1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng

92 489 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trong đó, huyện Mỹ Xuyên là một huyện có diện tích đ ất nông nghiệp lớn, cây lúa là cây t ạo ra thu nhập chính cho nông dân, đặc biệt với giống lúa thơm ST, giống lúa mà người nông dân n

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

Trang 2

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

Trang 3

3

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành c ảm ơn quý Thầy

Cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh cũng như quý Thầy Cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho em trong suốt bốn năm học qua Đây là cơ sở và là niềm tin vững chắc giúp

để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng cảm ơn cô Vũ Thùy Dương đã hướng dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin cảm ơn các chú, anh, chị làm việc tại Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên đã cung cấp cho em nhiều tài liệu có liên quan đến đề tài, hướng dẫn tận tình về địa bàn điều tra thu thập số liệu sơ cấp để em bổ sung kịp thời vào nội dung đề tài Tiếp theo, em xin cảm ơn các chú công tác trên địa bàn xã, ấp đã hướng dẫn địa điểm cụ thể để em có thể phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa thơm ST

Nhân dịp này cũng xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp, trong trường đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc thu thập số liệu, xử lý, phân tích số liệu cho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp và thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Do đó, em rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) và các bạn sinh viên để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hứa Thị Ngọc Yến

Trang 4

4

TRANG CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hứa Thị Ngọc Yến

Trang 5

5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TÂP

, ngày … tháng … năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

Trang 6

6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu c ụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.4 Lược khảo tài liệu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5

2.1.2 Khái niệm về sản xuất 6

2.1.3 Khái niệm về hiệu quả 7

2.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích 8

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính khác 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14

3.1 Giới thiệu về huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng 14

3.1.1 Vị trí địa lý 14

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 15

Trang 7

7

3.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 16

3.2.1 Tình hình kinh tế 16

3.2.2 Tình hình s ản xuất lúa thơm ST t ại huyện Mỹ Xuyên 22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Đặc điểm các nông hộ trồng lúa thơm ST 25

4.1.1 Qui mô nhân khẩu 25

4.1.2 Độ tuổi lao động chính và kinh nghiệm sản xuất chính 25

4.1.3 Trình độ học vấn 27

4.1.4 Tham gia t ập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 28

4.1.5 Nguồn lực đất đai của nông hộ 29

4.1.6 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa thơm ST 29

4.1.7 Tài chính nông hộ 30

4.2 Thực trạng sản xuất của nông hộ trồng lúa thơm ST 31

4.2.1 Nguồn cung cấp giống 31

4.2.2 Vật tư nông nghiệp 32

4.2.3 Tình hình tiêu thụ 33

4.2.4 Khó khăn trong sản xuất 34

4.3 Phân tích kết quả sản xuất của nông hộ trồng lúa thơm ST tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 35

4.3.1 Các khoản mục chi phí đ ầu tư sản xuất 35

4.3.2 Doanh thu, năng suất và giá bán của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 45

4.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính của nông hộ trồng lúa thơm ST 48

4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 51

4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mô hình lúa thơm ST ở huyện Mỹ Xuyên 54

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Kết luận 55

Trang 8

8

5.2 Kiến nghị 57

5.2.1 Đối với các nông hộ 57

5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu 58

5.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 58

5.2.3 Đối với doanh nghiệp 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 1 61

PHỤ LỤC 2 67

PHỤ LỤC 3 68

PHỤ LỤC 4 69

Trang 9

9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Phân phối mẫu điều tra tại các Xã trên địa bàn Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh

Sóc Trăng 11

Bảng 2.2 Thông tin về các biến độc lập đƣợc sử dụng trong phân tích hồi quy 13

Bảng 3.3 Tình hình s ản xuất lúa c ủa huyện 2010-1012 17

Bảng 3.4 Diện tích và năng suất lúa thơm ST trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên 23

Bảng 4.5 Qui mô nhân khẩu của nông hộ 25

Bảng 4.6 Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ 26

Bảng 4.7 Độ tuổi của chủ hộ 26

Bảng 4.8 Trình độ học vấn của nông hộ 27

Bảng 4.9 Tỷ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn của nông hộ 28

Bảng 4.10 Diện tích đất trồng lúa của nông hộ 29

Bảng 4.11 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình canh tác 29

Bảng 4.12 Cơ cấu tài chính của nông hộ 30

Bảng 4.13 Nhu cầu vốn sản xuất trêntính trên 1000m2 của một vụ 30

Bảng 4.14 Nguồn cung cung c ấp giống cho nông hộ 30

Bảng 4.15 Lý do nông hộ chọn nơi cung cấp vật tƣ 32

Bảng 4.16 Các hình thức thanh toán vật tƣ khi mua 33

Bảng 4.17 Các hình thức bán lúa của nông hộ 34

Bảng 4.18 Chi phí sản xuất lúa trung bình của nông hộ 36

Bảng 4.19 Khối lƣợng N, P, K nguyên chất trung bình trên 1000m2 39

Bảng 4.20 Chi phí thuê máy móc, nhiên liệu của nông hộ 40

Bảng 4.21 Chi phí giống trung bình trên 1000m2 44

Bảng 4.22 Năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ ở từng vụ 45

Bảng 4.23 Năng suất trung bình của hai vụ 46

Bảng 4.24 Giá bán trung bình của hai vụ 47

Trang 10

10

Bảng 4.25 Doanh thu trung bình của hai vụ 47

Bảng 4.26 Bảng 4.26: Các t ỷ số tài chính 48

Bảng 4.27 Sự khác biệt về 4 chỉ tiêu ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 49

Bảng 4.28 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 51

Trang 13

Vốn là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và Sóc Trăng cũng đã nhận thức được vai trò ấy, tỉnh luôn xác định vai trò nông nghiệp luôn giữ hàng đ ầu, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế Trong đó, huyện Mỹ Xuyên là một huyện

có diện tích đ ất nông nghiệp lớn, cây lúa là cây t ạo ra thu nhập chính cho nông dân, đặc biệt với giống lúa thơm ST, giống lúa mà người nông dân nơi đây luôn gắn bó và mang lại hiệu quả, thu nhập tương đối cao Tuy nhiên thời gian gần đây

do chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và sự biến động của thị trường nên thị trường lúa thơm cũng có những biến động, thêm vào đó người trồng lúa lại có những quyết định thay đổi đối tượng cây trồng

Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm ST tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” để đánh giá và làm

rõ hơn thực trạng sản xuất của vùng Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân

Trang 14

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của giống lúa thơm ST

 Đưa ra những kết luận và kiến nghị hữu ích với hy vọng tìm ra những chính sách có lợi trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tham gia sản xuất lúa thơm ST

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi ở huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, cụ thể ở 3 xã: Thạnh Quới, Đại Tâm và Tham Đôn, nơi mà có nhiều nông hộ đang trồng lúa thơm ST

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2010-2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013 Số liệu sơ cấp được thu thập từ 2 mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu niên vụ 2012-2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đối với 60 hộ sản xuất lúa thơm ST ở 3 xã Thạnh Quới, Đại Tâm và Tham Đôn thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

1.3.4 Lược khảo tài liệu

Trang 15

15

Nguyễn Trường Thạnh (2012), đề tài áp dụng phương pháp thống kê mô tả,

so sánh, phân tích chi phí, các chỉ số tài chính đã làm rõ được thực trạng sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời kết quả phân tích còn cho thấy được hiệu quả tài chính c ủa vụ lúa Đông Xuân cao hơn Hè Thu Bên cạnh đó, cơ cấu chi phí phần lớn tập trung vào phân bón, thuốc nông dược và thu hoạch So sánh hiệu quả tài chính của hai vụ lúa cho thấy vụ Đông Xuân cho tỉ suất lợi nhuận cao gấp 1,3 lần vụ Hè Thu nhưng chi phí sản xuất thấp hơn và cần ít lao động hơn do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn Vụ Hè Thu là vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn về thời tiết và sử dụng nhiều lao động nên để hiệu quả tài chính được cao hơn cần sử dụng công lao động gia đình để lấy công làm lợi nhuận Cuối cùng đề tài sử dụng hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (đầu vào) đến năng suất trồng lúa, kết quả cho thấy các biến trình độ học vấn, diện tích và chi phí chuẩn bị đất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất Đậu Thị Bích Thủy (2010) sử dụng phương pháp phân tích tương tự như Nguyễn Trường Thạnh (2012) nhưng đối tượng nghiên cứu là mô hình luân canh 1 lúa – 2 màu Mặc dù thể hiện được sự khác nhau trong các khoản mục chi phí, doanh thu và lợi nhuận cùng với việc phân tích các chỉ số tài chính nhưng đề tài vẫn chưa kiểm định và làm rõ sự khác biệt đó và chưa có sự so sánh giữa hai mô hình với nhau

Dương Thị Diễm Như (2011) tuy có chung một số phương pháp phân tích giống với đề tài Nguyễn Trường Thạnh (2012) nhưng áp dụng trên đối tượng là lúa cao sản Kết quả phân tích c ủa đề tài làm rõ được sự khác biệt lớn về chi phí cũng như lợi nhuận giữa hai vụ khi giá của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng (tăng mạnh nhất là phân bón) hay điều kiện canh tác khác biệt (Đông Xuân là vụ sản xuất thuận lợi nhất) Điều này dẫn tới sự chênh lệch về các tỷ số tài chính, điển hình là chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu và doanh thu/chi phí,

cả 3 chỉ tiêu này ở vụ Đông Xuân luôn cao hơn so với Hè Thu Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến việc so sánh giữa hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa cao sản với những nông hộ trồng giống lúa khác hay các lo ại cây trồng khác trên cùng địa bàn Võ Văn Toàn (2012) cũng phân tích hiệu quả tài chính nhưng là mô hình luân canh lúa thơm ST – Tôm sú với phương pháp so sánh giữa hiệu quả tài chính trồng lúa thơm ST hai vụ và lúa thơm ST trong lúa thơm ST – Tôm sú Ngoài các phương pháp thống kê mô tả, đề tài có so sánh giữa hai mô hình trên thông qua các chỉ tiêu đánh giá chung dùng cho c ả hai mô hình như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập hay năng suất, giá bán Tuy nhiên đề tài vẫn chưa làm rõ được hiệu quả tài chính khi không dùng thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá như c ủa Dương Thị Diễm Như (2011) Cuối cùng, đề tài có phân tích các yếu tố ảnh

Trang 16

16

hưởng đến năng suất lúa thơm ST và kết quả chạy hồi quy cho thấy các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê, cụ thể có 5 biến mang giá trị dương (lượng giống, lượng lân, lượng kali, kinh nghiệm, tập huấn) và 2 biến có giá trị âm (lượng đạm và chi phí thuốc nông dược)

Phạm Lê Thông (2010) nghiên cứu hiệu quả kinh tế được ước lượng từ hàm lợi nhuận ngẫu nhiên Cobb-Douglas với phần sai số hỗn hợp, áp dụng phương pháp “ước lượng khả năng cao nhất” MLE để ước lượng các tham số của mô hình ngẫu nhiên, thấy được mức phi hiệu quả của từng hộ nông dân Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước thì lợi nhuận Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông Mức hiệu quả kinh tế đạt được trong hai vụ lần lượt là 57 và 58% Phần kém hiệu quả

do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong vụ Hè Thu và Thu Đông Bên c ạnh đó, đề tài còn phân tích

rõ chi phí, thu nhập của hai vụ lúa trên Kết quả thu được là tổng chi phí của cả hai vụ xấp xỉ nhau, cơ cấu chi phí cũng không có sự khác biệt nhiều khi nông hộ

áp dụng cứng nhắc công thức sử dụng liều lượng riêng của mình từ kinh nghiệm được hình thành qua nhiều năm Đồng thời, đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ và làm rõ được vai trò của yếu tố tập huấn trong mô hình bên cạnh các yếu tố khác như lượng giống, lượng đạm, lượng lân, lượng kali, chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động thuê và ngày công lao động gia đình Tuy vai trò của phân bón quan trọng trong việc quyết định đến năng suất nhưng trong mô hình lại không có ảnh hưởng nhiều do phần lớn nông hộ sử dụng quá mức

