nƣớc,… Tuy đây là những loại tài sản có giá trị cao nhƣng do đƣợc nông hộ sử dụng nhiều lần qua các năm nên khi tính ra chi phí này thì nó chiếm tỷ trọng không lớn.
Chi phí lãi vay là số tiền mà nông hộ phải trả khi vay để phục vụ nhu c ầu sản xuất lúa, đƣợc tính bằng tích c ủa tổng số tiền vay với lãi suất ngân hàng và nhân với thời gian canh tác của mỗi vụ. Theo khảo sát thì chỉ có 5/60 hộ có vay vốn và số tiền vay của mỗi hộ không cao, hộ thấp nhất là 2 triệu đồng (lãi suất 0,8%/năm) và cao nhất là 20 triệu (lãi suất 0,7%/năm) nên chi phí này chiếm tỷ trọng không cao.
4.3.2. Doanh thu, năng suất và giá bán của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu Thu
Doanh thu từ hoạt động trồng lúa phụ thuộc vào hai yếu tố chính: năng suất và giá bán. Để xác định mức độ phụ thuộc nhƣ thế nào ta tiến hành phân tích bảng 4.22 để làm rõ điều đó:
Bảng 4.22: Năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ ở từng vụ
ĐVT: ngàn đồng/1.000 m2
Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Trung bình hai
vụ Năng suất
(kg/1.000m2) 652,9 580,5 616,7
Giá bán (ngàn
đồng/kg) 7,2 6,6 6,9
Doanh thu bình quân (ngàn đồng/1.000m2
) 4.669,6 3.755,8 4.212,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
4.3.2.1 Năng suất
Năng suất là kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào, là mong đợi cuối cùng của nông hộ. Năng suất cao là biểu hiện của việc sử dụng hiệu quả đầu vào và ngƣợc lại, đó là những hạn chế và khó khăn đang gặp phải mà nông hộ chƣa giải quyết đƣợc.
61
Vụ đầu tiên trong năm là Đông Xuân, vụ hội tụ gần đ ủ các yếu tố thuận lợi về thủy lợi, thời tiết, dịch bệnh ít hơn và nông hộ có nhiều điều kiện chăm sóc hơn, vì thế Đông Xuân luôn đạt năng suất cao hơn so với Hè Thu. Năng suất trung bình vụ Đông Xuân đ ạt 652,98 kg/1.000 m2 cao hơn 72,48 kg/1.000 m2 (tƣơng đƣơng 12,49%) vụ Hè Thu (580,50 kg/1.000 m2
). Theo bảng 4.19 thì năng suất trung bình c ủa cả hai vụ lúa thơm ST là 616,7 kg/1000 m2, năng suất này cao hơn năng suất trung bình của cả huyện (đạt 560,0 kg/1.000m2 ) trong năm 2012 tới 57,7 kg/1.000 m2 và cao hơn đề tài củaVõ Văn Toàn (2012) 19,0 kg/1.000 m2 do điều kiện canh tác ngày càng thuận lợi và nông hộ nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn từ các cấp các ngành.
Bảng 4.23: Năng suất trung bình của hai vụ
ĐVT: kg/1.000 m2 Vụ Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Đông Xuân 652,9 900,0 410,9 117,67
Hè Thu 580,5 900,2 385,8 127,43
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Bên cạnh đó, năng suất giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn. Ở Đông Xuân, hộ cao nhất đạt 900,0 kg/1.000 m2, trong khi hộ thấp nhất chỉ đạt 410,9 kg/1.000 m2. Có sự khác biệt đó bởi việc sử dụng đ ầu vào ở mỗi hộ khác nhau cũng nhƣ kinh nghiệm, điều kiện tham gia tập huấn. Những hộ chịu năng suất thấp chủ yếu do dịch bệnh không kiểm soát đƣợc, thời tiết không thuận lợi, chăm sóc (bón phân, phân thuốc,…) không đúng cách (sử dụng quá liều lƣợng cho phép, bón, phun không đúng cách, …).
