Phân tích hiệu quả của mô hình trồng mía ở huyện Long Mỹ Hậu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 39)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.1 Phân tích hiệu quả của mô hình trồng mía ở huyện Long Mỹ Hậu

Hậu Giang

4.2.1.1 Phân tích chi phí trồng mía

a. Chi phí ban đầu

Chi phí sản xuất mía ban đầu bao gồm các loại chi phí sau: chi phí giống, chi phí chuẩn bị đất, chi phí chuẩn bị hom và đặt hom. Chi phí chuẩn bị đất, chuẩn bị hom và đặt hom được quy ra thành chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình. Các khoản chi phí này tính cho cả 1 vụ sản xuất mía, được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.8: Các khoản mục chi phí ban đầu trong sản xuất mía, 2013

ĐVT: nghìn đồng/1.000m2 Các khoản mục Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CP giống 1.600,00 230,77 813,97 342,55 CP LĐGĐ 2.040,00 0,00 386,65 390,89 CP LĐ thuê 2.645,00 0,00 607,31 579,68 Tổng CP ban đầu 3.638,85 658,97 1.807,94 720,31

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Chi phí giống

Nông hộ trồng mía thường chọn mua cây giống có chất lượng, năng suất, trữ đường cao, ít sâu bệnh, họ đến trại giống hoặc cơ sở có uy tín để mua nên giá thường khá cao, một số ít hộ có diện tích đất canh tác lớn thì tự nhân giống nhà ở vụ trước hoặc mua từ hộ trồng mía khác vì muốn tiết kiệm chi phí gieo trồng, giá mía mua từ những người này thường rẽ hơn khoảng vài trăm đồng so với mua từ trại giống.

Chi phí giống trung bình là 813,97 nghìn đồng/1.000m2 và giữa các nông hộ có sự khác biệt lớn về chi phí giống, hộ có chi phí giống thấp nhất là 230,77 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 1.600 nghìn đồng/1.000m2. Có hai lý do giải thích cho sự khác biệt đó, thứ nhất là do nông hộ mua giống từ nhiều nơi khác nhau từ trại giống, câu lạc bộ trồng mía, từ người quen,... nên không tránh khỏi sự chênh lệch giá, giá mía giống mà họ mua thường chênh lệch từ 100 – 200 đồng/kg. Thứ hai là do mật độ trồng của nông hộ khác nhau. Sở dĩ mật độ trồng khác nhau là do kĩ thuật trồng và quan điểm của mỗi người khác nhau. Nông hộ cho rằng trồng dày hay thưa là tùy theo từng loại giống, một số giống nhẹ cân, thân nhỏ nên trồng với mật độ dày còn một số giống có thân to, nặng cân nên trồng mật độ thưa hơn. Một số hộ thì cho rằng trồng thưa hay trồng dày thì năng suất cũng như nhau, thậm chí trồng dày còn tốn nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hơn trồng thưa.

Chi phí LĐGĐ

Trong giai đoạn sản xuất mía ban đầu thì chi phí LĐGĐ thường thấp nhất trong các khoản chi phí. Chi phí LĐGĐ được tính theo giá lao động thuê tại thời điểm nghiên cứu. Trung bình mỗi hộ tốn khoảng 386,65 nghìn đồng/1.000m2 cho

29

công đoạn đầu này, đây là chi phí cơ hội LĐGĐ nếu nông hộ không có LĐGĐ thì phải tốn thêm chi phí này để thuê mướn lao động. Chi phí lao động gia đình cho giai đoạn đầu bao gồm: Chi phí LĐGĐ cho khâu chuẩn bị đất, chi phí LĐGĐ khâu chuẩn bị hom và đặt hom. Cụ thể như sau:

 Chi phí lao động sử dụng cho công đoạn chuẩn bị đất

Trong sản xuất mía chi phí LĐGĐ cho việc làm đất thường không lớn, nông hộ thường thuê lao động vì muốn tiết kiệm thời gian cho theo kịp thời vụ, hơn thế nữa giai đoạn này cần nhiều lao động nam để đào học, một số hộ không mướn mà làm theo hình thức dần công khoản này cũng được tính vào chi phí LĐGĐ. Chi phí LĐGĐ trung bình của nông hộ là 32,57 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 157,5 nghìn đồng/1.000m2 và nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2. Chi phí này chỉ chiếm 18,86% trong tổng chi phí LĐGĐ ở khâu này. Chi phí chuẩn bị đất ở đây bao gồm đào học và dặm học trước khi đặt mía giống xuống trồng. Chi phí này có sự chênh lệch giữa các nông hộ trồng mía là do chiều rộng của líp mía giữa các hộ khác nhau dao động từ 1 – 2 m. Nguyên nhân thứ hai là mỗi hộ sử dụng lao động khác nhau có hộ sử dụng nhiều, hộ sử dụng ít và khả năng làm việc của mỗi người khác nhau. [Phụ lục 5, trang 75]

 Chi phí lao động sử dụng cho việc gieo trồng

Sau khi chuẩn bị đất xong nông hộ đem hom mía đã chặt đặt thành hàng xuống học mía, hom cách hom 10 – 20 cm. Hom mía được chặt giữa hai lóng mía dài khoảng 20 – 30 cm. Trong giai đoạn này nông hộ thường sử dụng LĐGĐ, chỉ những hộ nào có diện tích trồng lớn mới thuê thêm lao động. Chi phí này chiếm phần lớn chi phí LĐGĐ ở khâu này 81,14%. Trên 1.000m2 đất trung bình mỗi hộ tốn 381,88 nghìn đồng cho chi phí LĐGĐ,chi phí thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.100 nghìn đồng. Chi phí này có sự khác nhau giữa các nông hộ là do mật độ trồng khác nhau. Tùy theo mỗi loại giống mà trồng dày hay trồng thưa. [Phụ lục 5, trang 75]

Chi phí LĐ thuê

Trong hoạt động nông nghiệp nông dân thường sử dụng LĐGĐ nhiều hơn thuê LĐ. Tuy nhiên ở giai đoạn này do đặc thù công việc cần nhiều lao động có sức khỏe và chuyên nghiệp nên đa phần nông hộ thuê thêm khoảng 3 - 5 lao động tùy theo nhu cầu của mỗi hộ, có hộ cũng không sử dụng LĐGĐ mà thuê hết lao động. Chi phí trung bình thuê lao động của nông hộ là 607,31 nghìn đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.645 nghìn đồng/1.000m2. Giống như chi phí LĐGĐ, LĐ thuê cũng sử dụng cho việc chuẩn bị đất và trồng mía.

 Chi phí LĐ thuê sử dụng cho công đoạn chuẩn bị đất

Do công việc làm đất này khá nặng nhọc và cần sự chuyên nghiệp nên giai đoạn này cần phải thuê thêm lao động, đặt biệt là những hộ có ít LĐGĐ. Chi phí này chiếm 79,1% trong chi phí LĐ thuê ban đầu. Chi phí trung bình cho việc thuê LĐ làm đất là 1.005,33 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 11.487,16 nghìn đồng/1.000m2 và nhỏ nhất là 0 đồng. [Phụ lục 4, trang 75]

 Chi phí LĐ thuê cho việc gieo trồng

Qua kết quả khảo sát từ 50 nông hộ trồng mía cho thấy công đoạn này nông hộ chỉ sử dụng LĐGĐ, chỉ có một số hộ do diện tích quá lớn hay không có thời gian trồng mới thuê lao động làm theo ngày. Do đó khoản chi phí này chỉ chiếm 20,9% trong chi phí LĐ thuê ban đầu. Trung bình mỗi hộ chỉ tốn 210,13 nghìn đồng/1.000m2 để thuê lao động gieo trồng, cao nhất là 3.780 nghìn

30

đồng/1.000m2, có những hộ không thuê lao động mà chỉ sử dụng LĐGĐ. [Phụ lục 4, trang 75]

b. Chi phí sản xuất mía

Một vụ sản xuất mía thường kéo dài khoảng một năm mới bắt đầu thu hoạch vì vậy chi phí bỏ ra cho vụ mía cũng kéo theo khá lớn. Chi phí sản xuất mía bao gồm các khoản mục chi phí như: CP ban đầu, CP phân bón, CP thuốc BVTV, CP LĐGĐ, CPLĐ thuê và chi phí khác. Cụ thể các khoản mục chi phí được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Các khoản mục chi phí sản xuất mía năm 2013