Tóm lại việc phân tích kết quả sản xuất hay phân tích các tỷ số tài chính trên cây lúa đã có nhiều tác giả thực hiện, tuy nhiên, đề tài phân tích kết quả sản xuất trên cây lúa thơm ST với việc phân tích và làm rõ thông qua các chỉ tiêu tài chính thì chưa có tác giả nào nghiên cứu Vì vậy, luận văn với đề tài “Phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm ST tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” kế thừa các phương pháp có trong tài liệu lược khảo trên như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích để xác định kết quả sản xuất của nông hộ tham gia s ản xuất lúa thơm ST và từ đó tìm ra giải pháp giúp phát triển

mô hình

Trang 17

17

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về nông hộ

Nông hộ định nghĩa “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm

kế sinh nhai trên mảnh đ ất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình

để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động không hoản hảo cao” (Ellis, 1993)

Nông hộ có những đặc trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đ ặc biệt, không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được

 Kinh tế nông hộ

Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, để phục vụ cuộc sống

và người gọi là kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất cá hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu

Trang 18

18

nhập cho mỗi gia đình nông dân, c ải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ c ấu kinh

tế ngay từ kinh tế hộ

Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố

và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân tộc, dân cư, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính

đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về cả quy mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển nói chung và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện qua những đặc điểm sau:

 Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp

 Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất

 Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi nộp thuế cho nhà nước, được chọn quyền sử dụng lao động còn lại Nếu sản phẩm dư thừa, hộ nông dân

có thể đem ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa

2.1.2 Khái niệm về sản xuất

2.1.2.1 Khái niệm

Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình qui đổi (inputs) để

tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs) (Trần Thụy

Ái Đông, 2008)

Xen canh trên một diện tích cây trồng, trồng xen canh thêm một loài cây khác, nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn thu Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một lo ại hoặc ít nhất một loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt

2.1.2.2 Hàm sản xuất

Trang 19

19

Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đ ầu ra của một quá trình s ản xuất Thông thường được viết dưới dạng:

Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực đầu vào

xi = (1, 2, 3….n) Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng c ủa các yếu tố đầu vào (biến độc lập) Trong hàm s ản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục và có thể phân chia vô hạn Hơn nữa, các đầu vào được xem là có thể thay thế được cho nhau tại mọi mức sản lượng Mỗi phối hợp có thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần Dạng hàm chính xác c ủa phương trình trên phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của quá trình sản xuất

Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: Chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …)

Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Các ông Cobb và Douglas (1928) thấy rằng logarithm của sản lượng Y và c ủa các yếu tố đầu vào xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính

Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:

lnY = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + + βklnXkTrong đó: Y và xi (i = 1, 2, , k) l ần lượt là các lượng đầu ra, đầu vào của quá trình s ản xuất Hằng số β0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm s ản xuất Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào xi, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ càng lớn

2.1.3 Các khái niệm về hiệu quả

Trang 20

20

2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi

và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất

ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 2, trang 289)

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó

là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch

vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244-NXB từ điển Bách khoa Hà Nội 2001)

2.1.3.2 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí

và lợi ích đều tính theo giá thị trường

Hiệu quả tài chính được tính qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn được đo lường qua các chỉ tiêu như thu nhập/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/lao động gia đình, doanh thu/chi phí

2.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích

2.1.4.1 Khái niệm chi phí

Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình s ản xuất kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định

Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí Sự thay đổi của tổng chi phí là

do sự biến đổi của biến phí Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí

Chi phí = Biến phí + Định phí

- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi Chi phí cố định là khoản phí hộ gia đình buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay ngay cả khi hộ gia đình ngừng sản xuất vẫn phải chịu chi phí này

- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự tăng giảm của sản lượng Hộ gia đình không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản xuất

Trang 21

21

Chi phí sản xuất là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành ho ặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong ho ạt động sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận

Tổng chi phí là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích Chi phí trong sản xuất lúa thơm ST bao gồm: phân bón, thuốc nông dược, thuê MM nhiên liệu, LĐGĐ, LĐ thuê, giống và chi phí khác của hai

vụ Đông Xuân và Hè Thu Tất cả các kho ản chi phí này đều tính trên một công (1.000m2)

2.1.4.2 Khái niệm doanh thu

Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng khi tiêu thụ nhân với giá bán

Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình s ản xuất Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan

và khách quan Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã

bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất

LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

2.1.4.4 Khái niệm thu nhập

Thu nhập là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi

phí không có lao động gia đình

Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình

Lao động gia đình là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ

ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi

Số ngày công lao động gia đình trong một đợt sản xuất = (Số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày * Số ngày tham gia sản xuất trong một đợt) Sau đó quy đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8h

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính khác

Trang 22

22

Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đ ầu

tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng cho doanh thu Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu bằng 1 thì hòa vốn và lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời

Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): nhằm đánh giá về hiệu quả lợi nhuận của

chi phí đầu tư Nghĩa là tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì chủ thể sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này là dương thì người chủ sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt

Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư

thì chủ thể sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu tỷ số này nhơ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, và lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời

Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện một đồng doanh thu có bao

nhiêu đồng lợi nhận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu

Doanh thu DT/CP =

Chi phí

Lợi nhuận LN/CP =

Chi phí

Thu nhập TN/CP =

Chi phí

Lợi nhuận LN/CP =

Doanh thu

Trang 23

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là 3 xã: Tham Đôn, Đại Tâm và Thạnh Quới của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Huyện Mỹ Xuyên có diện tích hơn 17.000

ha trồng lúa thơm ST, tập trung nhiều nhất ở xã Thạnh Quới với diện tích 2.034

ha, đứng thứ hai là xã Đại Tâm với diện tích 1.880 ha và xã Tham Đôn với diện tích 1.860 ha (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2012) Vì vậy đề tài chọn 3 xã này để nghiên cứu sẽ mang tính đại diện cho tổng thể cao

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của Phòng NN & PTNT huyện

Mỹ Xuyên, các báo cáo tổng kết về nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi từ 2010 đến hết 2012; các tài liệu nghiên cứu cũng như nhận định, đánh giá c ủa các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và tham khảo tài liệu, thông tin có từ sách báo, tạp chí khoa học để mô tả tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa thơm ST ở địa bàn nghiên cứu nói riêng

