7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.2.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Long Mỹ Hậu
Mỹ - Hậu Giang
4.2.2.1 Các biến sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu
Hiệu quả kinh tế được đo lường bởi mô hình phân tích màng bao dữ liệu trên cơ sở định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (CRS Input – Oriented DEA Model). Cụ thể, đề tài đo lường hiệu quả kinh tế của 50 hộ trồng mía tại huyện Long Mỹ - Hậu giang, mỗi hộ sản xuất ra 1 mức sản lượng nhất định bằng cách sử dụng 6 biến đầu vào khác nhau. Các biến sản lượng đầu ra, lượng đầu vào và đơn giá các yếu tố đầu vào được thể hiện qua bảng4.12.
36
Bảng 4.12: Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu của việc sản xuất mía Các biến sử dụng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Sản lượng (tấn) 10,40 214,50 61,77 43,26 Đất (1.000m2) 1,30 20,00 8,08 4,90 LĐGĐ (ngày công) 7,50 212,00 79,25 54,63 LĐ thuê (ngày công) 14,00 600,00 134,94 135,38 Giống (kg) 500,00 12.000,00 4.228,70 2.788,39 Phân (kg) 110,00 5.200,00 1.197,04 951,83 Thuốc BVTV (lít) 0,50 38,00 10,07 8,06 Giá đất (1.000đ/1.000m2) 1.500,00 2.500,00 1.900,00 346,99 Giá LĐGĐ (1.000đ/ngày) 100,00 200,00 115,00 19,48 Giá LĐ thuê (1.000đ/ngày) 100,00 200,00 115,00 19,48 Giá giống (1.000đ/kg) 1.000,00 2.000,00 1.416,00 307,13 Giá phân (1.000đ/kg 7,80 13,80 11,62 1,45 Giá thuốc BVTV (1.000đ/lít) 21,00 520,00 134,94 90,88
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.12 ta thấy sản lượng trung bình của 1 chu kì sản xuất mía trên diện tích đất canh tác thực tế là 61,77 tấn. Nông hộ có sản lượng thấp nhất là 10,4 tấn và hộ sản lượng cao nhất ở mức 214,5 tấn. Tương ứng với diện tích canh tác mía thấp nhất là 1.300m2 và cao nhất là 20.000m2. Các yếu tố đầu vào khác như lao động tính theo ngày công, giống, phân bón theo kilogam, thuốc BVTV được quy đổi ra lít. Còn giá đầu vào tương ứng với các đầu vào sản xuất với đơn giá 1.000đ/đơn vị đầu vào tương ứng.
4.2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật của việc trồng mía
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một mô hình sản xuất trước hết cần xác định được mức hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kĩ thuật là việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất để tạo ra mức sản lượng tối đa. Nó được xem là một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước tiên phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Bảng 4.13 trình bày kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất mía trên địa bàn huyện Long Mỹ năm 2013.
37
Bảng 4.13: Hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất mía tại huyện Long Mỹ năm 2013
Mức hiệu quả Hiệu quả kỹ thuật
Số hộ sản xuất Tỷ trọng (%) 1,00 12 24 0,9-0,99 2 4 0,80-0,89 5 10 0,70-0,79 8 16 0,60-0,69 11 22 < 0,60 12 24 Tổng 50 100 Trung bình 0,752 Thấp nhất 0,405 Cao nhất 1,000
Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra, sử dụng phần mềm DEAP 2.1
Từ bảng 4.13 cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất tương đối cao. Hầu hết các hộ đều đạt hiệu quả kỹ thuật trên 0,70. Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (1,00) là 12 hộ, chiếm tỷ lệ 24% trong tổng số 50 hộ điều tra. Những hộ này là những điểm nằm trên đường đồng lượng bao quanh những điểm chưa đạt hiệu quả. Số hộ chưa đạt hiệu quả tối ưu là 38 hộ chiếm tỷ lệ 76%. Cụ thể, hộ có hiệu quả gần đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 2 hộ (0,90-0,99) chiếm 4%, chiếm tỷ lệ 10% là những hộ có giá trị hiệu quả từ 0,80-0,89 và 8 hộ có hiệu quả từ 0,70-0,79, chiếm 22% là những hộ ở mức 0,60-0,69, có tới 12 hộ có giá trị hiệu quả nhỏ hơn 0,69 chiếm tỷ lệ là 24%. Trung bình hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía đạt 0,752. Độ rộng tương ứng là 0,405-1,000; độ rộng tương đối lớn cho thấy có sự khác biệt rất lớn về trình độ kỹ thuật của các nông hộ trồng mía. Hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 0,405. Nông hộ chưa đạt hiệu mức hiệu quả tối ưu có thể là do trình độ học vấn, khả năng ứng dụng KHKT và một số yếu tố ngoại cảnh không kiểm soát được như thời tiết, sâu bệnh, thiên tai.
