1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang

86 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG THẠCH KIM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG THẠCH KIM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGIỆP

Mã số ngành: 5260115

08 - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG THẠCH KIM

4105126

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGIỆP

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

_

Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã được học ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cám ơn đến:

Quý thầy (cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy (cô) Khoa kinh

tế và Quản trị kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em suốt 3 năm học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Lam Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chúc, anh chị phòng kinh tế Huyện Long Mỹ đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý thầy (cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng kinh tế Huyện Long Mỹ được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc

Trân trọng kính chào!

TP Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thạch Kim

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN



Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

TP Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thạch Kim

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày … tháng … năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

Trang 6

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 Họ và tên người nhận xét:……… ………Học vị:………

 Chuyên ngành:………

 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác:………

 Tên sinh viên:………MSSV:…… ………

 Lớp:………

 Tên đề tài:………

 Cơ sở đào tạo:………

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………

………

2 Hình thức trình bày: ………

………

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………

………

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………

………

5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………

.………

6 Các nhận xét khác: ………

………

7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………

………

TP Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phạm vi không gian 2

1.4.2 Phạm vi thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 2

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái quát về cây mía 4

2.1.2 Nông hộ và tài nguyên nông hộ 6

2.1.3 Hiệu quả kinh tế 7

2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích 8

2.1.5 Phương pháp DEA trong phân tích hiệu quả kinh tế 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 10

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG 12

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

3.1.2 Tình hình nông nghiệp và cơ sở hạ tầng 12

3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ 14

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 14

3.2.2 Tình hình về kinh tế- xã hội 16

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LONG MỸ 17

3.3.1 Chăn nuôi 18

3.3.2 Thủy sản 18

3.3.3 Trồng trọt 18

3.3.4 Tình hình sản xuất mía tại huyện Long Mỹ trong những năm qua 20

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 22

4.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA 22

4.1.1 Tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ 22

4.1.2 Trình độ học vấn 23

4.1.3 Nguồn lực lao động 23

4.1.4 Diện tích trồng mía 24

4.1.5 Vốn sản xuất 25

4.1.6 Tập huấn kỹ thuật 25

4.1.7 Nguồn giống 26

4.1.8 Lý do trồng mía 26

Trang 8

4.1.9 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 26

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ 28

4.2.1 Phân tích hiệu quả của mô hình trồng mía ở huyện Long Mỹ - Hậu Giang 28

4.2.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang 35

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN

XUẤT MÍA Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 42

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA 42

5.1.1 Thuận lợi 42

5.1.2 Khó khăn 42

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 43

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 KẾT LUẬN 45

5.2 KIẾN NGHỊ 46

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng 46

5.2.2 Đối với công ty thu mua và chế biến 46

5.2.3 Đối với nông hộ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC……… 48

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Các biến trong mô hình DEA 11

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Long Mỹ năm 2010 – 2012 15

Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Long Mỹ 6 tháng đầu năm 2013 19

Bảng 3.3: Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện Long Mỹ 2010 - 6/2013 21

Bảng 3.4: Sản lượng năng suất mía trên địa bàn huyện Long Mỹ 2010-2013 21

Bảng 4.1: Tuổi và năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng mía năm 2013 22

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía năm 2013 23

Bảng 4.3 : Nguồn lực lao động của các nông hộ trồng mía, 2013 24

Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ trồng mía, 2013 25

Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của nông hộ trồng mía, 2013 25

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ trồng mía, 2013 26

Bảng 4.7: Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía của nông hộ, 2013 27

Bảng 4.8: Các khoản mục chi phí ban đầu trong sản xuất mía, 2013 28

Bảng 4.9: Các khoản mục chi phí sản xuất mía năm 2013 30

Bảng 4.10: Doanh thu sản xuất mía năm 2012 34

Bảng 4.11: Các chỉ số tài chính 34

Bảng 4.12: Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu của việc sản xuất mía 36

Bảng 4.13: Hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất mía tại huyện Long Mỹ năm 2013 37

Bảng 4.14: Năng suất bị mất do kém hiệu quả kỹ thuật 38

Bảng 4.15: Lượng yếu tố đầu vào hiệu quả 39

Bảng 4.16: Phân phối mức hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía tại huyện Long Mỹ năm 2013 39

Bảng 4.17: Phân phối lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả kinh tế 40

Bảng 4.18: Phân phối mức hiệu quả phân phối của nông hộ 41

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 8

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Huyện Long Mỹ năm 2013 14

Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Long Mỹ năm 2012 18

Hình 4.1: Cơ cấu chi phí sản xuất mía 33

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc bịêt là công nghiệp chế biến nông

sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.(bộ công

thương,2013)

Hậu Giang là một tỉnh nằm ở vùng trung tâm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Người dân nơi đây chủ yếu tham gia vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, trong đó lúa và mía là hai loại cây chủ lực của tỉnh đã được người nông dân canh tác từ lâu đời Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là về hệ thống đê bao, thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất cho vùng nguyên liệu mía với diện tích hàng năm khoảng 13.000 – 15.000 ha

Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 20 Km có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang Long

Mỹ có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nước nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Là một trong những vùng nguyên liệu mía của tỉnh trong nhiều năm qua diện tích trồng đang ngày sụt giảm Nguyên nhân là do bán không được giá vì năng suất thấp hơn các vùng khác nhưng chi phí đầu tư cho sản xuất thì cao nông dân không có lãi mà còn bị lỗ nên nhiều hộ nông dân bỏ mía chuyển sang trồng lúa hoặc đào ao nuôi cá Theo niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2012 toàn huyện trồng được 512 ha, năng suất đạt 42.009 tấn tăng 664 tấn, năng suất có cao nhưng không đáng kể Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng đường ngoại nhập lậu về tràn ngập trên thị trường, rất khó kiểm soát khiến cho giá đường bấp bênh làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ đường của các công ty trong nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng mía

Từ sự cấp thiết đó, ‘‘ Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ’’ là một trong những cơ sở để đề xuất

những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho người dân địa phương, giảm bớt tình trạng người dân đua nhau bỏ mía ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu mía của tỉnh

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Long

Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía, cải thiện thu nhập cho nông hộ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu trên, nội dung đề tài sẽ tập trung giải quyết những

mục tiêu cụ thể sau:

Trang 13

- Đánh giá thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của các nông hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;

- Phân tích chi phí, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất mía ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;

- Từ những phân tích, đánh giá, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ trồng mía của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng sản xuất của nông dân trồng mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang hiện nay như thế nào?

Thu nhập, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang ra sao?

Các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trồng mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu ở 2 xã Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A , đây là xã

có diện tích trồng mía tương đối lớn ở huyện Long Mỹ Do đó có tính đại diện cao

- Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2013 đến 11/2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng mía ở huyện Long

Mỹ, tỉnh Hậu Giang

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Phạm Lê Thông (2010), “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của

việc sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ’’ Đề tài sử dụng hàm sản xuất

và lợi nhuận biên ngẫu nhiên cụ thể là hàm sản xuất Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của các vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình của các vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 72%, 56% và 59% Các mức hiệu quả kinh tế trung bình này thấp hơn khá xa so với mức hiệu quả kỹ thuật trung bình Hiệu quả kỹ thuật trung bình các vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông tương ứng là 85%, 79%, 77% Điều này cho thấy nông hộ trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không đạt hiệu quả phân phối cao do không lựa chọn được lượng đầu vào tối ưu dẫn đến mức lợi nhuận mất đi khá lớn Kết luận đề tài cho thấy việc lựa chọn lượng đầu vào tối ưu tương ứng với các mức giá cả sẽ góp phần vào tăng hiệu quả kinh

tế và tăng lợi nhuận cho nông hộ

Nguyễn Thị Tú Anh (2013),‘‘ Phân tích hiệu quả kĩ thuật và các chỉ tiêu tài

chính của việc trồng khóm tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ’’ Đề tài sử

dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp bao hàm dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kĩ thuật của mô hình Kết quả mô hình cho thấy hiệu quả kĩ thuật trung bình mà nông hộ đạt

Trang 14

được là 0,8788 con số này tương đối cao so với những sản phẩm nông nghiệp khác Phần mất đi do năng suất kém hiệu quả báo động ở mức 31- 40%, phần năng suất mất đi đến 1036,40 trái/1000m2 và những nông hộ thất thoát năng suất tương đối lớn đến 18% trong tổng số 50 hộ phỏng vấn Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào đúng kĩ thuật rất quan trọng và cần nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật cho những nông hộ kém hiệu quả kĩ thuật để cải thiện năng suất

