7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA
5.1.1 Thuận lợi
- Không như những loại cây khác, mía là loại cây dễ trồng phù hợp với điều kiện đất đai địa phương. Đặc điểm đất nơi đây thuộc dạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn khó có loại cây nào phát triển tốt ngoài cây mía.
- Đất đai dễ canh tác cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây mía. Qua khảo sát thì hều hết hộ nông dân đều có kênh mương thông thoáng, có thể chủ động được lượng nước tưới tiêu
- Đa phần nông hộ sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu có ruộng mía gần nhà hoặc gần bờ kinh thuận tiện cho việc vận chuyển trong khâu sản xuất và thu hoạch. Chỉ có một vài hộ phải tốn chi phí vận chuyển đến mía đến bán cho nhà máy đường vì ở đó bán được giá cao hơn so với cân tại ruộng.
- Các khoản chi phí vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV thì nông hộ được các đại lý cho mua gói đầu, sau khi thu hoạch xong mới thanh toán.
- Do trồng mía là nghề truyền thống nơi đây nên nhiều nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ ông cha và từ thực tế (trung bình mỗi hộ có 11,62 năm kinh nghiệm) góp phần nâng cao năng suất chất, lượng cây mía. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn ham học hỏi và có ý chí làm giàu.
- Đã hình thành các câu lạc bộ sản xuất mía, giúp nông dân học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt là nông dân được các cán bộ khuyến nông, cán bộ từ trường Đại học Cần Thơ tập huấn và giới thiệu về giống, thuốc, kĩ thuật mới vào trong sản xuất mía.
- Khâu liên kết giữa nông dân trồng mía với công ty mía đường Long Mỹ Phát đã được triển khai thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
5.1.2 Khó khăn
- Vấn đề nguồn vốn hỗ trợ cho nông hộ sản xuất mía chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước. Đa số nông hộ thiếu vốn để cải tạo đất và mua vật tư đầu vào. Đất sau nhiều năm canh tác sẽ bị bạc màu làm giảm năng suất cây trồng, do thiếu vốn nên nông dân thường bỏ qua giai đoạn này mà chỉ đào học trồng tiếp hoặc lưu gốc cho vụ mía sau. Nông dân cần vốn để mua vật tư đầu vào, tuy được các đại lý phân bón cho mua chịu đến vụ mới thanh toán nhưng họ đã kê giá bán cao hơn giá thị thường sau khi thanh toán nông dân không còn lãi bao nhiêu. Một số hộ không được vay vốn vì không tham gia câu lạc bộ sản xuất mía.
- Khó khăn thứ hai là nguồn lực sản xuất của nông hộ trồng mía còn nhiều hạn chế như thiếu lao động tham gia sản xuất, mỗi hộ thường chỉ có 2 lao động chính. Trình độ học vấn của nông hộ còn thấp đa số chỉ học hết tiểu học, điều này rất khó trong việc tiếp thu KHKT và ứng dụng KHKT vào thực tế sản xuất.
- Giá vật tư nông nghiệp trong những năm qua liên tục tăng cao điều này làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Bên cạnh đó, chi phí thuê lao động cũng ngày một tăng do khan hiếm lao động đã gây trở ngại lớn cho nông dân.
- Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khó kiểm soát được sâu bệnh gây khó khăn cho nông dân.
43
- Hệ thống kênh gạch chưa được chú trọng đầu tư, gây ngập nước trên diện rộng năm 2012 ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mía của nông dân.
- Giá cả bấp bênh, đầu ra cây mía không ổn định. Mía bán ra không được giá cao, những hộ có hợp đồng bao tiêu thì lại bị ép giá do không đủ trữ đường. Điều này đã trở thành nỗi lo lớn của người trồng mía khiến cho diện tích mía ngày càng thu hẹp dần.
- Hoạt động của tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất mía chưa phổ biến. Đa số nông dân trên địa bàn nghiên cứu không được tập huấn kĩ thuật, một số hộ tham gia thì vẫn gặp khó khăn trong đầu ra nên hoạt động này chưa được hưởng ứng nhiều.
- Nguồn giống chưa chất lượng và sạch bệnh. Phần lớn nông hộ tự nhân giống nhà, mua từ thương lái hoặc mua từ hộ trồng mía ở địa phương. Chưa có trại nhân giống địa phương.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua việc ước lượng mức hiệu quả kinh tế đạt được của nông hộ đề tài đưa ra những giải pháp sau:
Hiệu quả kinh tế trung bình gần 55% con số này chỉ đạt mức độ trung bình nhưng chưa mang lại hiệu quả tối đa, mức lợi nhuận mất đi còn khá cao. Để có thể cải thiện con số này trong thời gian tới cần có sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà bao gồm: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và ngân hàng.
