0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG (Trang 34 -34 )

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía tương đối thấp vì điều kiện hoàn cảnh ở nông thôn không thuận lợi, những năm trước đây vấn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức nên đa phần nông hộ trồng mía không được học nhiều, hộ có trình độ học vấn cao nhất là trên cấp III, thấp nhất là mù chữ.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía năm 2013

Trình độ học vấn Tần số Tần suất (%) Mù chữ 4 8 Cấp I 11 22 Cấp II 26 52 Cấp III 7 14 Trên cấp III 2 4 Tổng cộng 50 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Phần lớn nông hộ có trình độ tương đối thấp nên việc tham gia sản xuất đa phần đều dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu, kết hợp với học hỏi từ bạn bè hàng xóm, không được tập huấn kĩ thuật. trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản của nông hộ. Nếu người nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn và ngược lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới từ các chuyên gia tập huấn kỹ thuật.

Qua bảng 4.2 chothấy trong tổng 50 đối tượng điều tra thì có 4 hộ tham gia trồng mía bị mù chữ chiếm tỷ lệ 8%. Số hộ có trình độ học vấn cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5) là 11 hộ chiếm tỷ lệ 22%, số hộ có trình độ học vấn cấp II (từ lớp 6 đến lớp 9) là 26 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 52%, chiếm 14% là nhóm hộ có trình độ học vấn cấp III (từ lớp 10 đến lớp 12) gồm 7 hộ, còn lại là 2 hộ có trình độ trên cấp III chiếm 4%.

4.1.3 Nguồn lực lao động

Nguồn lực lao động nông thôn hiện nay đang trong tình trạng khan hiếm. Thế nhưng, trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần nhiều lao động, đặc biệt là trong sản xuất mía, khi đến ngày thu hoạch thì không có lao động dẫn đến giá thuê lao động ngày càng tăng. Do đó, nông hộ sản xuất mía thường rất ít thuê lao động, lao động tham gia sản xuất hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình. Vì thế, khi tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất mía ta xét đến chỉ tiêu số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham gia sản xuất. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.3.

24

Bảng 4.3 : Nguồn lực lao động của các nông hộ trồng mía, 2013

ĐVT: người

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu trong hộ 6,00 2,00 4,18 1,06

Số lao động nam 3,00 0,00 1,42 0,73

Số lao động nữ 4,00 0,00 1,12 0,66

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Lao động gia đình chiếm phần lớn các giai đoạn trong quá trình sản xuất mía của nông hộ từ khâu gieo trồng đến khâu chăm sóc. Trung bình một hộ có tổng số nhân khẩu là 4,18 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 6 người, ít nhất là 2 người. Trong 4,18 người thì có 2,54 người tham gia sản xuất mía, các thành viên còn lại là người sống phụ thuộc như người già và trẻ nhỏ đi học. Trong 2,54 người tham gia sản xuất thì có 1,42 người lao động nam và 1,12 người là lao động nữ. Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động nam và lao động nữ không lớn vì trong sản xuất mía có nhiều công đoạn khác nhau nên cần có sự phối hợp giữa 2 nguồn lực một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao.

Điều tra thực tế cho thấy trung bình mỗi hộ có 2 lao động chính là vợ chồng chủ hộ trực tiếp tham gia sản xuất. Vì con họ thường thì có gia đình rồi làm riêng, còn nhỏ thì lo đi học hoặc đi làm ở khu công nghiệp. Phần lớn các hộ ít đất sản xuất thì họ thường làm nhà, chỉ thuê ở khâu thu hoạch. Còn những hộ có diện tích sản xuất lớn thì mới thuê lao động theo ngày từ khi gieo trồng đến chăm sóc rồi thu hoạch, tuy nhiên vẫn có một phần lao động gia đình trong đó.

4.1.4 Diện tích trồng mía

Qua kết quả khảo sát trên địa bàn 2 xã có diện tích trồng mía lớn nhất huyện Long Mỹ ta thấy là diện tích đất trồng mía chủ yếu là của gia đình, một số hộ còn trồng thêm khóm hoặc lúa. Số hộ thuê mướn đất để trồng mía không lớn chỉ có 2 hộ trong số 50 hộ là thuê đất để trồng mía chiếm tỷ lệ 4%. Phần lớn nông hộ không thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng mía là vì trồng mía không như trồng lúa, đòi hỏi chi phí đầu tư cao nên nông dân không dám thuê thêm đất. Nếu giá mía biến động giảm thì họ không có lời thậm chí còn bị lỗ, với lại nếu sản xuất với diện tích lớn thì họ phải chi trả tiền nhân công cho hầu hết các khâu từ khi làm đất đến thu hoạch tính lại thì họ chỉ hòa vốn, đa phần nông hộ trồng mía nơi đây đều lấy công lao động gia đình làm lời. Bình quân mỗi hộ có 13.870m2

đất sản xuất thì có 8.080m2 họ dùng để trồng mía, hộ có diện tích trồng mía cao nhất là 20.000m2, nhỏ nhất là 1.300m2. Nông hộ trên địa bàn phỏng vấn có diện tích sản xuất thuộc loại vừa và nhỏ, nhóm hộ có diện tích từ 1.300 – 20.000m2

khá nhiều với 42/50 chiếm tỷ lệ 84%, còn lại 16% là nhóm hộ có diện tích trên 20.000m2 được trình bày qua bảng 4.4.

25

Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ trồng mía, 2013

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích đất (m2) 80.000 1.300 13.870 Diện tích mía (m2) 20.000 1.300 8.080 Diện tích trồng mía Tần số Tần suất (%) - < 5.200 15 30 - 5.200 - 10.000 23 46 - > 10.000 12 24 -

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Tóm lại, nông hộ trồng mía trên địa bàn khảo sát có diện tích sản xuất từ 5.200 – 10.000m2 là chủ yếu chiếm 46%, nhóm tiếp theo chiếm 30% có diện tích nhỏ hơn 5.200m2, chiếm tỷ lệ 24% là nhóm hộ có diện tích lớn hơn 10.000m2. Diện tích đất sản xuất mía của nông hộ giảm dần trong những năm gần đây do giá đầu ra liên tục giảm chi phí đầu vào thì tăng cao nên người dân thua lỗ nặng đành chuyển đổi sang trồng khóm và lúa.

4.1.5 Vốn sản xuất

Nông nghiệp là ngành sản xuất không cần nguồn vốn đầu tư lớn như các ngành nghề kinh doanh khác. Nguồn vốn chủ yếu để phục vụ sản xuất mía là vốn tự có của gia đình, vốn đầu tư ban đầu là dùng để thuê làm đất, mua giống và gieo trồng. Nông hộ không cần bỏ vốn ra mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vì đa phần các đại lý vật tư nông nghiệp hiện nay bán dưới hình thức trả sau, tức là đem vật tư về dùng rồi đến khi thu hoạch mía mới thanh toán tiền cho đại lý. Kết quả phỏng vấn về nguồn vốn của 50 hộ trồng mía trên địa bàn thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của nông hộ trồng mía, 2013

Chỉ tiêu Tần số Tần suất (%) Vay vốn Vay 18 36,00 Không vay 32 64,00 Số tiền vay (nghìn đồng/1.000m2) Dưới 1.000 2 11,11 Từ 1.000 đến 5.000 13 72,22 Trên 5.000 3 16,67

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Từ bảng4.5 ta thấy nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất của nông hộ trồng mía không cao 18/50, chiếm tỷ lệ 36%, còn lại 64% nông hộ sử dụng vốn tự có của gia đình. Trên 1.000m2 số tiền nông hộ vay từ 1.000 nghìn đồng đến 5.000 nghìn đồng là chủ yếu, chiếm 72,22% trong 18 nông hộ vay vốn sản xuất. Số tiền vay trên 5.000 nghìn đồng/1.000m2 chỉ chiếm 16,67% và 11,11% là những hộ vay dưới 1.000 nghìn đồng. Nguồn vốn vay này dùng để chi trả cho các khoản chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất và gieo trồng.

4.1.6 Tập huấn kỹ thuật

Trong sản xuất nông nghiệp khuyến nông là hoạt động truyền bá kiến thức cho nông dân về kĩ thuật canh tác đồng thời giúp họ tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả. Một trong những hình thức phổ biến hiện nay là tổ chức các lớp tập

26

huấn, hội thảo kĩ thuật để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân với kĩ thuật mới bằng những phương pháp sinh động và áp dụng thực tiễn giúp người nông dân dễ tiếp thu. Nội dung của những buổi tập huấn này tập trung vào việc cung cấp cho nông dân trồng mía kĩ thuật canh tác mới về cách bón phân, làm đất, chọn hom, thời điểm phun thuốc và cung cấp cho nông dân giống mới có trữ đường cao. Ngoài ra, các buổi tập huấn còn dạy cho nông dân kĩ thuật trồng xen đậu xanh góp phần tăng thêm thu nhập. Việc áp dụng những kĩ thuật trên góp phần giảm chi phí đầu vào như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ trồng mía, 2013

Chỉ tiêu Tần số Tần suất (%)

Có tập huấn 20 40

Không có tập huấn 30 60

Tổng số 50 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Nhìn chung, nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu được tập huấn kĩ thuật nhưng con số này chỉ ở mức tương đối. Qua khảo sát thì trong 50 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 20 hộ có tham gia lớp tập huấn kĩ thuật chiếm 40% còn 30 hộ không tham gia tập huấn, chiếm 60%. Nhiều hộ cũng áp kĩ thuật mới vào canh tác mía nhưng vì còn khó khăn về vốn nên việc mua giống chất lượng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn gặp nhiều khó khăn. Đa số những hộ tham gia các lớp tập huấn đều nằm trong câu lạc bộ, những hộ không thuộc câu lạc bộ thì không được mời tập huấn. Điều này cho thấy việc tập huấn kĩ thuật trong sản xuất mía chưa được triển khai mạnh mẽ.

4.1.7 Nguồn giống

Theo kết quả khảo sát 50 hộ trồng mía thì đa phần nông hộ trồng mía trên địa bàn chọn giống Pháp và Su7 để trồng chiếm tỷ lệ 46% nguyên nhân là vì 2 loại này phù hợp với vùng đất phèn, ít đổ ngã. Một số hộ thì chọn trồng một số giống mới như ROC16, ROC18, K84, K2000, R570 do có năng suất, trữ đường cao, bán được giá hơn. Do giá mía giống khá cao nên nông hộ thường mua giống trồng 1 vụ rồi tự nhân giống cho vụ sau hoặc họ chỉ mua giống một ít từ trại giống số còn lại họ dùng giống nhà hay mua từ các nông hộ trồng mía khác.

4.1.8 Lý do trồng mía

Trong quá trình phỏng vấn các nông hộ trồng mía khi được hỏi đến lý do vì sao hộ chọn trồng mía mà không trồng loại cây khác thì đa phần họ trả lời là do điều kiện đất đai phù hợp, chỉ có trồng mía người nông dân mới có lời ngoài ra không còn cây nào thích hợp hơn. Một lý do thứ 2 được nhiều sự chọn của nông hộ nữa, do trồng mía là nghề truyền thống từ xưa đến nay. Nông dân thường sản xuất theo hình thức “ cha truyền con nối ” thế nên họ chọn trồng mía theo thế hệ ông cha. Dễ trồng và lợi nhuận cao hơn những cây khác là sự lựa chọn của một số ít nông hộ khi được hỏi về lý do trồng mía. Do cây mía khá quen thuộc với người nông dân nên hầu hết ai cũng biết trồng mía, trồng mía còn mang lại thu nhập trung bình khoảng 2.500 nghìn đồng trên 1.000m2 nếu bán được giá cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG (Trang 34 -34 )

×