Phạm Quốc Dũng (2010), “So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình: 3 vụ lúa và 2

lúa – 1 dưa hấu ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” Số liệu trong đề tài

cũng được xử lí bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận, phương pháp bao hàm dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu đều mang lại lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận khá cao lần lượt là 1,6 và 1.9 Kết phân tích còn cho thấy hiệu quả kỹ thuật của mô hình 3 lúa thấp hơn 2 lúa – 1 dưa hấu là 0,937 Qua đó, tác giả khuyến khích nông hộ sản xuất nên chuyển đổi sản xuất từ mô hình 3 lúa sang 2 lúa – 1 dưa hấu để có thể cải thiện được thu nhập

Qua việc tham khảo các tài liệu trên giúp cho đề tài phân tích hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất mía ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang xác định được mục tiêu, phương pháp nghiên cứu Cụ thể là phân tích hiệu quả kinh tế cần dựa vào những yếu tố nào và sử dụng phương pháp nào để đánh giá được hiệu quả của

mô hình sản xuất Đồng thời tránh bỏ sót những ý cần thiết cũng như những phần dư thừa vào bài nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái quát về cây mía

Mía trở thành cây trồng trong gia đình cách đây 800 năm Nó gồm một số loài sau:

- Loài nhiệt đới

- Loài Trung Quốc

- Loài Ấn Độ

- Loài hoang dại thân nhỏ

- Loài hoang dại thân to

Ở Việt Nam mía là loại cây công nghiệp, thân to, lóng hình trụ hoặc hình chóp cụt, lá rộng, thân màu xanh vàng, đỏ thẫm hoặc tím Tỉ lệ xơ thấp, tỉ lệ đường tương đối cao, không ra hoa hoặc ra hoa rất ít Tái sinh mạnh, thích ứng với khí hậu nhiệt đới Sức chống chịu với sâu bệnh bệnh kém, chống hạn, chống rét yếu, cảm ứng với bệnh vằn lá, bệnh sọc đỏ, bệnh đỏ ruột, bệnh thối rễ, bệnh

chảy gôm, bệnh Sereh

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng mía lớn thứ hai của

cả nước Đất đai vùng này rất bằng phẳng và phì nhiêu, đất thấp nên độ ẩm cao,

ít bị khô hạn, do đó, đây là vùng có năng suất mía cao nhất trong cả nước

+ Cày sâu 20-30cm, cày 2 lần vuông góc với nhau, sau mỗi lần cày là một lần bừa để làm cho đất nhỏ hơn và dọn sạch cỏ dại

+ Rạch hàng thẳng sâu 15-20cm, hai hàng cách nhau 0,8-1,0m

 Chuẩn bị hom mía

+ Hom mía không bị bệnh, không lẫn giống, không bị xay xát, không quá già, cũng không quá non tốt nhất là từ 7-8 tháng tuổi

+ Trồng càng tươi càng tốt, ngâm hom trong nước từ 8-24h

+ Chặt hom: Chặt ngang giữa lóng, chặt mỗi hom 2 mắt mầm, không chặt sát mầm

+ Lượng hom giống: 4-6 tấn/ha hoặc 3000 – 5000 hom/sào tuỳ thuộc vào từng chân đất Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày

 Đặt hom

- Hom chặt xong là đặt ngay

- Đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hom cách hom từ 10-20 cm tuỳ giống

- Độ sâu lấp:

- Đối với thời tiết thuận lợi lấp khoảng 2,5-3cm

- Thời tiết khô hanh là từ 5-7cm

- Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển

Trang 16

- Đối với nền đất khô, sau khi đặt hom nên lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm

 Bón phân

Nên sử dụng phân nền hữu cơ hoặc bả mía để mía cho năng suất cao, chữ đường cao, rất ổn định cho việc thâm canh cây mía Đất chua pH(4- 4,5) bón 1 tấn vôi trong lần cày cuối

Lượng phân và cách bón như sau:

- Bón lót: 10-20 tấn phân chuồng + 500 kg Supe Lân + 20 kg Basudin/ha xới trộn đều với lớp đất mặt

+ Lần 1: lúc mía khoảng 3 tháng tuổi

+ Lần 2: Lúc mía khoảng 6 tháng tuổi

+ Lần 3: Lúc mía khoảng 9 tháng tuổi, đây là giai đoạn chuẩn bị thu hoạch mía

 Tưới nước

Bình quân trong một vụ mía nên tưới 15-20 lần

+ Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh 1 tháng tưới 4 lần

+ Thời kỳ mía đẻ nhánh làm lóng tưới 3 lần/tháng

+ Thời kỳ mía làm lóng tưới 1-2 lần/tháng

+ Mía sắp thu hoạch phải bỏ tưới từ 20 ngày trở lên

 Phòng trừ sâu bệnh

- Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30 kg Diaphos hoặc Padan để rải

- Sâu đục thân: dùng Diaphos, Padan rải vào gốc mía

- Rệp: Dùng Supracide, Trebon, Bascide để xịt

- Bệnh than : đưa những cây bệnh than ra khỏi ruộng để đốt và xịt

 Một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc mía gốc

Cây mía thu hoạch hàng năm nhưng để mía gốc nhiều năm Nếu chăm sóc tốt thì nắng suất mía gốc thường cao hơn năng suất mía tơ Thời gian chăm sóc

vụ gốc sớm hơn, khẩn trương hơn và thu hoạch sớm hơn vụ tơ Sau khi thu hoạch không quá 3 ngày phải đốt sạch hoặc dọn hết lá mía ra khỏi ruộng, dùng máy, trâu bò cuốc cày xả

Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 100kg Urê và 100 Kali để bón lót Quy trình và thời gian bón thúc lần 1 và lần 2 và bón áo thực hiện giống như bón mía tơ.Việc chăm sóc, tưới nước thực hiện như vụ tơ

Trang 17

- Phải thu hoạch khẩn trương để đảm bảo độ đồng đều cho ruộng mía

- Không để lại những ruộng mía bị sâu bệnh khó trị đặc biệt là bệnh than

2.1.2 Nông hộ và tài nguyên nông hộ

2.1.2.1 Khái quát về nông hộ (hộ nông dân)

Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản Theo Traianôp, hộ nông dân là đơn

vị sản xuất “ rất ổn định ” và là “ phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ” Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ Do đó ở nông hộ có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế

Do đó nông hộ có thể thực hiện cùng lúc nhiều chức năng mà ở các đơn vị khác không thể có được Bản thân nông hộ là một tế bào xã hội, là đơn vị sản xuất và tiêu dùng

Theo Lâm Quang Huyên (2004) nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kĩ thuật), là đơn vị tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh

tế quốc dân

2.1.2.2 Tài nguyên nông hộ

Tài nguyên nông hộ là các nguồn lực đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất của nông hộ Theo Đinh Phi Hổ (2003) các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn khoa học – công nghệ

a Đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên nếu sử dụng và khai thác hợp lý Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai có giới hạn về mặt diện tích Ruộng đất có vị trí cố định

b Nguồn lao động

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng

Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm

lý trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp

Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt được trong một thời gian lao động nhất định Chất lượng này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang

bị của lao động và tri thức của lao động

c Vốn trong nông nghiệp

(i) Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…)

(ii) Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (Tài sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhưng

Trang 18

vẫn giữ nguyên hình thức ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn)

Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động (tài sản lưu động:là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra)

2.1.3 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả trong kinh tế được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị sản xuất đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra (Nguyễn Khắc Minh, 2004) Coeli (2005) phân rã hiệu quả sử dụng nguồn lực thành các hiệu quả khác nhau như: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) là khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất một đầu ra cho trước; Hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) liên quan đến việc lựa chọn đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…) tạo ra đầu ra ở mức chi phí thấp nhất Hiệu quả

kỹ thuật và hiệu quả phân bổ kết hợp tạo ra hiệu quả tiết kiệm chi phí (overall economic efficiency/ cost efficiency) hay hiệu quả kinh tế

Một ví dụ đơn giản với đơn vị sản xuất sử dụng 2 đầu vào x1 và x2 để sản xuất 1 đầu ra y (Hình 2.1), với điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô Đường đồng lượng đơn vị của đơn vị sản xuất hiệu quả là FF’ Nếu đơn vị sản xuất đã cho sử dụng các lượng đầu vào tại điểm C, để sản xuất một đơn vị đầu ra thì phi hiệu quả kỹ thuật, được xác định bởi khoảng cách BC – là lượng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà không làm giảm đầu ra Mức không hiệu quả này được biểu diễn theo phần trăm và bằng tỷ số BC/OC Hiệu quả kỹ thuật (TE) được đo bằng tỷ số:

TEi = OB/OC = 1 – BC/OC (2.1)

Khi TE bằng 1 thì đơn vị sản xuất đạt hiệu quả tối ưu, điểm B là hiệu quả

kỹ thuật Tỷ số giá đầu vào được biểu thị bằng đường đồng phí SS’, để tính hiệu quả phân bổ Hiệu quả phân bổ(AE) tại điểm C được biểu diễn bởi tỷ số : AEi = OA/OB Khoảng cách AB biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả kinh tế toàn phần D Hiệu quả tiết kiệm chi phí hay hiệu quả kinh tế toàn phần – CE =

AE * TE = OA/OB * OB/OC = OA/OC (Nguyễn Minh Sáng, 2013 Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại

trên địa bàn TP.HCM Tạp chí phát triển và hội nhập, số 11(21), trang 10-15)

Trang 19

Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn

xuống giống đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng

Tổng chi phí = Chi phí lao động (bao gồm LĐ thuê và LĐGĐ) + Chi phí vật chất (chi phí vật tư nông nghiệp và trang bị kĩ thuật)+ Chi phí khác (2.3)

Lợi nhuận

Là bộ phận giá trị còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐGĐ) (2.4)

Thu nhập

Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động bỏ ra

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ (2.5) Một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất:

Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện một đồng doanh thu thu được sẽ có

bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận LN/DT = (lần) (2.6)

S’ x1/y

O

Trang 20

Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Thể hiện một đồng chi phí gia đình bỏ ra sẽ thu

được bao nhiêu đồng thu nhập

Thu nhập TN/CP = (lần) (2.7)

Lợi nhuận/Chi phí: chỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu

được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận

LN/CP = (lần) (2.9)

Chi phí

2.1.5 Phương pháp DEA trong phân tích hiệu quả kinh tế

Phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay về phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực hay hiệu quả kinh tế của một đơn vị sản xuất kinh doanh là phương pháp phân tích hiệu quả biên bao gồm phân tích tham số và phân tích phi tham số (Elizabeth Jeeyoung Min, 2011) Phương pháp phân tích hiệu quả biên – cách tiếp cận phi tham số bao dữ liệu (Data Evelopment Analysis – DEA) cho phép đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực với nhiều biến đầu vào và sản lượng đầu ra trên diện tích để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một đơn vị sản xuất

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần xác định từng mức hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ nguồn lực (AE) sau đó kết hợp lại với nhau để đưa ra mức hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất Đề tài sử dụng mô hình ước lượng của Tim Coelli để xác định hiệu quả kinh tế

Mô hình ước lượng

Theo Tim Coelli (2005), TE, AE và CE được đo lường bằng cách sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào, nhiều biến đầu ra như trong tình huống sau Giả định có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit – DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau Theo tình huống này, để ước lượng TE, AE, CE của từng DMU, một tập hợp phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU Điều này có thể được thực hiện nhờ

mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau:

Trang 21

Subject to:

(2.10)

 ≥ 0, i

Trong đó: wi = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,

xi* = vectơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất của DMU thứ i,

i = 1 to N (số lượng DMU),

k = 1 to S (số sản phẩm),

j = 1 to M (số biến đầu vào),

yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,

xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,

 = các biến đối ngẫu

(Nguồn: Coelli, 2005)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Huyện Long Mỹ có 15 đơn vị hành chính (13 xã và 2 thị trấn), trong đó 1 thị trấn và 4 xã có nông dân tham gia sản xuất mía Tác giả chọn 2 xã Vĩnh Viễn

và Vĩnh Viễn A để thực hiện nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vì 2 xã này chiếm 75% về diện tích

và sản lượng trồng so với các xã trồng mía khác trong huyện

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu kết hợp, lấy mẫu theo không gian ( theo cụm) sau đó chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Đối với số liệu thứ cấp: số liệu được thu thập từ niên giám thống kê huyện Long Mỹ, các báo cáo về tình hình sản xuất nông – lâm – thủy sản từ phòng kinh

tế huyện Long Mỹ , các bài báo, tạp chí và các trang website có liên quan

Đối với số liệu sơ cấp: lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ

có tham gia trồng mía tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Lấy ý kiến từ nông

hộ để thu thập những thông tin chung về vùng nghiên cứu Nội dung phiếu điều tra gồm: Thông tin chung về nông hộ, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đất đai và vốn sản xuất, nguồn lao động Thông tin về tình hình sản xuất, chi phí chuẩn bị đất, chi phí phân bón, thuốc BVTV, chi phí gieo trồng, chi phí chăm sóc, chi phí

Trang 22

thu hoạch, chi phí khác,chi phí lãi vay, năng suất, thông tin về thuận lợi, khó khăn về đầu vào và đầu ra

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả

+ Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất mía ở Long Mỹ - Hậu Giang

+ Các số liệu về đặc điểm nhân khẩu, diện tích đất sở hữu, diện tích đất sản xuất mía, sẽ được phân tích theo số lớn nhất, số nhỏ nhất, số trung bình

+ Các số liệu khác được sử dụng phương pháp: số tuyệt đối thời điểm, số tương đối kết cấu, bảng phân phối tần số, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối

Mục tiêu 2:

+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê, tính toán các khoản mục chi phí, thu nhập, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất

+ Sử dụng pháp phân tích DEA với sự trợ giúp của phần mềm DEAP 2.1 để

đo lường hiệu quả kinh tế (CE) của việc sản xuất mía mà không qua dạng hàm số nào Các biến sử dụng trong mô hình DEA được mô tả qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Các biến trong mô hình DEA

Đầu vào sản xuất

Dientich = Tổng diện tích (1.000m2) X1

Laodongthue = Lao động thuê (ngày) X3

P_Dientich = Giá thuê đất (1.000đ/1.000m2) W1

P_Laodongthuê = Giá LĐ thuê (1.000đ/ngày) W3

P_Giong = Giá giống (1.000đ/kg) W4

P_Phanbon = giá phân bón (1.000đ/kg) W5

P_ThuocBVTV = giá thuốc (1.000đ/lít) W6

Mục tiêu 3: Từ những kết quả phân tích, đánh giá ở mục tiêu 1 và mục tiêu

2, cũng như những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất

Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía

Trang 23

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long Tọa độ địa lý: Từ

9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông

Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và

chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam Hậu Giang có thành

phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía

Tây Nam Địa giới hành chính tiếp giáp với 5 tỉnh:

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ;

- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng;

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long;

- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu

Hậu Giang có địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL

Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc

lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp

Nền nông nghiệp Hậu Giang chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Từ xa xưa vùng đất

này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì

nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại

Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt

(hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc Đặc biệt

Sông Mái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng Tỉnh hiện

có 139.068 hecta đất nông nghiệp; Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị

Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)

3.1.2 Tình hình nông nghiệp và cơ sở hạ tầng

3.1.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013

Trong năm 2013 mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình dịch

bệnh trên cây trồng vật nuôi bùng phát và diễn biến phức tạp Thế nhưng, Ủy ban

nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo để duy trì năng suất, sản lượng và tiêu thụ nông

sản cho nông dân.Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khả quan, cụ thể như sau:

a Trồng trọt

- Cây lúa:

+ Diện tích thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 79.948 ha, vượt 2% kế hoạch,

+ Năng suất bình quân 7,1 tấn/ha

+ Sản lượng 567.684 tấn, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 13.502 tấn so với

cùng kỳ

+ Giá lúa tươi, loại dài thường từ 4.500 - 4.700 đồng/kg, giống IR 50404 từ

4.200 - 4.600 đồng/kg; lúa khô loại lúa dài thường từ 5.100 - 5.700 đồng/kg,

giống IR 50404: 4.800 - 5.300 đồng/kg

+ Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận khoảng 64,64%, tăng 7,75% so cùng kỳ

+ Xuống giống vụ lúa Hè Thu được 76.286 ha, đạt 101% kế hoạch Diện

tích thu hoạch Hè Thu sớm 200 ha, năng suất ước 5,6 tấn/ha

- Cây mía, cây ăn trái, rau màu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra

+ Mía: niên vụ mía năm 2013 trồng được 14.007,5 ha, vượt 1,5% so kế

hoạch

+ Cây khóm trồng được 1.581 ha, đạt 93% kế hoạch, diện tích thu hoạch

215 ha, ước năng suất 18 tấn/ha

Trang 24

+ Cây ăn trái 28.008 ha, đạt 94,4% kế hoạch và tăng 1.899 ha so với cùng kỳ; sản lượng ước 156.545 tấn, đạt 57% kế hoạch

+ Rau màu gieo trồng 15.397 ha, đạt 65,7% kế hoạch, đã thu hoạch 7.001,5

ha, năng suất bình quân ước: bắp 6,5 tấn/ha, rau đậu các loại 20 tấn/ha, đậu xanh 1,5 tấn/ha Sản lượng ước đạt 135.690 tấn, đạt 49,4% kế hoạch

b Chăn nuôi

- Gia súc gia cầm phát triển tương đối ổn định

+ Đàn heo: 114.303 con, đạt 87,4% kế hoạch

+Đàn trâu, bò 3.405 con, đạt 93% kế hoạch

+Đàn gia cầm 3.437.140 con, đạt 86% kế hoạch Trong đó, đàn gà: 1.067.200 con; đàn vịt 2.369.940 con

Nhìn chung, chăn nuôi 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp, giá thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ Dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn gà ở huyện Phụng Hiệp, với tổng đàn nuôi 1.070 con, đã được khống chế và không lây lan ra diện rộng Các bệnh khác như: lở mồm long móng, tai xanh không xảy ra Công tác tiêm phòng thường xuyên trên gia cầm được thực hiện nghiêm, đã tiêm 2.974.590 mũi tiêm/2.709.299 con Thực hiện chặt chẽ công tác tiêu độc sát trùng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm H7N9 có thể lây từ người sang người ở khu vực và ở trong nước trên chim

én, tỉnh đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân giữ vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh

- Thủy sản: do đang vào vụ nuôi trồng thủy sản, nên tổng diện tích thả nuôi thủy sản thực hiện 4.162 ha, giảm 19% so cùng kỳ, đạt 42% kế hoạch Sản lượng thủy sản ước đạt 22.681,5 tấn, đạt 24,98% kế hoạch và bằng 88,8% so với cùng

kỳ, chủ yếu là giảm sản lượng cá tra

+ Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 416,97 ha, các đối tượng chủ lực như cá tra, rô đồng, thát lát

+ Tổng số vèo nuôi cá lóc, thát lát: 590 vèo

+ Diện tích nuôi quảng canh cải tiến là 3.745 ha

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Chiến dịch Giao thông nông thôn - thủy lợi và cây trồng năm 2013 được các địa phương nỗ lực thực hiện Tổng kinh phí thực hiện công tác giao thông – thủy lợi – trồng cây năm 2013 thực hiện gần 364 tỷ đồng (vốn NSNN chiếm 72%, nhân dân đóng góp 28%) Triển khai xây dựng được 695.300 m2 đường, đạt 175% kế hoạch; 6.951 m2 cầu đạt 161% kế hoạch; thủy lợi đào đắp 623.257m3, khép kín 16.511 ha, đạt 81% kế hoạch; trồng được 90.000 cây xanh, đạt 60% kế hoạch

Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa giai đoạn 2012-2015 được triển khai hiệu quả Ngân hàng thẩm định và cho giải ngân mua 80 máy, nâng tổng số máy gặt đập liên hợp lên 233 máy

Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm 2010-2012 về xây dựng nông thôn mới, đến nay 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới đã đạt 10-11 tiêu chí (KH 13-17 tiêu chí), điển hình như xã Tân Tiến, Đại Thành, Vị Thanh, Vĩnh Viễn là những xã đạt trên 13 tiêu chí; 43 xã còn lại đạt từ 3 - 4 tiêu chí (KH 7-10 tiêu chí), bình quân nhiều xã đã đạt thêm từ 2 đến 3 tiêu chí so với cùng kỳ

Trang 25

Các địa phương đã đăng ký thực hiện 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.357,73 ha/1.506 hộ, tỉnh chọn 2 cánh đồng làm điểm chỉ đạo là cánh đồng

xã Trường Long Tây và xã Vị Thanh Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, với quy mô 5.200ha, có các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả

3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Long Mỹ là một trong 7 đơn vị hành chính cấp huyện - thị của tỉnh Hậu Giang, nằm phía Tây Nam của tỉnh Tổng diện tích tự nhiên 396,11 km2 Theo tuyến đường bộ (QL 61), cự ly thị trấn Long Mỹ đến thành phố Vị Thanh (tỉnh lỵ Hậu Giang) là 17km và đến các trung tâm thành phố lớn như sau: TP.HCM 240 km, TP.Cần Thơ 60 km, TP.Rạch Giá 60 km, TP.Sóc Trăng 90

km, TP.Bạc Liêu 75 km Long Mỹ giáp với các huyện và tỉnh sau:

- Phía bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy cùng tỉnh

- Phía nam giáp huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm - tỉnh Sóc Trăng

- Phía đông giáp huyện Phụng Hiệp cùng tỉnh và huyện Mỹ Tú - tỉnh Sóc Trăng

- Phía tây giáp huyện Gò Quao - tỉnh Kiên Giang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Huyện Long Mỹ năm 2013

Huyện Long Mỹ nằm trong tuyến giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang với đô thị trung tâm của tỉnh hậu Giang và của vùng ĐBSCL

Trang 26

như TP.Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trong như: sông Cái Lớn, sông Nước Trong, QL.61, QL.42 (dự kiến), Quốc lộ nối với TP.Vị Thanh và TP.Cần Thơ (dự kiến) Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng

và cống đập để điều phối nước

b Hiện trạng sử dụng đất

Long Mỹ là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là nghề truyền thống của đa số người dân trong huyện Do đó, phần lớn đất dùng trong nông nghiệp là chủ yếu chiếm 88,76% (2012) trong tổng diện tích đất sử dụng Cụ thể, tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Long Mỹ năm 2010 – 2012

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Long Mỹ, 2012

Bảng 3.1 cho ta thấy diện tích đất sử dụng trong nông ngiệp liên tục tăng qua các năm 35.133,28 ha (2010) tăng lên 35.368,54 ha (2012) do người dân mở rộng diện tích đất canh tác Đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với 9,38% ,

do chính sách quy hoạch của nhà nước nên diện tích này cũng không ngừng gia tăng Còn lại đất lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ không quá 2% trong tổng diện tích đất sử dụng

3.2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Long Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m Vào mùa khô, biên độ thủy triều có thể lên tới vài mét nước mặn có thể xâm nhập vào đồng ruộng Huyện nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4

Trang 27

năm sau Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10, độ ẩm trung bình trong năm là 82%

3.2.2 Tình hình về kinh tế- xã hội

Trong 6 tháng đầu năm 2013 huyện Long Mỹ đã tổ chức thực hiện và đạt kết quả khá toàn diện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,62%; giá trị sản xuất tăng 10% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện đạt 63,5% kế hoạch; 02 xã điểm nông thôn mới đã đạt được đạt 11 tiêu chí; giải quyết đơn khiếu nại đạt 100%; chiến dịch giao thông, thủy lợi và trồng cây năm 2013 đạt và vượt chỉ tiêu, với tổng kinh phí trên 57,4 tỷ đồng Vụ lúa Đông Xuân hiện xuống giống, sản lượng đều vượt kế hoạch

đề ra Các công tác trọng tâm được quan tâm triển khai thực hiện khá tốt như: tổ chức tết Nguyên đán, các hoạt động lễ hội chào mừng các ngày lễ lớn, chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, bầu cử Trưởng ấp, Phó Trưởng ấp và bầu thành

viên Ban thanh tra nhân

- Đơn vị hành chính

Huyện Long Mỹ có 2 thị trấn: thị trấn Trà Lồng, thị trấn Long Mỹ và 13 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa,Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên

- Dân số và lao động

Long Mỹ là huyện có tỷ lệ dân số đông nhất, nhì của tỉnh Hậu Giang; là nơi

có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có ấp có đến 80% là người dân tộc

