mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chưa cao, năng suất thấp… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và nh
Trang 1LÊ THỊ THANH TÂM
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG
Cần Thơ - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ!
Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy
cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được học nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Vũ Thùy Dương và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ Cô
đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho em hoàn thành luận văn
Những nông hộ sản xuất mía tại Huyện Phụng Hiệp là những người quan trọng nhất, đóng góp thiết thực nhất vào kết quả của luận văn Xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả nông hộ đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý giá cho tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ được dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung
Xin chân thành cám ơn!
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Tâm
Trang 4Lê Thị Thanh Tâm
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Phụng Hiệp, ngày… tháng… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang 6MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 CO SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5
2.1.2 Sản xuất và các yếu tố đầu vào 5
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất 7
2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
3.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Hậu Giang 14
3.1.1 Đặc điểm chung 14
3.1.2 Tình hình sản xuất mía tỉnh Hậu Giang 16
3.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Phụng Hiệp 16
3.2.1 Vị trí địa lý 16
3.2.2 Điều kiện tự nhiên 18
3.2.3 Tình hình kinh tế 18
3.2.4 Về văn hóa xã hội 19
3.3 Tình hình trồng mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 22 3.3.1 Tình hình chung 22
3.3.2 Thực trạng sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp 23
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG 26
4.1 Mô tả mẩu điều tra 26
Trang 74.1.1 Thông tin chung về nông hộ 26
4.1.2 Trình độ học vấn của hộ 27
4.1.3 Lý do chọn sản xuất mía 27
4.2 Thực trạng sản xuất mía và tiêu thụ 28
4.2.1 Lịch thời vụ và quy trình sản xuất 28
4.2.2 Kinh nghiệm sản xuất mía và trình độ kỹ thuật của nông hộ 30
4.2.3 Thực trạng sử dụng mía của nông hộ 30
4.2.4 Thông tin về kỹ thuật canh tác 32
4.2.5 Tình hình tiêu thụ 33
4.3 Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 35
4.3.1 Phân tích chi phí trồng mía 35
4.3.2 Phân tích doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 42
4.3.3 Đánh giá kết quả sản xuât bằng việc phân tích các chỉ số tai chính 44
4.4 Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang 46
4.5 Mội số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ trồng mía 49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Kiến nghị 52
5.2.1 Đối với hộ sản xuất 52
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương 53
5.2.3 Đối với công ty mía đường thu mua nguyên liệu của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 56
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Phân phối điều tra các xã trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp 9
Bảng 2.2: Các biến trong mô hình hồi quy ảnh hưởng đến năng suất mía 11
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mía tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008 -2012 16
Bảng 3.2: Dân số trung bình Huyện Phụng Hiệp 2012 20
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Phụng Hiệp năm 2012 23
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mía huyện phụng hiệp giai đoạn 2010 – 2012 24
Bảng 4.1: Thông tin chung về nhân khẩu của hộ trong mẫu điều tra 26
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía 27
Bảng 4.3 : Lý do chọn sản xuất mía của nông hộ huyện Phụng Hiệp 28
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất mía trong mẫu điều tra 30
Bảng 4.5: Thực trạng nông hộ sử dụng giống mía trong mẫu diều tra 30
Bảng 4.6: Mô tả lý do chọn giống mía của nông hộ 31
Bảng 4.7: Mô tả nơi mua giống mía của nông hộ 32
Bảng 4.8: Mô tả đặc điểm tập huấn và áp dụng kỷ thuật sản xuất mới vào sản xuất của nông hộ 32
Bảng 4.9: Mô tả nơi bán mía của hộ trong mẫu điều tra 34
Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 35
Bảng 4.11: Số lượng giống và giá mía giống nông hộ sử dụng 37
Bảng 4.12: Số ngày công lao động gia đình, ngày công lao động thuê nông hộ sử dụng 38
Bảng 4.13: Số lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra 40
Bảng 4.14: Thống kê năng suất, giá bán mía của nông hộ 42
Bảng 4.15: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập trong sản xuất mía của nông hộ trên 1.000 m2 43
Bảng 4.16: Các tỷ số tài chính trong sản xuất mía của nông hộ 44
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ 48
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp 17 Hình 2: Nguồn lao động huyện Phụng Hiệp 22 Hình 3: Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp 29 Hình 4: Cơ cấu sản xuất bình quân trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp trên 1000m2 đất trồng mía 36 Hình 5: Cơ cấu chi phí phân bón trong sản xuất mía của nông hộ 39