Nông dân nên cân nhắc thật kĩ trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Sử dụng liều lượng phân bón, thuốc nông dược hợp lý, kịp thời và đúng cách, phù hợp với điều kiện đất đai nhằm tránh lãng phí, góp phần nâng cao lợi nhuận. Để có thể lựa chọn được mức đầu vào tối ưu nông dân cần nắm bắt các thông tin về giá cả, tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng, liều lượng sử dụng đầu vào phù hợp. Do đó, trong công tác khuyến nông, cán bộ cần huấn luyện kỹ thuật sử dụng đầu vào để nâng cao trình độ hiểu biết của nông dân về cách sử dụng liều lượng và tác dụng của các loại thuốc trên thị trường nhằm giúp nông dân lựa chọn được mức đầu vào tối ưu. Từ đó, lợi nhuận được nâng cao.
Thiếu vốn là một nguyên nhân khá quan trọng ảnh hưởng hưởng đến sự lựa chọn đầu vào tối ưu của nông hộ. Do sản xuất mía đòi hỏi vốn đầu tư cao nên đa số nông dân đều gặp khó khăn trong vấn đề này. Nông dân không thể trả tiền mặt khi mua nguyên liệu đầu vào mà phải “mua chịu” nên giá đầu vào cao hơn giá thực tế thị trường. Vì vậy, các ngân hàng nên mở rộng cho vay sản xuất, mua vật tư thiết bị nông nghiệp để nông dân có thể giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận.
Từ kết quả phân tích hiệu quả kinh tế trong chương 4, đề tài đã đưa ra mô hình định hướng mức hiệu quả kỹ thuật tối đa. Đây cũng là giải pháp định hướng giúp nông hộ tham khảo lượng đầu vào sử dụng tối thiểu chi phí mà vẫn không làm thay đổi sản lượng đầu ra để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao lợi nhuân và thu nhập cho nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Long Mỹ.
Từ quá trình điều tra thực tế, từ số liệu thu thập của 50 nông hộ trồng mía trên địa bàn đề tài đã rút ra được những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản sau nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía. Công tác giống
Các cơ quan khuyến nông, tổ hợp tác cần chủ động tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, khuyến khích nông dân sử dụng các loại giống mới có
44
chất lượng , không nên dùng giống của vụ trước để trồng cho vụ sau. Nhằm tránh tình trạng thoái hóa giống, trữ đường cao, bán được giá.
Nông dân cần sử dụng các loại giống phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện đất đai, khí hậu để tránh tình trạng khi thu hoạch bị người mua ép giá và cho năng suất cao.
Công tác khoa học kỹ thuật
Nhà nước mà cụ thể là các trạm khuyến nông địa phương cùng với nhà khoa học cần phối hợp nhau trong công tác đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho nông hộ. Coi tập huấn là yếu tố có vai trò quyết định giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Chú trọng nghiên cứu xây dựng mô hình xen canh mía có hiệu quả và cho sản xuất mô hình thí điểm.
Nông dân cũng phải tích cực tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật đã học vào sản xuất thực tế như thế mới thấy được hiệu quả của việc tập huấn kỹ thuật và thu hút ngày càng nhiều nông hộ tham gia.
Khâu tiêu thụ
Tình trạng mất giá, ép giá vẫn diễn ra vì thế nông dân cần chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt thông tin thị trường để không bị ép giá khi bán mía hoặc mua phân bón, thuốc nông dược với giá không hợp lý.
Nhà nước cần chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh gạch được thông thoáng giúp lưu thông thuận tiện nông hộ dễ dàng tìm được đầu ra.
45
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua số liệu thống kê từ Phòng kinh tế huyện Long Mỹ cho thấy trồng trọt là ngành dẫn đầu trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 76,38%. Trong đó, mía là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây diện tích trồng mía liên tục giảm cụ thể năm 2010 là 411 ha sang năm 2012 tăng lên 512 ha và đến 6 tháng đầu năm 2013 diện tích giảm còn 346,47 ha. Nguyên nhân làm diện tích mía giảm mạnh là do giá cả đầu ra bấp bênh khiến nông dân nhiều nơi đua nhau bỏ mía chuyển sang trồng khóm hoặc lúa.
Kết quả phân tích dựa trên số liệu thu thập từ 50 nông hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ cho thấy đa số các hộ nông dân đều có kinh nghiệm trồng mía khá lâu trung bình 11,62 năm. Lực lượng lao động chính tham gia vào sản xuất khóm chủ yếu nằm trong độ tuổi trung niên với độ tuổi trung bình là 46,66 tuổi. Trung bình mỗi hộ có 2,54 người tham gia vào sản xuất trong đó có 1,42 lao động nam và 1,12 lao động nữa. Các công đoạn sản xuất mía hầu hết là lao động thuê mướn. Trình độ văn hóa của nông hộ tham gia sản xuất khóm tương đối thấp, phần lớn nông hộ chỉ học đến cấp 2, chiếm 52% tổng số nông hộ được phỏng vấn. Do trình độ học vấn tương đối thấp nên công tác tập huấn KHKT cũng gặp nhiều khó khăn. Qua điều tra cho thấy trong 50 hộ được phỏng vấn thì có 30 hộ không được tập huấn chiếm 60%. Về nguồn vốn vay, nhu cầu vay vốn cho việc sản xuất mía không cao chỉ chiếm 36% phần lớn nguồn vốn vay này dùng cho các khoản chi phí ban đầu và mua vật tư đầu vào.