4.3.2.2 Giá bán
Nhìn chung, giá bán lúa thơm ST giữa hai vụ chênh lệch khá cao. Trong khi Đông Xuân với giá bán trung bình đạt tới 7,2 ngàn đồng/kg thì Hè Thu chỉ với 6,6 ngàn đồng/kg. Có sự chệnh lệch này do chất lƣợng hạt lúa khác nhau ở hai vụ, vụ Hè Thu do chịu ảnh hƣởng của dịch rầy nâu và đ ạo ôn, thêm vào đó trong giai đoạn lúa chín chịu ảnh hƣởng của thời tiết mƣa nhiều nên hạt lúa không sáng và đẹp hơn Đông Xuân, và cũng là lý do lúa bán đƣợc giá thấp hơn. Tuy nhiên khi so sánh giá bán trung bình của đề tài với đề tài Võ Văn Toàn (2012) (giá bán là 6,7 ngàn đồng/kg) ta thấy giá có cao hơn. Nguyên nhân là do nhiều nông hộ tìm đƣợc hợp đồng bao tiêu trong năm nay, thị trƣờng lúa thơm ST đƣợc mở rộng giúp nông hộ có nhiều lựa chọn đầu ra thích hợp.
62 Bảng 4.24: Giá bán trung bình của hai vụ
ĐVT: ngàn đồng/kg Vụ Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Đông Xuân 7,2 8,7 5,3 0,97
Hè Thu 6,6 8,5 5,0 1,16
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Bên cạnh đó có sự chênh lệch về giá bán ở các nông hộ khá cao. Ở vụ Đông Xuân, có hộ bán đƣợc với giá cao nhất là 8,7 ngàn đồng/kg và hộ thấp nhất là 5,3 ngàn đồng/kg. Giải thích cho hiện tƣợng trên do trình độ canh tác của các hộ là không nhƣ nhau. Hộ bán với giá cao là hộ canh tác giống lúa có nguồn gốc rõ ràng (thƣờng là giống ở các trung tâm kiểm nghiệm, giống đƣợc khử lẫn và sạch bệnh hay trại giống chất lƣợng cao) nên cho chất lƣợng hạt lúa cao, phẩm chất hạt gạo tốt cộng với thu hoạch đúng vào điều kiện thời tiết thuận lợi và tìm đƣợc hợp đồng bao tiêu. Ngƣợc lại, những hộ canh tác giống không có nguồn gốc rõ ràng, thu hoạch trong điều kiện mƣa bão nên chất lƣợng hạt lúa thấp, giá bán thấp. Bên cạnh đó, do khả năng tài chính của nông hộ thấp nên có nhu cầu bán đƣợc lúa sớm nhằm trang trải chi phí phân bón, thuốc nông dƣợc và thu ho ạch đã nợ trong vụ sản xuất. Và ở vụ Hè Thu, sự chênh lệch giá đó vẫn xảy ra tƣơng tự nhƣ ở Đông Xuân.
4.3.2.3 Doanh thu
Doanh thu c ủa hai vụ có sự khác nhau khá lớn. Doanh thu trung bình vụ Đông Xuân đạt 4.669,6 ngàn đồng/1.000 m2
cao hơn vụ Hè Thu (3.755,8 ngàn đồng/1.000 m2
) lên tới 913,8 ngàn đồng (24,3%). Sự khác nhau đó đƣợc giải thích bởi 2 nguyên nhân chính: giá bán và năng suất. Hầu nhƣ giá bán và năng suất của vụ Đông Xuân đều cao hơn nhiều so với Hè Thu nên dẫn tới sự chênh lệch khác cao này.