Hiệu quả kĩ thuật trung bình mà nông hộ đạt được là 0,752 con số này tuy chưa đạt hiệu quả tối ưu nhưng cũng khá cao trong tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn như hiện nay. Trên cùng một diện tích canh tác với cùng lượng yếu tố đầu vào, cải thiện kỹ thuật canh tác nông hộ sẽ cải thiện được hiệu quả kỹ thuật. Trung bình nông hộ có thể tăng lên thêm 0,248 để đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Để tăng mức hiệu quả kỹ thuật có thể cố định lượng đầu ra và điều chỉnh lượng yếu tố đầu vào. Tùy thuộc vào cách sử dụng của từng nông hộ mà có thể điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống các yếu tố như phân bón, thuốc BVTV, lao động...Có hộ sử dụng dư thừa, có hộ lại dùng thiếu và những hộ này nên điều chỉnh lại để hợp lý chi phí và tăng năng suất mía. Ngoài ra hiệu quả kỹ thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đất đai, thời tiết, kinh nghiệm ứng dụng KHKT vào sản xuất của nông hộ. Do đó, để có thể cải thiện được mức hiệu quả kỹ thuật, nông hộ trồng mía cần tích cực tham gia các buổi tập huấn KHKT mới và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ có hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Qua kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP 2.1 trên thì có đến 76% nông hộ trồng mía không đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu dẫn đến mức năng suất thực tế thấp đi. Nếu đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu nông hộ có thể đạt được mức năng suất
38
cao nhất và năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật là tối thiểu. Nguyên nhân của việc kém hiệu quả này là do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân, thuốc BVTV, giống...) chưa hợp lý, chưa đúng kỹ thuật và còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài không kiểm soát được như: thiên tai, sâu bệnh. Cụ thể, phần năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật được thể hiện qua bảng 4.14.
Bảng 4.14: Năng suất bị mất do kém hiệu quả kỹ thuật
ĐVT: tấn/1.000m2
Mức hiệu quả kĩ thuật NS thực tế NS có thể NS mất đi
0,90 – 1,00 9,00 9,19 0,19 0,80 – 0,89 8,02 11,33 3,31 0,70 – 0,79 8,53 13,44 4,91 0,60 – 0,69 7,97 12,20 4,23 < 0,60 5,93 11,20 5,27 Trung bình 7,86 11,23 3,37
Nguồn: phân tích số liệu từ kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP 2.1
Từ bảng số liệu 4.14 ta thấy năng suất trung bình thực tế tính trên 1.000m2
là 7,86 tấn, mức năng suất đạt được nếu đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 11,23 tấn/1.000m2 và phần năng suất mất đi là 3,37 tấn/1.000m2. Ở mức phi hiệu quả thấp nhất 0-10% thì bình quân mỗi hộ có năng suất thực tế là 9 tấn/1.000m2, trong khi năng suất bình quân bình quân đạt được tối đa nếu đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 9,19 tấn/1.000m2, phần năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật là 0,19 tấn và phần năng suất mất đi này tăng dần khi mức phi hiệu quả kỹ thuật này tăng dần lên. Mức phi hiệu quả kỹ thuật từ 11-20% thì trung bình mỗi hộ năng suất mất đi là 3,31 tấn/1.000m2; mức phi hiệu quả kỹ thuật từ 21-30% năng suất trung bình mất đi là 4,91 tấn/1.000m2. Phần năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật cao nhất ở mức lớn hơn 40%, mất 5,27 tấn/1.000m2 và ở mức phi hiệu quả từ 31-40% là 4,23 tấn/1.000m2. Những hộ thất thoát năng suất ở khoảng này tương đối lớn chiếm đến 24% trong tổng 50 hộ phỏng vấn. Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát năng suất này. Nguyên nhân chủ yếu là việc áp dụng KHKT của nông dân vào sản xuất, cách canh tác và nguồn giống được dùng. Bên cạnh đó cũng chịu tác động bởi các yếu tố khách quan thời tiết, đất đai,... Nhìn chung, sự chênh lệch năng suất bị thất thoát giữa các nông hộ là rất lớn. Từ kết quả tính toán ta thấy hộ có năng suất thất thoát cao nhất là 6,6 tấn/1.000m2 và thấp nhất là 0 tấn/1.000m2. Điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn trong kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ, việc sử dụng các yếu tố đầu vào đúng kỹ thuật để cải thiện năng suất là rất quan trọng và cần nâng cao trình độ KHKT hơn nữa cho những nông hộ kém hiệu quả để khoảng cách chênh lệch này nhỏ lại.
