Công tác thú y

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 35)

2.8.1 Phòng bệnh

Trong môi trường tự nhiên heo ngoại rất dễ mắc các bệnh ngoài da cũng như các bệnh bên trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường xung quanh chuồng ẩm thấp, nhiễm bẩn, bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như: bệnh ghẻ, bệnh viêm da, viêm vú, đau mắt,… và nhất là bệnh tiêu chảy ở heo con. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta phải có lịch vệ sinh phòng bệnh hàng ngày (Trần Văn Phùng, 2005).

2.8.1.1 Vệ sinh phòng bệnh

a) Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) cho rằng nên có khu vực nuôi và chuồng nuôi phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng… Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ. Hạn chế đưa người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi nhằm tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

b) Các biện pháp khử trùng tiêu độc

Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Cloramin – T, Formol từ 1-3%, Crezil 3- 5%, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).

2.8.1.2 Phòng bệnh bằng vaccine

Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Thông thường vaccine chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, do đó việc tiêm nhắc lại đối với một số vaccine là cần thiết.

26

Đối với các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho heo con gồm: dịch tả, đóng dấu, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Riêng vaccine lở mồm long móng phải do cơ quan thú y địa phương quyết định (Trần Văn Phùng, 2005).

2.8.2 Trị bệnh

2.8.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con

Phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi… bệnh không chỉ xảy ra ở 1-2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng, 2000).

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, các nguyên nhân này làm cho heo con bị stress, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuần E.coli gây bệnh. Do khẩu phần heo mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng và nhất là vitamin. Thêm vào đó là do thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ trong thời kỳ cho con bú; do thời tiết thay đổi đột ngột và heo mẹ bị một số bệnh như: M.M.A, viêm vú, stress… Heo con bị bệnh có triệu chứng: đi phân trắng lỏng hoặc sền sệt như sữa, mùi tanh, thường bết phân ở hậu môn heo con. Heo con tiêu chảy 3-4 ngày thì mất sức, xù lông, còi cọc, tỷ lệ chết có thể đến 100% nếu không chữa trị kịp thời. Heo bệnh cần tiêm sâu trong bắp thịt cổ bằng vaccine Neocolipor của Merial (www.vemedim.vn).

2.8.2.2 Bệnh phó thương hàn

Bệnh thường xảy ra trên heo con cai sữa đến bốn tháng tuổi. Nguyên nhân do vi khuẩn họ Salmonella gây ra. Ở nước ta chủ yếu là Salmonella choleraesuisSalmonella typhisuis gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, mụn loét ở ruột già. Khi heo bệnh cần tiêm bắp liên tục 3 ngày bằng 1 trong các loại thuốc sau: Vimexyson C.O.D, Marbovitryl, Vimetryl 100. Kết hợp với cho uống Coli - Norgent và Vime - Narcilor trộn đều vào thức ăn (www.vemedim.vn).

2.8.2.3 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con

Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở heo con còn bú, ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (Toxemie) hoặc bại huyết (Cepticemie). Ngoài ra trong giai đoạn này heo thường mắc các bệnh khác như: E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm…. (Trương Lăng, 2003).

Bệnh phó thương hàn thông thường trên heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, nhưng đối với heo sau cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng

27

B

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Thời gian và địa điểm 3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được tôi tiến hành từ tháng 07/2013 đến tháng 10/2013. Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại Trang trại chăn nuôi heo thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và PTN chuyên khoa của Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Chợ Lách là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bến Tre (Hình 3.1), phía Bắc là con sông Hàm Luông, phía Nam là sông Cổ Chiên, phía Tây là huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Huyện có diện tích 168.3452 km² và dân số là 113.716 người. Mật độ dân số 675 người/km². Huyện lỵ là thị trấn Chợ Lách nằm trên tỉnh lộ 57 cách thị xã Bến Tre 45 km về hướng Tây và cách thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng Đông (www.wikipedia.org).