Bảng 4.25: Doanh thu trung bình của hai vụ
ĐVT: ngàn đồng/1.000 m2
Vụ Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Đông Xuân 6.640,0 2.592,0 936,50
Hè Thu 5.920,0 2.546,0 697,00
63
Bên cạnh đó, do sự chênh lệch về giá bán và năng suất nên dẫn tới sự chênh lệch khá lớn giữa doanh thu c ủa các nông hộ. Trong vụ Đông Xuân, hộ cao nhất tới 6.640 ngàn đồng/1.000m2, hộ thấp nhất 2.592 ngàn đồng/1.000 m2, còn ở vụ Hè Thu thì hộ cao nhất đ ạt 5.920 ngàn đồng/1.000 m2 và hộ thấp nhất chỉ đạt 2.546 ngàn đồng/1.000 m2
.
4.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính của vụ nông hộ trồng lúa thơm ST
Từ số liệu thu thập của 60 nông hộ sản xuất lúa thơm ST trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và ết quả tính toán, ta có thể tổng hợp đƣợc một số chỉ tiêu tài chính đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 4.26:
Bảng 4.26: Các tỷ số tài chính
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Giá trị trung bình
Đông Xuân Hè Thu Trung bình mỗi vụ TCP Ngàn đồng/1.000m2 2.036,88 2.091,33 2.064,11 DT Ngàn đồng/1.000m2 4.669,65 3.755,82 4.212,74 LN Ngàn đồng/1.000m2 2.632,77 1.664,49 2.148,63 TN Ngàn đồng/1.000m2 2.859,44 1.786,54 2.322,99 DT/TCP Lần 2,32 1,83 2,04 TN/TCP Lần 1,43 0,92 1,13 LN/TCP Lần 1,32 0,83 1,04 LN/DT Lần 0,55 0,42 0,51 TN/LĐGĐ Ngàn đồng/ngày 4.238,83 1.489,43 2.864,13
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Từ bảng 4.26, ta thấy tuy tổng chi phí giữa hai vụ không có s ự chênh lệch lớn (Đông Xuân có tổng chi phí là 2.036,88 ngàn đồng/1000m2 chỉ nhỏ hơn Hè Thu 54,45 ngàn đồng) nhƣng do chênh lệch về giá bán và năng suất nên lợi nhuận của hai vụ có phần chênh lệch cao. Cụ thể, Đông Xuân đạt 2.632,77 ngàn
64 đồng/1.000m2
, gấp đến 1,58 lần so với vụ Hè Thu (chỉ đạt 1.664,49 ngàn đồng/1.000m2
).
Đồng thời qua bảng 4.26 ta còn nhận thấy rõ phần khác biệt trong thu nhập của nông hộ ở mỗi vụ. Thu nhập bình quân ở vụ Đông Xuân đ ạt 2.859,44 ngàn đồng/1.000m2, trong khi đó, thu nhập bình quân ở vụ Hè Thu chỉ đạt 1.786,54 ngàn đồng/1.000m2
(thấp hơn Đông Xuân 1.072,90 ngàn đồng). Sự chênh lệch này đƣợc giải thích bởi giá bán và năng suất giữa các vụ. Bên cạnh đó, trong mỗi vụ, chênh lệch thu nhập giữa các hộ cũng rất cao. Trong vụ Đông Xuân, khoảng dao động này từ 1.010,40 ngàn đồng đến 4.829,50 ngàn đồng và Hè Thu từ 406,16 ngàn đồng đến 4.027,50 ngàn đồng và chƣa có hộ nào bị lỗ.
Để kiểm định sự khác biệt các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, với giả thuyết không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các chỉ tiêu trên ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.27 (với α = 5%).