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở 3 xã Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Quới đang tham gia sản xuất lúa thơm ST Lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập

Thu nhập

TN/LĐGĐ =

Lao động gia đình

Trang 24

24

thông tin chung về vùng nghiên cứu Nội dung phiếu điều tra gồm: Thông tin chung về nông hộ, lao động, đất sản xuất, vốn sản xuất, thông tin về kỹ thuật, về tình hình và chi phí sản xuất, các thông tin về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất

Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Xã Thạnh Quới có diện tích 2.034 ha chiếm 35,2% tổng diện tích ba xã nên

số quan sát được chọn là 40% số quan sát trong 60 nông hộ được phỏng vấn Xã Tham Đôn có diện tích 1.880 ha chiếm 32,6% tổng diện tích ba xã nên số quan sát được chọn là 35% số quan sát , ngược lại, xã Đại Tâm có diện tích 1.860 ha chiếm 25% số quan sát còn l ại Với cách tính này xã Thạnh Quới được 24 quan sát, xã Tham Đôn là 35 quan sát và xã Đại Tâm là 15 quan sát Sau đó, lần lượt mỗi xã dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra các nông dân để phỏng vấn trực tiếp

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực trạng chung của nông hộ sản xuất lúa thơm ST ở 3 xã Tham Đôn, Thạnh Quới và Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Cụ thể như: qui mô nhân khẩu, độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất, diện tích

2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính so sánh được

để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quy trình kinh tế

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế

Trang 25

25

- So sánh số tương đối: là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc

độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế

Đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh diện tích, năng suất, sản lượng lúa thơm ST trung bình của huyện qua các năm Bên cạnh đó còn để phân tích và

so sánh chi phí trung bình giữa hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu; so sánh số tương đối và tuyệt đối của các chỉ số tài chính để thấy được sự khác nhau về kết quả sản xuất của mỗi vụ và của cả mô hình nghiên c ứu với những nghiên cứu trước đó

2.2.3.3 Hồi quy

Nhằm phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất sản xuất lúa thơm ST c ủa nông hộ ở Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng ta thiết lập hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng như sau:

Bảng 2.2: Thông tin về các biến độc lập được sử dụng trong phân tích hồi quy

Lao động thuê X1 Lao động thuê sử dụng trong vụ

Trang 26

Tập huấn X8 Biến giả: nhận giá trị 1 nếu hộ có

tham gia tập huấn, nhận giá trị 0 khi

hộ không tham gia tập huấn

+

Năng suất của việc sản xuất lúa thơm ST chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Dựa vào các đề tài, nghiên cứu có liên quan, phương trình hồi quy được thiết lập và xác định các yếu tố sau ảnh hưởng tới năng suất khi nông hộ tham gia sản xuất lúa thơm ST như: lao động thuê, lao động gia đình, lượng giống gieo sạ, chi phí nông dược, lượng phân đ ạm, lượng phân lân, lượng phân kali và tập huấn Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và dấu kì vọng trên dựa vào kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2010), Đậu Thị Bích Thủy (2010) và Võ Văn Toàn (2012)

 Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kiểm định T – Test nhằm xem xét sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không của các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận

và thu nhập của nông hộ ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu với giả thuyết không có

sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chỉ tiêu trên

Trang 27

27

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CÚU

3.1 Giới thiệu về huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng

3.1.1 Vị trí địa lí

Hình 3.1: Vị trí địa lí huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc trăng Huyện Mỹ Xuyên là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Sóc Trăng có vị trí giáp ranh như sau: phía Bắc giáp Thành Phố Sóc Trăng, huyện

Mỹ Tú và huyện Châu Thành; phía đông giáp huyện Trần Đề; phía Tây giáp huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú và tỉnh Bạc Liêu; phía Nam giáp huyện Vĩnh Châu và tỉnh Bạc Liêu

Mỹ Xuyên với diện tích tự nhiên 37.095 ha bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên và

10 xã: Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa

Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Tố và Ngọc Đông Bên cạnh đó với vị trí nằm tiếp giáp với thành phố Sóc Trăng, địa bàn huyện lại có tuyến đường Quốc lộ 1 chạy qua với

Trang 28

28

tổng chiều dài 28,5 km với hệ thống đường thủy trên sông Mỹ Xuyên; đó là những yếu tố quan trọng tạo cho huyện có những lợi thế đặc biệt trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương lân cận

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

a) Đặc điểm khí hậu

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm

có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm 27,300

C ít khi bị bão lũ Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10 Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.576 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140-150 kcal/cm2, độ ẩm trung bình đạt 84%, thuận lợi cho cây lúa và một số hoa màu phát triển

b) Đặc điểm địa hình

Địa hình Mỹ Xuyên tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 0.5-1.0 m so với mặt nước biển, thấp dần từ Đông sang Tây và hướng Đông Nam – Tây Bắc Địa hình tập trung ở phía Bắc của huyện như Thạnh Quới, Thạnh Phú, Đại Tâm,

… Với địa hình bằng phẳng, Mỹ Xuyên rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông nhiều nơi bị nhiễm mặn vào mùa khô, một số nơi bị ngập úng vào mùa mưa

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, huyện cần được đầu tư nhiều hơn cho xây dựng, nâng cao các công trình thủy lợi

c) Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên có các nhóm đất sau:

Một là, nhóm đ ất mặn chiếm 64,62% diện tích đ ất tự nhiên, đất này có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét trên 40%), thoát nước kém, thường có tầng Glexy mạnh ở độ sâu khác nhau, độ phì tiềm tàng khá cao Tầng đất mặt khá giàu hữu cơ, dung tích hấp thụ trung bình đến khá, hàm lượng kali và cation trao đổi trung bình, lân tổng hợp nghèo đến trung bình

Hai là, nhóm đất cát chiếm 3,32% diện tích đất tự nhiên, đất có độ phì tiềm tàng không cao nhưng lại thích hợp với nhiều loại rau màu, rất thuận lợi cho đa

Trang 29

Bốn là, các loại đ ất khác chiếm 19,28% diện tích đất tự nhiên, gồm có các loại đất như đất thổ cư, đất xây dựng, đất trồng cây lâu năm, sông, kênh, rạch c) Tài nguyên nước