Trang 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KT-QTKD : Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Sở NN-PTNN : Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
NN-CP : Nghị định của chính phủ
GO : Giá trị sản xuất
VA : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Công ty-TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
BHYT : Bảo hiểm y tế
LĐGĐ : Lao động gia đình
Thuốc BVTV : Thuốc bảo vệ thực vật
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản Đặc biệt đối với người dân trồng mía
ở Hậu Giang họ phải đối mặt với tình hình biến động của giá cả, và tình trạng nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu ra cho sản phẩm Đáng ngại hơn, cây mía là cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh Thêm vào đó, do đặc điểm sản xuất của nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiên tự nhiên, diện tích gieo trồng trải dài trên diện rộng và sản phẩm nông nghiệp không thể tồn trữ lâu trong điều kiện nông hộ mà thu hoạch thì lại "rộ", nên người nông dân thường bị ép giá họ phải bán tháo, bán chạy sản phẩm ra thị trường để tránh tình trạng mất trắng không thu được gì
Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên được xem
là tỉnh còn yếu kém phát triển hơn các tỉnh khác trong nước, với tổng số lao động là khoảng 113,863 (Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012) và phần lớn làm nghề nông Có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận dân cư trong tỉnh Thu nhập hàng năm của người dân tương đối thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của
họ Trong khi đó để có thể thu hoạch được một vụ mùa nông sản nói chung thì phải mất khoảng thời gian dài như: mía 8 đến 9 tháng, trong suốt thời gian này người nông dân không thể trồng xen canh thêm cây trồng khác để tăng thu nhập, hạ giá thành, còn nếu có thì chỉ số lượng nhỏ không đáng kể Trong đó, huyện Phụng Hiệp là một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng cao, các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn được xác định là chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Cây mía đã được chọn làm cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang và đặc biệt phát triển mạnh tại huyện Phụng Hiệp cụ thể là diện tích trồng cây màu và cây công nghiệp hàng năm là khoản 10,762ha nhưng cây mía đã chiếm đến 9,705 ha tức là 90%
(Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012) Thu nhập của người dân tại huyện Phụng Hiệp phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp trong đó cây mía cũng góp phần quan trọng Sản xuất mía luôn là một trong những vai trò then chốt
và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân huyện Thực tế cho thấy sản lượng mía của huyện hàng năm khá lớn nhưng vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất như: tập quán canh tác còn lạc hậu, quy
Trang 12mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chưa cao, năng suất thấp… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường đầu vào cũng như đầu ra nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến động về chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng mía trong huyện Những điều đó làm cho người dân sống bằng nghề nông, cụ thể là người dân trồng mía có thu nhập thấp, mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để đánh giá hiệu
quả sản xuất mía của vùng Từ đó đưa ra những giải pháp giúp người dân sản xuất mía có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cho nông hộ
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu tập trung ở các nông
hộ sản xuất mía tại xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang Do nơi đây có diện tích đất trồng mía nhiều ở huyện Phụng Hiệp nên việc nghiên cứu được thực hiện dễ dàng hơn
1.3.2 Thời gian
Đề tài được được thực hiện trong giới hạn thời gian học kỳ 1 năm học 2013-2014 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh
Trang 13Tế và QTKD Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013
Số liệu thứ cấp được thống từ năm 2010-2012 đến 6 tháng đầu năm 2013; số liệu sơ cấp thu từ mùa vụ năm 2012-2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phạm Lê Thông (2010) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường khả năng có thể tăng năng suất và lợi nhuận bằng việc phân tích hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa tại ĐBSCL Việc phân tích hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của đề tài chủ yếu dựa trên số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp nông dân ở 4 tỉnh của ĐBSCL về các khoản chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nông dân trồng lúa và các thông tin về các chính sách của chính phủ Các số liệu thu thập được dùng để ước lượng các hàm sản xuất và lợi nhuận ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Function) với phần sai số hỗn hợp Phần sai số do kém hiệu quả trong các mô hình trên sẽ được dùng để tính toán mức hiệu quả đạt được của từng nông hộ Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào mà nông hộ ĐBSCL sử dụng cho sản xuất đến năng suất đạt được Kết quả của mô hình cho thấy mức hiệu quả kinh tế của nông hộ chưa cao Với các mức hiệu quả, ta có thể kết luận phần lớn nông hộ không thể đạt được lợi nhuận tối đa Bên cạnh đó, nông hộ sử dụng quá mức các đầu vào như giống, phân bón, lao động gia đình nên làm năng suất của các đầu vào thấp và từ đó làm cho hiệu quả kỹ thuật đạt được thấp Từ kết quả trên thì tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp hộ nông dân đạt được mức hiệu quả tối ưu
