Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 56)

Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Năng suất mía không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên như khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, số lượng giống, chi phí thuốc nông dược sử dụng, ngày công lao động gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, số năm kinh nghiệm sản xuất và hộ có tham gia tập huấn đến năng suất mía vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Từ số liệu thu thập được của 60 nông hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích trên phần mềm Stata thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng mía trong năm 2013 và có bảng kết quả 4.17, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Kiểm định đa cộng tuyến

Qua kết quả phân tích cho thấy, nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ (VIF =1,43 < 10) nên mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định tự tương quan

Để kiểm định mô hình có tự tương quan hay không ta sẽ dựa vào kiểm định Durbin-Watson. Do kiểm định Durbin-Watson là D = 1,66 (1 < D < 3) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Phương pháp sử dụng để phát hiện phương sai sai số thay đổi của mô hình hồi qui phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là kiểm định WHITE:

Giả thuyết: H0: Phương sai sai số không thay đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi.

Chạy kiểm định White bằng phần mềm stata ta được:

Qua bảng4 (phụ lục1) cho thấy P-value = 0,4927(49,27%) >0,05(5%), suy ra chấp nhận giả thuyết H0. Vậy mô hình có phương sai sai số không đổi.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố anh hưởng đến năng suất mía của nông hộ

Các nhân tố Hệ số P_value Hằng số 6,383*** 0,000 LnGiong 5,49*** 0,000 LnN -3,02*** 0,004 LnP 0,21ns 0,836 LnK -0,29ns 0,772 HotroTH 4,43*** 0,000 LnNgCLĐGĐ -1,53ns 0,133 LnCpthuoc 3,59*** 0,001 LnKNSX 2,11** 0,040 LnTrinhđohocvan 2,76*** 0,008 Hệ số R2 0,5549 Hệ số Prob>F 0,0000

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, cho thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,5549 nghĩa là sự biến động năng suất mía của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 55,49%. Nguyên nhân vì sản xuất mía bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích được 55,49% sự biến động của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

Kết quả cho thấy trong 9 biến đưa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê đó là lượng phân N, lượng giống, chi phí thuốc nông dược, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật. Còn 3 biến không có ý nghĩa thống kê là lượng phân P, K và biến lượng lao động gia đình . Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Hệ số ước lượng của biến LnGiong có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nên lượng giống sử dụng có ảnh hưởng đến năng suất đạt được. Hệ số được ước

lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng giống tăng 1%, năng suất có thể tăng 5,49%.

Hệ số ước lượng của biến lnN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nên số lượng dưỡng chất N ảnh hưởng đến năng suất mía. Hệ số được ước lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng N tăng 1% thì năng suất giảm đi 3,02%.

Hệ số ước lượng của biến LnCpthuoc có ý nghĩa thống kê nên ở mức 1% và có giá trị dương, điều này cho thấy chi phí thuốc nông dược tăng có thể làm tăng năng suất. Hệ số ước lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc nông dược tăng 1% thì năng suất có thể tăng 3,59%.

Hệ số ước lượng của biến LnTrinhđohocvan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, điều này cho biết việc trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất mía, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dễ dàng hơn.

Hệ số ước lượng của biến LnKNSX có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, điều này cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các nông nộ càng cao sẽ làm tăng năng suất mía.

Hệ số ước lượng của biến Hotro TH có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương, điều này cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất mía. Hệ số ước lượng cho biết những hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ có năng suất cao hơn những hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật là 4,43% .

Nhìn chung qua kết quả hồi quy cho thấy sự tăng lên hay giảm xuống của năng suất phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, lượng N, chi phí thuốc nông dược, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật. Các yếu tố này tác động trực tiếp vào năng suất, chỉ cần thay đổi nhỏ các yếu tố này thì năng suất thay đổi. Vì vậy các nông hộ nên chú ý đến các nhân tố này, có thể nâng cao năng suất mía, mang lại hiệu quả kinh tế.

4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA

Về giống: lượng giống tỷ lệ thuận với năng suất nên khi lượng giống tăng thì năng suất tăng, trong sản xuất mía nguyên liệu giống đóng vai trò quan trọng và là tiền đề tạo năng suất, nâng cao phẩm chất cho sản phẩm. Do đó khâu chọn giống rất quan trọng mà nông dân cần chú trọng. Theo kết quả điều tra đa phần nông dân sử dụng giống mía ROC16( chiếm 63,33%) vì dễ trồng.

Đây là giống mía được nông dân ưa chuộn vì có năng suất cao, chín sớm, giá rẻ tuy nhiên khả năng kháng sâu bệnh thấp. Vì vậy nông hộ cần có kỹ năng chọn giống tốt, có chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh cao, tỷ lệ nảy mầm, phát triển tốt và sạch bệnh để thích nghi với đất đai của địa phương. Ngoài ra chính quyền địa phương cần đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống mía cung cấp nguồn giống chất lượng và ổn định cho nông hộ.

Sử dụng phân bón: bên cạnh yếu tố giống thì phân bón đóng vai trò quan trọng trong gia tăng năng suất mía nguyên liệu. Qua kết quả cho thấy lượng P2O5 và K2O không ảnh hưởng đến năng suất mía, mà lượng N ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ. Do đó, nông hộ cần sử dụng hợp lý và liều lượng thích hợp để làm tăng năng suất. Ngoài ra nông hộ cần tuân thủ theo nguyên tắc bón phân theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp như nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách. Để vừa giảm chi phí tối đa, vừa cho kết quả cao trong sản xuất.

Sử dụng thuốc BVTV: trong phân tích thuốc BVTV cùng chiều với năng suất mía. Vì vậy nông hộ cần nắm vững những kỹ thuật để áp dụng vào các khâu trồng và chăm sóc cây mía một cách hợp lý sẽ giúp bảo vệ được cây mía hạn chế sự tấn công của sâu bệnh và tiết kiệm được chi phí.

Về lao động: nông hộ nên chú ý vào khâu trồng, chăm sóc đúng cách và hợp lý để giảm bớt công lao động gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó các hộ nông dân còn phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ kỹ thuật của mình để ngày công lao động bỏ ra có hiệu quả.

Tập huấn kỷ thuật: là điều cần thiết và bổ ích để nông dân học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kiến thức kỷ thuật trồng mía. Theo kết quả điều tra cho thấy có 39/60 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật. Trong đó có 19/60 hộ áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất con số này là rất ít, cho nên cần có nhiều đơn vị tổ chức đứng ra tổ chức những buổi tập huấn này. Đồng thời do nhân dân nơi đây có kinh nhiệm sản xuất lâu đời nên ngại tham gia tập huấn và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Vì vậy cần có những biện pháp khuyến khích nông dân tham gia các buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức góp phần sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào như: phân bón, thuốc BVTV, lượng giống thích hợp để hạn chế tối đa chi phí, gia tăng thu nhập cho nông hộ.

Kinh nghiệm sản xuất: phần lớn nông dân nơi dây có kinh nghiệm sản xuất lâu đời do tích lũy trong quá trình sản xuất hay học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nông đân khác, và một số ít học hỏi từ những buổi tập huấn. Do đó để tăng kinh nghiệm sản xuất cho nông hộ cần phải có các buổi tập huấn, trình diễn mô hình có hiệu quả.

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Mía nguyên liệu được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong huyện. Qua kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía là kết hợp với việc khảo sát thực tế hoạt động trồng mía đã có những nhận định chung về tình hình và hiệu quả hoạt động trồng mía của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang như sau:

Nguyên nhân chính người dân chọn tham gia sản xuất mía do kinh nghiệm sản xuất lâu đời, điều kiện đất đai phù hợp, lợi nhuận cao hơn cây trồng khác và dễ bán sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các nông hộ còn gặp không ít khó khăn như: giá giống, giá phân bón đầu vào sản xuất mía cao, khan hiếm nhân công thu hoạch, giá cả biến động nhiều, phần lớn nông dân thiếu thông tin về thị trường, thường bị lũ lụt.

Chi phí sản xuất mía trung bình 7.238,15 ngàn đồng/1.000 m2 trong đó chi phí lao động thuê trung bình là 2.743,68 (chiếm 37,91%) trong tổng chi phí sản xuất, kế đến là chi phí giống trung bình 2.016,71 (chiếm 27,86%) trong tổng chi phí sản xuất, chi phí phân trung bình 1.520,13 (chiếm 21%), còn lại là chi phí lao động gia đình, chi phí BVTV, chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ thong tổng chi phí sản xuất mía của nông hộ.

Sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đạt hiệu quả về mặt tài chính thông qua lợi nhuận trung bình là 4.820 ngàn đồng/1.000 m2, thu nhập trung bình là 5.708 ngàn đồng/1.000 m2 và các tỷ số tài chính trung bình đều dương. Tuy nhiên vì thời gian sản xuất kéo dài 1 vụ/năm nên hiệu quả trong sản xuất mía không cao.

Qua phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ ở địa bàn huyện, cụ thể là các nhân tố: lượng giống, lượng N, chi phí thuốc nông dược, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Cho nên để tăng năng suất mía nông hộ cần chú ý đến các yếu tố này.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với hộ sản xuất

Do tập quán địa phương nông dân nơi đây thường sản xuất dựa trên kinh nghiệm bản thân là chính. Do đó, sản xuất dựa trên bản thân là chưa đủ nông cần học hỏi trao dồi kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau, mạnh dạng tiếp thu áp

dụng khoa hoc kỹ thuật mới vào sản xuất, như vậy thì năng suất và hiệu quả mà nông dân đạt được sẽ tốt hơn.

Nông dân cần tức cực tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng mía, tham gia các câu lạc bộ trồng mía để áp dụng những kỹ thuật vào việc sản xuất, đây sẽ là cầu nối để nông dâng học hỏi kiến thức mới kinh nghiệm mới để hổ trợ cho việc sản xuất mía của nông hộ.

Nông dân cần sử dụng đầu vào hợp lý để tăng năng suất và hạn chế sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào này. Cần chọn giống có chất lượng, mật độ gieo trồng vừa phải, phân bón cân đối, sử dụng thuốc BVTV hợp lý. Đồng thời nông hộ phải tuân thủ các khuyến cáo của các ngành chức năng.

5.2.2. Đối với cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần tăng cường các buổi tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phát triển giống mới, khuyến nông, đầu tư thâm canh, xen canh tăng năng suất vùng mía; có nhiều chương trình chính sách nhằm nhân rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất mía... để tạo điều kiện cho người trồng mía có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó các sở, Ban, ngành cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn (về giao thông, thủy lợi, đê bao, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng vùng mía nguyên liệu). Cần có cơ chế khuyến khích thu hút các nhà đầu tư như Công ty phân bón, nông dược,... phối hợp với các nhà máy đường Vị Thanh, Phụng Hiệp để đầu tư các yếu tố đầu vào cho nông dân không đủ điều kiện sản xuất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung và cây mía nói riêng.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất để giảm bớt lao động chân tay, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất mía.

Cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình giá cả biến động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông cho người dân kịp thời nắm bắt.

5.2.3. Đối với công ty mía đường tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Công ty cần chủ động liên kết với nông hộ nhiều hơn để phát huy những thuận lợi và khắc phục những hạn chế khó khăn. Công ty mía đường Vị Thanh cần phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo sử dụng hiệu quả công suất, tăng cường ký kết hợp đồng bao tiêu mía với nông dân và có trách nhiệm thực hiện đúng theo hợp đồng.

Công ty cần có chính sách cho nhà máy hoạt động sớm hơn so với dự kiến, như vậy nông dân mới có thể thu hoạch mía sớm hơn giảm thiểu tối đa chi phí khi lũ về.

Ngoài ra để khuyến khích người trồng mía gắn bó lâu dài với công ty, để tạo vùng nguyên liệu ổn định. Công ty cần tăng cường thêm cơ chế đầu tư (giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, hệ thống máy bơm nước để chống lũ hằng năm...) và hỗ trợ cụ thể hơn trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa người trồng mía và nhà máy đường.

Chữ đường quyết định đến giá thu mua mía nguyên liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ sản xuất mía. Do đó, công ty cần thể hiện sự minh bạch và chính xác trong quá trình kiểm tra chữ đường để xác định giá mua mía nguyên liệu của nông hộ. Công ty cần đưa ra căn cứ và cơ sở để giải thích cho nông hộ về kết quả xác định chữ đường, giúp nông hộ hiểu và tin tưởng hơn vào công ty để cả hai hợp tác tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng việt

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Nxb Thống kê.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 56)