Tham gia tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)

Tập huấn là một trong những phƣơng pháp giúp nông dân dễ tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Những buổi tập huấn chủ yếu với nội dung về biện pháp cải tạo đất, sử dụng giống mới, IPM, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”, các biện pháp bảo quản sau thu hoạch,… giúp giảm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích khi lúa thơm ST là một trong những giống lúa dễ bị nhiều dịch hại tấn công, tốn nhiều chi phí trong các khâu so với các giống lúa khác. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ,… nhằm định hƣớng nông dân s ản xuất lúa theo nhu c ầu nâng cao chất lƣợng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mục tiêu chung của buổi tập huấn nhằm truyền đạt những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, giúp họ có đƣợc quyết định đúng đắn và kịp thời trƣớc những biến động nảy sinh trong quá trình canh tác. Tình hình tham gia tập huấn đƣợc thể hiện ở bảng 4.9:

Bảng 4.9: Tỷ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

Tham gia tập huấn

Có tham gia 32 53,3

Không tham gia 28 46,7

Tổng 60 100,0

Ứng dụng tập huấn vào sản xuất

Có ứng dụng 19 59,4

Không có ứng dụng 13 40,6

Tổng 32 100,0

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Từ bảng 4.9, ta thấy các hộ có tham gia tập huấn chiếm tỷ trọng khá cao và việc ứng dụng kiến thức tập huấn vào thực tế sản xuất chiếm tỷ trọng ở mức tƣơng đối. Số liệu khảo sát cho thấy có 32/60 hộ có tham dự các buổi tập huấn (53,3%), trong đó chỉ có 19/32 hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật đƣợc tập huấn vào sản xuất (59,4%). Chủ yếu những hộ này nằm trong cùng một địa bàn, thuộc chung thành viên ở một hợp tác xã, đƣợc địa phƣơng quan tâm và chính sách khuyến nông đƣợc phổ biến rộng rãi. Đáng chú ý hơn có 40,6% hộ không áp dụng khoa học vào sản xuất. Giải thích cho những khác biệt trên vì còn khá nhiều

43

nông hộ khá bảo thủ, tƣơng đối khó, hay chủ quan, ít chịu học hỏi và tập huấn kỹ thuật, một số hộ do không có điều kiện về vố n, diện tích nhỏ nên việc đƣa các trang thiết bị vào sản xuất đối với họ là tốn kém.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)