Lý Hoàng Thanh Duy (2012) Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả với các chỉ tiêu trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…
để đánh giá thực trạng sản xuất mía Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, lợi nhuận của nông hộ, dùng phương pháp hồi quy và tương quan dựa trên hàm sản xuất Cobb- Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía và lợi nhuận của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn
và nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng mía của nông hộ nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phương
Trang 14Trần Duy Hưng (2012) Tác giả sử dụng những phương pháp nhằm nâng cao hiệu tài chính của nông hộ sản xuất trên địa bàn như sau: thống kê mô tả,
so sánh, tuyệt đối và tương đối để có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất mía nguyên liệu của huyện Ngoài ra, còn phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Mô hình mang lại hiệu quả tài chính với doanh thu trung bình là 10.804 ngàn đồng/100m2, lợi nhuận trung bình là 5.617,95 ngàn đồng/1000m2 Phân tích hồi quy tương quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mía như: chi phí lao động thuê, chi phí thuốc, diện tích đất trồng mía tác động đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nằm trong mức ý nghĩa (1% -10% ) Từ đó, biết được tình hình tài chính của nông hộ trồng mía,
để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng mía, và giảm bớt chi phí trong sản xuất
Trang 15Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
Nông hộ có nghĩa “nông hộ là các gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất, thường năm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng ở sự tham gia cục bộ vào các thị trường có su hướng hoạt động với mức
độ không hoàn hảo” (Frank Ellis, 1993)
Theo Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực
- Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển
- Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu
2.1.2 Sản xuất và các yếu tố đầu vào
2.1.2.1 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình qui đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs) (Trần Thụy Ái Đông, 2008)
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất Thông thường được viết dưới dạng:
Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và x i = (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu
vào Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu
tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Các ông Cobb và Douglas (1928) thấy rằng
Trang 16logarithm của sản lượng Y, và của các yếu tố đầu vào xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk
Trong đó: Y và xi (i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào của quá trình sản xuất Hằng số β0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào xi, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ càng lớn
2.1.2.2 Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp
Theo Đinh Phi Hổ (2003) các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học – công nghệ
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên nếu
sử dụng và khai thác hợp lý Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thay đổi trong sản xuất nông nghiệp
- Đất đai có giới hạn về mặt diện tích;
- Ruộng đất có vị trí cố định
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng
Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm
lý trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp
Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt được trong một thời gian lao động nhất định Chất lượng này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị của lao động và vị trí của người lao động
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất Đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết
bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…)
Trang 17Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu động
(i) Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (tài sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn)
(ii) Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động (tài sản lưu động: là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra)
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
289)
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244-NXB từ điển Bách khoa Hà Nội 2001)
Theo Farrell (1957), hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức đầu ra cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất Do vậy, hiệu quả của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó
2.1.3.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất
Hiệu quả được hiểu là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, song nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Trang 18Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm 3 yếu tố như sau: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người
2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính
- Danh thu: là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng mía khi tiêu thụ nhân với giá bán
Doanh thu = sản lượng x đơn giá
- Chi phí: là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Chi phí gồm có hai loại đó là định phí và biến phí Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự biến đổi của biến phí Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí
Chi phí = Biến phí + Định phí
+ Định phí: là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi Chi phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất vẫn phải chịu chi phí này
+ Biến phí: là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự tăng giảm của sản lượng Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản xuất
- Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
- Thu nhập: là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLDGD
Các tỷ số tài chính
Doanh thu/Chi phí: phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
Lợi nhuận/Chi phí: phản ảnh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận/Doanh thu: Thể hiện mỗi đồng doanh thu thu được thì sẽ
đem lại cho nông hộ bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 19Thu nhập/Ngày công LĐGĐ: là chỉ tiêu phân tích bỏ ra một ngày công
lao động gia đình thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Thu nhập/Chi phí chưa có công lao động gia đình: cho thấy một đồng chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập 2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là ba xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và Phụng Hiệp của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang Lý do chọn địa bàn huyện Phụng Hiệp để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân trồng mía với tổng diện tích là 9,705 ha chiếm 90% diện tích đất trồng mía của huyện
(Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012)
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu ở ba xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và Phụng Hiệp của huyện Phụng Hiệp trong niên vụ mía 2012-2013 Ở đây có số nông hộ trồng mía chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã khác trong toàn huyện Vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu Nội dung phiếu điều tra gồm: Thông tin khái quát về nông hộ, thông tin về tài chính, thông tin về chi phí và thu nhập Các thông tin về thuận lợi khó khăn về đầu vào đầu ra trong sản xuất để
kiến nghị với mô hình
Bảng 2.1: Phân phối điều tra các xã trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về giống, diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp qua các năm từ các nguồn thông tin như sau: Số liệu thống
kê của Phòng Kinh tế huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang, niên giám thống
Trang 20kê huyện Phụng Hiệp –tỉnh Hậu Giang, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến hiệu quả sản xuất mía của các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác Ngoài ra còn sử dụng các thông tin từ các
website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu như: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả của việc sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn
So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước
để thấy sự chênh lệch
Công thức: Δy = y1 – yo
Yo : Chỉ tiêu năm trước
Y1 : Chỉ tiêu năm sau
Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục
So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị
tương đối của năm trước Được tính bằng công thức:
ΔY=
Yo: Chỉ tiêu năm trước
Y1: Chỉ tiêu năm sau
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Y1- Y0 Y0
X 100%
Y1- Y0
Trang 212.2.3.3 Đối với mục tiêu 2
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Dùng phương pháp hồi qui và tương quan dựa trên hàm sản xuất cobb – Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ
Phương trình hồi qui tổng quát :
LnY = β 0 + β 1 LnX 1 + β 2 LnX 2 +….+ β n LnX n +
Trong đó :
LnY: biến phụ thuộc với Y là năng suất mía của nông hộ (Kg/1000m2)
LnXi : Các biến độc lập (i = 1,2,3,….n) là các yếu tố ảnh hưởng, Xi: bao gồm số lượng giống, số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, số ngày công lao động thuê, hộ có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn của nông hộ
β0, β1, β2 … βn là các tham số : sai số
Bảng 2.2: Các biến trong mô hình hồi quy ảnh hưởng đến năng suất mía
Hotro TH Có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật (giá trị =1 khi hộ có
tập huấn và giá trị =0 khi hộ không có tập huấn)
+
LnNgCLĐGĐ Ln(Số ngày công lao động gia đình/1000m2) +