Khmer Dân số huyện Long Mỹ ước tính đến cuối năm 2012 là 158.052 người,

mật độ dân số 397 người/km2 Số người trong độ tuổi lao động tính đến cuối năm

2012 là 96.983 người chiếm khoảng 61% dân số toàn huyện

- Văn hóa xã hội

+ Huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức trong nhân dân hiểu biết

về cách thức phòng bệnh, các biện pháp xử lý phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra tử vong do nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng và tiêu chảy…Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện cao điểm ở các xã – thị trấn theo kế hoạch, nắm chặt từng đối tượng, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thực hiện đến kết thúc chiến dịch đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2013 Quan tâm công tác cấp thẻ BHYT cho đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và cho trẻ

- Điều kiện cơ sở hạ tầng

Đối với lĩnh vực nông nghiệp công tác thủy lợi nội đồng được huyện chú trọng đầu tư Trong 6 tháng đầu năm công tác thủy lợi nội đồng thực hiện phần nạo vét huy động nhân dân 204.247 m3/100.000 m3 đạt 204,2% kế hoạch ước kinh phí 1.454 triệu đồng; phần nhà nước đầu tư 263.000 m3 ước kinh phí 5.490

Trang 28

triệu đồng nâng khối lượng thực hiện 467.247 m3 với diện tích kép kín trên 4.300

ha

+ Đang nạo vét tuyến kênh Năm Thước;

+ Đang xây dựng cống hở kênh 5 Khai; kênh 3 Đông ấp 4

Phòng Kinh tế đã triển khai sửa chữa 07 cống, đấp 07 đập thời vụ ở các xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Xà Phiên nhằm chủ động ngăn mặn xâm nhập và gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp của người dân Đến nay đã xuống hoàn thành 7 cống (Cái Đĩa, 3 Cô; Hooc pó…); đấp xong 7 đập (Ông Tà; Kinh Đầm; 2 Phi…) ước kinh phí 500 triệu đồng, và đang tiếp tục vận động nhân dân đấp đê,

bờ dùng để bảo vệ diện tích sản xuất

Huyện đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn, nằm trong tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LONG MỸ

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, huyện Long Mỹ đã có sự điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện Cụ thể giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ năm

Nguồn: niên giám thống kê Huyện Long Mỹ, 2012

Qua bảng 3.2, ta thấy giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm 2.327 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 3.265 tỷ đồng năm 2012 Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt đóng góp cao nhất 76,38% (2.494 tỷ đồng); chăn nuôi là

681 tỷ đồng, chiếm 20,87% và dịch vụ là 2,75%, qua đây ta thấy trồng trọt là ngành dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp tai địa phương

Trang 29

20,87%

2,75%

Nguồn: số liệu tính toán từ niên giám thống kê Huyện Long Mỹ,2012

Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Long Mỹ năm 2012

+ Lợn 53.256/55.000 con đạt 96,8% so với kế hoạch

- Đàn gia cầm: 1.242.890 con Trong đó:

+ Gà hiện có 234.710, tiêm phòng được 195.248/234.710 con đạt 83,1% + Vịt hiện có 1.008.180 con, tiêm phòng được 678.216/1.008.180 con đạt 67,2%

3.3.2 Thủy sản

Trong những tháng đầu năm 2013 diện tích thủy sản xuống giống ước khoảng: 1.595,57 ha/3.000ha đạt 53,1% kế hoạch Trong đó diện tích cá ao ước đạt 922,89 ha (trong đó cá tra: 15,59 ha; cá rô đồng: 47,9 ha; cá thát lát: 6,35 ha);

cá ruộng đạt 672,68 ha Sản lượng khai thác nội địa ước đạt trên 1.200 tấn Tổng

số nuôi lồng, bè, vèo: 792

3.3.3 Trồng trọt

Tình hình trồng trọt của huyện Long Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay gặp nhiều khó khăn do sự biến đổi bất thường của thời tiết, tình trạng nắng nóng kéo dài, tình hình xâm nhập mặn diễn ra sớm Tuy nhiên huyện vẫn duy trì được diện tích và năng suất một số loại cây trồng chủ lực Bảng 3.2 thể hiện cụ thể tình hình sản xuất một số loại cây trồng chủ yếu

Trang 30

Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Long Mỹ 6 tháng đầu năm

2013

(Ha)

Năng suất (Tấn) Sản lượng (Tấn/ha)

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Long Mỹ, 2013

Bên cạnh đó mô hình lúa lai xuống giống được 27,33 ha chủ yếu ở ấp 7 xã Long Trị A; lúa xác nhận 212,58 ha ở xã Long Trị; Long Bình (mô hình mẫu) do Công ty giống cây trồng Miền Nam bao tiêu sản phẩm

- Vụ Hè thu xuống giống 25.735,16 ha/25.500 ha đạt 100,9% Đến thời điểm này thu hoạch 13.146,06 ha ước năng suất đạt 5,89 tấn/ha Trong vụ này chủ yếu sử dụng các loại giống OM 4900; OM 5451; OM 6976; OM 4218; HG 2; OM 7347…

- Vụ Thu đông năm 2013 xuống giống được 2.547,9 ha/11.000 ha đạt 23,1% kế hoạch

b Rau màu

Thời tiết thuận lợi cho việc trồng các loại rau, giá cả ổn định Trong 6 tháng đầu năm 2013 rau màu xuống giống được 5.896,26 ha/6.330 ha đạt 77,3% kế

hoạch tăng 827,7 ha so với cùng kỳ (diện tích cây bắp 531,92 ha/530 ha đạt

100% kế hoạch tăng 210,15 ha so với cùng kỳ; dưa hấu 514,01 ha)

- Vụ màu Đông xuân xuống giống được: 3.031,25 ha (màu trên liếp: 2.680,49ha; màu xuống ruộng: 350,76 ha), năng suất ước tính 14,1 tấn/ha

Trong đó:

+Dưa hấu 321,51 sản lượng lượng thu hoạch 288,41 tấn/ha với năng suất 25 tấn/ha;

+ Bắp 294,6 ha năng suất ước đạt 7 tấn/ha

- Vụ màu Hè Thu nông dân xuống giống được 2.865,01 ha (màu xuống ruộng: 384,89 ha; màu trên liếp: 2.480,12 ha) Trong đó: dưa hấu 192,5 ha; bắp 237,32 ha còn lại rau màu khác

c Mía

Diện tích mía toàn huyện là 376,61 ha/350 ha đạt 107% kế hoạch giảm 144,99 ha so với cùng kỳ (Long Trị A: 4,5 ha; Xà Phiên: 2,3 ha; Tân Phú: 0,5; VTĐ: 2,2 ha; Trà Lồng: 16,5 ha; Vĩnh Viễn: 34,72 ha; Vĩnh Viễn A: 210,49 ha; Lương Tâm: 3,06 ha; Lương Nghĩa: 96 ha thuộc Nông trường)

d Khóm

Trang 31

Hiện nay diện tích khóm chỉ còn 384,94 ha/500 ha đạt 76,9% kế hoạch

giảm 121,3 ha so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 15.5 tấn Phòng Kinh tế phối hợp với Trạm Khuyến nông, BVTV và UBND các xã có diện tích khóm tuyên truyền vận động người dân giữ vững diện tích khóm hiện có Đồng thời, mở rộng diện tích trồng khóm bằng cánh cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ

e Cây ăn trái

Tổng diện tích vườn cây ăn trái 4.879,83 ha, năng suất đạt 44 tấn, sản lượng 17.955 tấn/ha Trong đó: Cây có múi 1.485,57 ha Cây ăn trái các loại: 3.394,26

ha (Cây măng cụt: 12,81 ha; cây xoài: 467,95 ha; dừa: 163 ha; nhãn: 14,2; cây ăn trái khác: 2.736,3 ha)