Qua phân tích cho thấy doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũng như thu nhập của nông hộ. Chi phí phân bón là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau chi phí ban đầu 28,91%. Doanh thu đạt được trung bình cho một vụ sản xuất tính trên 1.000m2 là hơn 6 triệu đồng. Tuy nhiên thu nhập có được khoảng hơn 2 triệu đồng/1.000m2. Nếu tính trung bình 12 tháng thì mỗi tháng nông hộ chỉ thu về khoảng 190 nghìn đồng/1.000m2 nhờ tận dụng được LĐGĐ nên nông hộ trồng mía mới có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Nhìn chung, việc sản xuất mía có mức hiệu quả kinh tế không cao, trung bình mỗi hộ chỉ đạt 54,3%. Với mức hiệu quả này, ta có thể kết luận phần lớn nông hộ không thể đạt lợi nhuận tối đa. Điều này có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan của con người. Do không không có điều kiện để nắm bắt thông tin thị trường nên nông dân không lựa chọn được mức đầu vào tối ưu. Hơn thế nữa, đa số nông hộ sử dụng quá mức các đầu vào như giống, phân bón và lao động có thể làm cho năng suất đầu ra thấp, vì thế làm cho hiệu quả kỹ thuật không cao. Kinh nghiệm sản xuất lâu đời đã hình thành nên thói quen sử dụng liều lượng đầu vào quá nhiều. Hầu hết nông hộ có số năm kinh nghiệm trồng mía khá cao, điều này sẽ làm cản trở việc áp dụng kỹ thuật mới và thay đổi liều lượng. Hiệu quả kinh tế thấp kéo theo phần lợi nhuận mất đi cũng rất đáng kể. Trong vụ mía năm 2012 khoảng mất không trung bình trên 10 triệu đồng/1.000m2. Từ kết quả ước lượng cho thấy có sự chênh lệch lớn về hiệu quả đạt được giữa các nông hộ nên phần lợi nhuận mất không cũng phân tán trong khoảng khá rộng. Nguyên nhân của sự chênh lệch này
46
là do sự khác biệt về kỹ thuật, điều kiện canh tác, sự nắm bắt thông tin thị trường,..giữa các nông hộ.
Tóm lại, việc sản xuất mía mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Nhưng khoản hiệu quả này không cao. Điều này đã làm cho hầu hết nông dân quay lưng với cây mía. Vì vậy, cần sớm đưa ra các biện pháp kịp thời và phù hợp đối với việc sản xuất mía để góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
5.2 KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, qua kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những kiến nghị sau:
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng
Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác khuyến nông, thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cử cán bộ khuyến nông xuống các xã trực tiếp hướng dẫn giải đáp thắc mắc về kỹ thuật canh tác đồng thời giám sát được tình hình sâu bệnh để giúp nông dân chủ động phòng tránh. Thành lập các tổ hợp tác sản xuất và vận động người dân tích cực tham gia.
Mía sau khi thu hoạch thường bị thương lái ép giá ngay cả những hộ có hợp đồng bao tiêu với công ty mía đường. Vì vậy nhà nước cần qui định mức giá sàn nhằm đảm bảo cho nông dân trồng mía có lợi nhuận, nhà nước cần có chính sách quản lý hợp đồng bao tiêu, hạn chế việc phá vỡ hợp đồng bao tiêu. Cơ quan chức năng cần đề ra cơ chế quản lý giá cả đầu vào, tránh tình trạng người dân mua với giá quá cao so với thị trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường cho nông dân để họ có những lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ưu.
Đối với một số nơi có điều kiện đất đai thoái hóa, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, nhà nước cần tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp để hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ như hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đầu tư cải tạo đất. Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chống lũ, nước biển xâm nhập mặn vào vùng sản xuất mía.
5.2.2 Đối với công ty thu mua và chế biến
Cần tăng cường hợp tác liên kết với nông dân bằng cách ứng vốn và cung cấp giống cho nông dân sản xuất.
Quản lý chặt chẽ hợp đồng bao tiêu với nông dân, đảm bảo hợp đồng có lợi cho 2 bên.
Cung cấp thông tin thị trường chính xác cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu thông tin mà ép giá nông dân.
5.2.3 Đối với nông hộ
Nông dân cần chủ động, thường xuyên tiếp cận nguồn thông tin thị trường qua các phương tiện truyền thông và qua trao đổi với các hộ nông dân khác để lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý dựa trên giá đầu ra và đầu vào.
Tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, các buổi tập huấn để cải thiện và nâng cao kỹ thuật, đồng thời mạnh dạn áp dụng những kỹ thuật đã học vào thực tiễn nhằm nâng cao lợi nhuận.
Chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các buổi hội thảo tập huấn, qua sách báo và từ những hộ nông dân khác. Nắm bắt nhu cầu thị trường trên các phương tiện truyền thông để có phương hướng sản xuất phù hợp, sản phẩm sản xuất ra dễ bán và bán được giá cao.