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào không hiệu quả đã làm lượng năng suất thất thoát khá cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm lượng đầu tư các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sản lượng đầu ra. Theo kết quả phân tích từ phần DEAP 2.1 xây dựng được mô hình định hướng (projected value) đầu vào hợp lý mà các hộ sản xuất có thể tiết kiệm nguồn lực đầu tư nhưng sản lượng đầu ra không đổi. Lượng đầu vào định hướng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
39 Bảng 4.15: Lượng yếu tố đầu vào hiệu quả
Yếu tố sản xuất Lượng điều chỉnh Lượng sử dụng thực tế
Đất (1.000m2) 6,08 8,08
LĐGĐ (ngày công) 48,34 79,25
LĐ thuê (ngày công) 99,81 134,94
Giống (kg) 2.694,47 4.228,70
Thuốc BVTV (lít) 5,72 10,07
Phân bón (kg) 753,93 1.197,04
Nguồn: số liệu điều tra kết hợp với kết quả phần mềm DEAP 2.1
Các yếu tố đầu vào sử dụng điều cao hơn so với lượng đầu vào có hiệu quả. Trong đó, yếu tố thuốc BVTV có lượng điều chỉnh giảm khoảng 50% so với thực tế sử dụng. Các yếu tố còn lại được điều chỉnh hợp lý là đất (-24,75%), LĐGĐ (- 39%), LĐ thuê (-26,03%), giống (-36,28%), phân bón (-30,01%). Cụ thể khi nông hộ sử dụng 1.000m2 đất sản xuất thì cần sử dụng 7,1 ngày công LĐGĐ và 16,4 ngày công LĐ thuê, trồng với mật độ 443,2 kg giống, phun 0,9 lít thuốc BVTV và bón 124 kg phân. Với mức giảm các yếu tố đầu vào đều trên 20% nếu nông hộ canh tác đúng kỹ thuật như mô hình đề xuất thì mức thu nhập sẽ cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào địa chất từng vùng, khí hậu, thời tiết và lực lượng lao động mà có mức điều chỉnh phù hợp.
4.2.2.3 Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía
Dựa vào phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA kết hợp với phần mềm DEAP 2.1, kết quả ước lượng mức hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất mía được trình bày trong bảng 4.16.
Bảng 4.16: Phân phối mức hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía tại huyện Long Mỹ năm 2013
Mức hiệu quả (%) Hiệu quả kinh tế
Số hộ sản xuất Tỷ trọng (%) 90-100 2 4 80-90 2 4 70-80 2 4 60-70 12 24 50-60 10 20 < 50 22 44 Trung bình 54,30 Thấp nhất 32,30 Cao nhất 100,00
Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra, sử dụng phần mềm DEAP 2.1
Từ bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả kinh tế trung bình là 54,3%. Mức hiệu quả này thấp hơn khá xa so với mức hiệu quả kỹ thuật trung bình. Điều này cho thấy nông dân không đạt hiệu quả phân phối cao mà điều này hầu như không thể thực hiện được. Để đạt hiệu quả phân phối nông dân cần chọn lựa lượng kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho tối thiểu hóa chi phí đầu tư mà vẫn tạo được sản
40
lượng đầu ra giống như ban đầu. Trong sản xuất nông nghiệp phần lớn nông dân lựa chọn lượng đầu vào theo kinh nghiệm và ít có sự điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi của giá cả nên rất khó đạt tối đa hóa lợi nhuận với việc sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó giá cả thường hay biến động mà đó là yếu tố mà nông dân không thể kiểm soát được. Vì thế không chọn được lượng đầu vào tối ưu, nông dân không thể đạt được lợi nhuận tối đa và do vậy không đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trong vụ sản xuất mía năm 2012 rất ít nông hộ đạt được mức hiệu quả trong khoảng 90-100%, chỉ có 2 trong tổng 50 hộ điều tra chiếm tỷ trọng 4%. Ở các khoảng gần mức hiệu quả cao nhất từ 80-90% và 70-80% cũng chỉ chiếm 4%. Số hộ có mức hiệu quả thấp hơn 50% là 22 hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất 44%. Các khoảng hiệu quả từ 60-70, 50-60 chiếm tỷ trọng lần lượt là 24% và 20%.
