Phân tích chi phí trồng mía

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)

4.3.1.1. Tổng chi phí sản xuất mía

Chi phí sản xuất mía là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của hộ sản xuất. Tổng chi phí sản xuất mía bao gồm các khoản mục chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí phân bón, chi phí phí giống, chi phí thuốc BVTV và chi phí khác (vốn vay, khấu hao máy móc thiết bị, nguyên liệu). Sau đây là bảng 4.10 mô tả các khoản mục chi phí trên diện tích 1.000 m2 đất sản xuất mía của nông hộ:

Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Đơn vị tính: Ngàn đồng/1.000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí giống 917 3.111 2.016,71 383,34

Chi phí phân bón 888 2.240 1.520,13 326,00

Chi phí thuốc (BVTV) 12 361 54,61 53,19

Chi phí lao động thuê 1.394 4.575 2.743,67 661,64

Chi phí LĐGĐ 137 3.300 878,35 668,82

Chi phí khác 0 160 24,67 367,00

Tổng chi phí 4.606 10.815 7.238,15 1.243,51

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Qua kết quả khảo sát và phân tích ở bảng 4.10 cho thấy có sự chênh lệch về các khoản chi phí như lao động, giống, phân bón, thuốc BVTV. Trong sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình, chi phí giống và chi phí phân bón. Các khoản mục chi phí chiếm tỷ trong thấp là chi phí thuốc BVTV và chi phí khác (vốn vay, khấu hao máy móc thiết bị, nguyên liệu). Sau đây là hình 3 cơ cấu chi phí trong sản xuất mía của nông hộ.

Chi phí Giống; 27,86% Chi Phí Phân; 21,00% Chi Phí BVTV; 0,75% Chi phí LĐ Thuê; 37,91% Chi Phí Khác; 0,34% Chi phí LĐGĐ; 12,14%

Chi phí Giống Chi Phí Phân Chi Phí BVTV

Chi phí LĐ Thuê Chi phí LĐGĐ Chi Phí Khác

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Hình 4: Cơ cấu chi phí bình quân trong sản xuất mía của nông hộ trên 1.000m2 đất trồng mía

Hình 4 cho thấy chi phí lao động thuê (37,91%) chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là chi phí giống (27,86%), chi phí phân (21%), chi phí lao động gia đình (12,14%), chi phí BVTV (0,75%), chi phí khác (0,34%).

Qua phân tích tỷ trọng chi phí sản xuất mía, ta thấy chi phí lao động, chi phí giống, chi phí phân bón là ba khoản mục chi phí quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí sản xuất mía của nông hộ. Ba chi phí là chi phí lao động, chi phí giống và chi phí phân bón đã chiếm đến 86,77% tổng chi phí sản xuất mía. Do đó, việc tiết kiệm và sử dụng hợp lý các khoản chi phí lao động, chi phí giống và chi phí phân bón sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và kết quả sản xuất mía của nông hộ. Các khoản mục chi phí còn lại là chi phí lao động gia đình, chi phí thuốc BVTV và chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp (13,23%) tổng chi phí sản xuất mía nên không tác động nhiều đến chi phí sản xuất mía.

4.3.1.2. Chi phí giống

Chi phí giống phụ thuộc vào số lượng và giá mía giống. Khi hộ sử dụng số lượng giống nhiều hơn hoặc mua giống với giá cao thì chi phí giống tăng cao. Ngược lại, hộ sử dụng số lượng giống ít và giá mía giống thấp thì chi phí giống thấp. Chi phí giống trên cùng diện tích 1.000 m2 đất sản xuất mía có sự chênh lệch, Chi phí thấp nhất (917 ngàn đồng/1.000 m2) và cao nhất (3.111 ngàn đồng/1.000 m2). Nguyên nhân có sự chênh lệnh lớn giữa chi phí giống cao nhất và thấp nhất là do chi phí giống phụ thuộc vào giá mía giống và số lượng mía giống. Ngoài ra, chi phí giống có thể tăng do lũ lụt hoặc trong khâu chọn giống mía có chất lượng thấp làm chết giống do đó nông hộ phải thêm một khoảng chi phí trong khâu này. Vì vậy, muốn sản xuất có hiệu quả thì nông hộ lựa chọn hợp lý giống mía cũng như mật độ trồng để giảm chi phí sản xuất, sau đây là bảng 4.11 mô tả số lượng giống nông hộ sử dụng và giá mía giống mà nông hộ trồng.