Năng suất của việc sản xuất mía chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Đề tài này sẽ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu đến năng suất mía như:
số lượng giống; số lượng phân dưỡng chất N, P2O5 và K20; trình độ học vấn;
số năm kinh nghiệm sản xuất; ngày công lao động gia đình, chi phí thuốc và
Trang 22hỗ trợ tập huấn kỹ thuật Để đánh giá các biến trong bảng 2.2 có ảnh hưởng đến năng suất như kỳ vọng hay không, bài viết tiến hành xét dấu kỳ vọng cho từng biến Cụ thể như sau:
- Lượng giống (Giong): số lượng giống mía mà nông hộ sử dụng gieo trồng trong một vụ (kg/1.000m2) Giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất Theo dự đoán, với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng lượng giống sẽ làm năng suất tăng thêm Lượng giống gieo trên cùng một diện tích phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ nên những hộ
sử dụng lượng giống hợp lí sẽ cho năng suất cao
- Lượng phân bón (N, P2O, K2O): gồm lượng phân đạm, lân, kali nguyên chất mà người trồng sử dụng để bón cho cây mía trong một vụ (kg/1.000m2) Phân bón có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mía,
nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt và bổ sung thêm độ màu mỡ cho đất Theo dự đoán, khi lượng phân bón tăng thêm một cách hợp lí
sẽ làm tăng năng suất mía trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
- Lượng lao động gia đình (NgCLĐGĐ): là số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất mía trong một vụ (số ngày công/1000m2) Để cây mía
có điều kiện phát triển tốt thì cần rất nhiều thời gian chăm sóc của lao động gia đình.Vì vậy, theo dự doán thì năng suất mía sẽ tăng thêm khi tăng số ngày công chăm sóc của lao động gia đình với điều kiện các yếu tố khác không đổi
- Chi phí thuốc nông dược (Cpthuoc): là chi phí bằng tiền của lượng thuốc nông dược (gồm thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng) mà nông hộ bỏ ra trong một vụ (đồng/1.000m2) Thuốc nông dược có tác dụng bảo vệ cây mía khỏi các loại sâu bệnh, đồng thời có thể cung cấp dưỡng chất giúp cây phát triển tốt Theo dự đoán, khi nông hộ tăng chi phí thuốc nông dược trong sản xuất thì năng suất mía sẽ tăng thêm với điều kiện yếu tố khác không đổi
- Kinh nghiệm sản xuất (KNSX): là số năm kinh nghiệm mà nông hộ tham gia sản xuất mía Các hộ trồng mía lâu năm sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất như có thể phát hiện sâu bệnh kịp thời, sử dụng lượng phân bón, lượng giống một cách hợp lí Vì vậy, bài viết kỳ vọng khi số năm kinh nghiệm của nông hộ tăng thêm thì năng suất mía sẽ tăng lên với các yếu
Trang 23tố khác không đổi Trong trường hợp số năm kinh nghiệm bằng 1 thì khi lấy log sẽ bị mất đi số quan sát nên bài nghiên cứu đã khắc phục bằng cách cộng thêm 0,1 vào tất cả các quan sát của biến này
- Tập huấn (Hotro TH): là biến giả chỉ việc nông hộ có tham gia tập huấn hay không Nếu nông hộ có tham gia tập huấn sẽ nhận giá trị 1 và ngược lại sẽ nhận giá trị 0 Tập huấn rất quan trọng đối với người sản xuất mía vì ngoài việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thì họ còn được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia để khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất Theo dự đoán, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì các hộ có tham gia tập huấn về sản xuất mía sẽ đạt hiệu quả cao hơn những hộ không được tập huấn
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra những kiến nghị giúp cho nông hộ phát huy điểm mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao sản lượng cho nông hộ sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu
Trang 24Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Đặc điểm chung
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh.Tọa độ địa lý: Từ 9o30'35'' đến 10o19'17'' vĩ độ Bắc và từ 105o14'03'' đến 106o17'57'' kinh độ Đông Phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; phía bắc giáp thành phố Cần Thơ – trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng ĐBSCL Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.601km, chia ra
07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành và Châu Thành A) một thành phố và một thị xã (thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy – nơi hợp thủy của bảy dòng sông lớn)
Địa hình: khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL Trên địa bàn tỉnh có 3 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc
lộ 61B; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây
Có thể chia làm 3 vùng như sau:
Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích
19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ
Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều Diện tích khoảng 16.800 ha,
phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ
Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa,
mía, khóm…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Về nông nghiệp: Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa, cây mía và cây ăn quả các loại
