Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 45 - 47)

3.2.3.1 Sinh trưởng của heo thí nghiệm

Khối lượng của heo thí nghiệm (kg), được cân hàng tuần (5 tuần) trong suốt thời gian thí nghiệm. Heo được cân vào các buổi sáng, trước khi cho heo ăn để xác định dược chính xác trọng lượng của heo.

Nguyễn Thiện và ctv. (2008) cho rằng một số chỉ tiêu sinh trưởng được tính như sau:

Tăng trọng tích lũy (TTTL) (kg/con): là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau thời gian sinh trưởng. Được tính như sau: TTTL (kg) = Trọng lượng cuối kỳ (kg) – Trọng lượng đầu kỳ (kg)

Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Được tính như sau:

TTTL (kg)

TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (5 tuần)

Tăng trọng tương đối (TTTgĐ) (%): là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần đo sau so với lần đo trước. Được tính như sau:

TTTL

TTTgĐ (%) = x 100 ( TL đầu kỳ + TL cuối kỳ)/2

36

3.2.3.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) Tiêu tốn thức ăn: được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo con ăn hàng ngày. Lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách, dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng lô. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ): là chỉ tiêu rất quan trọng để xác dịnh được số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. HSCHTĂ chính là tỷ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi lúc kiểm tra.

Công thức tính:

Tổng lượng thức ăn ăn vào trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg) HSCHTĂ =

Tổng tăng trọng trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg)

3.2.3.3 Tỷ lệ tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa: hàng ngày heo con được theo dõi sức khỏe, khi phát hiện có heo con bị bệnh tiêu chảy thì ghi nhận cho ngày đó. Hôm sau, nếu phát hiện có thêm heo con bị bệnh tiêu chảy mà heo bệnh hôm qua vẫn chưa hết, thì số heo con bệnh ngày đó sẽ bao gồm số heo con mới bệnh và số heo con chưa khỏi bệnh. Từ đó, ta tính được tỷ lệ heo con bị bệnh tiêu chảy trong suốt thời gian thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức như sau:

Công thức tính:

Tổng số lượt heo con bị bệnh tiêu chảy

Tỷ lệ tiêu chảy (%) = x 100 Số heo con nuôi x số ngày nuôi

37

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)