Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 43)

Sự liên kết giữa công ty mía đường và nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp vẫn còn hạn chế và mang yếu tố hình thức nhiều hơn kết quả mong đợi. Có 38 hộ trong mẫu điều tra có ký hợp đồng tiêu thụ với công ty mía đường (chiếm 63,33%), chủ yếu là với nhà máy đường Casuco ở Phụng Hiệp và Vị Thanh. Các hộ có ký hợp đồng với công ty mía đường tập trung khá nhiều ở xã Hiệp Hưng. Nông hộ khi ký hợp đồng tiêu thụ với công ty mía đường chỉ được đảm bảo giá thu mua mía nguyên liệu tối thiểu, rất ít nhận được hỗ trợ khác. Từ đó, sự ràng buộc giữa công ty mía đường và nông hộ rất ít nên khi thị trường có biến động, các trường hợp nông hộ không thực hiện theo hợp đồng rất phổ biến. Có 12 nông hộ (chiếm 36,67%) còn lại không ký hợp đồng tiêu thụ và chấp nhận rủi ro cao khi giá thị trường đường luôn biến động và ngày càng phụ thuộc vào thị trường đường thế giới. Đây là một thách thức không nhỏ đối với hộ sản xuất mía nếu không được đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ.

Theo điều tra, nông hộ không quan tâm nhiều đến thông tin về giá mía mà chú trọng nhiều đến hoạt động sản xuất để tăng năng suất. Nguyên nhân là do giá mía thay đổi tùy thời điểm, phụ thuộc vào thị trường và nông hộ không thể can thiệp, do đặc điểm của nông hộ sống ở nông thôn nên khó tiếp cận nguồn thông tin đa số các hộ biết đến giá mía là từ thương lái, công ty mía đường (nhưng vẫn thỏa thuận giá bán với thương lái) và hỏi thăm từ những

người hàng xóm đã bán mía trước đó. Các nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp thông thường có 2 hình thức chính để tiêu thụ mía là bán cho thương lái hoặc là bán trực tiếp cho công ty mía đường. Tuy nhiên, các hộ bán trực tiếp cho công ty mía đường chỉ chiếm phần nhỏ trong mẫu điều tra mặc dù các hộ đó có ký hợp đồng bao tiêu với công ty, nhưng họ vẫn thông qua thương lái và bán cho thương lái, vì nông hộ vẫn phụ thuộc thương lái trong khâu thu hoạch và vận chuyển cũng như liên hệ nhà máy đường.

Bảng 4.9: Mô tả nơi bán mía của nông hộ trong mẫu điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Có đến 90% nông hộ trong mẫu điều tra bán mía trực tiếp cho thương lái, vì phương tiện vận chuyển cũng là một thách thức với hộ sản xuất mía vì số hộ có phương tiện để vận chuyển mía đến nhà máy đường rất ít. Các chủ phương tiện vận chuyển đa số cũng liên kết với thương lái hoặc tính giá vận chuyển cao. Chính những yếu tố trên cho ta thấy thương lái vẫn là mắc xích quan trọng nhất trong khâu tiêu thụ mía của nông hộ. Nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái dù có ký hợp đồng bao tiêu với các công ty mía đường. Mặc dù vậy, các công ty mía đường lại thụ động trong khâu tiếp xúc với nông hộ sản xuất mía để cả hai cùng tháo gỡ khó khăn của nhau trong quá trình tiêu thụ mía nguyên liệu và liên kết chặt chẽ hơn để nông hộ giảm phụ thuộc vào thương lái. Nhận thấy chỉ có 10% nông hộ bán mía trực tiếp cho công ty mía đường và các hộ này sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khó khăn trong khâu thu hoạch, vận chuyển và lòng tin vào công ty mía đường vẫn cao nhất so với việc bán mía cho thương lái, đa số các hộ này là các hộ có điều kiện về cơ sở vật chất để vận chuyển cũng như thu hoạch mía để bán trực tiếp cho công ty mía đường mà không thông qua các thương lái và các hộ này chỉ chiếm phần nhỏ trong mẫu điều tra.

Nơi bán mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Thương lái 54 90

Công ty mía đường 6 10

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 43)