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin và nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam Ngành công nghiệp gạch ngói ở Châu Thành nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan, các mặt hàng gốm sứ cũng phát triển mạnh Thủ công, mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang
Trang 25phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng
Thương mại - dịch vụ và khách sạn nhà hàng tỉnh Hậu Giang phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện.Với một siêu thị, một trung tâm thương mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát
Dân số: Năm 2011, dân số đạt 768.761 người, mật độ 480 người/km2 Mức tăng từ 1,07 - 1,11%/năm Sự gia tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 181,924 người, chiếm 24% Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4% Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6%
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (VA) 14,12% (KH 14 - 14,5%), trong đó khu vực I tăng 5,3% (KH 4 - 5%); khu vực II tăng 17,1% (KH 17 - 18%); khu vực III tăng 19 % (KH 19 - 20%)
Giá trị sản xuất (GO) tăng 18,37% (KH 17 - 18%); trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,2% (KH 5 - 6%), công nghiệp - xây dựng tăng 22,1% (KH 21 - 22%), thương mại - dịch vụ tăng 21,79% (KH 21 - 22%)
Thu nhập bình quân đầu người 19,66 triệu đồng/người/năm, tăng 22,92% so với cùng kỳ, quy tương đương 942 USD/người/năm
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tương đối
tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong
cơ cấu VA Tỷ trọng khu vực I chiếm 31,73% (KH 31,29%), khu vực II chiếm 31,32% (KH 31,52%), khu vực III chiếm 36,95% (KH 37,18%)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 190,15 triệu USD (KH 190 triệu USD), đạt 100,07% KH Kim ngạch nhập khẩu 26,129 triệu USD (KH 20 triệu USD), đạt 130,65 % KH
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 9.631 tỷ đồng (KH 9.000 - 10.000 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư phát triển từ các nguồn ngân sách do địa phương quản lý là 3.000 tỷ đồng, chiếm 31,15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.562 tỷ đồng, vượt 79,7% dự toán Trung ương giao, vượt 7,4% dự toán HĐND tỉnh Tổng thu nội địa 855 tỷ đồng (không tính nguồn thu xổ số kiến thiết 182 tỷ đồng) Tổng chi ngân sách địa phương 4.560 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 1.820 tỷ đồng chiếm 41,3% tổng chi
Trang 263.1.2 Tình hình sản xuất mía tỉnh Hậu Giang
Tình hình sản xuất mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2008 – 2012
có xu hướng giảm về diện tích và sản lượng Tuy nhiên, năng suất mía của tỉnh có sự biến động qua các năm
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mía tỉnh Hậu Giang
Nguồn: Niêm giám thông kê tỉnh Hậu Giang năm,2012
Bảng 3.1 cho thấy từ năm 2008 đến năm 2012 diện tích mía của tỉnh
Hậu Giang đã giảm 1.197 ha từ 15.479 ha (2008) giảm còn 14.282 ha (2012) Diện tích mía của tỉnh giảm nhiều nhất là vào năm 2009 cụ thể giảm 2.518 ha so với năn 2008 nguyên nhân giảm là do nông dân chuyển từ cây mía sang trồng màu và trồng lúa Nhưng bước sang năm 2010, 2011 và 2012 diện tích mía đã tăng lên và tương đối ổn định Diện tích mía có sự dao động trong các năm là do giá mía chưa ổn định nên hộ sản xuất theo xu hướng giá thị trường
Trong giai đoạn 2008 -2011 năng suất mía của tỉnh tương đối ổn định với năng suất dao động khoảng 82,5 tấn/ha, nhưng sang năm 2012 năng suất đã tăng lên 90,0 tấn/ha.Tuy nhiên, năng suất mía đã có dấu hiệu giảm trong năm
2011 với năng suất là 81,52 tấn/ha, giảm 1,1 tấn (tỷ lệ -1,33%) so với năm
2010 Năng suất mía của tỉnh nhiều năm luôn đạt ở mức cao nhờ thực hiện tốt chuyển giao giống mới, đất đai phù hợp và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ khá cao
3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN PHỤNG HIỆP 3.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp có diện tích khoảng 48365,89ha, dân số trung bình khoảng 193.704 người nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927, đường
928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và
Trang 27thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện
Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Hình1: Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp
Huyện Phụng Hiệp có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc gồm: thị trấn Cây Dương, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, xã Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành
Trên địa bàn huyện có 8 trục giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ
61, đường tỉnh 925, đường tỉnh 927, đường tỉnh 927B, đường tỉnh 928, đường tỉnh 928B và đường tỉnh 929 Với vị trí địa lý nêu trên, cho thấy huyện Phụng Hiệp có những thuận lợi sau:
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Nằm kế cận với thị xã Ngã Bảy, trung tâm động lực phát triển kinh tế -
xã hội vùng Đông – Bắc của tỉnh Hậu Giang Ngoài ra Phụng Hiệp còn nằm
Trang 28gần thành phố Cần Thơ là trung tâm động lực phát triển về khoa học và công nghệ của vùng ĐBSCL, lại có nhiều trục giao thông chính chạy qua, nhất là
QL 1A, QL 61, sẽ tạo thuận lợi để huyện có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là các khu vực gần với các đô thị và ven các trục lộ chính
3.2.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau
- Khí hậu:
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt
độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC) Nắng nhiều (trung bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm
- Sông ngòi: Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
3.2.3 Tình hình kinh tế
3.2.3.1 Về nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng
295.543 tấn (Niên giáp thống kê huyện) Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía,
cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo
Trang 29Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780
– 960 đ/kg (phòng nông nghịêp huyện); gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là
Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên
để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng ven các tuyến kênh, rạch Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương , huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu
cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng
3.2.4 Về văn hóa xã hội
3.2.4.1 Dân cư
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, mật độ dân số 400 người/km2 dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người)
Trang 30Bảng 3.2: Dân số trung bình huyện Phụng Hiệp năm 2012
Diện tích (Km2)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/ Km2)
3.2.4.3 Y tế:
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn Công tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm
Trang 31sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện Các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch
3.2.4.4 Văn hóa
Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng
3.2.4.5 Giao thông
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu
tư phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay
xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn
3.2.4.6 Chính sách xã hội
Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ
“đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm…
Trong 6 tháng đầu năm 2013, xây dựng được 21 căn nhà tình nghĩa trị giá 675 triệu đồng; 20 căn nhà tình thương trị giá 641 triệu đồng; đưa 150 đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt; giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.776 lao động, đạt 53,48%; đào tạo nghề cho 400 lao động, đạt 23,81%; tổng số đối tượng bảo trợ xã hội là 5.818 đối tượng, đã mua 5.210 thẻ BHYT với tổng số tiền 2.954 triệu đồng Kịp thời cấp phát chế độ chính sách cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo, … đón Tết, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung Ương và của tỉnh; tiến hành cấp tiền hỗ trợ chi phí học
Trang 32tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho 4.363 học sinh, sinh viên với tổng số tiền 1.696.345.500 đồng; triển khai cấp tiền điện quý I, II cho 10.959 hộ nghèo với tổng số tiền 1,971 tỷ đồng; qua tổng hợp sơ bộ điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo, hiện nay toàn huyện có 10.959 hộ nghèo (tăng 04 hộ so với quý I), chiếm tỷ lệ 22,62% (giảm 3,83% so với đầu năm),
hộ cận nghèo là 5.910 hộ, chiếm tỷ lệ 12,20%; cấp 61.687 thẻ BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo
3.2.4.7 Nguồn lao động
Dân số huyện Phụng hiệp năm 2012 là 193.704 người, với mật độ dân số
400 người/km2 nên số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh
Nguồn: Phòng LĐ & TBXH huyện Phụng Hiệp,2012
Hình 2: Nguồn lao động huyện Phụng Hiệp Theo số liệu thống kê cho thấy số người trong độ tuổi lao động của huyện tăng nhanh qua các năm, cụ t hể: năm 2010 (119.586 người), năm
2011 (121.893 người) tăng 2.307 người, năm 2012 (122.781 người) tăng
888 người Phần lớn dân số tập trung ở vùng nông thôn cho thấy nguồn lao động dồi dàu thuận lợi trong việc sản xuất mía
3.3 Tình hình trồng mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang
3.3.1 Tình hình chung
Theo số liệu thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2012, huyện Phụng Hiệp
là một trong n h ữ n g huyện có diện tích đất trồng mía cao so với các huyện khác trong tỉnh
117000 118000 119000 120000 121000 122000 123000
Trang 33Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp
…
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp,2012
Qua bản số liệu cho thấy diện tích đất trồng mía của huyện Phụng Hiệp tăng ổn định qua các năm cụ thể năm 2010 diện tích đất trồng mía 8.979 ha trong tổng số diện tích đất nông nghiệp là 39.173 ha, chiếm 22.92%; năm
2011 diện tích đất trồng mía tăng lên 9.465 ha trong tổng số diện tích đất nông nghiệp là 39.169 ha, chiếm 24,16%; năm 2012 diện tích đất trồng mía tăng 9.705 ha, trong tổng số diện tích đất nông nghiệp là 39.169 ha, chiếm 24,78% diện tích đất nông nghiệp của huyện Các ngành chức năng và nông dân địa phương xác định cây mía luôn là cây trồng mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần t ăng trưởng kinh tế huyện nhà
3.3.2 Thực trạng sản xuất mía tại huyệ n Phụng Hiệp
3.3.2.1 Giống mía
