3.3.2.1. Giống mía
Xác đị nh mía l à cây trồng có năng suất cao trong phát triển kinh tế t ại địa phương nên trong nhiều năm qua Đảng bộ huyện Phụng Hiệp luôn quan tâm và phát triển mô hình trồng mía c ủa người dân đị a phương.
Những năm qua, Casuco đã phối hợp với Viện Nghiên cứu mía đường, trung tâm giống của các tỉnh tìm các giống mía mới có triển vọng về trồng khảo nghiệm, trình diễn tại trại thực nghiệm Hiệp Hưng, các câu lạc bộ nông
dân, HTX trồng mía nhằm dần dần thay thế giống mía cũ, bị thoái hóa được nông dân trồng trước đây như giống Hòa Lan tím (CO) dễ nhiễm sâu bệnh, nhiễm sâu đục thân, năng suất thấp; giống VĐ 86-368 bị bệnh than đen.... Sau nhiều năm chuyển giao giống và mở rộng vùng nguyên liệu, đến nay kết quả đạt được khả quan với trên 90% diện tích trồng giống mía mới.
Riêng ở Phụng Hiệp và Ngã Bảy là vùng mía nguyên liệu có năng suất và sản lượng lớn. Tuy nhiên vào tháng 9 hàng năm vùng đất này bị ngập nước, phải thu hoạch mía sớm. Vì vậy, tuyển chọn giống mía phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tích lũy chữ đường sớm (khoảng 8 tháng cây mía bắt đầu tích lũy chữ đường) và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngập nước. Hiện vùng mía chạy lũ (mô hình mía - lúa) có giống mía chín sớm (8 - 9 tháng) như ROC 16, QĐ 93-159 và các giống trồng phổ biến như QĐ11, QD13, ROC 18, ROC22, Suphaburi 7, K94- 2483, DLM 24, VĐ86-368, DLM24, K84-200.
3.3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp qua các năm
Để thấy được thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp trong các năm có nhiều biến động từ năm 2010 đến 2012 ta thường xét trên các phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng như sau:
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối (ha) Tương đối (%) Tuyệt đối (ha) Tương đối (%) Diện tích (ha) 8.979 9.465 9.705 486 5,41% 240 2,54% Sảnlượng (tấn) 745.831 773.286 823.836 27.455 3,86% 50.010 6,54% Năng suất (tấn/ha) 83,06 81,7 84,89 -1,36 98,0% 3,19 3,90%
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp,2012
Qua số liệu thố ng kê c ủa phò ng Nô ng nghiệp huyệ n c ho thấy diện tích trồng mía luôn tăng dần qua các năm. Năm 2011 với diện tích trồng
mía khoảng 9.465 ha tăng 486 ha (tương đối 5,41%) so với năm 2010. Năm 2012 với diện tích trồng mía khoảng 9.705 ha tăng 240 ha (tương đối 2,54%) so với năm 2011. Năm 2010 năng suất mía đạt trung bình 83,06 tấn/ha, sang năm 2011 năng suất mía đạt trung bình 81,7 tấn/ha giảm 1,36 tấn/ha (tương đối 98,0%) so với năm 2010 nguyên nhân giảm về năng suất qua các năm là do mía bị sâu bệnh tấn công, nước lũ về sớm cộng với triều cường nên làm cho hầu hết ruộng mía của bà con chìm trong nước dẫn đến bị mất năng suất và chữ đường bị giảm đi rất nhiều. Bước sang năm 2012 năng suất mía đạt trung bình 84,89 tấn/ha tăng 3,19 tấn/ha (tương đối 3,9%) so với năm 2011. Sản lượng mía từng năm tăng 27.455 tấn (2011) và tăng 50.010 tấn (2012). Tuy năng suất mía giảm nhưng diện tích, sản lượng tăng qua các năm nhờ có sự quan tâm của nhà nước, các trung t âm khuyến nông và các cấp lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương. Huyện đã đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần tăng năng suất và sản lượng mía qua từng năm.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 4.1. MÔ TẢ VỀ MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1. Thông tin chung về nông hộ
