Kết quả sinh trưởng qua các tuần tuổi của heo thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 49 - 53)

Qua Bảng 4.1 cho thấy khối lượng bình quân đầu kỳ giữa ba nghiệm thức khác nhau giữa ba nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), điều đó cho thấy heo con được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng bình quân đầu kỳ của heo thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Nghị Quốc Thái (2012), trên nhóm giống heo (Duroc x (Yorkshire x Landrace)) có khối lượng cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7,77 kg/con. Kết quả tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hiếu Nghĩa (2013), trên nhóm giống heo (Duroc x (Yorkshire x Landrace)) có khối lượng cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7,97 kg/con.

Kết quả sau ba tuần nuôi, khối lượng giữa các nghiệm thức có chênh lệch nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, từ tuần thứ tư khối lượng ở các NT ĐC, SUB và HH đã khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Subtyl và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) đã có phát huy hiệu quả.

Bảng 4.1: Khối lượng hàng tuần của heo thí nghiệm (kg/con)

Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT) SEM P

ĐC SUB HH

Khối lượng đầu kỳ 8,02 7,93 7,94 0,03 0,151 Khối lượng tuần 1 9,82 9,80 9,80 0,03 0,140 Khối lượng tuần 2 12,84 13,00 12,92 0,03 0,097 Khối lượng tuần 3 16,70 17,00 16,85 0,03 0,064 Khối lượng tuần 4 20,76b 21,18a 21,07ab 0,02 0,036 Khối lượng tuần 5 25,89b 26,49a 26,27ab 0,02 0,021

ĐC: NT không bổ sung chế phẩm; SUB: NT bổ sung men vi sinh Subtyl; HH: NT bổ sung (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex)

40

Kết quả ở Bảng 4.1 và Hình 4.2 cho thấy khối lượng cuối thí nghiệm (tuần 5), có sự khác biệt giữa ba nghiệm thức và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Qua đó cho thấy sau giai đoạn nuôi thí nghiệm 35 ngày, heo nuôi ở NT SUB có bổ sung chế phẩm men vi sinh Subtyl có khối lượng cao nhất kế đến là NT HH bổ sung chế phẩm (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) và thấp nhất NT ĐC. Chính việc chất lượng thức ăn được cải thiện, sự cung cấp và hấp thu dưỡng chất tốt hơn đã làm tăng sức đề kháng cơ thể và làm tăng tốc độ tăng trưởng ở vật nuôi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Qua Bảng 4.2 cho thấy TT (kg/con) của heo con giai đoạn sau cai sữa đến tuần 1, 2 và 3 ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.2: Tăng trọng tích lũy qua các giai đoạn nuôi của heo thí nghiệm (kg/con) Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT) SEM P

ĐC SUB HH

TT sau cai sữa – tuần 1 1,81 1,87 1,85 0,01 0,095 TT sau cai sữa – tuần 2 4,82 5,07 4,98 0,01 0,072 TT sau cai sữa – tuần 3 8,64 9,07 8,91 0,02 0,056 TT sau cai sữa – tuần 4 12,74b 13,24a 13,13ab 0,03 0,033 TT sau cai sữa – tuần 5 17,87b 18,56a 18,33ab 0,05 0,019

TT: tăng trọng

Hình 4.2: Biểu đồ khối lượng heo thí nghiệm ở tuần 4 và 5

P<0,05 Khối lượng

b a ab

41

Qua Hình 4.3 cho thấy ở giai đoạn sau, TT của heo con từ sau cai sữa đến tuần 4 và 5 đều cao hơn và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở NT SUB và HH so với ĐC. Kết quả này cho thấy trong giai đoạn này heo con đã đáp ứng tốt đối với thức ăn và men vi sinh giúp heo con tăng trưởng tốt hơn. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008), giai đoạn heo con 28-60 ngày tuổi có tăng trọng tích lũy (11,87-12,55 kg/con) và nghiên cứu của

Lê Xuân Biên (2008) ở heo giai đoạn sau cai sữa (từ 28-70 ngày tuổi) có tăng trọng tích lũy là (15,25-16,49 kg/con).

Hình 4.3: Biểu đồ TTTL của heo thí nghiệm giai đoạn sau cai sữa đến tuần 4 và 5

Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy, tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ở giai đoạn sau cai sữa đến tuần 1, 2 và 3 giữa các NT khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05).

Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn nuôi của heo thí nghiệm (g/con/ngày)

Chỉ tiêu

Nghiệm thức (NT)

SEM P

ĐC SUB HH

TT sau cai sữa đến tuần 1 258 267 264 1,68 0,095 TT sau cai sữa đến tuần 2 344 362 356 0,92 0,072 TT sau cai sữa đến tuần 3 411 432 424 0,72 0,056 TT sau cai sữa đến tuần 4 455b 473a 469ab 0,43 0,033 TT sau cai sữa đến tuần 5 511b 530a 524ab 0,30 0,019

P<0,05 TTTL

b a ab

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.4 cho thấy mức TTTĐ ở giai đoạn sau cai sữa đến tuần 4 và 5 có sự khác biệt rõ lệch giữa các NT và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mức tăng trọng của heo nuôi ở NT SUB và HH luôn cao ĐC, điều này chứng tỏ hiệu quả mang lại từ việc bổ sung chế phẩm Subtyl và hỗn hợp.

Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) cho rằng việc bổ sung chế phẩm vào thức ăn đã làm tăng tỉ lệ tiêu hóa các hợp chất glucid và protein nhờ vậy mức tăng trọng ở vật nuôi đạt được cao hơn. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Xuân Biên (2008) giai đoạn sau cai sữa (từ 28 đến 70 ngày tuổi) có TTTĐ là khoảng 396 g/con/ngày và tiêu chuẩn của Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh (2004) về TTTĐ của heo giai đoạn 15-25 kg là (350-400 g/con/ngày).

Hình 4.4: Biểu đồ TTTĐ của heo thí nghiệm giai đoạn sau cai sữa đến tuần 4 và 5

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy heo nuôi trong giai đoạn thí nghiệm ở NT SUB và HH có mức tăng trọng tương đối qua các tuần gần như bằng nhau và luôn cao hơn heo nuôi ở NT ĐC. Từ các kết quả về khối lượng cuối kỳ, tăng trọng tích lũy, tăng trọng tuyệt đối và tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm theo nghiệm thức, có thể rút ra kết luận rằng trong giai đoạn heo sau cai sữa đến 63 ngày tuổi (tuần 5) khả năng tăng trọng của heo con sẽ phát triển tốt hơn khi khẩu phần ăn có bổ sung chế phẩm Subtyl và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex).

TTTĐ P<0,05

b a ab

43

Bảng 4.4: Tăng trọng tương đối qua các giai đoạn nuôi của heo thí nghiệm (%) Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT)

ĐC SUB HH

TT sau cai sữa – tuần 1 20 21 21 TT sau cai sữa – tuần 2 46 48 48 TT sau cai sữa – tuần 3 70 73 72 TT sau cai sữa – tuần 4 89 91 91 TT sau cai sữa – tuần 5 105 108 107

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 49 - 53)