Xác đị nh mía l à cây trồng có năng suất cao trong phát triển kinh tế t ại địa phương nên trong nhiều năm qua Đảng bộ huyện Phụng Hiệp luôn quan tâm và phát triển mô hình trồng mía c ủa người dân đị a phương
Những năm qua, Casuco đã phối hợp với Viện Nghiên cứu mía đường, trung tâm giống của các tỉnh tìm các giống mía mới có triển vọng về trồng khảo nghiệm, trình diễn tại trại thực nghiệm Hiệp Hưng, các câu lạc bộ nông
Trang 34dân, HTX trồng mía nhằm dần dần thay thế giống mía cũ, bị thoái hóa được nông dân trồng trước đây như giống Hòa Lan tím (CO) dễ nhiễm sâu bệnh, nhiễm sâu đục thân, năng suất thấp; giống VĐ 86-368 bị bệnh than đen Sau nhiều năm chuyển giao giống và mở rộng vùng nguyên liệu, đến nay kết quả đạt được khả quan với trên 90% diện tích trồng giống mía mới
Riêng ở Phụng Hiệp và Ngã Bảy là vùng mía nguyên liệu có năng suất và sản lượng lớn Tuy nhiên vào tháng 9 hàng năm vùng đất này bị ngập nước, phải thu hoạch mía sớm Vì vậy, tuyển chọn giống mía phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tích lũy chữ đường sớm (khoảng 8 tháng cây mía bắt đầu tích lũy chữ đường) và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngập nước Hiện vùng mía chạy lũ (mô hình mía - lúa) có giống mía chín sớm (8 - 9 tháng) như ROC 16, QĐ 93-159 và các giống trồng phổ biến như QĐ11, QD13, ROC 18, ROC22, Suphaburi 7, K94- 2483, DLM 24, VĐ86-368, DLM24, K84-200
3.3.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp qua các năm
Để thấy được thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp trong các năm có nhiều biến động từ năm 2010 đến 2012 ta thường xét trên các phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng như sau:
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp
Tuyệt đối (ha)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (ha)
Tương đối (%) Diện tích
Sảnlượng
(tấn) 745.831 773.286 823.836 27.455 3,86% 50.010 6,54% Năng suất
(tấn/ha) 83,06 81,7 84,89 -1,36 98,0% 3,19 3,90%
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp,2012
Qua số liệu thố ng kê c ủa phò ng Nô ng nghiệp huyệ n c ho thấy diện tích trồng mía luôn tăng dần qua các năm Năm 2011 với diện tích trồng
Trang 35mía khoảng 9.465 ha tăng 486 ha (tương đối 5,41%) so với năm 2010 Năm 2012 với diện tích trồng mía khoảng 9.705 ha tăng 240 ha (tương đối 2,54%) so với năm 2011 Năm 2010 năng suất mía đạt trung bình 83,06 tấn/ha, sang năm 2011 năng suất mía đạt trung bình 81,7 tấn/ha giảm 1,36 tấn/ha (tương đối 98,0%) so với năm 2010 nguyên nhân giảm
về năng suất qua các năm là do mía bị sâu bệnh tấn công, nước lũ về sớm cộng với triều cường nên làm cho hầu hết ruộng mía của bà con chìm trong nước dẫn đến bị mất năng suất và chữ đường bị giảm đi rất nhiều Bước sang năm
2012 năng suất mía đạt trung bình 84,89 tấn/ha tăng 3,19 tấn/ha (tương đối 3,9%) so với năm 2011 Sản lượng mía từng năm tăng
27.455 tấn (2011) và tăng 50.010 tấn (2012) Tuy năng suất mía giảm
nhưng diện tích, sản lượng tăng qua các năm nhờ có sự quan tâm của nhà nước, các trung t âm khuyến nông và các cấp lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương Huyện đã đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần tăng năng suất và sản lượng mía qua từng năm
Trang 36CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 4.1 MÔ TẢ VỀ MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ
Nông hộ được điều tra từ 3 xã: Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng và
Phụng Hiệp Từ đó có kết quả thông tin chung về nông hộ được mô tả trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Thông tin chung về nông hộ trong mẫu điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Qua bảng 4.1, cho thấy rằng các nông hộ trồng mía của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đều nằm ở tuổi trung niên, chủ hộ có độ tuổi trung bình
là 50,88 tuổi Chủ hộ tuổi cao nhất là 86 tuổi và thấp nhất 28 tuổi Số người trung bình mỗi hộ là 7,13 người, cao nhất là 12 người và thấp nhất là hộ có 2 người Phần lớn số nhân khẩu của hộ đều tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mía, trung bình mỗi hộ có 2,64 người tham gia sản xuất mía Theo số liệu điều tra, lực lượng trực tiếp sản xuất mía vẫn chỉ là chủ hộ người có độ tuổi tương đối cao Lực lượng lao động là thanh niên tham gia sản xuất mía tương đối ít, họ thường chọn nhóm ngành nghề khác để làm hoặc do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên lao động có sự dịch chuyển từ nông thôn ra các thành phố lớn…Qua đó, cho ta thấy xu hướng của hộ phụ thuộc vào lao động thuê ngày càng lớn do độ tuổi của lực lượng lao động chính sản xuất mía ngày càng cao, điều này làm cho chi phí lao động tăng lên dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, hiệu quả kinh tế không cao
Nói về loại hình sản xuất kinh doanh của các nông hộ trồng mía thì qua khảo sát ta thấy 100% các hộ trồng mía đều theo loại hình sản xuất hộ cá thể
Do mô hình trồng mía nơi đây đã có truyền thống lâu đời nên hầu hết các hộ đều tận dụng đất nhà để sản xuất và nâng cao thu nhập
tính
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn