0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tình hình sản xuất mía tại huyện Long Mỹ trong những năm qua

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG (Trang 31 -31 )

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3.4 Tình hình sản xuất mía tại huyện Long Mỹ trong những năm qua

a. Diện tích

Cây mía từ nhiều năm nay là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người nông dân huyện Long Mỹ. Cây mía được người dân ở đây trồng khá lâu, nhưng lúc bấy giờ nhà nước chưa quan tâm đầu tư vào sản xuất mía, chưa có sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến nên đời sống của người dân trồng mía luôn bấp bênh. Kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, hầu hết hộ nông dân sử dụng giống mía truyền thống trữ đường thấp, năng suất không cao. Mía đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua nên bà con nản và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nhưng đều thất bại, càng trồng càng nghèo. Thế nhưng từ khi nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát đưa vào hoạt động đã giải quyết phần nào bài toán tìm đầu ra cho người trồng mía nơi đây. Nhờ đó mà nhiều hộ nông dân đã cải thiện được đời sống. Tuy nhiên, thời gian gần đây người nông dân lại phải đối diện với nỗi lo về giá. Nhiều người trồng mía cho biết giá mía nguyên liệu sụt giảm liên tục trong những năm qua luôn tỷ lệ nghịch với giá vật tư nông nghiệp (thuốc, phân bón) và nhân công. Sau mỗi vụ mía, bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp tăng từ 10 - 15% (Nguồn: Nguyễn Đức, 2013). Nhiều hộ nông dân mấy chục năm nay gắn bó với cây mía cũng bỏ mía sang trồng cây khác. Gia đình ông Nguyễn Văn Láng (ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, H.Long Mỹ) đã chuyển toàn bộ diện tích 6 công mía sang trồng lúa. Ông Láng chia sẻ: “Gia đình tôi gắn bó với cây mía đã gần 10 năm nay. Thế nhưng, tình hình sản xuất mía những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giá cả rất bấp bênh. Nhiều nông dân như tôi không còn mặn mà với cây mía như trước nữa” (Nguồn: Nguyễn Đức, 2013). Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện trong những năm qua được cụ thể qua bảng 3.3.

21

Bảng 3.3: Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện Long Mỹ 2010 - 6/2013

ĐVT: ha Năm 2010 2011 2012 6/2013 Thị Trấn Trà Lồng 7 8 8 - Vĩnh Thuận Đông 2 4 - 2,20 Vĩnh Viễn 113 187 78 34,72 Vĩnh Viễn A 242 256 306 210,49 Lương Tâm 24 25 24 3,06 Lương Nghĩa 23 27 96 96,00 Tổng số 411 507 512 346,47

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Long Mỹ, 2013

Qua bảng thống kê trên có thể thấy, người nông dân huyện Long Mỹ không còn mặn mòi với cây mía nữa. Chính vì thế, diện tích trồng mía trên địa bàn huyện liên tục giảm mạnh trong thời gian qua. Cụ thể là diện tích mía trong vụ 2013 trên toàn huyện là 346,47/350 ha đạt 107% kế hoạch, giảm 144,49 ha so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích giảm nhiều nhất tập trung ở xã Vĩnh Viễn A, chỉ còn 210,49 ha giảm 95,51 ha. Địa bàn xã Vĩnh Viễn diện tích giảm khoảng 55,5% so với năm 2012. Chỉ có Lương Nghĩa là xã vẫn duy trì được diện tích trồng mía là 96 ha do toàn bộ diện tích này đều thuộc về nông trường.

b. Sản lượng

Sản lượng mía ở huyện Long Mỹ tăng liên tục qua các năm. Sự biến động sản lượng và năng suất mía được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Sản lượng năng suất mía trên địa bàn huyện Long Mỹ 2010-2013

Năm 2010 2011 2012 6/2013

Diện tích (ha) 411,00 507,00 512,00 346,47

Năng suất (tạ/ha) 810,88 815,48 822,25 -

Sản lượng (tấn) 33.327 41.345 42.099 -

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Long Mỹ, 2013

Nhìn vào bảng kết quả tổng hợp trên ta có thể thấy được sản lượng mía liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Sản lượng mía năm 2010 là 33.327 tấn đến năm 2011 sản lượng đã đạt được 41.345 tấn và đến năm 2012 tăng lên 42.099 tấn. Cả giai đoạn 2010 – 2012 sản lượng mía đã tăng 8.772 tấn tăng 26,32% so với năm 2010. Sản lượng tăng nguyên nhân một phần là do diện tích tăng 411 ha (2010) và 512 ha (2012), phần còn lại có thể do nông hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cùng với sử dụng giống mới điều này góp phần làm tăng năng suất mía. Nhìn chung, năng suất mía tăng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng sản lượng mía trong thời gian qua.

22

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG (Trang 31 -31 )

×