Bảng 4.27: Sự khác biệt về 4 chỉ tiêu ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu
Chỉ tiêu Vụ Trung bình Độ lệch Giá trị t
Doanh thu Đông Xuân 4.669,7 877.003,0
1,03907E-13
Hè Thu 3.755,8 485.772,0
Chi phí Đông Xuân 2.036,9 99.976,3
0,26
Hè Thu 2.091,3 205.431,5
Lợi nhuận Đông Xuân 2.632,8 752.442,3
9,86277E-13
Hè Thu 1.664,5 531.162,9
Thu nhập Đông Xuân 2.859,4 810.618,1
8,59331E-13 Hè Thu 1.786,5 531.653,1
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Từ kết quả kiểm định của bảng 4.27, ta thấy có 3 chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận và thu nhập có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (giá trị t nhỏ hơn α = 5%). Nguyên nhân là do sự chênh lệch lớn giữa các chỉ tiêu này với nhau. Bên cạnh đó, do sự chênh lệch hầu nhƣ không có ở chỉ tiêu chi phí của hai vụ nên chỉ tiêu này không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (giá trị t > α).
Bên cạnh đó, các tỷ số về DT/TCP, LN/TCP, TN/TCP, LN/DT, TN/LĐGĐ, LN/LĐGĐ của vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ Hè Thu. Do ở vụ Đông Xuân có những điều kiện thuận lợi mà vụ Hè Thu không có đƣợc nên dù chi phí không có
65
sự khác biệt nhiều nhƣng các chỉ tiêu thu đƣợc đều cho thấy Đông Xuân luôn có những ƣu thế hơn.
+ Tỷ số DT/TCP: tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí để đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này phần nào phản ánh đƣợc đồng tiền mà nông hộ bỏ ra để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hay không. Nếu chỉ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì ngƣời sản xuất hòa vốn, doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì ngƣời sản xuất mới có lời. Ở vụ Đông Xuân, tỷ số này là 2,32 cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để sản xuất lúa thơm ST thì thu đƣợc 2,32 đồng doanh thu, tỷ số này trong vụ dao động khoảng từ 1,34 đến 3,23 lần và chỉ số này cũng dao động tƣơng tự ở vụ Hè Thu. Vụ này có tỷ số DT/TCP là 1,83 lần, đồng nghĩa với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu đƣợc về 1,83 đồng doanh thu. Tuy chi phí ở hai vụ ngang nhau nhƣng do doanh thu chênh lệch tƣơng đối cao (Đông Xuân cao hơn Hè Thu gần 1,50 lần) nên tỷ số này của Đông Xuân cao hơn Hè Thu. Tỷ số DT/TCP trung bình c ủa cả hai vụ sản xuất năm 2013 là 2,04. Tỷ số DT/TCP ở đề tài thấp hơn so với những nghiên cứu trƣớc do tình hình sản xuất ngày càng khó khăn do thời tiết và đầu ra không ổn định. Nghiên cứu của Võ Văn Toàn (2012) có tỷ số này là 2,30 cho thấy cứ 1 đồng chi phí đ ầu tƣ cho s ản xuất lúa thơm ST thì thu lại đƣợc 2,30 đồng doanh thu.
+Tỷ số TN/TCP: tỷ số này phản ánh thu nhập nhận đƣợc khi chủ đ ầu tƣ bỏ ra một đồng chi phí. Tỷ số này ở vụ Đông Xuân đạt 1,43 tức là nông hộ sẽ nhận đƣợc 1,43 đồng thu nhập khi bỏ ra 1 đồng chi phí, tỷ số này gấp vụ Hè Thu đến 1,55 lần (Hè Thu đạt 0,92) tƣơng đƣơng 55,43%. Do chênh lệch giữa lợi nhuận của hai vụ quá cao (lợi nhuận Đông Xuân gấp 1,58 lần Hè Thu) nên tỷ số này có sự khác biệt lớn. Tỷ số TN/TCP trung bình cả hai vụ của đề tài là 1,13 thấp hơn đề tài của Võ Văn Toàn (2012) là 1,4. Nguyên nhân là do chi phí cho phân bón, thuốc nông dƣợc cao hơn so với thời điểm năm 2012 (dịch bệnh đ ạo ôn trong năm nay bùng phát mạnh, đất đai ngày càng khô cằn).
+ Tỷ số LN/DT: tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu mang về thì nông hộ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ở vụ Đông Xuân tỷ số này đ ạt 0,55, tức là 1 đồng doanh thu thu về thì nông hộ sẽ có 0,55 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, ở vụ Hè Thu thì 1 đồng doanh thu mang về chỉ có 0,42 đồng lợi nhuận. Ta thấy rõ tỷ số này ở vụ Đông Xuân cao hơn rất nhiều so với vụ Hè Thu, nó gấp gần 1,31 lần so với Hè Thu. Nguyên nhân chính cũng là do sự chênh lệch về giá bán và năng suất. Tỷ số LN/DT trung bình hai vụ của đề tài 0,51 trong khi nghiên cứu của Võ
66
Văn Toàn (2012) là 0,6, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu mang về thì ở nghiên cứu năm 2012 cao hơn nghiên cứu năm 2013 là 0,09 đồng lợi nhuận. Con số này cho thấy việc sản xuất lúa thơm ST trong năm nay gặp nhiều khó khăn và lợi nhuận mang về cho nông hộ giảm 15%, một phần là do đ ất đai khô c ằn, một phần là do chi phí ngay càng ao nên lợi nhuận giảm đi.
+ Tỷ số LN/TCP: tỷ số này cho biết nông hộ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động gia đình. Vụ Đông Xuân khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận mang về cho nông hộ sẽ là 1,32 đồng, trong khi đó ở Hè Thu thì chỉ thu về đƣợc 0,83 đồng lợi nhuận. Tỷ số này ở Đông Xuân cao hơn và gấp gần 1,60 lần so với Hè Thu cũng bởi nguyên nhân chênh lệch giá bán và năng suất dẫn tới chênh lệch về lợi nhuận tuy chi phí ở hai vụ này tƣơng đƣơng nhau. Đề tài của Võ Văn Toàn (2012) có tỷ số LN/TCP là 1,3 cao hơn nghiên cứu của đề tài 0,26 (trung bình nghiên cứu này là 1,04). Nguyên nhân là do chi phí của đề tài cao hơn đề tài 2012 đến 13,47% (đề tài năm 2012 chỉ với chi phí trung bình 1.786,0 ngàn đồng/1.000 m2
) mặc dù giá bán và năng suất có cao hơn.
+ Tỷ số TN/LĐGĐ: ở địa bàn nghiên cứu của đề tài, nếu nông hộ sử dụng một ngày công lao động gia đình cho hoạt động sản xuất lúa thơm ST ở vụ Đông Xuân thì sẽ thu đƣợc 4.283,83 ngàn đồng. Đây là mức thu nhập khá cao đối với các nông hộ ở vùng quê và mức thu nhập này cao hơn r ất nhiều so với vụ Hè Thu (1.489,43 ngàn đồng), cao gấp gần 2,88 lần. Thu nhập này sẽ là cơ sở giúp nông hộ có động lực để tiếp tục canh tác và gắn bó với giống lúa thơm này, và cũng là sự hấp dẫn để thu hút và giữ chân lao động ở vùng quê.
Qua việc phân tích và so sánh các chỉ số tài chính trong việc canh tác lúa thơm ST, ta thấy việc sản xuất lúa thơm mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ và thấy rõ hơn hiệu quả của đồng vốn mà họ bỏ ra, điều này sẽ giúp nông hộ cân nhắc với việc tiếp tục trồng lúa thơm ST hay đầu tƣ vốn vào sản xuất nông nghiệp khác.
4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu Đông Xuân và Hè Thu
Nhằm phân tích và đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào mà nông hộ tham gia trồng lúa thơm ST sử dụng cho sản xuất đến năng suất đạt đƣợc, mô hình hàm sản xuất đƣợc sử dụng và kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 4.28: