Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 29)

30

Theo kết quả báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nhƣ sau:

3.2.1.1 Trồng trọt và chăn nuôi

a) Trồng trọt * Cây lúa

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lúa của huyện 2010-1012

Khoản mục 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Tổng diện tích (ha) 28.111 26.622 27.283 0,95 1,02 Tổng sản lƣợng (tấn/ ha) 138.418 133.216 151.484 0,96 1,14 NS bình quân (tạ/ha) 49,35 50,58 55,50 1,02 1,10 I. Vụ Đông Xuân Diện tích (ha) 8.173 8.173 8.173 1,00 1,00 Sản lƣợng (tấn/ ha) 44,201 44.250 48.775 1,01 1,10 NS bình quân (tạ/ha) 54.08 54,14 59,72 1,01 1,10 II. Vụ Hè Thu Diện tích 8.768 8.173 8.173 0,93 1,00 Sản lƣợng 42,972 43.317 46.473 1,01 1,07 NS bình quân (tạ/ha) 49,37 53,01 56,84 1,07 1,07

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2013

Tính theo năm lƣơng thực 2011 thì tổng diện tích gieo trồng (DTGT) là 26.622 ha (đạt 99,2% kế hoạch 26.846 ha), ít hơn 1.489 ha so với năm 2010 (28.111 ha); trong đó diện tích lúa đặc sản là 11.747 ha chiếm 82,15% kế hoạch (14.300 ha), tăng 5.576 ha so với năm 2010). Tổng diện tích thu hoạch (DTTH) là 26.336 ha, đạt 98,93% DTGT; năng suất bình quân là 3,35 tấn/ha đạt 50,58 tạ/ha, (đạt 100,6% kế hoạch), năng suất tăng 0,0018 tấn/ha so với năm 2010. Tổng sản lƣợng lúa đạt 133.216 tấn, đạt 98,68% kế hoạch (134.991 tấn).

31

Tính theo năm s ản xuất 2011 thì DTGT là 27.283 ha, đạt 101,63% kế hoạch. Trong đó vụ Hè Thu có tổng DTGT là 8.173 ha, đạt 100% KH, năng suất bình quân là 53 tạ/ha, đạt 104,7% KH (trong đó diện tích lúa đặc sản là 3.031ha, đ ạt 77,72% so với kế hoạch), năng suất tăng 3,63 tạ/ha so với năm 2010. Sản lƣợng là 43.317 tấn, đạt 104,33% KH; tăng 346 tấn so với năm 2010 và vụ mùa với tổng DTGT là 10.937 ha, đạt 104,16% KH (trong đó diện tích lúa đ ặc sản là 5.705 ha, đạt 89,13% kế hoạch). Cuối cùng là vụ Đông xuân với tổng DTGT là 8.173 ha, đạt 100% KH (trong đó diện tích lúa đặc sản là 3.115 ha, đạt 79,87% kế hoạch).

Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) năm 2012 đạt 27.471 ha, đạt 102,33% so kế hoạch (KH 26.846), tăng 188 ha so năm 2011 (27.283 ha); trong đó, lúa đ ặc sản: 17.064 ha, đạt 109,38% so KH (15.600 ha), tăng 5.127 ha so năm 2011. Trong đó, vụ lúa Hè Thu diện tích đạt 8.173 ha, đạt 100% so KH, năng suất 5,68 tấn/ha; sản lƣợng 46.437 tấn, đạt 105,22%, tăng 1.486 tấn so KH (44.951 tấn); trong đó, lúa đặc sản 3.704 ha, đạt 100,11% so KH (3.700 ha). Vụ lúa Mùa diện tích gieo trồng 11.125 ha, đạt 105,95% so KH (10.500ha); trong đó, lúa đ ặc sản 7.814 ha, đạt 111,63% so KH (7.000 ha). Vụ lúa Đông Xuân diện tích gieo trồng 8.173 ha, đạt 100% so KH; trong đó, lúa đặc sản 5.546 ha, đạt 113,18% so KH (4.900 ha).

Tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, mặn xâm nhập, sâu rầy nhƣng với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự nỗ lực của nông dân, s ản xuất lúa cả năm đ ạt kết quả cao so với diện tích gieo trồng, năng suất vƣợt kế hoạch.

* Màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Năm 2011 các địa phƣơng đã gieo trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày đƣợc 6.755 ha, đạt 108,9% kế hoạch, tăng 517 ha so với năm 2010 (trong đó: màu lƣơng thực 206ha, gồm: cây bắp là 91ha, cây chất bột có củ là 115 ha, màu thực phẩm 6.507 ha, gồm: đ ậu xanh 503 ha và 6.044 ha các loại rau màu khác; Cây công nghiệp ngắn ngày đạt 42 ha, mè đen thì đang trồng thí điểm tại xã Đại Tâm). Rau màu đã xuống chân ruộng là 419 ha, màu trên bờ bao 1.503 ha và giá các loại rau màu tăng khá và ổn định, bình quân nông dân trồng màu có lợi nhuận từ 3 - 3,5 triệu đồng/1.000m2; Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển cây màu, kể cả trồng dƣới chân ruộng và trên bờ bao ao sú đang phát triển mạnh từ đó, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

32

Năm 2012 với diện tích gieo trồng đạt 6.911 ha (trong đó: màu trồng chân ruộng 514 ha, trồng màu bờ bao 1.641 ha) đ ạt 101,63 ha so kế ho ạch (6.800 ha), nhiều hơn 156 ha so năm 2011. Trong đó, màu lƣơng th ực 245,2 ha, màu thực phẩm 6.636,8 ha và cây công nghiệp ngắn ngày 29 ha.

b) Chăn nuôi

Năm 2011 toàn huyện có 24 trang trại, trong đó chăn nuôi heo, 02 trang trại chăn nuôi bò, 02 trang trại chăn nuôi gà, 01 trang trại nuôi thủy sản. 01 trang trại tổng hợp và 05 trang trại tôm - lúa. Tổng đàn gia súc là 44.064 con, đạt 103,2% so kế hoạch. Trong đó: heo 36.253 con, đạt 103,6% kế hoạch; trâu 217 con, đ ạt 108,5% kế hoạch; bò là 7.594 con, đạt 101,25% kế hoạch; tổng đàn gia cầm là 281.308 con, đạt 112,52% kế hoạch. Và trong năm qua, chƣa có trƣờng hợp nào xảy ra dịch bệnh đối với đàn gia súc và gia cầm.

Riêng trong năm 2012, theo số liệu thống kê đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện có: đàn gia súc có 36.810 con, đạt 86,21% so kế hoạch (42.700 con). Cụ thể, đàn trâu có 255 con, đạt 127,5 so kế hoạch (200 con), đàn bò có 7.321 con, đạt 97,61% so kế hoạch (7.500 con), trong đó bò sữa 1.002 con, đàn heo có 29.234 con, đạt 83,53% so kế hoạch (35.000 con), đàn gia c ầm có 223.501 con, đạt 89,40% so kế hoạch (250.000 con).

c) Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi tôm sú và thủy sản trong năm 2011 là 16.287 ha, đạt 90,99% kế hoạch (17.900 ha), giảm 1.613 ha so với năm 2010; (trong đó diện tích nuôi tôm sú 15.678 ha, đ ạt 88,60% kế hoạch (17.700ha). Bên cạnh đó, diện tích nuôi thủy sản khác là 609 ha, đạt 304,5% so kế hoạch (200 ha) gồm các loại: thẻ chân trắng 340,5 ha/202 hộ, tôm càng xanh (55 ha), cá (213,5 ha). Không những vậy, diện tích thiệt hại cũng khá cao với diện tích là 10.948 ha/10.954 hộ (chiếm 69,83%), tăng 8.284 ha so với năm 2010.

Tổng sản lƣợng đạt 5.642 tấn, đạt 36,29% kế hoạch (sản lƣợng giảm so với kế ho ạch là 10.265 tấn tƣơng đƣơng với tổng giá trị là 1.539,8 tỷ đồng). Diện tích thu hoạch là 6.500 ha (trong đó, diện tích có lợi nhuận là 5.356,7 ha (chiếm tỷ lệ 82,41% diện tích thu ho ạch), hòa vốn 853,1 ha (chiếm 13,13% diện tích thu hoạch), còn lại là lỗ vốn. Nguyên nhân thiệt hại do nhiều tác nhân gây bệnh, nhƣng tác nhân chính là do điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trƣờng khắc nghiệt, con giống kém chất lƣợng.

33

Để khắc phục diện tích thiệt hại vừa qua, tỉnh đã xuất ngân sách hỗ trợ cho 1.165 hộ nghèo có tôm nuôi bị thiệt hại để khôi phục sản xuất với số tiền 1 tỷ 167 triệu đồng. Diện tích thiệt hại là 4.694 ha và diện tích đƣợc khắc phục thiệt hại là 2.924,3 ha.

Năm 2012, tổng diện tích nuôi thủy sản của huyện là 17.923,7 ha, đạt 100,13% so kế hoạch (17.900 ha), nhiều hơn 1.636,7 ha so với năm 2011. Cụ thể, diện tích thả nuôi tôm sú: 16.489 ha, đạt 95,31% so kế hoạch (17.300 ha), nhiều hơn 811 ha so với năm 2011, trong đó diện tích bán thâm canh 4.173 ha, chiếm 25,31% so diện tích gieo trồng; diện tích thả nuôi thẻ chân trắng: 937,2 ha, đ ạt 234,25% so kế hoạch (400 ha); diện tích nuôi thủy sản khác: 497,5 ha, đ ạt 248,5% so kế hoạch (200 ha), gồm các loại tôm càng xanh 229,5 ha, cá đạt 267 ha.

Do đƣợc rút kinh nghiệm trong vụ của năm trƣớc nên diện tích bị thiệt hại của năm nay không cao và giảm hơn. Cụ thể, diện tích tôm sú thiệt hại: 8.385,2 ha, chiếm 50,85% so với diện tích gieo trồng, giảm 2.563 ha so với năm 2011; diện tích tôm thẻ chân trắng thiệt hại: 259,6 ha, chiếm 27,7% ha so với diện tích gieo trồng (diện tích thả khắc phục thiệt hại là 998,9 ha; trong đó, diện tích tôm sú thả khắc phuc thiệt hại là 378,7 ha, chiếm 37,91% so với diện tích thả khắc phục).

Diện tích thu hoạch trong năm 2012 đạt 9.899,7 ha. Cụ thể, diện tích thu hoạch tôm sú đ ạt 8.724,6 ha, trong đó bán thâm canh 2.247 ha; diện tích thu hoạch thẻ chân trắng: 677,6 ha; diện tích thu hoạch thủy sản khác: 497,5 ha.

Năm vừa rồi cũng là năm mà năng suất nuôi trồng thủy sản của huyện tƣơng đạt đối cao. Cụ thể, tôm nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là 380 kg/ha, đạt 81,37% so kế hoạch (467 kg.ha), giảm 74 kg/ha so với năm 2011; bán thâm canh đạt 1.510 kg/ha, đạt 68,79% so kế hoạch (2.195 kg/ha), giảm 257 kg/ha so với năm 2011. Đồng thời, năng suất của tôm thẻ chân trắng đ ạt 3.556 kg/ha và các loại hủy sản khác đạt 200 kg/ha.

Bên c ạnh đó, tổng sản lƣợng nuôi tôm toàn huyện đạt 8.367,67 tấn, đạt 53,4% so kế hoạch (15.670 tấn), tăng 25 tấn so với năm 2011, trong đó: tôm sú đạt 5.858,17 tấn đạt 38,62% kế hoạch (15.170 tấn), tăng 1.014,17 tấn so năm 2011; tôm thẻ chân trắng đạt 2.410 tấn và thủy sản khác đạt 99,50 tấn.

34

Toàn huyện có ba dân tộc chính là Kinh (chiếm 59,51%), Hoa (2,1% và Khơ-Me (38,37%); ngoài ra còn có một số dân tộc khác chiếm 0,02%. Các phong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân đa dạng. Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao động, sức sáng tạo của con ngƣời đã tạo cho Mỹ Xuyên một vùng đ ất trù phú, cảnh quan đa dạng. Với truyền thống lịch sử lâu đời, ngƣời dân nơi đây đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Năm 2011, Mỹ Xuyên đƣợc Tỉnh ủy chọn làm huyện điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, theo đó Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Lễ phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, đến cuối năm huyện có 01 xã đ ạt 10/19 tiêu chí, 07 xã đạt từ 5-7 tiêu chí, 02 xã đạt dƣới 5 tiêu chí.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, huyện đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, trong năm đã xây dựng 101 căn nhà tình nghĩa, 1.336 căn theo Quyết định 167 và 67 của Thủ tƣớng chính phủ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 7.327 lao động; trong năm giảm nghèo 1.438 hộ. Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và có bƣớc chuyển biến đáng kể, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc tập trung triển khai thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững, ổn định. Giao quân về trên đạt 100% chỉ tiêu.

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ huyện Mỹ Xuyên. Việc thực hiện tốt kế hoạch năm 2012 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng tăng trƣởng cao, ổn định và bền vững, tạo sự đột phá, chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Yêu cầu đ ặt ra của năm 2012 là phải huy động tối đa, tập trung mọi nguồn lực cho đ ầu tƣ phát triển, nhằm tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GDP tăng từ 11% - 12%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.000 USD/ngƣời/năm. Giá trị sản xuất bình quân đạt 100 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 395 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 3.350 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn 43 tỷ 400 triệu đồng.

35

Qua 6 tháng đầu năm 2013 các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh đƣợc quan tâm thƣờng xuyên; công tác giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, giải quyết việc làm, giảm nghèo có bƣớc tiến bộ; cải cách hành chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và có bƣớc chuyển biến đáng kể; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc tập trung triển khai thực hiện; tình hình An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội ổ n định, tai nạn giao thông giảm.

Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2013 về văn hóa - Xã hội. Chỉ đạo phong trào xây dựng trƣờng học theo hƣớng nông thôn mới đảm bảo xanh, sạch, đẹp; tổ chức khai giảng năm học mới 2013 - 2014 vào ngày 05/9/2013; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt là bệnh Tay, chân, miệng, dịch sốt xuất huyết,... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện các chính sách đối với ngƣời có công và các chính sách an sinh xã hội, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động,...

Về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh; duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2013 theo kế hoạch.

3.2.2. Tình hình sản xuất lúa thơm ST tại huyện Mỹ Xuyên

3.2.2.1 Giới thiệu về mô hình trồng lúa thơm ST

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, Sóc Trăng còn là một địa phƣơng nghèo, kinh tế chậm chuyển dịch, chƣa phát triển. Phần lớn nông dân trong tỉnh sản xuất lúa một vụ. Vào thời điểm đó những kỹ sƣ trồng trọt lội đồng cùng với bà con nông dân đã cảm nhận đƣợc một nhu cầu thật sự cần thiết trƣớc mắt là làm sao có đƣợc giống lúa thích nghi vùng nƣớc lợ và cận nƣớc lợ. Từ tâm huyết ấy, từ năm 1991 nhóm cán bộ ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã bắt tay vào việc chọn tạo lúa thơm ở Sóc Trăng và gần 20 năm sau l ần lƣợt các giống lúa thơm ST ra đời.

Nhóm cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng thời đó gồm Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Anh Tuấn và kỹ sƣ Hồ Quang Cua, giai đoạn 1991-1997 là quá trình chọn tạo khởi đ ầu từ việc trồng và so sánh t ập đoàn lúa mùa thơm địa phƣơng với Khao Dawk Mali 105. Kết quả là đã chọn đƣợc KDM105 để phát

36

triển vùng nƣớc lợ Vĩnh Châu. Quy mô lúc cao nhất đƣợc 5.000 ha – Giai đoạn này cũng sƣu tập đƣợc lúa Tsengtao của Đài Loan, P4 của Giáo sƣ Vũ Tuyên Hoàng và đến năm 1997 nhận đƣợc nguồn VĐ20 từ ngoài Bắc chuyển vào.

Sang giai đoạn 2 (1997-2002) tiếp tục sƣu tập tuyển chọn, đến năm 2001, từ giống VĐ20 phát hiện một dòng biến dị tự nhiên, đặt là ST3. Giống ST3 đƣợc trồng thử nghiệm lên đến hàng vạn hecta từ Nam chí Bắc và duy trì ở vùng ven biển. Từ năm 2003 đến 2007 là giai đoạn đạt nhiều thành tựu với các nhóm thanh lọc từ biến dị tự nhiên hoặc sƣu tầm chọn lọc lại. Hàng loạt giống ST mới ra đời nhƣ ST5 chọn từ một giống lúa không quang cảm gốc Campuchia; ST8 là giống lúa cực sớm chọn từ ST3 , ... Bên cạnh đó nhóm còn chủ động tổ chức lai đã tạo đƣợc các giống lúa có phẩm chất cao cấp nhƣ ST16, ST19, ST20, ST21 và giống đặc thù ST3 Đỏ, gạo tẻ lức tím.

Từ tháng 10/2007 đến nay, nhóm nghiên cứu bắt đ ầu nhận đƣợc sự hợp tác của các Viện nghiên cứu, trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc, hƣớng tới mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm và không thơm mang gen kháng r ầy nâu; khai thác và lai chuyển khả năng chống chịu từ lúa hoang vào lúa trồng và lai tích hợp khả năng chống bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, chịu mặn và kháng rầy vào giống lúa ST.

Ngày nay các giống lúa ST đƣợc nông dân trong vùng chọn canh tác ngày

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của giống lúa thơm st tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)