Nông hộ được điều tra từ 3 xã: Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng và Phụng Hiệp. Từ đó có kết quả thông tin chung về nông hộ được mô tả trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Thông tin chung về nông hộ trong mẫu điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Qua bảng 4.1, cho thấy rằng các nông hộ trồng mía của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đều nằm ở tuổi trung niên, chủ hộ có độ tuổi trung bình là 50,88 tuổi. Chủ hộ tuổi cao nhất là 86 tuổi và thấp nhất 28 tuổi. Số người trung bình mỗi hộ là 7,13 người, cao nhất là 12 người và thấp nhất là hộ có 2 người. Phần lớn số nhân khẩu của hộ đều tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mía, trung bình mỗi hộ có 2,64 người tham gia sản xuất mía. Theo số liệu điều tra, lực lượng trực tiếp sản xuất mía vẫn chỉ là chủ hộ người có độ tuổi tương đối cao. Lực lượng lao động là thanh niên tham gia sản xuất mía tương đối ít, họ thường chọn nhóm ngành nghề khác để làm hoặc do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên lao động có sự dịch chuyển từ nông thôn ra các thành phố lớn…Qua đó, cho ta thấy xu hướng của hộ phụ thuộc vào lao động thuê ngày càng lớn do độ tuổi của lực lượng lao động chính sản xuất mía ngày càng cao, điều này làm cho chi phí lao động tăng lên dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, hiệu quả kinh tế không cao.
Nói về loại hình sản xuất kinh doanh của các nông hộ trồng mía thì qua khảo sát ta thấy 100% các hộ trồng mía đều theo loại hình sản xuất hộ cá thể. Do mô hình trồng mía nơi đây đã có truyền thống lâu đời nên hầu hết các hộ đều tận dụng đất nhà để sản xuất và nâng cao thu nhập.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ Tuổi 28 86 50,88 11,81
Số nhân khẩu Người/hộ 2 12 7,13 2,82 Số lao động tham
4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn của lao động quản lý và điều hành sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất mía của nông hộ, dựa vào học vấn của mình nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất. Bảng 4.2 dưới đây cho biết trình độ học vấn của các lao động điều hành sản xuất trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía
Trình độ học vấn Tần số Tỷ trọng (%) Cấp 1 25 41,6 Cấp 2 21 30,1 Cấp 3 14 28,3 Khác (trung cấp trở lên) 0 0,0 Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Qua bảng 4.2 cho thấy, trình độ học vấn của nông hộ trồng mía huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tương đối, tuy không có hộ nào không biết chữ nhưng đa phần người trồng mía nơi đây đều có trình độ bậc tiểu học. Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy số người trồng mía có trình độ cấp 1 và cấp 2 rất cao (trong đó cấp 1 chiếm 41,60% và cấp 2 là 30,10% và trong 60 hộ được khao sát thì trình độ học vấn cấp 3 chiếm 28,30%. Mặc dù trình độ của người nông dân nơi đây thấp nhưng đa phần đều biết chữ nên điều này sẽ giúp cho việc bà con trong địa bàn có thể tiếp nhận được các kỹ thuật tiến bộ, công nghệ cao và nâng cao được kỹ thuật trồng của bản thân thông qua sách báo và truyền thông.
4.1.3. Lý do chọn sản xuất mía
Tại huyện Phụng Hiệp, một lượng lớn nông dân có truyền thống trồng mía từ lâu đời, trong đó cũng có không ít những hộ đã chuyển từ cây trồng khác qua cây mía trong những năm gần đây do nhận thấy cây mía thích hợp với vùng đất địa phương, năng suất cao và dễ bán vì có các nhà máy đường đóng trên địa bàn tỉnh, do đó cũng chính là nguyên nhân chính để các nông hộ lựa chọn mô hình sản xuất mía trong năm. Sau đây là bảng 4.3 trình bày các lý do chọn sản xuất mía của nông hộ.