Sông Mỹ Thanh chảy qua địa phận huyện Mỹ Xuyên đã cung c ấp nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn toàn huyện thông qua hệ thống kênh rạch Ngoài ra, Mỹ Xuyên còn có nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp trên địa bàn, nơi dự trữ nguồn nước mặt cho mùa khô

Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan Trong đó, tầng sâu đến 30 m nước bị nhiễm mặn, độ mặn khoảng 1g/lít và nhiễm mặn hữu cơ cao Chất lượng phụ thuộc vào nước mặt, như vậy tầng nước ngầm sâu dưới 30 m ít được khai thác sử dụng cho sinh ho ạt, tính chất lý, hóa, sinh trong nước như sau: pH = 7-8,5, hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8g/lít, độ mặn 100 – 200mg/lít, tầng sâu 300 m chất lượng tốt hơn nhưng khai thác tốn kém hơn nên

3.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

3.2.1 Tình hình kinh tế

Trang 30

30

Theo kết quả báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện

Mỹ Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng như sau:

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2013

Tính theo năm lương thực 2011 thì tổng diện tích gieo trồng (DTGT) là 26.622 ha (đạt 99,2% kế hoạch 26.846 ha), ít hơn 1.489 ha so với năm 2010 (28.111 ha); trong đó diện tích lúa đặc sản là 11.747 ha chiếm 82,15% kế hoạch (14.300 ha), tăng 5.576 ha so với năm 2010) Tổng diện tích thu hoạch (DTTH) là 26.336 ha, đạt 98,93% DTGT; năng suất bình quân là 3,35 tấn/ha đạt 50,58 tạ/ha, (đạt 100,6% kế hoạch), năng suất tăng 0,0018 tấn/ha so với năm 2010 Tổng sản lượng lúa đạt 133.216 tấn, đạt 98,68% kế hoạch (134.991 tấn)

Trang 31

31

Tính theo năm s ản xuất 2011 thì DTGT là 27.283 ha, đạt 101,63% kế hoạch Trong đó vụ Hè Thu có tổng DTGT là 8.173 ha, đạt 100% KH, năng suất bình quân là 53 tạ/ha, đạt 104,7% KH (trong đó diện tích lúa đặc sản là 3.031ha, đ ạt 77,72% so với kế hoạch), năng suất tăng 3,63 tạ/ha so với năm 2010 Sản lượng

là 43.317 tấn, đạt 104,33% KH; tăng 346 tấn so với năm 2010 và vụ mùa với tổng DTGT là 10.937 ha, đạt 104,16% KH (trong đó diện tích lúa đ ặc sản là 5.705 ha, đạt 89,13% kế hoạch) Cuối cùng là vụ Đông xuân với tổng DTGT là 8.173 ha, đạt 100% KH (trong đó diện tích lúa đặc sản là 3.115 ha, đạt 79,87% kế hoạch) Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) năm 2012 đạt 27.471 ha, đạt 102,33% so

kế hoạch (KH 26.846), tăng 188 ha so năm 2011 (27.283 ha); trong đó, lúa đ ặc sản: 17.064 ha, đạt 109,38% so KH (15.600 ha), tăng 5.127 ha so năm 2011 Trong đó, vụ lúa Hè Thu diện tích đạt 8.173 ha, đạt 100% so KH, năng suất 5,68 tấn/ha; sản lượng 46.437 tấn, đạt 105,22%, tăng 1.486 tấn so KH (44.951 tấn); trong đó, lúa đặc sản 3.704 ha, đạt 100,11% so KH (3.700 ha) Vụ lúa Mùa diện tích gieo trồng 11.125 ha, đạt 105,95% so KH (10.500ha); trong đó, lúa đ ặc sản 7.814 ha, đạt 111,63% so KH (7.000 ha) Vụ lúa Đông Xuân diện tích gieo trồng 8.173 ha, đạt 100% so KH; trong đó, lúa đặc sản 5.546 ha, đạt 113,18% so KH (4.900 ha)

Tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, mặn xâm nhập, sâu rầy nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự nỗ lực của nông dân, s ản xuất lúa cả năm đ ạt kết quả cao so với diện tích gieo trồng, năng suất vượt kế hoạch

* Màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Năm 2011 các địa phương đã gieo trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày được 6.755 ha, đạt 108,9% kế hoạch, tăng 517 ha so với năm 2010 (trong đó: màu lương thực 206ha, gồm: cây bắp là 91ha, cây chất bột có củ là 115 ha, màu thực phẩm 6.507 ha, gồm: đ ậu xanh 503 ha và 6.044 ha các loại rau màu khác; Cây công nghiệp ngắn ngày đạt 42 ha, mè đen thì đang trồng thí điểm tại xã Đại Tâm) Rau màu đã xuống chân ruộng là 419 ha, màu trên bờ bao 1.503 ha và giá các loại rau màu tăng khá và ổn định, bình quân nông dân trồng màu có lợi nhuận từ 3 - 3,5 triệu đồng/1.000m2; Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển cây màu, kể cả trồng dưới chân ruộng và trên bờ bao ao sú đang phát triển mạnh

từ đó, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ

Trang 32

32

Năm 2012 với diện tích gieo trồng đạt 6.911 ha (trong đó: màu trồng chân ruộng 514 ha, trồng màu bờ bao 1.641 ha) đ ạt 101,63 ha so kế ho ạch (6.800 ha), nhiều hơn 156 ha so năm 2011 Trong đó, màu lương th ực 245,2 ha, màu thực phẩm 6.636,8 ha và cây công nghiệp ngắn ngày 29 ha

b) Chăn nuôi

Năm 2011 toàn huyện có 24 trang trại, trong đó chăn nuôi heo, 02 trang trại chăn nuôi bò, 02 trang trại chăn nuôi gà, 01 trang trại nuôi thủy sản 01 trang trại tổng hợp và 05 trang trại tôm - lúa Tổng đàn gia súc là 44.064 con, đạt 103,2%

so kế hoạch Trong đó: heo 36.253 con, đạt 103,6% kế hoạch; trâu 217 con, đ ạt 108,5% kế hoạch; bò là 7.594 con, đạt 101,25% kế hoạch; tổng đàn gia cầm là 281.308 con, đạt 112,52% kế hoạch Và trong năm qua, chưa có trường hợp nào xảy ra dịch bệnh đối với đàn gia súc và gia cầm