Bảng 4.11: Số lượng giống và giá mía giống nông hộ sử dụng Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng giống

(kg/1.000 m2) 615 1.571 1.132 191,92 Giá giống

(đồng/1.000m2) 1.400 2.000 1.774 126,38

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Bảng 4.11 cho thấy số lượng giống được nông hộ sử dụng cũng khác nhau trên cùng diện tích 1.000 m2, nhiều nhất (1571 kg) và thấp nhất (615 kg), trung bình là 1.132 kg mía giống với giá mía giống dao động trong khoảng 1.400 đến 2.000 đồng/kg, trung bình 1.774 đồng/kg. Số lượng giống có sự khác nhau giữa các hộ là do kinh nghiệm sản xuất và các yếu tố tự nhiên tác động đến tỷ lệ nảy mầm của giống. Những hộ có nhiều kinh nghiệm về giống mía đang sản xuất và điều kiện đất đai màu mỡ, cấp thoát nước tốt sử dụng giống ít hơn. Vì vậy, chi phí giống sẽ thấp và ngược lại là hộ phải trồng lại, dặm lại nhiều lần hoặc nông hộ trồng mía với mật độ dầy nên có chi phí giống rất cao.

4.3.1.3. Chi phí lao động

Trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất mía là 1.000 m2, chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình có sự chênh lệnh lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê tỷ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào số lượng lao động gia đình có ở mỗi hộ. Hộ

có nhiều lao động gia đình và chỉ tập trung vào sản xuất mía thì chi phí lao động thuê thấp và chi phí lao động gia đình cao. Ngược lại, hộ không có nhiều lao động gia đình sản xuất mía sẽ sử dụng chủ yếu lao động thuê cao và chi phí lao động gia đình thấp.

Chi phí lao động thuê trung bình là 2.774 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí lao động gia đình trung bình là 878,35 ngàn đồng/1.000 m2. Theo điều tra, giá lao động gia đình tính được dựa trên giá lao động thuê của nông hộ, giá thuê lao động làm đất, vô chân và thu hoạch đã tăng so với niên vụ trước trung bình từ 10 ngàn đồng/ngày công đến 20 ngàn đồng/ngày công. Đặc biệt là chi phí thuê lao động đào hộc, vô chân và thu hoạch ngày càng có xu hướng tăng cao do phần lớn nông hộ đều cần thuê lao động thực hiện ba khâu này. Đến giai đoạn cao điểm của ba hoạt động trên, lực lượng lao động tại địa phương có dấu hiệu khan hiếm, hộ phải chấp nhận thuê lao động giá cao.

Hộ không tốn chi phí lao động thuê do hộ sử dụng toàn bộ lao động gia đình trong tất cả các khâu của quá trình canh tác mía. Đến giai đoạn thu hoạch, thì các hộ tập hợp lại làm dàn công cho nhau nên không tốn chi phí lao động thuê. Chính vì thế các hộ này có chi phí lao động gia đình cao, cao nhất (3.300 ngàn đồng/1.000 m2).

Số ngày công là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê. Vì vậy, sau đây là bảng 4.12, mô tả số ngày công lao động gia đình và số ngày công lao động thuê:

Bảng 4.12: Mô tả số ngày công lao động gia đình và số ngày công lao động thuê được nông hộ sử dụng

Đơn vị tính: Ngày công/1.000 m2

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Ngày công LĐGĐ 1,14 30,00 8,40 6,38

Ngày công lao động thuê 0 26,40 9,23 5,42

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Bảng 4.12 cho thấy có hộ sử dụng lao động nhà trong tất cả các khâu. Ngược lại, là các hộ sử dụng lao động thuê là chủ yếu, nông hộ chỉ tham gia công việc như bón phân, tưới nước nên số ngày công thuê nhiều, nhiều nhất (30 ngày công/1.000 m2) và số ngày công lao động gia đình rất ít, thấp nhất (1,14 ngày công/1.000 m2).Tùy theo từng khâu trong sản xuất mía mà cần số lượng lao động khác nhau và thời gian lao động cũng khác nhau.