Bảng 4.3 : Lý do chọn sản xuất mía của các nông hộ huyện Phụng hiệp
Lý do chọn sản xuất mía Tần số Tỷ trọng (%)
Có kinh nghiệm trồng mía 22 36,7
Đất đai phù hợp 16 26,6
Dễ trồng 15 25,0
Lợi nhuận cao hơn cây khác 6 10,0
Khác 1 1,7
Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Mỗi nông hộ đều có những ý kiến khác nhau khi chọn mía là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của mình. Lý do quan trọng nhất để người nông dân chọn mía để trồng đó là có kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết trong quá trình sản xuất mía và nông hộ cũng cho rằng khi có được kinh nghiệm thì việc sản xuất mía sẽ được hiệu quả cao. Lý do này chiếm 36,7% trong 60 hộ được phỏng vấn (22/60 hộ). Và một lý do khác thứ hai là đất đai phù hợp, việc đất đai phù sẽ giúp cho cây trồng có thể phát triển tốt, có sức sống cao và đạt hiệu quả về năng suất. Lý do này chiếm 26,6% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn hộ nông dân trồng mía của huyện Phụng Hiệp còn thấy một lý do khác đó là mía là một loại cây công nghiệp dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, lý do này chiếm 25% trong tổng số 60 hộ khảo sát. Các lý do còn lại lần lượt là: lợi nhuận cao hơn cây khác (10%) và lý do khác chiếm 1,7% các lý do này chiếm tỷ trọng không cao trong hộ điều tra.
4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ 4.2.1. Lịch thời vụ và quy trình sản xuất
Qua kết quả khảo sát cho thấy lịch thời vụ và quy trình sản xuất mía của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có sự chênh lệch về thời gian và không có sự đồng nhất giữa các hộ cũng như các xã. Sau đây là hình 2 sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất mía của nông hộ:
(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)
Hình 3: Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất mía của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp
Hình 3 Cho thấy quy trình sản xuất mía yêu cầu nhiều thời gian và phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau, mỗi hộ sản xuất lại quyết định xuống giống sớm hay muộn, bón phân và đánh lá bao nhiêu lần, thu hoạch sau bao nhiêu tháng cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lại có sự tương đồng giữa các khu vực, sự chênh lệnh về thời gian là không đáng kể, có thể từ 10 đến 15 ngày hoặc 1 tháng trở lại. Theo điều tra, đa số nông hộ trồng mới mía vào khoảng tháng 11 do chờ khi nước lũ rút và sau 10 đến 11 tháng nông hộ tiến hành thu hoạch.
Làm đất + Trồng
(Vệ sinh đất, đào hộc, chặt hom giống, đặt hom giống, tưới) Tháng 11 Bón phân + vô chân ấm + tưới
Bón phân; phả hộc; phun thuốc
Làm cỏ; đánh lá lần 1 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Đánh lá lần 2; bón phân 1 tháng Đánh lá lần 3; bơm sình 1 tháng 1 tháng 1,5 tháng Tháng 3 Tháng 5 1,5 tháng Thu hoạch Tháng 9 2 - 4 tháng
4.2.2. Kinh nghiệm sản xuất mía của nông hộ
Vì mía là cây công nghiệp hàng năm và là cây trồng truyền thống của người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nên số năm kinh nghiệm được chia theo các khoảng: số năm kinh nghiệm đến 10 năm, từ khoảng 11-15 năm và >15 năm.
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm sản xuất của hộ trong mẫu điều tra
Số năm kinh nghiệm Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
> 15 năm 29 48,3
Từ 11 - 15 năm 18 30,0
≤ 10 năm 13 21,7
Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Bảng 4.4 cho thấy các hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp có kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Trong tổng số mẫu điều tra, số hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất mía lớn hơn 15 năm chiếm đến 48,3%. Số hộ có số năm kinh nghiệm từ 11-15 năm chiếm 30% và số hộ có năm kinh nghiệm ≤ 10 năm chiếm 21,7%. Số năm kinh nghiệm của nông hộ cao vì cây mía đã đưa về huyện Phụng Hiệp sản xuất lâu năm, phần lớn các chủ hộ đều là người định cư ở địa phương nhiều năm và có độ tuổi trung bình tương đối cao. Nông hộ ở huyện Phụng Hiệp chủ yếu sản xuất mía theo kinh nghiệm canh tác tích lũy nhiều năm.
4.2.3. Thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ
Tại huyện Phụng Hiệp, nông hộ sử dụng đa dạng các giống mía khác nhau, các giống mía được nông hộ chọn sản xuất là ROC216, ROC13, K92, QD13. Sau đây là bảng 4.5 mô tả thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ.
Bảng 4.5: Thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ trong mẫu điều tra
Tên giống mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
ROC16 38 63,33
ROC13 13 21,67
Khác (K92, QD13, kết hợp
nhiều giống) 9 15,00
Tổng 60 100,0
Bảng 4.5 cho thấy giống mía ROC16 chiếm tỷ trọng cao nhất (63,33%) trong tổng số giống mía mà nông hộ trồng. Giống mía này được nông hộ chọn trồng nhiều bởi vì giống mía này rất phù hợp vùng đất Phụng Hiệp với những đặc tính ưu việc như chín sớm (thời gian thu hoạch 10 – 11 tháng), tỷ lệ nảy mầm cao, đẻ nhánh tốt, sinh trưởng khỏe, kháng sâu-bệnh tốt, không bị đỗ ngã, ít bị trỗ cờ và năng suất trên 120 tấn/ha. Giống ROC13, K92 và QD13 do đa số nông hộ có nhiều kinh nghiệm trồng và năng suất cao nên được nông hộ sử dụng nhiều với tỷ trọng lần lượt 21,67%, 15%.
Lý do chọn giống mía để sản xuất của nông hộ tập trung vào năng suất cao, truyền thống gia đình, ít sâu bệnh và đất đai phù hợp. Sau đây là bảng 4.6, mô tả lý do chọn giống trong sản xuất mía của nông hộ:
Bảng 4.6: Mô tả lý do chọn giống mía của nông hộ
Lý do chọn giống Tần số Tỷ trọng (%)
Đất đai phù hợp 36 60,0
Năng suất cao 13 21,7
Ít sâu bệnh 7 11,6
Khác 4 6,7
Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Qua bảng 4.6, cho thấy 3 yếu tố, năng suất cao, ít sâu bệnh, đất đai đã chiếm đến 93,3% lý do chọn giống mía của nông hộ. Đặc biệt là người sản xuất mía rất quan tâm đến chất lượng mía thông qua tỷ lệ hộ quan tâm đến đất đai phù hợp cao chiếm đến 60,0% (36/60 hộ). Yếu tố chọn giống mía được nông hộ quan tâm nhiều thứ hai là năng suất cao và truyền thống gia đình với tỷ lệ 21,7%. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ chưa cao (11,6%) nhưng yếu tố ít sâu bệnh cũng được nông hộ quan tâm và chọn sản xuất. Lý do khác chiếm 6,7% tỷ lệ không đáng kể nhưng cũng góp phần vào việc chọn giống của nông hộ.
Những nơi cung cấp giống mà nông hộ tin tưởng và chọn mua là thương lái, nông hộ tự để lại giống của vụ trước, trung tâm giống. Sau đây là bảng 4.7 mô tả nơi mua giống mía của nông hộ huyện Phụng Hiệp.
Bảng 4.7: Mô tả nơi mua giống mía của nông hộ
Nơi mua giống Tần số Tỷ trọng (%)
Thương lái 55 91,6
Tự cung cấp 4 6,7
Khác 1 1,7
Tổng 60 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)
Bảng 4.7 cho thấy nông hộ chọn nơi mua giống từ thương lái nhiều nhất. Có đến 55 hộ, chiếm 91,6% tổng số hộ, chọn thương lái là nơi mua giống vì thực tế sản xuất của vụ trước và thương lái là mối quen bán giống mía hàng năm cho nông dân nên giúp nông hộ an tâm và tin tưởng vào giống mía đã chọn. Bên cạnh đó, để thuận tiện trong khâu vận chuyển và đồng thời chủ động được thời gian trồng mới, tiết kiệm chi phí mua giống nên một số nông hộ để lại giống mía của vụ trước và trồng lại cho vụ sau, tỷ lệ 6,7%. Tổng tỷ lệ của hai nơi thương lái, tự cung cấp 98,3% tổng nơi mua giống của nông hộ. Các nơi còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể là mua từ nông dân khác, mua từ người thân.
4.2.4. Thông tin về kỹ thuật canh tác
Ngày nay, trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt hay thủy sản của bất cứ vùng miền nào người ta cũng rất chú trọng đến việc áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như việc tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân để họ áp dụng vào quá trình sản