử dụng: trộn đều vào thức ăn với liều lượng 1,5 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa. Công dụng bổ sung các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B, giúp heo tăng trưởng và phát triển nhanh, tăng sức đề kháng. 3.1.6 Nước uống dùng trong thí nghiệm Trại nuôi sử dụng nguồn nước sông được bơm lên và xử lý trước khi cho heo uống. Các bước xử lý bao gồm: nước uống được bơm từ nguồn nước sông lên bồn lắng có xử lý diệt khuẩn bằng chloramine B và keo lắng PAC (hóa chất được cho vào nước với nồng độ 9-10 ppm), rồi được chuyển qua các bồn kế tiếp để dẫn nước đến vòi nước tự động cho heo uống (Hình 3.5). 32 Hình 3.5: Bồn chứa nước cho heo uống trong thí nghiệm 3.1.7 Công tác thú y Quy trình phòng bệnh phòng dịch ở trại gồm: vệ sinh tiêu độc chuồng trại được sát trùng và để trống trên bảy ngày mới chuyển heo vào nuôi. Hàng tháng trang trại phun sát trùng định kỳ bằng thuốc sát trùng bioxide 1% ra xa nền chuồng 2 m, khu vực xung quanh các dãy chuồng và đường lùa heo. Ngoài ra trại nuôi còn định kỳ diệt cỏ dại, động vật hoang dã, ruồi nhặn, loài gặm nhấm… Thuốc phòng bệnh cho heo nuôi: phòng bệnh dịch tả, phó thương hàn, PRRS, LMLM, E.coli bằng vaccine và một số thuốc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng như: vitamin C, vitamin ADE, B. Complex,… Thuốc trị bệnh: Catosal, Anagil + C, Oxytetracyclin, Amaxisol, Maxflo, Bio – quinococ, Genta – colenro, Ampicillin, Tylosin, Baytryl, Levamysol,… 33 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 NT và 6 khối tương ứng 6 bầy heo con sau cai sữa (Hình 3.6). Nghiệm thức (NT) Khối ĐC SUB HH 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - - 5 - - - 6 - - - NT ĐC: là NT không bổ sung chế phẩm; NT SUB: là NT có bổ sung chế phẩm Subtyl; NT HH: là NT có bổ sung chế phẩm (Calphavit + Olavit + ADE B. Complex) Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.2.2 Phương pháp tiến hành Chọn heo con: heo con được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, khối lượng bầy heo tương đối đồng đều. Heo con đã được ngừa cầu trùng, bổ sung sắt, tiêm phòng các bệnh dịch tả lần 1, LMLM, PRRS. Heo con sau khi cai sữa được đưa vào từng ô chuồng và tiếp tục nuôi cho ổn định từ 35 ngày mới bắt đầu tiến hành TN. Chuồng nuôi heo nuôi thí nghiệm được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng định kỳ mỗi tuần một lần. Cân heo: trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng. Heo được cân hằng tuần (5 tuần) trong suốt thời gian thí nghiệm. Cân heo con vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Thức ăn: thức ăn HH được cân và trộn với chế phẩm Subtyl, hỗn hợp (Calphavit + Olavit + ADE B. Complex) riêng cho từng NT theo tỷ lệ thích hợp. Thức ăn trộn chế phẩm được đem cho heo thí nghiệm ăn (lượng thức ăn trộn với chế phẩm được sử dụng trong 1 tuần). - Đối với NT bổ sung chế phẩm Subtyl thì trộn đều 1 kg chế phẩm với 200 kg thức ăn HH (Jolie 2). 34 - Đối với NT bổ sung chế phẩm hỗn hợp thì phối trộn: 100 g Calphovit với 70 kg thức ăn; Olavit 200 g với 50 kg thức ăn; ADE B. Complex 100g với 50-80 kg thức ăn HH (Jolie 2). - Với NT ĐC thì sử dụng thức ăn HH (Jolie 2) của trại để so sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm vào thức ăn. Chăm sóc nuôi dưỡng: heo được chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng theo quy trình của trại. Cho heo ăn từ 5-6 lần/ngày, bắt đầu từ 6 giờ và kết thúc 20 giờ. Nước uống cho heo là nước sạch được cung cấp đầy đủ, và cho heo uống tự do. Chuồng trại phải được giữ ấm, khô ráo, sạch sẽ. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.3.1 Sinh trưởng của heo thí nghiệm Khối lượng của heo thí nghiệm (kg), được cân hàng tuần (5 tuần) trong suốt thời gian thí nghiệm. Heo được cân vào các buổi sáng, trước khi cho heo ăn để xác định dược chính xác trọng lượng của heo. Nguyễn Thiện và ctv. (2008) cho rằng một số chỉ tiêu sinh trưởng được tính như sau: Tăng trọng tích lũy (TTTL) (kg/con): là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau thời gian sinh trưởng. Được tính như sau: TTTL (kg) = Trọng lượng cuối kỳ (kg) – Trọng lượng đầu kỳ (kg) Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Được tính như sau: TTTL (kg) TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (5 tuần) Tăng trọng tương đối (TTTgĐ) (%): là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần đo sau so với lần đo trước. Được tính như sau: TTTL TTTgĐ (%) = x 100 ( TL đầu kỳ + TL cuối kỳ)/2 35 3.2.3.