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Vị trí của trại

28

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm

Trang trại chăn nuôi heo tiến hành thí nghiệm được thành lập vào năm 2004 với mục đích sản xuất của trại là nuôi heo nái sinh sản, tự cung cấp heo con giống để tiếp tục nuôi heo thịt. Khuôn viên trại gồm nhà ở, khu vực chăn nuôi, vườn cây và ao cá với tổng diện tích khoảng 5000 m2 (Hình 3.2). Trục chuồng heo nằm theo hướng Đông – Tây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trại nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng hở, kiểu mái đôi lợp bằng tôn phía trên và lá phía dưới, nền chuồng được làm bằng bê tông xây lên cao cách mặt đất 0,8 m. Trại nuôi có số lượng heo nái thường xuyên là 110 con với diện tích chuồng nuôi chiếm khoảng 3000 m2. Heo con cai sữa được nuôi theo bầy trong các ô chuồng, mỗi bầy trung bình từ 9-10 con. Các ô chuồng được xây liền nhau với kích thước mỗi ô: dài 2,8 m, rộng 2,4 m và cao 0,8 m, trong mỗi ô có hai núm uống và một máng ăn tự động (Hình 3.3).

Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể trại heo thí nghiệm

8 2 4 5 3 6 3 4 1 6 Sông Cái Mơn 6 5 8 7 7 7 7 B 1: Nhà ở 2: Nhà kho

3: Dãy chuồng nái khô và nái chữa 4: Dãy chuồng heo nái đẻ

5: Dãy chuồng heo cai sữa 6: Dãy chuồng heo thịt 7: Hệ thống điện, nước 8: Hệ thông xử lý chất thải

29

Hình 3.3: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm

3.1.3 Đối tượng thí nghiệm

Đối tượng thí nghiệm là heo sau cai sữa thuộc nhóm giống heo lai ba máu giữa ♂Duroc x ♀(Yorkshire x Landrace) (DYL). Thí nghiệm được tiến hành trên 54 heo sau cai sữa (từ 6 bầy heo con), có khối lượng bình quân đầu kỳ: 8,0±0,5 kg. Mỗi bầy heo thí nghiệm được phân chia thành 3 ô/bầy tương ứng với 3 nghiệm thức (NT) gồm 1 NT đối chứng và 2 NT có bổ sung chế phẩm (Hình 3.4).

30

Hình 3.4: Heo nuôi lúc 28 ngày tuổi

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 3.1.4.1 Trại nuôi 3.1.4.1 Trại nuôi

Dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm gồm cân đồng hồ 60 kg dùng để cân khối lượng heo thí nghiệm hàng tuần, cân đồng hồ 20 kg để cân khối lượng thức thức ăn cho heo thí nghiêm ăn mỗi ngày. Một số dụng cụ khác như: sổ ghi chép, máy ảnh, bút lông, xô đựng thức ăn thí nghiệm, lồng để cân heo thí nghiệm và các dụng cụ khác.

3.1.4.2 Phòng thí nghiệm

Dụng cụ gồm cân đồng hồ 500 g để cân các chế phẩm dùng trong thí nghiệm, túi nilon dùng để đựng chế phẩm. Ngoài ra còn có khây đựng mẫu, muỗng lấy mẫu, dao, kéo, kẹp gấp… được sử dụng trong quá trình cân thuốc. Một số dụng cụ, thiết bị khác như: tủ lạnh, tủ đông, máy vi tính, cân phân tích.

NT ĐC

NT SUBTYL

NT HỖN HỢP

31

3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 3.1.5.1 Thức ăn hỗn hợp 3.1.5.1 Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn được sử dụng trong quá trình thí nghiệm là loại thức ăn dành cho heo con sau cai sữa (Jolie 2) của Công ty TNHH Guyomarch’ Việt Nam.