Tương tự như hiệu quả kỹ thuật, mức chênh lệch giữa nông hộ có hiệu quả cao nhất và thấp nhất rất lớn. Hộ có mức hiệu quả cao nhất là 100%, thấp nhất là 32,3%. Những hộ có mức hiệu quả thấp hơn 50% là do những hộ này trồng mía với chi phí cao nhưng lại sử dụng những yếu tố đầu vào không hiệu quả dẫn đến năng suất thấp. Ngoài những nguyên nhân làm cho nông hộ không đạt hiệu quả kỹ thuật đã trình bày ở phần trên, nông dân không đạt hiệu quả kinh tế cao còn do thiếu thông tin thị trường và trình độ kỹ thuật thấp nên người nông dân thường sử dụng yếu tố đầu vào vượt mức giới hạn làm cho chi phí sản xuất cao làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, giá cả đầu ra tương đối thấp do mía không đủ trữ trường hoặc bị thương lái ép giá. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá lớn giữa các mức hiệu quả đạt được cũng cho thấy tiềm năng lớn trong cải thiện mức hiệu quả của những nông hộ có hiệu quả ở mức thấp khi họ được tiếp cận thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật kịp thời và đồng bộ và kịp thời.
Dựa vào kết quả ước lượng mức hiệu quả kinh tế đạt được, ta cũng có thể tính toán được mức phi hiệu quả kinh tế và lượng lợi nhuận bị mất đi do kém hiệu quả. Phân phối mức phi hiệu quả và lượng lợi nhuận bị thất thoát được trình bày trong bảng 4.17.
Bảng 4.17: Phân phối lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả kinh tế
ĐVT: nghìn đồng/1.000m2 Mức phi hiệu quả (%) Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận có thể Lợi nhuận mất đi
0-10 4.715,35 6.325,26 1.609,91 10-20 2.858,06 4.859,71 2.001,74 20-30 2.905,99 5.213,54 2.307,55 30-40 2.025,54 8.435,65 6.410,11 40-50 940,53 7.839,25 6.898,72 > 50 -255,04 16.208,45 16.463,85 Trung bình 981,19 11.380,06 10.397,23
Nguồn: phân tích số liệu từ kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP 2.1
Bảng 4.17 cho thấy lượng lợi nhuận mất đi trung bình trong vụ sản xuất mía năm 2013 là hơn 10 triệu đồng/1.000m2. Những hộ có mức phi hiệu quả từ 0- 10% thì bình quân lợi nhuận của nông dân mất hơn 1,5 triệu đồng/1.000m2 và phần mất không này tăng lên khi sự kém hiệu quả ngày càng tăng. Đến khi mức kém hiệu quả lớn hơn 50% thì lợi nhuận mất đi hơn 16 triệu đồng/1.000m2. Lượng thất thoát này khá lớn một phần có thể do quy mô sản xuất lớn, nhưng chủ
41
yếu là kém hiệu quả kinh tế. Do có sự chênh lệch lớn về hiệu quả đạt được giữa các nông hộ, lượng thất thoát do kém hiệu quả cũng dao động trong khoảng rộng. Từ kết quả ước lượng và qua tính toán cho thấy khoảng dao động này là từ -1,7 triệu đồng (lỗ) đến 30 triệu đồng/1.000m2. Nhìn chung các khoản thất thoát này rất đáng kể. Phần thất thoát này có thể do yếu tố chủ quan của nông dân (sử dụng các yếu tố đầu vào kiểm soát được: lượng phân, thuốc, giống,..) và những yếu tố khách quan: sâu bệnh, thời tiết, thiên tai, giá đầu ra...Tuy nhiên, con người là yếu tố quyết định nhất, nếu nông hộ có thể điều chỉnh, sử dụng hợp lý nguồn lực đầu vào giảm được các khoản thất thoát, có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận của nông hộ.
4.2.2.4 Phân tích hiệu quả phân phối
Hiệu quả phân phối của nông hộ được tính từ tỷ số giữa hiệu quả kinh tế và