Riêng trong năm 2012, theo số liệu thống kê đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện có: đàn gia súc có 36.810 con, đạt 86,21% so kế hoạch (42.700 con)

Cụ thể, đàn trâu có 255 con, đạt 127,5 so kế hoạch (200 con), đàn bò có 7.321 con, đạt 97,61% so kế hoạch (7.500 con), trong đó bò sữa 1.002 con, đàn heo có 29.234 con, đạt 83,53% so kế hoạch (35.000 con), đàn gia c ầm có 223.501 con, đạt 89,40% so kế hoạch (250.000 con)

c) Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi tôm sú và thủy sản trong năm 2011 là 16.287 ha, đạt 90,99%

kế hoạch (17.900 ha), giảm 1.613 ha so với năm 2010; (trong đó diện tích nuôi tôm sú 15.678 ha, đ ạt 88,60% kế hoạch (17.700ha) Bên cạnh đó, diện tích nuôi thủy sản khác là 609 ha, đạt 304,5% so kế hoạch (200 ha) gồm các loại: thẻ chân trắng 340,5 ha/202 hộ, tôm càng xanh (55 ha), cá (213,5 ha) Không những vậy, diện tích thiệt hại cũng khá cao với diện tích là 10.948 ha/10.954 hộ (chiếm 69,83%), tăng 8.284 ha so với năm 2010

Tổng sản lượng đạt 5.642 tấn, đạt 36,29% kế hoạch (sản lượng giảm so với

kế ho ạch là 10.265 tấn tương đương với tổng giá trị là 1.539,8 tỷ đồng) Diện tích thu hoạch là 6.500 ha (trong đó, diện tích có lợi nhuận là 5.356,7 ha (chiếm

tỷ lệ 82,41% diện tích thu ho ạch), hòa vốn 853,1 ha (chiếm 13,13% diện tích thu hoạch), còn lại là lỗ vốn Nguyên nhân thiệt hại do nhiều tác nhân gây bệnh, nhưng tác nhân chính là do điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường khắc nghiệt, con giống kém chất lượng

Trang 33

33

Để khắc phục diện tích thiệt hại vừa qua, tỉnh đã xuất ngân sách hỗ trợ cho 1.165 hộ nghèo có tôm nuôi bị thiệt hại để khôi phục sản xuất với số tiền 1 tỷ 167 triệu đồng Diện tích thiệt hại là 4.694 ha và diện tích được khắc phục thiệt hại là 2.924,3 ha

Năm 2012, tổng diện tích nuôi thủy sản của huyện là 17.923,7 ha, đạt 100,13% so kế hoạch (17.900 ha), nhiều hơn 1.636,7 ha so với năm 2011 Cụ thể, diện tích thả nuôi tôm sú: 16.489 ha, đạt 95,31% so kế hoạch (17.300 ha), nhiều hơn 811 ha so với năm 2011, trong đó diện tích bán thâm canh 4.173 ha, chiếm 25,31% so diện tích gieo trồng; diện tích thả nuôi thẻ chân trắng: 937,2 ha, đ ạt 234,25% so kế hoạch (400 ha); diện tích nuôi thủy sản khác: 497,5 ha, đ ạt 248,5% so kế hoạch (200 ha), gồm các loại tôm càng xanh 229,5 ha, cá đạt 267

sú thả khắc phuc thiệt hại là 378,7 ha, chiếm 37,91% so với diện tích thả khắc phục)

Diện tích thu hoạch trong năm 2012 đạt 9.899,7 ha Cụ thể, diện tích thu hoạch tôm sú đ ạt 8.724,6 ha, trong đó bán thâm canh 2.247 ha; diện tích thu hoạch thẻ chân trắng: 677,6 ha; diện tích thu hoạch thủy sản khác: 497,5 ha

Năm vừa rồi cũng là năm mà năng suất nuôi trồng thủy sản của huyện tương đạt đối cao Cụ thể, tôm nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là 380 kg/ha, đạt 81,37% so kế hoạch (467 kg.ha), giảm 74 kg/ha so với năm 2011; bán thâm canh đạt 1.510 kg/ha, đạt 68,79% so kế hoạch (2.195 kg/ha), giảm 257 kg/ha so với năm 2011 Đồng thời, năng suất của tôm thẻ chân trắng đ ạt 3.556 kg/ha và các loại hủy sản khác đạt 200 kg/ha

Bên c ạnh đó, tổng sản lượng nuôi tôm toàn huyện đạt 8.367,67 tấn, đạt 53,4% so kế hoạch (15.670 tấn), tăng 25 tấn so với năm 2011, trong đó: tôm sú đạt 5.858,17 tấn đạt 38,62% kế hoạch (15.170 tấn), tăng 1.014,17 tấn so năm 2011; tôm thẻ chân trắng đạt 2.410 tấn và thủy sản khác đạt 99,50 tấn

3.1.2.2 Văn hóa – xã hội

Trang 34

34

Toàn huyện có ba dân tộc chính là Kinh (chiếm 59,51%), Hoa (2,1% và Khơ-Me (38,37%); ngoài ra còn có một số dân tộc khác chiếm 0,02% Các phong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của người dân đa dạng Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao động, sức sáng tạo của con người đã tạo cho Mỹ Xuyên một vùng đ ất trù phú, cảnh quan đa dạng Với truyền thống lịch sử lâu đời, người dân nơi đây đã tạo dựng và

để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Năm 2011, Mỹ Xuyên được Tỉnh ủy chọn làm huyện điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, theo đó Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Lễ phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, đến cuối năm huyện có 01 xã đ ạt 10/19 tiêu chí, 07 xã đạt từ 5-7 tiêu chí,

02 xã đạt dưới 5 tiêu chí

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, huyện đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, trong năm đã xây dựng 101 căn nhà tình nghĩa, 1.336 căn theo Quyết định 167 và 67 của Thủ tướng chính phủ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 7.327 lao động; trong năm giảm nghèo 1.438 hộ Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh và có bước chuyển biến đáng kể, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung triển khai thực hiện Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định Giao quân về trên đạt 100% chỉ tiêu