Bảng 3.1: Thành phần hóa học và năng lượng của TĂHH dành cho heo con sau cai sữa Jolie 2 (trạng thái cho ăn)

Thành phần Hàm lượng

Độ ẩm (%) (max) 13

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) (min) 3200

Protein (%) (min) 20

Xơ (%) (max) 4

Ca (%) (min – max) 0,7 – 1,2

P (%) (min - max) 0,5 – 0,9

Nacl (%) (min – max) 0,2 – 0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5.2 Chế phẩm dùng trong thí nghiệm

Chế phẩm men vi sinh sử dụng trong thí nghiệm được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh (CP SXKD) vật tư và thuốc thú y Vemedim, địa chỉ tại: số 07 đường 30/4, quận Ninh Kiều Tp.Cần Thơ.

a) Subtyl

Chế phẩm men vi sinh Subtyl với thành phần trong 1 kg sản phẩm

Bacillus subtilis (108-109 CFU). Cách sử dụng: trộn đều men vi sinh Subtyl vào thức ăn với liều lượng 5 g/kg thức ăn đối với heo con sau cai sữa.

Công dụng của chế phẩm là bổ sung các vi sinh vật hữu ích vào cơ thể vật nuôi nhằm ngăn chặn bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… ở heo con. Chế phẩm Subtyl có tác dụng kích thích heo ăn nhiều tiêu hóa tốt và sinh trưởng tốt hơn cũng như giảm chi phí sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.

32

b) Hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex)

- Calphovit

Thành phần trong 100 g sản phẩm có chứa: Bacillus subtilis, Lactobacillus spp, vitamin A, D, E, các khoáng, phytase,. Cách sử dụng: trộn đều chế phẩm vào thức ăn với liều lượng 1,5 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa.

Công dụng của chế phẩm là bổ sung các vitamin và các loại khoáng vi lượng giúp heo mau lớn, nặng cân. Chế phẩm còn có tác dụng giúp heo con phòng tiêu chảy, các chứng còi cọc, xù lông ở thú non do cung cấp quần sinh thể vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa. Đặc biệt chứa enzyme phytase làm tăng tỉ lệ phospho hữu dụng trong thức ăn.

- Olavit

Thành phần trong 200 g sản phẩm gồm: Bacillus spp, Lactobacillus spp

gồm các vitamin A, D3, E, PP, B5, neomycin sulface, oxytetracyclin HCl. Cách sử dụng: trộn đều men vi sinh olavit vào thức ăn với liều lượng 4 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa.

Công dụng của chế phẩm giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở heo sau cai sữa, kích thích heo ăn nhiều, tăng trọng nhanh và tăng khả năng chuyển hóa thức ăn.

- ADE B. Complex

Thành phần trong 100 g sản phẩm: gồm vitamin A, D3, E, C, B5, B6, B1, B2, B12, acid folic. Cách sử dụng: trộn đều vào thức ăn với liều lượng 1,5 g/kg thức ăn cho heo sau cai sữa.

Công dụng bổ sung các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B, giúp heo tăng trưởng và phát triển nhanh, tăng sức đề kháng.

3.1.6 Nước uống dùng trong thí nghiệm

Trại nuôi sử dụng nguồn nước sông được bơm lên và xử lý trước khi cho heo uống. Các bước xử lý bao gồm: nước uống được bơm từ nguồn nước sông lên bồn lắng có xử lý diệt khuẩn bằng chloramine B và keo lắng PAC (hóa chất được cho vào nước với nồng độ 9-10 ppm), rồi được chuyển qua các bồn kế tiếp để dẫn nước đến vòi nước tự động cho heo uống (Hình 3.5).

33

Hình 3.5: Bồn chứa nước cho heo uống trong thí nghiệm

3.1.7 Công tác thú y

Quy trình phòng bệnh phòng dịch ở trại gồm: vệ sinh tiêu độc chuồng trại được sát trùng và để trống trên bảy ngày mới chuyển heo vào nuôi. Hàng tháng trang trại phun sát trùng định kỳ bằng thuốc sát trùng bioxide 1% ra xa nền chuồng 2 m, khu vực xung quanh các dãy chuồng và đường lùa heo. Ngoài ra trại nuôi còn định kỳ diệt cỏ dại, động vật hoang dã, ruồi nhặn, loài gặm nhấm…

Thuốc phòng bệnh cho heo nuôi: phòng bệnh dịch tả, phó thương hàn, PRRS, LMLM, E.coli bằng vaccine và một số thuốc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng như: vitamin C, vitamin ADE, B. Complex,…

Thuốc trị bệnh: Catosal, Anagil + C, Oxytetracyclin, Amaxisol, Maxflo, Bio – quinococ, Genta – colenro, Ampicillin, Tylosin, Baytryl, Levamysol,…

34

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 NT và 6 khối tương ứng 6 bầy heo con sau cai sữa (Hình 3.6).