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) Tiêu tốn thức ăn: được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo con ăn hàng ngày. Lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách, dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng lô. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ): là chỉ tiêu rất quan trọng để xác dịnh được số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. HSCHTĂ chính là tỷ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi lúc kiểm tra. Công thức tính: Tổng lượng thức ăn ăn vào trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg) HSCHTĂ = Tổng tăng trọng trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg) 3.2.3.3 Tỷ lệ tiêu chảy Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa: hàng ngày heo con được theo dõi sức khỏe, khi phát hiện có heo con bị bệnh tiêu chảy thì ghi nhận cho ngày đó. Hôm sau, nếu phát hiện có thêm heo con bị bệnh tiêu chảy mà heo bệnh hôm qua vẫn chưa hết, thì số heo con bệnh ngày đó sẽ bao gồm số heo con mới bệnh và số heo con chưa khỏi bệnh. Từ đó, ta tính được tỷ lệ heo con bị bệnh tiêu chảy trong suốt thời gian thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức như sau: Công thức tính: Tổng số lượt heo con bị bệnh tiêu chảy Tỷ lệ tiêu chảy (%) = x 100 Số heo con nuôi x số ngày nuôi 36 3.3 Hiệu quả kinh tế (thức ăn + thú y) Về mặt thức ăn: dựa vào chi phí TĂHH ở mỗi nghiệm thức, ta tính được chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của heo con sau cai sữa ở mỗi nghiệm thức. - NT ĐC: chi phí thức ăn/kg tăng trọng = chi phí TĂHH/kg tăng trọng - NT SUB và NT HH: chi phí thức ăn/kg tăng trọng = chi phí (TĂHH + chế phẩm)/kg tăng trọng Về mặt thú y: bao gồm chi phí vaccine đã sử dụng để phòng bệnh và thuốc đã sử dụng để điều trị bệnh cho heo sau cai sữa trong giai đoạn thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức. Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm - Lợi nhuận thu lại từ việc bán heo cuối thí nghiệm: dựa vào tổng tăng trọng của heo và đơn giá bán/kg TT tổng số tiền thu được với thời điểm giá bán heo con sau khi kết thúc thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức. - Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm = số tiền thu được từ tổng tăng trọng của heo con ở mỗi nghiệm thức – chi phí (thức ăn + thú y). 3.4 Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel và Minitab Version 16.0 cho phần thống kê mô tả và phân tích phương sai. Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác 5%, 1% và sử dụng phép thử χ2 (Chi – Square Test) để xử lý các số liệu quan sát và đếm được (tỷ lệ %) ở các nghiệm thức (ĐC, SUB, HH) trong thí nghiệm. 37 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát Heo con sau khi cai sữa ở ngày tuổi 28 thì sau vài ngày cai sữa heo con có hiện tượng cắn nhau, kêu la, kém ăn... xảy ra trên tất cả các ô chuồng thí nghiệm. Nguyên nhân do heo con vắng mẹ, bị thay đổi ô chuồng hiện tại sang ô chuồng dành cho heo con cai sữa và chưa quen với việc phụ thuộc dinh dưỡng hoàn toàn vào thức ăn dẫn đến heo bị stress, đây cũng là những biểu hiện bất thường thường gặp ở heo con cai sữa. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chuồng trại tương đối thông thoáng, ổn định, thuận lợi về điều kiện tiểu khí hậu. Sức khỏe đàn heo thí nghiệm tương đối bình thường không xảy ra dịch bệnh. Ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo nuôi thí nghiệm xảy ra tương đương nhau giữa các nghiệm thức, không có trường hợp heo nuôi bị bệnh kéo dài và chỉ cần điều trị theo qui trình của trại là heo nuôi khỏi bệnh. Khối lượng heo cuối thí nghiệm tương đối đồng đều (Hình 4.1), heo nuôi không bị hao hụt và tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. NT ĐC NT SUBTYL NT HH HH NT Hình 4.1: Heo nuôi lúc 63 ngày tuổi 38 4.2 Kết quả sinh trưởng qua các tuần tuổi của heo thí nghiệm Qua Bảng 4.1 cho thấy khối lượng bình quân đầu kỳ giữa ba nghiệm thức khác nhau giữa ba nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), điều đó cho thấy heo con được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng bình quân đầu kỳ của heo thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Nghị Quốc Thái (2012), trên nhóm giống heo (Duroc x (Yorkshire x Landrace)) có khối lượng cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7,77 kg/con. Kết quả tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), trên nhóm giống heo (Duroc x (Yorkshire x Landrace)) có khối lượng cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7,97 kg/con. Kết quả sau ba tuần nuôi, khối lượng giữa các nghiệm thức có chênh lệch nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, từ tuần thứ tư khối lượng ở các NT ĐC, SUB và HH đã khác nhau có ý nghĩa thống kê (P[...]