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ huyện Mỹ Xuyên Việc thực hiện tốt kế hoạch năm 2012 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững, tạo sự đột phá, chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội Yêu cầu đ ặt ra của năm 2012 là phải huy động tối đa, tập trung mọi nguồn lực cho đ ầu tư phát triển, nhằm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 11% - 12% GDP bình quân đầu người đạt 1.000 USD/người/năm Giá trị sản xuất bình quân đạt 100 triệu đồng/ha Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 395 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 3.350 tỷ đồng Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 43 tỷ 400 triệu đồng

Trang 35

35

Qua 6 tháng đầu năm 2013 các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh được quan tâm thường xuyên; công tác giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, giải quyết việc làm, giảm nghèo có bước tiến bộ; cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh và có bước chuyển biến đáng kể; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung triển khai thực hiện; tình hình An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội ổ n định, tai nạn giao thông giảm

Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2013 về văn hóa - Xã hội Chỉ đạo phong trào xây dựng trường học theo hướng nông thôn mới đảm bảo xanh, sạch, đẹp; tổ chức khai giảng năm học mới 2013 - 2014 vào ngày 05/9/2013; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt là bệnh Tay, chân, miệng, dịch sốt xuất huyết, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện các chính sách đối với người có công và các chính sách an sinh xã hội, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động,

Về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh; duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2013 theo kế hoạch

3.2.2 Tình hình sản xuất lúa thơm ST tại huyện Mỹ Xuyên

3.2.2.1 Giới thiệu về mô hình trồng lúa thơm ST

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Sóc Trăng còn là một địa phương nghèo, kinh tế chậm chuyển dịch, chưa phát triển Phần lớn nông dân trong tỉnh sản xuất lúa một vụ Vào thời điểm đó những kỹ sư trồng trọt lội đồng cùng với

bà con nông dân đã cảm nhận được một nhu cầu thật sự cần thiết trước mắt là làm sao có được giống lúa thích nghi vùng nước lợ và cận nước lợ Từ tâm huyết ấy,

từ năm 1991 nhóm cán bộ ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã bắt tay vào việc chọn tạo lúa thơm ở Sóc Trăng và gần 20 năm sau l ần lượt các giống lúa thơm ST ra đời

Nhóm cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng thời đó gồm Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Anh Tuấn và kỹ sư Hồ Quang Cua, giai đoạn 1991-1997 là quá trình chọn tạo khởi đ ầu từ việc trồng và so sánh t ập đoàn lúa mùa thơm địa phương với Khao Dawk Mali 105 Kết quả là đã chọn được KDM105 để phát

Trang 36

36

triển vùng nước lợ Vĩnh Châu Quy mô lúc cao nhất được 5.000 ha – Giai đoạn này cũng sưu tập được lúa Tsengtao của Đài Loan, P4 của Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và đến năm 1997 nhận được nguồn VĐ20 từ ngoài Bắc chuyển vào

Sang giai đoạn 2 (1997-2002) tiếp tục sưu tập tuyển chọn, đến năm 2001,

từ giống VĐ20 phát hiện một dòng biến dị tự nhiên, đặt là ST3 Giống ST3 được trồng thử nghiệm lên đến hàng vạn hecta từ Nam chí Bắc và duy trì ở vùng ven biển Từ năm 2003 đến 2007 là giai đoạn đạt nhiều thành tựu với các nhóm thanh lọc từ biến dị tự nhiên hoặc sưu tầm chọn lọc lại Hàng loạt giống ST mới ra đời như ST5 chọn từ một giống lúa không quang cảm gốc Campuchia; ST8 là giống lúa cực sớm chọn từ ST3 , Bên cạnh đó nhóm còn chủ động tổ chức lai đã tạo được các giống lúa có phẩm chất cao cấp như ST16, ST19, ST20, ST21 và giống đặc thù ST3 Đỏ, gạo tẻ lức tím

Từ tháng 10/2007 đến nay, nhóm nghiên cứu bắt đ ầu nhận được sự hợp tác của các Viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước, hướng tới mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm và không thơm mang gen kháng r ầy nâu; khai thác

và lai chuyển khả năng chống chịu từ lúa hoang vào lúa trồng và lai tích hợp khả năng chống bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, chịu mặn và kháng rầy vào giống lúa ST Ngày nay các giống lúa ST được nông dân trong vùng chọn canh tác ngày càng nhiều Những giống lúa ST3, ST5, ST10, ST3 đỏ… từ tỉnh Sóc Trăng bắt đầu được nông dân mở rộng sang nhiều tỉnh, nhất là một số tỉnh ven biển vùng ĐBSCL Nông dân canh tác giống lúa ST cho biết nhờ ưu thế giống lúa có khả năng chịu mặn, kháng sâu bệnh, năng suất cao và đặc biệt phẩm chất gạo thơm ngon, mềm cơm nên bắt mạch tốt với thị trường Theo đó, gạo ST trở thành thương hiệu đặc sản nổi tiếng Riêng tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng với diện tích gieo trồng lúa toàn huyện là 26.622 ha thì diện tích gieo trồng lúa đ ặc sản ST là 11.747 ha ( vào năm 2011) Năm 2012 diện tích gieo trồng lúa toàn huyện là 27.283 ha thì diện tích gieo trồng lúa đặc sản ST chiếm 12.610 ha

3.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa thơm ST của Huyện

Xác định cây lúa thơm ST là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương nhiều năm qua huyện luôn ưu tiên phát triển mô hình trồng lúa thơm của nông dân địa phương Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của ban ngành và các chương trình khuyến nông nên nông dân trong huyện thường sử dụng các dòng lúa thơm chủ lực như ST1, ST3, ST3 đỏ, ST5, ST10, ST19, ST20,… Đây đều là những dòng lúa được nông dân ưa chuộng do

Trang 37

b) Về năng suất

Quan sát bảng 3.4, ta thấy năng suất trong những năm qua có sự biến động không ngừng Năm 2011, năng suất đạt 547 kg/1.000 m2 cao hơn năng suất trong năm 2010 là 50 kg/1.000 m2 (tăng 10,1%) Trong năm 2011, tình hình s ản xuất nông nghiệp của huyện có những bước đi mới nhờ đầu tư vào hệ thống thủy lợi, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được phổ biến rộng rãi, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với vụ trước đó nên đây là những nhân tố giúp năng suất ngày càng được cao hơn Tuy nhiên trong năm 2012 năng suất có cao so với năm 2011 nhưng không đáng kể (chỉ cao hơn 13 kg/1.000 m2, tương ứng với 2,3%) Do năm

