Phân tích doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 52)

nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

4.3.2.1. Năng suất và giá bán

Năng suất và giá bán là hai yếu tố quan trọng, quyết định đến doanh thu của nông hộ sản xuất mía. Năng suất và giá bán mía tại huyện Phụng Hiệp có sự biến động giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Sau đây là bảng 4.14 thống kê năng suất và giá bán mía của nông hộ:

Bảng 4.14: Thống kê năng suất và giá bán mía của nông hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Giá bán Đồng/kg 720 1.000 825 47,92 Năng suất Kg/1000 m2 11.250 18.500 14.300 1.739

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Bảng 4.14 cho thấy chất lượng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tương đối tốt. Sự chênh lệch giữa giá thấp nhất và cao nhất tương đối lớn với giá bán thấp nhất 720 đồng/kg và giá bán cao nhất 1000 đồng/kg. Giá bán mía cũng khác nhau theo thời điểm và nhu cầu mía nguyên liệu của nhà máy đường. Những nông hộ bán giá thấp do thu hoạch mía sớm, mía chưa đủ chín chữ đường thấp. Còn những hộ bán có giá cao do thu hoạch mía chín đủ chử đường. Năng suất mía trung bình của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp khá cao, đạt 14.300 kg/1.000 m2. Năng suất thấp nhất là 11.250 kg/1.000 m2, trong khi đó năng suất cao nhất đạt 18.500 kg/1.000 m2. Có sự chênh lệch lớn giữa năng suất cao nhất và năng suất thấp nhất. Nguyên nhân do mỗi nông hộ

có trình độ kỹ thuật, phương thức canh tác và sử dụng số lượng yếu tố đầu vào khác nhau.

4.3.2.2. Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận tính trên 1.000 m2 đất trồng mía

Để có sự phân tích đầy đủ và chính xác, ta có doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía theo hộ trên cùng diện tích đất sản xuất 1.000 m2. Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của hộ tính trên diện tích 1.000 m2 có sự chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất vì năng suất, giá bán, chi phí và ngày công lao động gia đình có sự khác nhau giữa các hộ. Sau đây là bảng 4.15 cho thấy doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía trên diện tích 1.000 m2:

Bảng 4.15: Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập trong sản xuất mía của nông hộ tính trên 1.000 m2

Đơn vị tính: Ngàn đồng/1.000 m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Doanh thu 9.430 16.340 11.928 1.286,41

Lợi nhuận (2.086) 8.652 4.829 1.466,25

Thu nhập 3.348 9.081 5.708 1.211,31

Nguồn:Số liệu điều tra,2013

Bảng 4.15 cho thấy doanh thu trung bình trên diện tích 1.000 m2 của nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp là 11.982 ngàn đồng, doanh thu thấp nhất 9.430 ngàn đồng và doanh thu cao nhất đạt 16.340 ngàn đồng. Sự chênh lệch lớn giữa doanh thu lớn nhất và doanh thu nhỏ nhất là do doanh thu phụ thuộc vào giá bán và năng suất. Trên cùng diện tích đất sản xuất mía là 1.000 m2, năng suất mía của mỗi hộ cũng khác nhau. Những hộ có năng suất mía cao và chất lượng mía tốt (chữ đường cao) bán được giá cao nên doanh thu lớn hơn.

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất đối với hiệu quả sản xuất của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận trung bình trên diện tích 1.000 m2 của nông hộ sản xuất mía là 4.829 ngàn đồng. Trong đó, sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp đạt mức lợi nhuận thấp nhất là 2.086 ngàn đồng/1.000 m2 vì chi phí sản xuất cao do phải thuê mướn lao động với giá cao, năng suất thấp và giá bán thấp. Tuy nhiên, có những hộ đạt được lợi nhuận khá cao, cao nhất là 8.652 ngàn đồng/1.000 m2. Những hộ có lợi nhuận cao nhờ vào sử dụng nhiều

lao động gia đình, tiết kiệm chi phí sản xuất nên giá thành sản xuất thấp, năng suất cao và giá bán cao.

Hộ có thu nhập thất nhất 3.348 ngàn đồng/1.000 m2 do các khoản chi phí về giống, phân bón, lao động cao nhưng doanh thu từ bán mía lại thấp và chi phí lao động gia đình thấp. Ngược lại, hộ có thu nhập cao nhất 9.081 ngàn đồng/1.000 m2 vì chủ yếu sử dụng lao động gia đình và tiết kiệm các khoản chi phí trong khi doanh thu vẫn đảm bảo. Thu nhập trung bình trên diện tích 1.000 m2 là 5.708 ngàn đồng. Đây là mức thu nhập chưa cao với chu kỳ sản xuất kéo dài 1 năm/vụ.

4.3.3. Đánh giá kết quả sản xuất bằng việc phân tích các chỉ số tài chính

Bên cạnh lợi nhuận, các tỷ số tài chính là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động sản xuất mía. Các tỷ số tài chính cơ bản trong sản xuất mía bao gồm: doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/doanh thu, thu nhập/ngày công lao động gia đình và thu nhập/chi phí chưa có lao động gia đình. Sau đây là bảng 4.16 mô tả các tỷ số tài chính trong sản xuất mía của nông hộ:

Bảng 4.16: Các tỷ số tài chính trong sản xuất mía của nông hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Doanh thu/Tổng chi phí Lần 1,22 2,63 1,68 Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần - 0,22 1,63 0,70 Lợi nhuận/Doanh thu Lần - 0,18 0,70 0,40 Thu nhập/Chi phí chưa

có LĐGĐ Lần 0,41 1,90 0,92

Thu nhập/Ngày công

LĐGĐ Ngàn đồng 183,08 4.028,39 679,81

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Theo bảng 4.16, cho thấy có tỷ số giữa doanh thu và chi phí trung bình là 1,68 lần có ý nghĩa là 1 triệu đồng chi phí nông hộ sản xuất mía bỏ ra sẽ thu được 1,68 triệu đồng doanh thu. Nếu doanh thu tăng và chi phí giảm thì doanh thu/chi phí sẽ tăng lên, cao nhất đạt 2,63 lần, ngược lại hộ sản xuất không hiệu quả, chi phí lớn hơn doanh thu nên tỷ số doanh thu/chi phí nhỏ, cụ thể nhỏ nhất 1,22 lần. Tỷ số trung bình doanh thu/chi phí lớn hơn 1 cho thấy sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ số giữa doanh thu/chi phí không cao cho thấy sản xuất mía vẫn còn nhiều hạn chế và chưa khai thác hết giá trị của cây mía, doanh thu chủ yếu từ việc bán mía cho công ty mía

đường. Trong khi đó, chi phí sản xuất mía tương đối lớn và hộ có chi phí lớn hơn doanh thu nên kết quả sản xuất bị lỗ.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí là 0,7 lần có ý nghĩa là 1 triệu đồng chi phí nông hộ sản xuất mía bỏ ra sẽ thu được 0,7 triệu đồng lợi nhuận. Qua đó, cho thấy sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp đạt hiệu quả về mặt sản xuất. Chi phí sản xuất thấp và lợi nhuận cao tỷ số lợi nhuận/chi phí cao nhất 1,63 lần. Tuy nhiên ta thấy chi phí sản xuất mía trung bình của nông hộ vẫn còn cao trong khi lợi nhuận chưa cao nên tỷ suất lợi nhuận chưa đáp ứng được mong muốn của hộ. Bên cạnh đó, không phải tất cả các hộ sản xuất mía đều có lợi nhuận, những hộ sản xuất với chi phí cao nên thua lỗ làm cho tỷ số lợi nhuận/chi phí nhỏ hơn 0, nhỏ nhất (-0,22 lần).

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp là 0,4 lần > 0 cho thấy kết quả sản xuất mía có lời. Lợi nhuận/doanh thu = 0,4 lần, có nghĩa là trong 1 triệu đồng doanh thu có chứa 0,4 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/doanh thu cao nhất (0,7 lần) cho thấy hộ sản xuất đạt hiệu quả cao. Ngược lại, hộ sản xuất bị lỗ nên tỷ số lợi nhuận/doanh thu nhỏ hơn 0. Hộ sản xuất không hiệu quả có tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu nhỏ nhất (-0,18 lần).

Tỷ số trung bình giữa thu nhập và chi phí chưa có LĐGĐ là 0,92 lần. Theo đó, nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí chưa có công LĐGĐ sẽ thu được 0,92 triệu đồng thu nhập trong sản xuất mía. Ta thấy tỷ số mang lại giá trị dương cho thấy sản xuất mía có hiệu quả về sản xuất. Tỷ số Thu nhập/chi phí chưa có lao động gia đình phụ thuộc vào cả thu nhập và chi phí chưa lao động gia đình.

Tỷ số trung bình giữa thu nhập và ngày công lao động gia đình là 679,81 ngàn đồng/ngày công, có nghĩa là 1 ngày công lao động gia đình nông hộ sản xuất mía bỏ ra sẽ nhận được 679,81 ngàn đồng thu nhập. Vì có sự chênh lệch lớn về ngày công lao động gia đình giữa hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và hộ sử dụng lao động thuê là chủ yếu và chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các hộ nên tỷ số thu nhập/ngày công lao động gia đình không có ý nghĩa trong tỷ số nhỏ nhất và lớn nhất.

Qua phân tích các chỉ số tài chính trong việc trồng mía, ta thấy được nông hộ sản xuất mía có mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ và ta càng thấy rỏ hơn về khả năng sinh lời của đồng vốn khi nông hộ đầu tư vào việc trồng mía. Qua đó nông hộ có thể cân nhắc với việc tiếp tục trồng mía hay đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp khác.

So sánh tỷ suất lợi nhuận của việc trồng mía với việc đem vốn gửi ngân hàng để kiếm lời, (giả sử nguồn vốn mà nông hộ trồng trọt là đều tự có) để xem xét hoạt động nào đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông hộ. Ngân hàng được chọn là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm là 0,8%/tháng. Còn tỷ suất lợi nhuận trung bình của một năm trồng mía đối với các hộ trồng mía ở địa bàn huyện Phụng Hiệp là 70%.

Tỷ suất lợi nhuận của nguồn vốn nếu không trồng mía mà đem gửi vào ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng là 12*0,8% = 9.6%. Qua tính toán cho thấy, việc trồng mía đem lại tỷ suất lợi nhuận cao gấp 7,29 lần tỷ suất lợi nhuận đem vốn gửi vào ngân hàng. Đều này có nghĩa là nông hộ đem vốn đầu tư cho việc trồng mía có lợi nhuận gấp 7,29 lần việc đem vốn gửi vào ngân hàng.

Với 1.000 đồng tiền vốn nông hộ đem đầu tư cho việc trồng mía sẽ thu được 70 ngàn đồng/năm, trong khi đó nếu đem tiền gởi vào ngân hàng nông hộ sẽ thu được 9,6 ngàn đồng/năm. Chi phi cơ hội cho việc sử dụng 1 ngàn đồng tiền vốn để trồng mía là 9,6 ngàn đồng. Nếu trừ đi chi phí cơ hội này với 1 ngàn đồng tiền vốn nông hộ vẫn thu được 60,4 ngàn đồng lợi nhuận ròng.

Như vậy, việc trồng mía của nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang không những có hiệu quả về mặt tài chính mà còn đạt hiệu quả về mặt sử dụng vốn trong trồng trọt.

4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Năng suất mía không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên như khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, số lượng giống, chi phí thuốc nông dược sử dụng, ngày công lao động gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, số năm kinh nghiệm sản xuất và hộ có tham gia tập huấn đến năng suất mía vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Từ số liệu thu thập được của 60 nông hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích trên phần mềm Stata thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng mía trong năm 2013 và có bảng kết quả 4.17, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Kiểm định đa cộng tuyến

Qua kết quả phân tích cho thấy, nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ (VIF =1,43 < 10) nên mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định tự tương quan

Để kiểm định mô hình có tự tương quan hay không ta sẽ dựa vào kiểm định Durbin-Watson. Do kiểm định Durbin-Watson là D = 1,66 (1 < D < 3) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Phương pháp sử dụng để phát hiện phương sai sai số thay đổi của mô hình hồi qui phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là kiểm định WHITE:

Giả thuyết: H0: Phương sai sai số không thay đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi.

Chạy kiểm định White bằng phần mềm stata ta được:

Qua bảng4 (phụ lục1) cho thấy P-value = 0,4927(49,27%) >0,05(5%), suy ra chấp nhận giả thuyết H0. Vậy mô hình có phương sai sai số không đổi.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố anh hưởng đến năng suất mía của nông hộ

Các nhân tố Hệ số P_value Hằng số 6,383*** 0,000 LnGiong 5,49*** 0,000 LnN -3,02*** 0,004 LnP 0,21ns 0,836 LnK -0,29ns 0,772 HotroTH 4,43*** 0,000 LnNgCLĐGĐ -1,53ns 0,133 LnCpthuoc 3,59*** 0,001 LnKNSX 2,11** 0,040 LnTrinhđohocvan 2,76*** 0,008 Hệ số R2 0,5549 Hệ số Prob>F 0,0000

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, cho thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,5549 nghĩa là sự biến động năng suất mía của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 55,49%. Nguyên nhân vì sản xuất mía bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích được 55,49% sự biến động của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

Kết quả cho thấy trong 9 biến đưa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê đó là lượng phân N, lượng giống, chi phí thuốc nông dược, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật. Còn 3 biến không có ý nghĩa thống kê là lượng phân P, K và biến lượng lao động gia đình . Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Hệ số ước lượng của biến LnGiong có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nên lượng giống sử dụng có ảnh hưởng đến năng suất đạt được. Hệ số được ước

lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng giống tăng 1%, năng suất có thể tăng 5,49%.

Hệ số ước lượng của biến lnN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nên số lượng dưỡng chất N ảnh hưởng đến năng suất mía. Hệ số được ước lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng N tăng 1% thì năng suất giảm đi 3,02%.

Hệ số ước lượng của biến LnCpthuoc có ý nghĩa thống kê nên ở mức 1% và có giá trị dương, điều này cho thấy chi phí thuốc nông dược tăng có thể làm tăng năng suất. Hệ số ước lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc nông dược tăng 1% thì năng suất có thể tăng 3,59%.

Hệ số ước lượng của biến LnTrinhđohocvan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, điều này cho biết việc trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất mía, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dễ dàng hơn.

Hệ số ước lượng của biến LnKNSX có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)