4.3.1.4. Chi phí phân bón

Trong quá trình trồng mía thì việc bón phân là một trong những khâu quan trọng trong việc nâng cao năng suất mía. Và việc bón phân đúng lúc, đúng liều lượng không những tiết kiệm được chi phí mà còn giúp cho hiệu quả trồng mía được tốt hơn. Chính việc sử dụng phân bón dựa trên kinh nghiệm bón phân không đúng không những làm lãng phí phân bón mà còn làm cho chi phí tăng lên cao.

Nhìn vào bảng 4.10 chúng ta có thể thấy, chi phí phân bón trung bình là 1.520,13 ngàn đồng/1.000 m2 và có sự chênh lệch giữa chi phí phân bón nhỏ nhất (888 ngàn đồng/1.000 m2) và chi phí bón phân lớn nhất (2.240 ngàn đồng/1.000 m2). Nguyên nhân do hộ không có điều kiện về vốn sẽ bón phân với số lượng ít trong khi hộ có chi phí phân bón cao là do sử dụng phân với liều lượng nhiều. Chi phí phân bón trong sản mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp gồm có chi phí phân Ure, chi phí phân DAP, chi phí phân NPK và chi phí phân bón khác như super lân, phân trung vi lượng.

Chi phí Phân DAP; 9,20%

Chi phí Phân LAN;

1,43% Chi Phí Phân URE;

12,37%

Chi Phí Phân NPK; 77%

Chi Phí Phân URE Chi Phí Phân NPK

Chi phí Phân DAP Chi phí Phân LAN

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Hình 5: Cơ cấu chi phí phân bón trong sản xuất mía của nông hộ Hình 5 cho thấy chi phí phân NPK chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm hơn 1/3 trong cơ cấu chi phí phân bón với 77%, chi phí phân NPK trung bình là 1.085 ngàn đồng/1000m2. Do trong phân NPK có nhiều nguyên tố đa lượng giúp mía phát triển ở nhiều mặt, các nông hộ thường sử dụng phân NPK với

nhiều loại hàm lượng như 20-20-15, 25-25-5, 16-16-8. Chi phí phân Ure trung bình là 183 ngàn đồng/1000 m2, chiếm tỷ trọng 12,37%. Do nông hộ quan tâm nhiều đến năng suất mía nên trong mỗi giai đoạn phát triển của mía, nông hộ đều sử dụng phân Ure với liều lượng nhiều khá nhiều. Bên cạnh đó, chi phí phân DAP (150 ngàn đồng/1000 m2) và chi phí phân lân (15 ngàn đồng/1000 m2) chiếm tỷ trọng khá thấp với tỷ trọng lần lượt là 9,2% và 1,43%. Từ số lượng phân NPK, Ure, DAP và được nông hộ sử dụng, ta có thành phần dưỡng chất N, P2O5 và K2O chủ yếu. Sau đây là bảng 4.13 mô tả lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O được nông hộ sử dụng:

Bảng 4.13: Số lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra

Đơn vị tính: kg/1.000 m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng N 13,40 48,20 27,22 8,13 Số lượng P2O5 11,40 47,50 22,80 7,38 Số lượng K2O 2,30 18,00 6,60 2,82

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất hoạt động sản xuất lúa. Chi phí phân bón cũng cao hơn rất nhiều các chi phí đầu vào khác. Nên bón loại phân nào, liều lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào là hợp lý nhất thường do nông dân làm theo kinh nghiệm bản thân. Các loại phân nông dân thường sử dụng là: Ure , DAP, NPK.

N: Là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của protein. Ta thấy lượng dưỡng chất N được sử dụng tương đối lượng N thấp nhất (13,4 kg/1.000 m2) và nhiều nhất (48,20 kg/1.000 m2) và trung bình (27,22 kg/1.000 m2). Bón phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây mía, có kích thước to, quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất mía.

P2O: Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây mía. Lượng P2O5 nhiều nhất (47,5 kg/1.000 m2), thấp nhất (11,40 kg/1.000 m2) và trung bình là (22,8 kg/1.000 m2).P2O kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất, tạo thêm điều kiện cho cây chống được hạn, đổ ngã, và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, P2O còn có tác dụng tổng hợp chất đạm cho cây.

K2O: Đáng chú ý là lượng dưỡng chất K2O lượng dưỡng chất này quyết định đến chữ đường của cây mía giúp quá trình vận chuyển và tổng hợp các

chất làm cây cứng cáp, chống ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh khi thu hoạch nhưng nông hộ sử dụng ít, trung bình là 6,6 kg/1.000 m2 . Trong đó, mía rất cần K2O do vậy lượng K2O bón cho mía phải đủ lớn, hoặc tương đương với lượng N. Thiếu K2O không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng mía. Đủ K2O không chỉ làm tăng hàm lượng đường mà còn giữ được hàm lượng nước mía trong cây, đặc biệt khi thời vụ thu hoạch bị kéo dài. K2O còn làm tăng hiệu quả sản xuất mía gốc.

Nguyên nhân của sự khác nhau về lượng dưỡng chất N, P2O5, và K2O là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân hoặc học hỏi từ hàng xóm, láng giềng. Dựa vào kinh nghiệm của mình, nông dân hình thành một công thức về liều lượng phân bón cho mảnh đất của mình và áp dụng công thức bón này qua các vụ và các năm. Ngoài ra, lượng phân bón được sử dụng còn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Do vậy liều lượng của từng hộ ít biến động qua các vụ. Chi phí phân bón là tổng số tiền mà nông hộ bỏ ra mua các loại phân bón để bón cho diện tích lúa được sản xuất trên tổng diện tích đất mà nông hộ sản xuất.

4.3.1.5. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Sâu bệnh là một trong những loại bệnh mà cây trồng nào cũng có và trong đó có cây mía. Một số sâu bệnh thường gặp trên cây mía là các loại sâu đục thân, dế, rệp, bệnh than…Trong số các loại sâu kể trên thì thấy có loại sâu đục thân là hầu hết các nông dân đều chú ý tiêu diệt. Vì vậy để hạn chế sâu đục thân và dế phá hoại ở giai đoạn đầu thì người nông dân thường rải Basudin 10H theo rãnh lúc đặt hom hoặc trộn chung với phân rải để hạn chế sâu đục thân ngọn mía.

Nhìn bảng 4.10 cho thấy, chi phí sử dụng thuốc BVTV nhỏ nhất là 12 ngàn đồng/1.000 m2, chi phí lớn nhất là 361 ngàn đồng/1.000 m2 và chi phí sử dụng thuốc BVTV trung bình 54,61 ngàn đồng/1.000 m2. Qua bảng số liệu trên cho thấy đa phần thì chi phí mà nông hộ sử dụng thuốc BVTV thấp so với chi phí phân bón mà nông hộ đã bỏ ra, có hộ không sử dụng thuốc BVTV vì ruộng nông hộ không có nhiều cỏ hoặc do nông hộ làm cỏ bằng thủ công thay cho thuốc để tiết kiệm chi phí. Thuốc diệt cỏ và thuốc khai hoang thường được nông hộ sử dụng vào lúc thu hoạch xong va trồng lại cây mía con.

Nhưng trong quá trình khảo sát và tìm hiểu thì thấy có một số hộ nông dân không sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt sâu bệnh mà họ trực tiếp tiêu diệt bằng biện pháp thủ công đó là chặt bỏ những cây mía bị sâu bệnh. Chính điều này giúp người nông dân có thể giảm được chi phí trong việc mua thuốc diệt sâu bệnh. Chi phí thuốc BVTV trong bài không được tính theo nồng độ

nguyên chất mà dựa trên giá thành mà nông hộ mua thuốc, nếu dịch bệnh nhiều thì sử dụng lượng thuốc BVTV nhiều và ngược lại, nông dân sử dụng thuốc BVTV dựa trên hướng dẫn trên nhãn hiệu thuốc, theo người bán thuốc và theo kinh nghiệm của bản thân.

4.3.1.6. Chi phí khác

Các chi phí khác bao gồm chi phí vốn vay, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nguyên liệu tưới. Hộ có tổng chi phí vốn vay, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nguyên liệu tưới trung bình 24,67 ngàn đồng/1.000m2, lớn nhất 160 ngàn đồng/1.000m2 và thấp nhất (0 ngàn đồng/1.000m2). Nguyên nhân vì chi phí vốn vay, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nguyên liệu tưới có sự khác nhau là do nhu cầu sử dụng giữa các hộ.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)