2012 là năm dịch bệnh đạo ôn, cháy bìa lá bùng phát mạnh, đặc biệt là trong vụ

Trang 38

38

Hè Thu khi điều kiện canh tác khó khăn cộng với dịch bệnh nên năng suất chƣa

có sự tăng mạnh

Trang 39

39

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA THƠM ST

4.1.1 Qui mô nhân khẩu

Lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình ở nước ta Theo khảo sát thực tế ở 2 địa bàn ta nhận thấy rõ có sự khác biệt lớn trong qui mô nhân khẩu ở từng hộ, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Qui mô nhân khẩu của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Kết quả điều tra cho thấy qui mô nhân khẩu ở từng hộ rất khác nhau Số nhân khẩu từ 1-3 và trên 6 người chiếm tỷ trọng khá nhỏ (tỷ trọng lần lượt là 7%

và 6%) và tỷ trọng cao nhất (78,33%) thuộc về những hộ có số nhân khẩu từ 4 – 6 người, đồng thời số nhân khẩu trung bình đạt gần 5 nhân khẩu/hộ, số này tương đối cao và đây là một điểm ưu thế lớn khi nguồn lao động sẵn có dồi dào, giúp nông hộ tiết kiệm được chi phí thuê mướn lao động và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn lao động thuê

4.1.2 Độ tuổi lao động chính và kinh nghi ệm sản xuất

Độ tuổi lao động và kinh nghiệm sản xuất thường đi song song với nhau, thường thì người có độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều Lúa thơm ST xuất hiện ở địa phương từ những năm 90 và được phổ biến từ năm 2002, được sự hướng dẫn tận tình của các kỹ sư cùng với kinh nghiệm trồng lúa nước lâu năm nên lúa thơm ST được chọn làm cây trồng chủ lực Cũng chính vì vậy nông dân nơi đây có thâm niên sản xuất lúa thơm ST Số tuổi và số năm kinh nghiệm cụ thể được thể hiện qua bảng 4.6:

Trang 40

40

Bảng 4.6: Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ

Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Kinh nghiệm

(năm)

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua khảo sát thực tế ở 3 xã Đại Tâm, Tham Đôn và Thạnh Quới ta thấy đa phần các hộ canh tác dòng lúa thơm ST chủ yếu ở độ tuổi trung bình là 46,3 tuổi Trong đó, chủ hộ có tuổi lao động cao nhất là 73 và nhỏ tuổi nhất là 30 tuổi Nguyên nhân lực lượng lao động chính ở độ tuổi cao như vậy là do nghề trồng lúa thơm đã gắn bó với họ từ lâu và lợi nhuận từ cây trồng này mang lại khá cao, tuy nhiên nó khá là bấp bênh do thị trường lúa gạo luôn có những biến động, có khi

đủ để trang trải cuộc sống, tạo công ăn việc làm cho một số bộ phận lao động nhàn rỗi không tìm được việc

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Theo bảng 4.7, số chủ hộ có độ tuổi từ 30 đến 35 chiếm 21,7% trong tổng số

hộ điều tra Số hộ có độ tuổi từ 36-50 chiếm 43,3%, còn lại chiếm 35,0% chủ hộ

có độ tuổi từ 50 trở lên

Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân căn cứ vào số năm trồng lúa của nông dân Do đặc điểm giống lúa thơm ST dễ bị dịch hại gây bệnh nên người trực tiếp sản xuất phải nắm thật rõ các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh cũng như từng thời kỳ tăng trưởng của cây để có những biện pháp chăm sóc và quản lý thích hợp, cho nên yếu tố kinh nghiệm là yếu tố không kém phần quan trọng Theo bảng 4.6, kinh nghiệm trồng lúa thơm ST trung bình c ủa các quan sát là 4.9

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Thị Diễm Như, 2011. Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ
2. Đậu Thị Bích Thủy, 2010. Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất luân canh 1 lúa – 2 màu của các nông hộ thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất luân canh 1 lúa – 2 màu của các nông hộ thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
3. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Frankellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
6. Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng. Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
7. Nguyễn Trường Thạnh, 2012. Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở Huyện Châu Thành – Tỉnh Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở Huyện Châu Thành – Tỉnh Sóc Trăng
8. Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, tháng 12 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
11. Trần Thụy Ái Đông, 2008. Kinh tế sản xuất. Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế sản xuất. K
12. Võ Văn Toàn, 2012. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình luân canh LTST – tôm sú tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình luân canh LTST – tôm sú tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
14. Nông Nghiệp Việt Nam, 2013, Sóc Trăng nổi tiếng với giống lúa thơm ST, http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/2/2/34685/Soc-Trang-noi-tieng-voi-giong-lua-thom-ST.aspx [Ngày truy cập: 15 tháng 6 năm 2009] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sóc Trăng nổi tiếng với giống lúa thơm ST
13. Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Xuyên, http://www.myxuyen.soctrang.gov.vn [Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2013] Link
9. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2013. Báo cáo tổng kết nông nghiệp – thủy sản –thủy lợi năm 2011 Khác
10. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2013. Báo cáo tổng kết nông nghiệp – thủy sản –thủy lợi năm 2012 và kế hoạch năm 2013 huyện Mỹ Xuyên Khác
1. Họ và tên đáp viên: ………………………………….. 2. Số điện thoại:………………………………………… Khác
4. Trình độ học vấn: 5. Dân tộc:……………………………….6. Địa chỉ: Ấp:………………………Xã: ………………………..Huyện MỹXuyên, Tỉnh Sóc Trăng.A. THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ 1. Lao động Khác
1.2 Số lao động gia đình tham gia sản xuất:………….người 1.3 Ông/bà đã tham gia sản xuất lúa thơm ST đƣợc bao nhiêu năm?.............................2. Đất sản xuất Khác
2.1 Diện tích đất trồng lúa của ông/bà hiện nay…………công (1000m 2 ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w