... nghiệp và SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh Subtyl và hỗn hợp (Calphavit + Olavit + ADE B Complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở Bến Tre" Mục tiêu đề tài: khảo sát hiệu quả của vi c bộ sung chế phẩm Subtyl và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B Complex) lên khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy, hiệu quả kinh tế. .. tiên vi c sản xuất heo con phải gia tăng đầy đủ, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng của heo con ở giai đoạn cai sữa và sau cai sữa Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chăn nuôi ở nông hộ cũng như ở các cơ sở tập trung thì giai đoạn nuôi heo con theo mẹ và sau cai sữa là vấn đề đáng để quan tâm vì nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với người chăn nuôi Hiện nay hầu hết những trại chăn nuôi và hộ... hụt ở heo con theo mẹ và sau cai sữa còn cao Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này là sự thay đổi sinh lý của heo lúc sơ sinh (Trần Thị Dân, 2004) Bên cạnh đó trong giai đoạn này heo con cần một lượng vitamin và khoáng chất nhất định nhưng lượng sữa heo mẹ cung cấp không đủ các lượng chất trên Dù chỉ một lượng nhỏ nhưng rất quan trọng với heo con trong giai đoạn này, thiếu sẽ làm heo con. .. vai trò rất quan trọng trong vi c điều tiết thân nhiệt của heo Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo trong những ngày đầu rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào tuổi hơn là khối lượng heo Heo con từ 20 ngày trở đi khả năng điều tiết này tốt hơn, nhiệt độ tới hạn của heo con khoảng 30 oC (Bảng 2.1) Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con Khối lượng Nhiệt độ Nhiệt... hóa ở ruột non thành chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo cung cấp năng lượng và vitamin cho heo con (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) 7 Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần như men. .. tăng khả năng sử dụng thức ăn (Lưu Hữu Mãnh và ctv., 1999) Khả năng tiêu hóa chất béo của heo con tăng dần lên theo tuổi của chúng Mặc dù chất béo bổ sung không có tác dụng đối với mức tăng trưởng của heo con trong 1, 2 tuần đầu sau khi cai sữa nhưng không gây nên hiện tượng mất chất béo trong thời gian đó Trong 2 tuần đầu sau khi cai sữa lượng chất béo bổ sung nên hạn chế ở mức 2-3% khẩu phần Sau 3-4... lượng thức ăn Lượng nước tiêu thụ ở heo cai sữa từ 3 đến 6 tuần tuổi: trong tuần lễ đầu tiên, thứ hai và ba sau cai sữa lần lượt là 0,49 lít /con/ ngày; 0,89 lít /con/ ngày; 1,46 lít /con/ ngày (NRC, 2000) 2.5 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo 2.5.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau tạo thành Thức ăn hỗn hợp có thể có đủ tất cả các chất... tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn Bên cạnh đó ở ruột già người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo vì vậy cần bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện và ctv., 2004) 2.4 Nhu cầu dinh dưởng của heo con Heo con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao Sau khi đẻ 8 ngày... lượng, giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh và sao đó diễn ra các hiện tượng đặc hiệu của sự thiếu hụt vit này Trương Lăng (2003) cho rằng cơ thể heo con cần vit cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật như: đối với vit A heo con dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vit A Heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa được 25-30% Trong sữa đầu, vit A gấp 6 lần so với sữa thường, nên... hạn (oC) Heo sơ sinh 35 32 – 38 Heo 2 – 5 kg 30 27 – 32 Heo 5 – 20 kg 27 24 – 30 (Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2008) 2.3.3 Khả năng về sức đề kháng Heo con mới sinh trong máu hầu như không có kháng thể, song lượng kháng thể tăng nhanh khi heo con bú sữa đầu, heo con cũng có quá trình tổng hợp kháng thể, khả năng này hạn chế và nó hoàn chỉnh hơn khi heo con được một tháng tuổi (Vũ Đình Tôn và Trần Thị

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan