Đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 62)

Chính quyền địa phương cần tăng cường các buổi tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phát triển giống mới, khuyến nông, đầu tư thâm canh, xen canh tăng năng suất vùng mía; có nhiều chương trình chính sách nhằm nhân rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất mía... để tạo điều kiện cho người trồng mía có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó các sở, Ban, ngành cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn (về giao thông, thủy lợi, đê bao, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng vùng mía nguyên liệu). Cần có cơ chế khuyến khích thu hút các nhà đầu tư như Công ty phân bón, nông dược,... phối hợp với các nhà máy đường Vị Thanh, Phụng Hiệp để đầu tư các yếu tố đầu vào cho nông dân không đủ điều kiện sản xuất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung và cây mía nói riêng.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất để giảm bớt lao động chân tay, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất mía.

Cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình giá cả biến động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông cho người dân kịp thời nắm bắt.

5.2.3. Đối với công ty mía đường tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Công ty cần chủ động liên kết với nông hộ nhiều hơn để phát huy những thuận lợi và khắc phục những hạn chế khó khăn. Công ty mía đường Vị Thanh cần phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo sử dụng hiệu quả công suất, tăng cường ký kết hợp đồng bao tiêu mía với nông dân và có trách nhiệm thực hiện đúng theo hợp đồng.

Công ty cần có chính sách cho nhà máy hoạt động sớm hơn so với dự kiến, như vậy nông dân mới có thể thu hoạch mía sớm hơn giảm thiểu tối đa chi phí khi lũ về.

Ngoài ra để khuyến khích người trồng mía gắn bó lâu dài với công ty, để tạo vùng nguyên liệu ổn định. Công ty cần tăng cường thêm cơ chế đầu tư (giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, hệ thống máy bơm nước để chống lũ hằng năm...) và hỗ trợ cụ thể hơn trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa người trồng mía và nhà máy đường.

Chữ đường quyết định đến giá thu mua mía nguyên liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ sản xuất mía. Do đó, công ty cần thể hiện sự minh bạch và chính xác trong quá trình kiểm tra chữ đường để xác định giá mua mía nguyên liệu của nông hộ. Công ty cần đưa ra căn cứ và cơ sở để giải thích cho nông hộ về kết quả xác định chữ đường, giúp nông hộ hiểu và tin tưởng hơn vào công ty để cả hai hợp tác tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng việt

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Nxb Thống kê.

2. Lý Hoàng Thanh Duy, 2012.Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ.

3. Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb trẻ.

4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng (Econometriccs). Nxb Văn hóa Thông tin.

5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. Nxb Văn Hóa Thông Tin.

6. Nguyễn Hữu Đặng, 2013. Giáo trình kinh tế sản xuất. Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh. Trường Đại học Cần Thơ.

7. Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường Đại Học Cần Thơ (mã số: B2009-16-143)

8. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, Niên giáp thống kê huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, 2012. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.

9. Trần Duy Hưng, 2012. Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình trồng mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ.

10. Trần Thụy Ái Đông, 2008. Bài giảng kinh tế sản xuất. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ.

11. Trang web tỉnh Hậu Giang: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang (http://www.haugiang.gov.vn/Portal/default.aspx). Ngày truy cập: 13/10/2013.

12. Trang web truyền hình tỉnh Hậu Giang: Chăm sóc mía giai đoạn vô chân đạp (http://truyenhinhhaugiang.vn/?gs=modvideo&ID=3&vcid=25&videoid=3006). Ngày truy cập: 20/11/2013.

13.Trang web huyện Phụng Hiệp: Tổng quan về huyện Phụng Hiệp. (http://www.phunghiep.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=73 &Itemid=122). Ngày truy cập 29/9/2013.

Danh mục tài liệu tiếng anh

1. Frankellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp.NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chi Minh.

2. Farrell, M. J. (1957), “The measurement of productive efficiency”, Journal of the Royal Statistical Society: Series A, 21, pp.253-81.

Phụ Lục 1

Bảng 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÍA

Bảng 2 Kiểm định đa cộng tuyến

STT: Phụ lục 2

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Xin chào ông/bà, tôi tên là Lê Thị Thanh Tâm là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang ”. Rất mong gia đình ông/bà dành ra ít phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Ông/bà vui lòng cho gặp chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ để hoàn thành bài phỏng vấn. Tôi rất hy vọng nhận được sự cộng tác của gia đình ông/bà và tôi xin cam đoan rằng những câu trả lời của ông/bà chỉ được sử dụng cho mục đích của việc nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!

Mẫu số: ... Ngày điều tra:……/……/2013 Địa chỉ: Ấp……….., xã …...……….. ….., huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ tên đáp viên:………... 2. Tuổi……… 3. Giới tính:  Nam  Nữ 4. Dân tộc:  Kinh  khơme  Hoa  Khác(ghi cụ thể)……….. 5. Trình độ học vấn:...

6. Ông (bà) có biêu nhiêu năm kinh nghiệm trồng mía ………. năm 7. Tổng số nhân khẩu trong gia đình:………….. người

8. Lao động gia đình tham gia sản xuất:……… người 9. Lao động thuê mướn thường xuyên:…….. người 10. Số tiền thuê/ngày:………….(1000 đ)

11. Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật ông (bà) có từ đâu?

 Nông dân khác

 Tài liệu khuyến nông  Truyền thông

 Phòng Nông Nghiệp  Tập huấn

 Khác…………..

II. THÔNG TIN CỤ THỂ

12. Tổng diện tích đất:………..ha. Trong đó diện tích trồng mía của ông (bà) là bao nhiêu ……… ha. 13. Hình thức sở hữu:  Đất nhà

 Thuê mướn  Khác………

14. Lý do ông (bà) chọn sản xuất mía?  Có kinh nghiệm

 Đất đai phù hợp  Dễ trồng

 Năng suất cao

 Lợi nhuận cao hơn các cây khác

 Khác………

15. Nguồn cung cấp giống ông (bà) có từ đâu?  Tự cung cấp

 Nông dân khác  Thương lái

 Phòng nông ngiệp

 Khác………

16. Loại giống ông (bà) sử dụng để trồng:……….. 17. Giá mua giống :………đồng/kg

18. Tại sao ông (bà) lại chọn loại giống mía này để trồng?

 Truyền thống gia đình

 Ít sâu bệnh

 Năng suất cao

 Đất đai phù hợp

 Khác (xin chỉ rõ)……….

19. Trong gia đình Ông (Bà) có ai được trang bị về kỹ thuật trồng mía không?

 Có  Không

20. Trong quá trình trồng mía Ông (Bà) có được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật không?

 Có  Không

21. Nếu có, xin Ông (Bà) cho biết ai là người hỗ trợ tập huấn?

 Cán bộ khuyến nông

 Nhà máy đường

 Cán bộ địa phương

 Viện, trường đại học

 Khác……

III. THÔNG TIN TÀI CHÍNH

22. Bên cạnh nguồn vốn gia đình ông (bà) có vay thêm vốn không?

1.  Có 2.  Không

(Nếu chọn có thì trả lời tiếp câu 23, - không thì qua phần chi phí)

23. Ông (Bà) vui lòng cho biết thông tin về khoản vay ngân hàng trong vụ mía vừa qua? Số tiền vay (1000 đồng) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (tháng) Mục đích

IV. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ VÀ THU NHẬP

24. Các khoản mục về chi phí vốn

Khoản mục chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền

1. Thuê đất 2. Chi phí giống 3. Chi phí phân bón URE DAP NPK 16-8 25-25-5 ... Hữu cơ Trung vi lượng

4. Chi phí lãi vay (nếu có) 5. Chi phí thuốc BVTV Tên loại thuốc 1………… Tên loại thuốc 2………… Tên loại thuốc 3………… 6.Chi phí máy móc

- Máy phun xình - Máy xịt thuốc 7. Chi phí khác

25. Các khoản mục về chi phí lao động Khoản mục

công việc

Lao động

gia đình Lao động thuê

Số ngày công Số ngày công Đơn giá (1.000đồng/ngày) Thành tiền Làm đất (trước khi trồng) Trồng Làm cỏ Tưới tiêu Bón Phân Xịt thuốc Chăm sóc(đánh lá, vô chân) Thu hoạch Khác Tổng chi phí

26. Thông tin về sản lượng và thu nhập Diện tích (1000 m2) Năng suất (Kg/1000 m2) Sản lượng (Kg) Giá bán (đồng) Thành tiền (1000 đ) V. Hoạt động bán

27. Ông (Bà) có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà máy đường không?

1.  Có 2.  Không

28. Gia đình bán mía trực tiếp cho ai?

 Thương lái

 Bán trực tiếp cho công ty mía đường

 HTX, cơ sở chế biến địa phương

39. Ông (Bà) liên hệ người mua bằng cách nào? 1.  Gọi điện trực tiếp

2.  Người mua hỏi thăm 3.  Mối quen hằng năm

4.  Khác (ghi cụ thể):………

VI. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU 30. Xin ông (bà) cho biết, những thuận lợi khi gia đình tham gia sản xuất mía?  Đất đai phù hợp  Có nhiều người trồng, dễ bán  Có kinh nghiệm sản xuất  Khí hậu thuận lợi  Được tập huấn kĩ thuật  Bán được giá cao  Khác 31. Xin ông (bà) cho biết, những khó khăn của quá trình sản xuất khi gia đình tham gia sản xuất mía?  Nguồn giống chưa chất lượng  Thiếu lao động  Giá cả đầu vào tăng cao  Thiếu kinh nghiệm sản xuất  Giá cả đầu ra bấp bênh  Ít được tập huấn  Thiếu vốn sản xuất.  Khác 32. Ông (bà) có đề nghị gì đến các cơ quan chức năng nhằm giúp cho việc sản xuất của nông dân trong vùng được tốt hơn? ………

………

………

………

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)