3.3.4 Tình hình sản xuất mía tại huyện Long Mỹ trong những năm qua

a Diện tích

Cây mía từ nhiều năm nay là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người nông dân huyện Long Mỹ Cây mía được người dân ở đây trồng khá lâu, nhưng lúc bấy giờ nhà nước chưa quan tâm đầu tư vào sản xuất mía, chưa có sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến nên đời sống của người dân trồng mía luôn bấp bênh Kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, hầu hết hộ nông dân sử dụng giống mía truyền thống trữ đường thấp, năng suất không cao Mía đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua nên bà con nản và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nhưng đều thất bại, càng trồng càng nghèo Thế nhưng từ khi nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát đưa vào hoạt động đã giải quyết phần nào bài toán tìm đầu ra cho người trồng mía nơi đây Nhờ đó mà nhiều hộ nông dân đã cải thiện được đời sống Tuy nhiên, thời gian gần đây người nông dân lại phải đối diện với nỗi lo về giá Nhiều người trồng mía cho biết giá mía nguyên liệu sụt giảm liên tục trong những năm qua luôn tỷ lệ nghịch với giá vật tư nông nghiệp (thuốc, phân bón) và nhân công Sau mỗi vụ mía, bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp

tăng từ 10 - 15% (Nguồn: Nguyễn Đức, 2013) Nhiều hộ nông dân mấy chục năm

nay gắn bó với cây mía cũng bỏ mía sang trồng cây khác Gia đình ông Nguyễn Văn Láng (ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, H.Long Mỹ) đã chuyển toàn bộ diện tích 6 công mía sang trồng lúa Ông Láng chia sẻ: “Gia đình tôi gắn bó với cây mía đã gần 10 năm nay Thế nhưng, tình hình sản xuất mía những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giá cả rất bấp bênh Nhiều nông dân như tôi không

còn mặn mà với cây mía như trước nữa” (Nguồn: Nguyễn Đức, 2013) Diện tích

trồng mía trên địa bàn huyện trong những năm qua được cụ thể qua bảng 3.3

Trang 32

Bảng 3.3: Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện Long Mỹ 2010 - 6/2013

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Long Mỹ, 2013

Nhìn vào bảng kết quả tổng hợp trên ta có thể thấy được sản lượng mía liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2012 Sản lượng mía năm 2010 là 33.327 tấn đến năm 2011 sản lượng đã đạt được 41.345 tấn và đến năm 2012 tăng lên 42.099 tấn Cả giai đoạn 2010 – 2012 sản lượng mía đã tăng 8.772 tấn tăng 26,32% so với năm 2010 Sản lượng tăng nguyên nhân một phần là do diện tích tăng 411 ha (2010) và 512 ha (2012), phần còn lại có thể do nông hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cùng với sử dụng giống mới điều này góp phần làm tăng năng suất mía Nhìn chung, năng suất mía tăng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng sản lượng mía trong thời gian qua

Trang 33

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở

HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

4.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG

HỘ TRỒNG MÍA

4.1.1 Tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ

Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung đa số các chủ hộ đều có trình độ học vấn thấp nhưng đổi lại họ có kinh nghiệm dồi dào trong sản xuất, họ học hỏi kinh nghiệm theo hình thức cha truyền con nối Số tuổi và năm kinh nghiệm của chủ hộ tỷ lệ thuận với nhau Người có tuổi càng cao thì càng có kinh nghiệm Do cây mía là loại cây phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nơi đây nên người nông dân chọn mía là cây trồng chủ lực trong nhiều năm nay Chính vì vậy, người dân địa phương rất có thâm niên trong sản xuất mía Cụ thể số tuổi và năm kinh nghiệm của chủ hộ được thể hiện qua bảng4.1

Bảng 4.1: Tuổi và năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng mía năm 2013

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Năm kinh nghiệm

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Qua kết quả điều tra thực tế các nông hộ trồng mía trên địa bàn 2 xã Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A cho thấy đa số các chủ hộ tham gia sản xuất mía đều ở độ tuổi trung niên với độ tuổi trung bình là 46,66 tuổi Trong đó, chủ hộ có tuổi lớn nhất là 68 tuổi và nhỏ nhất là 29 tuổi Lực lượng lao động chính tham gia sản xuất ở độ tuổi trung niên là vì họ là chủ trong gia đình, nghề trồng mía là nghề truyền thống từ xưa tới nay dù không mang lại thu nhập cao nhưng cũng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình Với lại một bộ phận lao động trẻ không thích gắn bó với nghề nông nên họ đi nơi khác để tìm việc nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn Theo kết quả thống kê cho thấy, số chủ hộ trong độ tuổi từ 29-39 chiếm 30% trong tổng số 50 hộ điều tra Số chủ hộ có tuổi từ 40-50 chiếm 26%, còn 44% chủ hộ có độ tuổi trên 50

Để xác định được kinh nghiệm của nông hộ trồng mía ta căn cứ vào số năm trồng mía của nông hộ Do cây mía là loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài, trải qua nhiều giai đoạn chăm sóc nên đòi hỏi người trực tiếp sản xuất phải nắm vững kĩ thuật Vì thế, kinh nghiệm được xem là yếu tố khá quan trọng quyết định năng suất, chất lượng mía Từ bảng 4.1kinh nghiệm trồng mía của nông hộ trung bình là 11,62 năm, cao nhất là 34 năm và nhỏ nhất là 1 năm Những hộ có kinh nghiệm 1-8 năm là vì lúc trước trồng khóm nhưng do sâu bệnh, điều kiện đất đai và lợi nhuận trồng khóm thấp hơn nên họ chuyển sang trồng mía Những

hộ có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên là những hộ trồng mía rất lâu đời và coi trồng mía là nghề truyền thống nên họ đặc biệt đầu tư chăm sóc, trao dồi kinh nghiệm để đạt năng suất cao Trong tổng số nông hộ điều tra những hộ trồng mía

Trang 34

truyền thống thì có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn những hộ mới trồng thì học hỏi kinh nghiệm từ những năm trước, và những người trồng mía khác

4.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía tương đối thấp vì điều kiện hoàn cảnh ở nông thôn không thuận lợi, những năm trước đây vấn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức nên đa phần nông hộ trồng mía không được học nhiều,

hộ có trình độ học vấn cao nhất là trên cấp III, thấp nhất là mù chữ

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía năm 2013

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Phần lớn nông hộ có trình độ tương đối thấp nên việc tham gia sản xuất đa phần đều dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu, kết hợp với học hỏi từ bạn bè hàng xóm, không được tập huấn kĩ thuật trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản của nông

hộ Nếu người nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn và ngược lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới

từ các chuyên gia tập huấn kỹ thuật

Qua bảng 4.2 chothấy trong tổng 50 đối tượng điều tra thì có 4 hộ tham gia trồng mía bị mù chữ chiếm tỷ lệ 8% Số hộ có trình độ học vấn cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5) là 11 hộ chiếm tỷ lệ 22%, số hộ có trình độ học vấn cấp II (từ lớp 6 đến lớp 9) là 26 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 52%, chiếm 14% là nhóm hộ có trình độ học vấn cấp III (từ lớp 10 đến lớp 12) gồm 7 hộ, còn lại là 2 hộ có trình độ trên cấp III chiếm 4%

4.1.3 Nguồn lực lao động

Nguồn lực lao động nông thôn hiện nay đang trong tình trạng khan hiếm Thế nhưng, trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần nhiều lao động, đặc biệt là trong sản xuất mía, khi đến ngày thu hoạch thì không có lao động dẫn đến giá thuê lao động ngày càng tăng Do đó, nông hộ sản xuất mía thường rất ít thuê lao động, lao động tham gia sản xuất hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình Vì thế, khi tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất mía ta xét đến chỉ tiêu số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham gia sản xuất Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.3

Trang 35

Bảng 4.3 : Nguồn lực lao động của các nông hộ trồng mía, 2013

ĐVT: người

bình

Độ lệch chuẩn

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Lao động gia đình chiếm phần lớn các giai đoạn trong quá trình sản xuất mía của nông hộ từ khâu gieo trồng đến khâu chăm sóc Trung bình một hộ có tổng số nhân khẩu là 4,18 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 6 người,

ít nhất là 2 người Trong 4,18 người thì có 2,54 người tham gia sản xuất mía, các thành viên còn lại là người sống phụ thuộc như người già và trẻ nhỏ đi học Trong 2,54 người tham gia sản xuất thì có 1,42 người lao động nam và 1,12 người là lao động nữ Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động nam và lao động nữ không lớn vì trong sản xuất mía có nhiều công đoạn khác nhau nên cần có sự phối hợp giữa 2 nguồn lực một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao

Điều tra thực tế cho thấy trung bình mỗi hộ có 2 lao động chính là vợ chồng chủ hộ trực tiếp tham gia sản xuất Vì con họ thường thì có gia đình rồi làm riêng, còn nhỏ thì lo đi học hoặc đi làm ở khu công nghiệp Phần lớn các hộ

ít đất sản xuất thì họ thường làm nhà, chỉ thuê ở khâu thu hoạch Còn những hộ

có diện tích sản xuất lớn thì mới thuê lao động theo ngày từ khi gieo trồng đến chăm sóc rồi thu hoạch, tuy nhiên vẫn có một phần lao động gia đình trong đó

