Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 70)

Đông Xuân và Hè Thu

Nhằm phân tích và đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào mà nông hộ tham gia trồng lúa thơm ST sử dụng cho sản xuất đến năng suất đạt đƣợc, mô hình hàm sản xuất đƣợc sử dụng và kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 4.28:

67

Bảng 4.28: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất

Biến số Đông Xuân Hè Thu

Hệ số P_value Hệ số P_value Logarit của lƣợng giống 0,3741*** 0,001 0,0978NS 0,356 Logarit của lƣợng N -0,0235NS 0,864 0,4936*** 0,001 Logarit của lƣợng P 0,0269NS 0,849 -0,4218** 0,004 Logarit của lƣợng K 0,5293* 0,075 -0,0170NS 0,607 Logarit của chi phí thuốc

nông dƣợc 0,0710* 0,087 0,1824*** 0,000

Logarit của lao động thuê -0,0217NS 0,295 -0,3725* 0,065 Logarit của lao động gia

đình 0,0403* 0,099 0,0887* 0,051

Tham gia tập huấn 0,3354** 0,040 -0,0133NS 0,762

Hằng số 4,9591*** 4,8875***

Prob>F 0,0000 0,0000

R2 0,5433 0,5045

Nguồn: k ết quả phân tích Stata 10.0

*, **, *** lần lƣợt biểu diễn các mức ý nghĩ thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

Từ bảng 4.28, ta thấy các biến đƣa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên khi kiểm định để xét mức ý nghĩa của từng biến giải thích ta thấy hệ số ƣớc lƣợng khác 0 về mặt thống kê là tƣơng đối ít. Cùng xem xét sự khác biệt đó qua các mục sau:

4.3.5.1 Lượng giống

Hệ số của biến lƣợng giống có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dƣơng ở vụ Đông Xuân, điều này có ý nghĩa rằng khi tăng 1% lƣợng giống lên thì năng suất sẽ tăng 0,37% với điều kiện các yếu khác không đổi. Hệ số của biến này lại không có ý nghĩa thống kê ở vụ Hè Thu, cho thấy lƣợng giống gieo trồng không có ảnh hƣởng đến năng suất thu đƣợc. Giải thích cho sự khác biệt về sự ảnh hƣởng của lƣợng giống đến năng suất là do ở Đông Xuân nông hộ sử dụng lƣợng giống trung bình tƣơng đối ít hơn vụ Hè Thu, trong khi năng suất của vụ này rất cao nên năng suất biên của giống trong vụ này cao hơn so với vụ còn lại, làm cho ảnh hƣởng của nó lên năng suất có ý nghĩa thống kê. Ngƣợc lại, những hộ nào sử dụng lƣợng giống để gieo sạ cao hơn nhiều so với khuyến cáo (hơn 120 kg/ha) (Trung tâm khuyến nông khuyến ngƣ huyện Mỹ Xuyên, 2013) nên năng suất biên của biến này trong vụ Hè Thu không đáng kể.

68

Hệ số của lƣợng phân đạm có ý nghĩa ở mức 1% và dƣơng ở vụ Hè Thu trong mô hình. Điều này cho thấy, khi tăng 1% lƣợng N thì năng suất sẽ tăng 0,49% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Qua nghiên cứu các nông hộ trồng lúa thơm ST thì trong vụ Hè Thu nông hộ đã bón ít phân đ ạm, do vụ Hè Thu thƣờng có hiệu quả sản xuất thấp nên nông hộ rất quan tâm đến việc bón phân theo các quy tắc khoa học giúp cho năng suất lúa cao hơn. Điều này đã làm cho lƣợng phân đạm trở nên có ý nghĩa, nghĩa là những biến động của lƣợng phân đạm đều ảnh hƣởng đến năng suất lúa.

Theo kết quả chạy hồi quy ở bảng 4.29, ta thấy hệ số của lƣợng phân đ ạm không có ý nghĩa thống kê ở vụ Đông Xuân. Điều này cho ta thấy lƣợng phân đạm nguyên chất không làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Nông dân thƣờng nhận thức rất rõ vai trò của phân bón nhƣng l ại thƣờng không tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật nên họ thƣờng sử dụng quá liều lƣợng, điều này làm cho năng suất biên c ủa lƣợng phân đạm hầu nhƣ bằng 0.

4.3.5.3 Lượng P

Hệ số của lƣợng lân không có ý nghĩa thống kê ở vụ Đông Xuân nhƣng có ý nghĩa ở mức 1% và âm ở vụ Hè Thu. Đây là sự ảnh hƣởng tiêu cực của việc sử dụng lân đến năng suất, khi sử dụng tăng 1% lƣợng lân thì năng suất sẽ giảm 0,42%. Do nhu cầu cấp thiết sau vụ Đông Xuân, nông hộ thƣờng bón nhiều lân hơn để lót nền, xử lý độ chua của đất và vì dùng với liều lƣợng không thích hợp nên nó ảnh hƣởng không tốt đến năng suất.