Khối Nghiệm thức (NT) ĐC SUB HH 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - - 5 - - - 6 - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NT ĐC: là NT không bổ sung chế phẩm; NT SUB: là NT có bổ sung chế phẩm Subtyl; NT HH: là NT có bổ sung chế phẩm (Calphavit + Olavit + ADE B. Complex)

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

3.2.2 Phương pháp tiến hành

Chọn heo con: heo con được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, khối lượng bầy heo tương đối đồng đều. Heo con đã được ngừa cầu trùng, bổ sung sắt, tiêm phòng các bệnh dịch tả lần 1, LMLM, PRRS. Heo con sau khi cai sữa được đưa vào từng ô chuồng và tiếp tục nuôi cho ổn định từ 3- 5 ngày mới bắt đầu tiến hành TN.

Chuồng nuôi heo nuôi thí nghiệm được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng định kỳ mỗi tuần một lần.

Cân heo: trước khi cân heo thì dụng cụ cân phải được vệ sinh sát trùng. Heo được cân hằng tuần (5 tuần) trong suốt thời gian thí nghiệm. Cân heo con vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

Thức ăn: thức ăn HH được cân và trộn với chế phẩm Subtyl, hỗn hợp (Calphavit + Olavit + ADE B. Complex) riêng cho từng NT theo tỷ lệ thích hợp. Thức ăn trộn chế phẩm được đem cho heo thí nghiệm ăn (lượng thức ăn trộn với chế phẩm được sử dụng trong 1 tuần).

- Đối với NT bổ sung chế phẩm Subtyl thì trộn đều 1 kg chế phẩm với 200 kg thức ăn HH (Jolie 2).

35

- Đối với NT bổ sung chế phẩm hỗn hợp thì phối trộn: 100 g Calphovit với 70 kg thức ăn; Olavit 200 g với 50 kg thức ăn; ADE B. Complex 100g với 50-80 kg thức ăn HH (Jolie 2).

- Với NT ĐC thì sử dụng thức ăn HH (Jolie 2) của trại để so sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm vào thức ăn.

Chăm sóc nuôi dưỡng: heo được chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng theo quy trình của trại. Cho heo ăn từ 5-6 lần/ngày, bắt đầu từ 6 giờ và kết thúc 20 giờ. Nước uống cho heo là nước sạch được cung cấp đầy đủ, và cho heo uống tự do. Chuồng trại phải được giữ ấm, khô ráo, sạch sẽ. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.2.3.1 Sinh trưởng của heo thí nghiệm

Khối lượng của heo thí nghiệm (kg), được cân hàng tuần (5 tuần) trong suốt thời gian thí nghiệm. Heo được cân vào các buổi sáng, trước khi cho heo ăn để xác định dược chính xác trọng lượng của heo.

Nguyễn Thiện và ctv. (2008) cho rằng một số chỉ tiêu sinh trưởng được tính như sau:

Tăng trọng tích lũy (TTTL) (kg/con): là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau thời gian sinh trưởng. Được tính như sau: TTTL (kg) = Trọng lượng cuối kỳ (kg) – Trọng lượng đầu kỳ (kg)

Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Được tính như sau:

TTTL (kg)

TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (5 tuần)

Tăng trọng tương đối (TTTgĐ) (%): là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần đo sau so với lần đo trước. Được tính như sau:

TTTL

TTTgĐ (%) = x 100 ( TL đầu kỳ + TL cuối kỳ)/2

36

3.2.3.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) Tiêu tốn thức ăn: được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 35)