4.1.4 Diện tích trồng mía

Qua kết quả khảo sát trên địa bàn 2 xã có diện tích trồng mía lớn nhất huyện Long Mỹ ta thấy là diện tích đất trồng mía chủ yếu là của gia đình, một số hộ còn trồng thêm khóm hoặc lúa Số hộ thuê mướn đất để trồng mía không lớn chỉ có 2

hộ trong số 50 hộ là thuê đất để trồng mía chiếm tỷ lệ 4% Phần lớn nông hộ không thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng mía là vì trồng mía không như trồng lúa, đòi hỏi chi phí đầu tư cao nên nông dân không dám thuê thêm đất Nếu giá mía biến động giảm thì họ không có lời thậm chí còn bị lỗ, với lại nếu sản xuất với diện tích lớn thì họ phải chi trả tiền nhân công cho hầu hết các khâu từ khi làm đất đến thu hoạch tính lại thì họ chỉ hòa vốn, đa phần nông hộ trồng mía nơi đây đều lấy công lao động gia đình làm lời Bình quân mỗi hộ có 13.870m2

đất sản xuất thì có 8.080m2 họ dùng để trồng mía, hộ có diện tích trồng mía cao nhất là 20.000m2, nhỏ nhất là 1.300m2 Nông hộ trên địa bàn phỏng vấn có diện tích sản xuất thuộc loại vừa và nhỏ, nhóm hộ có diện tích từ 1.300 – 20.000m2

khá nhiều với 42/50 chiếm tỷ lệ 84%, còn lại 16% là nhóm hộ có diện tích trên 20.000m2 được trình bày qua bảng 4.4

Trang 36

Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ trồng mía, 2013

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Tóm lại, nông hộ trồng mía trên địa bàn khảo sát có diện tích sản xuất từ 5.200 – 10.000m2 là chủ yếu chiếm 46%, nhóm tiếp theo chiếm 30% có diện tích nhỏ hơn 5.200m2, chiếm tỷ lệ 24% là nhóm hộ có diện tích lớn hơn 10.000m2 Diện tích đất sản xuất mía của nông hộ giảm dần trong những năm gần đây do giá đầu ra liên tục giảm chi phí đầu vào thì tăng cao nên người dân thua lỗ nặng đành chuyển đổi sang trồng khóm và lúa

Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của nông hộ trồng mía, 2013

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Từ bảng4.5 ta thấy nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất của nông hộ trồng mía không cao 18/50, chiếm tỷ lệ 36%, còn lại 64% nông hộ sử dụng vốn tự có

của gia đình Trên 1.000m2 số tiền nông hộ vay từ 1.000 nghìn đồng đến 5.000 nghìn đồng là chủ yếu, chiếm 72,22% trong 18 nông hộ vay vốn sản xuất Số tiền vay trên 5.000 nghìn đồng/1.000m2 chỉ chiếm 16,67% và 11,11% là những hộ vay dưới 1.000 nghìn đồng Nguồn vốn vay này dùng để chi trả cho các khoản

chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất và gieo trồng 4.1.6 Tập huấn kỹ thuật

Trong sản xuất nông nghiệp khuyến nông là hoạt động truyền bá kiến thức cho nông dân về kĩ thuật canh tác đồng thời giúp họ tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả Một trong những hình thức phổ biến hiện nay là tổ chức các lớp tập

Trang 37

huấn, hội thảo kĩ thuật để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân với kĩ thuật mới bằng những phương pháp sinh động và áp dụng thực tiễn giúp người nông dân dễ tiếp thu Nội dung của những buổi tập huấn này tập trung vào việc cung cấp cho nông dân trồng mía kĩ thuật canh tác mới về cách bón phân, làm đất, chọn hom, thời điểm phun thuốc và cung cấp cho nông dân giống mới có trữ đường cao Ngoài ra, các buổi tập huấn còn dạy cho nông dân kĩ thuật trồng xen đậu xanh góp phần tăng thêm thu nhập Việc áp dụng những kĩ thuật trên góp phần giảm chi phí đầu vào như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác Tình hình tham gia tập huấn của nông

hộ được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ trồng mía, 2013

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Nhìn chung, nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu được tập huấn kĩ thuật nhưng con số này chỉ ở mức tương đối Qua khảo sát thì trong 50 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 20 hộ có tham gia lớp tập huấn kĩ thuật chiếm 40% còn 30

hộ không tham gia tập huấn, chiếm 60% Nhiều hộ cũng áp kĩ thuật mới vào canh tác mía nhưng vì còn khó khăn về vốn nên việc mua giống chất lượng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn gặp nhiều khó khăn Đa số những hộ tham gia các lớp tập huấn đều nằm trong câu lạc bộ, những hộ không thuộc câu lạc bộ thì không được mời tập huấn Điều này cho thấy việc tập huấn kĩ thuật trong sản xuất mía chưa được triển khai mạnh mẽ

4.1.7 Nguồn giống

Theo kết quả khảo sát 50 hộ trồng mía thì đa phần nông hộ trồng mía trên

địa bàn chọn giống Pháp và Su7 để trồng chiếm tỷ lệ 46% nguyên nhân là vì 2 loại này phù hợp với vùng đất phèn, ít đổ ngã Một số hộ thì chọn trồng một số giống mới như ROC16, ROC18, K84, K2000, R570 do có năng suất, trữ đường cao, bán được giá hơn Do giá mía giống khá cao nên nông hộ thường mua giống trồng 1 vụ rồi tự nhân giống cho vụ sau hoặc họ chỉ mua giống một ít từ trại giống số còn lại họ dùng giống nhà hay mua từ các nông hộ trồng mía khác

4.1.8 Lý do trồng mía

Trong quá trình phỏng vấn các nông hộ trồng mía khi được hỏi đến lý do vì sao hộ chọn trồng mía mà không trồng loại cây khác thì đa phần họ trả lời là do điều kiện đất đai phù hợp, chỉ có trồng mía người nông dân mới có lời ngoài ra không còn cây nào thích hợp hơn Một lý do thứ 2 được nhiều sự chọn của nông

hộ nữa, do trồng mía là nghề truyền thống từ xưa đến nay Nông dân thường sản xuất theo hình thức “ cha truyền con nối ” thế nên họ chọn trồng mía theo thế hệ ông cha Dễ trồng và lợi nhuận cao hơn những cây khác là sự lựa chọn của một

số ít nông hộ khi được hỏi về lý do trồng mía Do cây mía khá quen thuộc với người nông dân nên hầu hết ai cũng biết trồng mía, trồng mía còn mang lại thu nhập trung bình khoảng 2.500 nghìn đồng trên 1.000m2 nếu bán được giá cao

4.1.9 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất

Trang 38

Hiện nay việc sản xuất mía trên địa bàn có nhiều thuận lợi do điều kiện đất phù hợp, nông hộ có nhiều kinh nghiệm, đủ vốn sản xuất và được tập huấn kĩ thuật Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại theo đó một số khó khăn nhất định

Bảng 4.7: Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía của nông hộ, 2013

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Đất đai phù hợp là yếu tố thuận lợi được nhiều nông hộ lựa chọn khi được phỏng vấn chiếm tới 54% Do nơi đây từ xưa tới nay là vùng trũng thấp và nhiễm phèn nên trồng mía là nghề truyền thống của hầu hết nông dân, người dân chỉ trồng được cây mía và khóm, trồng lúa thì năng suất không cao Yếu tố thuận lợi thứ 2 được đa số nông dân chọn là có kinh nghiệm sản xuất chiếm 52% nông hộ, điều này cho thấy cây mía đã quá quen thuộc với người nông dân và họ rất am hiểu về nó Đây cũng là một thuận lợi cho những hộ mới trồng vì họ có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người sản xuất lâu năm Kế đến là đủ vốn sản xuất, yếu tố này chiếm 24% nông hộ lựa chọn Yếu tố này có ảnh hưởng đến việc tái sản xuất lại vì nếu không đủ vốn thì không thể đầu tư vào các nguồn lực đầu vào Yếu tố khá thuận lợi được nhiều nông hộ lựa chọn là được tập huấn kĩ thuật, có 20% nông hộ chọn Yếu tố thuận lợi cuối cùng được nông dân lựa chọn là có nhiều người trồng, dễ bán yếu tố này chiếm 12%

Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình sản xuất mía cũng gặp không ít khó khăn Yếu tố khó khăn được nhiều nông hộ lựa chọn nhất là giá đầu ra bấp bênh, chiếm 70% nông hộ Thường thì thời gian trồng mía khá dài gần một năm nông dân chỉ trông chờ vào vụ mía để có thu nhập Tuy nhiên, khi đến mùa mía lại rớt giá, trong vụ mía 2011-2012 giá mía trung bình là 830đ/kg nông dân sau khi thu hoạch chỉ hòa vốn, nhiều hộ thậm chí còn bị lỗ Yếu tố khó khăn cũng được nhiều hộ nông dân lựa chọn là thiếu vốn sản xuất, có 46% nông hộ lựa chọn Lý do được đưa ra là do sản xuất mía cần bỏ vốn đầu tư khá cao mà số tiền thu được khi thu hoạch dùng để trang trải cuộc sống hàng ngày nên nông hộ thường gặp khó khăn khi vào vụ trồng mía mới Một số nông dân lại cho rằng giá

cả đầu vào tăng cao, thiếu lao động, chưa đầu tư cho kênh gạch, giống chưa chất lượng là những khó khăn không hề nhỏ và tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 32%, 24%, 18%,16% cho từng khó khăn đưa ra

Trang 39

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA

NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ

4.2.1 Phân tích hiệu quả của mô hình trồng mía ở huyện Long Mỹ -

Hậu Giang

4.2.1.1 Phân tích chi phí trồng mía

a Chi phí ban đầu

Chi phí sản xuất mía ban đầu bao gồm các loại chi phí sau: chi phí giống,

chi phí chuẩn bị đất, chi phí chuẩn bị hom và đặt hom Chi phí chuẩn bị đất,

chuẩn bị hom và đặt hom được quy ra thành chi phí lao động thuê và chi phí lao

động gia đình Các khoản chi phí này tính cho cả 1 vụ sản xuất mía, được thể

hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.8: Các khoản mục chi phí ban đầu trong sản xuất mía, 2013

Nông hộ trồng mía thường chọn mua cây giống có chất lượng, năng suất,

trữ đường cao, ít sâu bệnh, họ đến trại giống hoặc cơ sở có uy tín để mua nên giá

thường khá cao, một số ít hộ có diện tích đất canh tác lớn thì tự nhân giống nhà ở

vụ trước hoặc mua từ hộ trồng mía khác vì muốn tiết kiệm chi phí gieo trồng, giá

mía mua từ những người này thường rẽ hơn khoảng vài trăm đồng so với mua từ

trại giống

Chi phí giống trung bình là 813,97 nghìn đồng/1.000m2 và giữa các nông

hộ có sự khác biệt lớn về chi phí giống, hộ có chi phí giống thấp nhất là 230,77

nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 1.600 nghìn đồng/1.000m2 Có hai lý do giải

thích cho sự khác biệt đó, thứ nhất là do nông hộ mua giống từ nhiều nơi khác

nhau từ trại giống, câu lạc bộ trồng mía, từ người quen, nên không tránh khỏi

sự chênh lệch giá, giá mía giống mà họ mua thường chênh lệch từ 100 – 200

đồng/kg Thứ hai là do mật độ trồng của nông hộ khác nhau Sở dĩ mật độ trồng

khác nhau là do kĩ thuật trồng và quan điểm của mỗi người khác nhau Nông hộ

cho rằng trồng dày hay thưa là tùy theo từng loại giống, một số giống nhẹ cân,

thân nhỏ nên trồng với mật độ dày còn một số giống có thân to, nặng cân nên

trồng mật độ thưa hơn Một số hộ thì cho rằng trồng thưa hay trồng dày thì năng

suất cũng như nhau, thậm chí trồng dày còn tốn nhiều phân bón và thuốc bảo vệ

thực vật hơn trồng thưa

Chi phí LĐGĐ

Trong giai đoạn sản xuất mía ban đầu thì chi phí LĐGĐ thường thấp nhất

trong các khoản chi phí Chi phí LĐGĐ được tính theo giá lao động thuê tại thời

điểm nghiên cứu Trung bình mỗi hộ tốn khoảng 386,65 nghìn đồng/1.000m2 cho

Trang 40

công đoạn đầu này, đây là chi phí cơ hội LĐGĐ nếu nông hộ không có LĐGĐ thì phải tốn thêm chi phí này để thuê mướn lao động Chi phí lao động gia đình cho giai đoạn đầu bao gồm: Chi phí LĐGĐ cho khâu chuẩn bị đất, chi phí LĐGĐ khâu chuẩn bị hom và đặt hom Cụ thể như sau:

 Chi phí lao động sử dụng cho công đoạn chuẩn bị đất

Trong sản xuất mía chi phí LĐGĐ cho việc làm đất thường không lớn, nông hộ thường thuê lao động vì muốn tiết kiệm thời gian cho theo kịp thời vụ, hơn thế nữa giai đoạn này cần nhiều lao động nam để đào học, một số hộ không mướn mà làm theo hình thức dần công khoản này cũng được tính vào chi phí LĐGĐ Chi phí LĐGĐ trung bình của nông hộ là 32,57 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 157,5 nghìn đồng/1.000m2 và nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2 Chi phí này chỉ chiếm 18,86% trong tổng chi phí LĐGĐ ở khâu này Chi phí chuẩn bị đất

ở đây bao gồm đào học và dặm học trước khi đặt mía giống xuống trồng Chi phí này có sự chênh lệch giữa các nông hộ trồng mía là do chiều rộng của líp mía giữa các hộ khác nhau dao động từ 1 – 2 m Nguyên nhân thứ hai là mỗi hộ sử dụng lao động khác nhau có hộ sử dụng nhiều, hộ sử dụng ít và khả năng làm việc của mỗi người khác nhau [Phụ lục 5, trang 75]

 Chi phí lao động sử dụng cho việc gieo trồng

Sau khi chuẩn bị đất xong nông hộ đem hom mía đã chặt đặt thành hàng xuống học mía, hom cách hom 10 – 20 cm Hom mía được chặt giữa hai lóng mía dài khoảng 20 – 30 cm Trong giai đoạn này nông hộ thường sử dụng LĐGĐ, chỉ những hộ nào có diện tích trồng lớn mới thuê thêm lao động Chi phí này chiếm phần lớn chi phí LĐGĐ ở khâu này 81,14% Trên 1.000m2 đất trung bình mỗi hộ tốn 381,88 nghìn đồng cho chi phí LĐGĐ,chi phí thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.100 nghìn đồng Chi phí này có sự khác nhau giữa các nông hộ là do mật độ trồng khác nhau Tùy theo mỗi loại giống mà trồng dày hay trồng thưa [Phụ lục 5, trang 75]

Chi phí LĐ thuê

Trong hoạt động nông nghiệp nông dân thường sử dụng LĐGĐ nhiều hơn thuê LĐ Tuy nhiên ở giai đoạn này do đặc thù công việc cần nhiều lao động có sức khỏe và chuyên nghiệp nên đa phần nông hộ thuê thêm khoảng 3 - 5 lao động tùy theo nhu cầu của mỗi hộ, có hộ cũng không sử dụng LĐGĐ mà thuê hết lao động Chi phí trung bình thuê lao động của nông hộ là 607,31 nghìn đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.645 nghìn đồng/1.000m2 Giống như chi phí LĐGĐ, LĐ thuê cũng sử dụng cho việc chuẩn

bị đất và trồng mía

 Chi phí LĐ thuê sử dụng cho công đoạn chuẩn bị đất

Do công việc làm đất này khá nặng nhọc và cần sự chuyên nghiệp nên giai đoạn này cần phải thuê thêm lao động, đặt biệt là những hộ có ít LĐGĐ Chi phí này chiếm 79,1% trong chi phí LĐ thuê ban đầu Chi phí trung bình cho việc thuê LĐ làm đất là 1.005,33 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 11.487,16 nghìn đồng/1.000m2 và nhỏ nhất là 0 đồng [Phụ lục 4, trang 75]

 Chi phí LĐ thuê cho việc gieo trồng

Qua kết quả khảo sát từ 50 nông hộ trồng mía cho thấy công đoạn này nông

hộ chỉ sử dụng LĐGĐ, chỉ có một số hộ do diện tích quá lớn hay không có thời gian trồng mới thuê lao động làm theo ngày Do đó khoản chi phí này chỉ chiếm 20,9% trong chi phí LĐ thuê ban đầu Trung bình mỗi hộ chỉ tốn 210,13 nghìn đồng/1.000m2 để thuê lao động gieo trồng, cao nhất là 3.780 nghìn

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w