4.3.5.4 Lượng K

Hệ số của lƣợng kali có ý nghĩa ở mức 10% và dƣơng ở vụ Đông Xuân trong mô hình. Điều này cho thấy, khi tăng 1% lƣợng K thì năng suất sẽ tăng 0,53% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vụ Đông Xuân vừa qua do nông hộ đã bón ít kali cộng với năng suất ở vụ này cao nên năng suất biên của lƣợng kali trong vụ này cao hơn vụ Hè Thu, làm cho ảnh hƣởng của nó lên năng suất có ý nghĩa thống kê. Hệ số của lƣợng kali không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, có nghĩa là lƣợng kali nguyên chất không làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Thực tế sản xuất cho thấy, mỗi loại phân đều có sự ảnh hƣởng nhất định đến năng suất cây trồng. Vì thế, việc nông hộ biết sử dụng liều lƣợng đạm – lân – kali hợp lý để tăng đƣợc hiệu quả sử dụng của nó.

69

Hệ số của biến chi phí thuốc nông dƣợc đều có ý nghĩa thống kê ở cả hai vụ, chứng minh khi tăng chi phí nông dƣợc thì năng suất sẽ tăng. Cụ thể, Đông Xuân hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và dƣơng, đồng nghĩa với việc khi tăng 1% chi phí mua thuốc nông dƣợc thì năng suất sẽ tăng 0,07% khi các yếu tố khác không đổi. Ở Hè Thu, tác động của chi phí này này lớn hơn do có giá trị tuyệt đối của hệ số lớn. Điều kiện canh tác bất lợi trong vụ Hè Thu có thể làm tăng vai trò của việc sử dụng nông dƣợc, trong khi đó, việc canh tác trong điều kiện thuận lợi hơn ở vụ Đông Xuân làm cho ảnh hƣởng của nông dƣợc đến năng suất trở nên nhỏ hơn ở vụ Hè Thu.

4.3.5.6 Lao động thuê

Hệ số này không có ý nghĩa thống kê ở Đông Xuân mà có ý nghĩa thống kê ở vụ Hè Thu và có giá trị âm (-0,3725), tức khi tăng 1% ngày công lao động thuê thì năng suất giảm 0,37% khi các yếu tố khác không đổi. Kết quả cho thấy tác động tiêu cực của lao động thuê đến năng suất, điều này có thể do chất lƣợng của lao động thuê hay trình độ, kinh nghiệm còn thấp.

4.3.5.7 Lao động gia đình

Hệ số của biến này dƣơng ở tất cả các hàm và có ý nghĩa thống kê 10% ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả cho thấy ảnh hƣởng tích cực của lao động gia đình đến năng suất và khác so với nhiều mô hình khác. Đây có thể do sự kết hợp tốt giữa diện tích canh tác và lƣợng lao động gia đình s ẵn có, cùng với kinh nghiệm canh tác, sự gắn bó với giống lúa thơm này c ủa nông hộ, sự am hiểu và trình độ thâm canh ngày càng đƣợc vun đắp. Tuy nhiên lại có sự tác động khác nhau của lao động gia đình tới năng suất ở hai vụ. Cụ thể ở Đông Xuân khi tăng 1% ngày công lao động thì năng suất chỉ tăng 0,04% trong khi ở Hè Thu năng suất này tăng đến gần 0,09% (khi các yếu tố khác không đổi).

4.3.5.8 Tập huấn kỹ thuật

Chỉ số này chỉ có ý nghĩa ở vụ Đông Xuân và dƣơng ở mức 5%. Đồ ng nghĩa với việc hộ có tham gia tập huấn thì năng suất sẽ cao hơn hộ không tham gia tập huấn một lƣợng là e 4,9591+ 0,3354. Do đặc điểm chung của vùng nghiên cứu, công tác tập huấn trong năm nay chỉ tập trung ở đầu vụ Đông Xuân và ít l ại khi vào Hè Thu (chủ yếu là các cuộc hội thảo giới thiệu sản phẩm của các công ty thuốc) nên vai trò của tập huấn đƣợc thể hiện rõ ở vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, việc để nông hộ tiếp cận tập huấn gặp nhiều khó khăn khi vẫn còn nhiều chủ nông hộ cố chấp

70

canh tác theo kinh nghiệm bản thân, ít chịu khó đ ầu tƣ, thay đổi kỹ thuật sản xuất nên việc tham gia tập huấn của địa bàn chƣa đƣợc đồng bộ.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)