ĐVT: nghìn đồng/1.000m2 Các khoản mục Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ chệch chuẩn CP phân bón 4.573,56 439,81 1.749,66 876,04 CP thuốc BVTV 323,07 11,06 92,83 62,84 CP LĐGĐ 2.312,82 90,66 986,02 650,84 CP LĐ thuê 3.937,50 168,00 1.314,69 826,78 CP khác 950,00 0,00 98,71 265,18 CP ban đầu 3.638,85 658,97 1.807,94 720,31 Tổng chi phí 12.175,77 2.808,25 6.025,37 1.961,47

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

- Chi phí phân bón

Phân bón là nhân tố đầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong sản xuất cần phải tính toán sử dụng phân bón một cách hợp lí vì phân bón có ảnh hưởng đến năng suất và tổng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc sử phân bón đúng liều lượng không những hạn chế được chi phí đầu tư mà con gia tăng năng suất góp phần nâng cao lợi nhuận cho nông dân.

Qua bảng số liệu trên cho thấy trung bình trên 1.000m2 chi phí phân bón mà nông hộ đã sử dụng là 1.749,66 nghìn đồng, chi phí phân bón cao nhất là 4.573,56 nghìn đồng/1.000m2 và thấp nhất là 439,81 nghìn đồng/1.000m2. Trong tổng các khoản chi phí sản xuất mía thì chi phí phân bón là chi phí lớn thứ hai xấp xỉ chi phí ban đầu. Qua đó cho thấy được sự quan trọng của phân bón đến sự sinh trưởng của cây mía. Tuy nhiên không phải bón phân nhiều là cây sẽ cho năng suất cao mà phải bón đúng liều lượng cho từng giai đoạn phát triển của cây mía. Một số loại phân mà nông hộ thường dùng để bón cho mía là Ure, DAP, NPK, Lân. Đa phần nông hộ bón phân theo kinh nghiệm của họ. Lượng phân bón mỗi hộ sử dụng điều khác nhau nhưng thông thường thì Ure là loại chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại phân, phân lân chỉ một số nông hộ dùng cho việc bón lót giúp hạ phèn cho đất và thường được dùng với lượng ít nhất. Trong một vụ sản xuất nông hộ có từ 2 – 4 lần bón phân, lượng phân cho cả vụ khoảng từ 2 – 3 bao/1.000m2 (50kg/bao), khi sử dụng trộn các loại phân lại với nhau.

- Chi phí thuốc BVTV

Ngoài phân bón ra thì thuốc BVTV là nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến năng suất mía. Thuốc giúp phòng trị các loại sâu, bệnh hại nhanh chóng và ít tốn công. Nhìn vào bảng 4.9ta thấy thuốc BVTV trung bình mà nông hộ sử dụng

31

là 92,83 nghìn đồng/1.000m2 trong đó cao nhất là 323,07 nghìn đồng/ 1.000m2

và có một số nông hộ sử dụng thuốc BVTV rất ít chỉ 11,06 nghìn đồng/1.000m2. Trong sản xuất mía, nông hộ thường dùng thuốc hóa học để diệt cỏ và trừ sâu ống. Đa phần nông hộ sử dụng thuốc trừ sâu ống dạng bịt (1kg hoặc 100g), thuốc cỏ thì thường mua loại chai, chai lớn hay nhỏ còn tùy theo mỗi hộ sử dụng nhiều hay ít. Qua kết quả khảo sát có thể thấy là chi phí mà nông hộ sử dụng thuốc BVTV rất thấp so với chi phí phân bón đã dùng, một số hộ sử dụng thuốc ít vì mía họ không có sâu hay cỏ ít, nên không dùng có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí.

- Chi phí LĐGĐ

Trong sản xuất nông nghiệp sau khi gieo trồng xong là đến khâu chăm sóc, thông thường ở công đoạn này nông hộ thường sử dụng LĐGĐ nên không tính đến chi phí này. Chi phí LĐGĐ là toàn bộ số ngày công gia đình bỏ ra để chăm sóc cho ruộng mía, chi phí này được tính bằng số ngày công lao động nhân với giá thuê lao động trên thị trường tại thời điểm sản xuất. Qua điều tra thực tế cho thấy chi phí này chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng chỉ phí sản xuất, đứng thứ 4 sau chi phí LĐ thuê và phân bón, chiếm tỷ lệ 16,31% . Trong hầu hết các nông hộ được phỏng vấn thì lao động chính tham gia sản xuất từ 2 người trở lên. Họ sử dụng hết lao động gia đình cho các khâu như bón phân, phun thuốc, đánh lá mía, vô chân và tưới nước. Có những hộ sử dụng LĐGĐ bằng hình thức làm dần công với những hộ khác ở công đoạn gieo trồng, đánh lá mía và vô chân.

Mặc dù tất cả các nông hộ đều sử dụng LĐGĐ trong hầu hết các giai đoạn sản xuất mía nhưng chi phí này vẫn có sự chênh lệch giữa các hộ nông dân. Lý do là mỗi hộ có lượng LĐGĐ, diện tích đất sản xuất và kĩ thuật canh tác khác nhau. Chi phí LĐGĐ trung bình mà nông hộ sử dụng là 986,02 nghìn đồng/1.000m2, thấp nhất là 90,66 nghìn đồng/1.000m2 và cao nhất là 2.312,82 nghìn đồng/1.000m2. Cụ thể LĐGĐ sử dụng cho các công việc sau đây:

+ Chi phí LĐGĐ sử dụng cho việc bón phân, phun thuốc

Việc bón phân, phun thuốc thì không đòi hỏi cần nhiều lao động và không tốn nhiều thời gian, những hộ có ít đất thường dùng LĐGĐ. Công đoạn này thông thường mất khoảng 0,5 - 5 ngày công LĐGĐ trên 1 lần bón, trong một vụ mía nông hộ bón từ 2 – 4 lần, sở dĩ có sự chênh lệch này là do mỗi hộ có diện tích đất khác nhau và kĩ thuật khác nhau, có hộ bón phân nhiều, có hộ bón ít hơn. Vì lí do này mà có sự chênh lệch chi phí khá lớn giữa các nông hộ. Chi phí LĐGĐ cao nhất cho việc bón phân, phun thuốc là 1.292,30 nghìn đồng/1.000m2, thấp nhất là 0 đồng và trung bình mỗi hộ tốn 192,69 nghìn đồng/1.000m2. Những hộ có chi phi LĐGĐ 0 đồng là do họ không có LĐGĐ để bón phân, phun thuốc, toàn bộ khoản này chuyển sang chi phí lao động thuê mướn. [Phụ lục 5, trang 75]

+ Chi phí LĐGĐ cho việc đánh lá mía, làm cỏ

Trong giai đoạn này do tính chất công việc nhẹ nhàng và dễ làm nên đa số nông hộ thường làm nhà là chủ yếu, thông thường mỗi hộ có 2 lao động nhà, chỉ những hộ không có lao động nhà mới thuê lao động, mỗi vụ sản xuất có từ 2 - 3 lần đánh lá. Do sử dụng ít lao động nên nông hộ tốn thời gian khá dài mới hoàn thành xong công việc. Vì thế, đây là chi phí lớn nhất trong tổng chi phí LĐGĐ trong khâu chăm sóc, chiếm 54,73%. Trung bình mỗi hộ tốn khoảng 803,11 nghìn đồng/1.000m2 chi phí LĐGĐ cho việc đánh lá mía, làm cỏ, cao nhất là 7.560 nghìn đồng/1.000m2 và thấp nhất là 0 đồng. [Phụ lục 5, trang 75]

32

Sau khi cây mía được 1,5 – 2 tháng tuổi tiến hành vô chân ấm, công đoạn này thường cần nhiều lao động, tốn thời gian khá lâu để hoàn thành nên chi phí vô chân là chi phí đứng thứ 2 sau chi phí đánh lá mía, làm cỏ. Chi phí LĐGĐ trung bình cho công đoạn này là 289,45 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 2.100 nghìn đồng/1.000m2 , thấp nhất là 0 đồng do hộ không dùng lao động nhà. [Phụ lục 5, trang 75]

+ Chi phí LĐGĐ cho việc tưới nước

Tưới nước là công đoạn khá quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây mía. Sau khi đặt hom xong hom mía cần tưới nước mới mọc mầm và phát triển, tùy thuộc vào tình hình thời tiết và kĩ thuật của mỗi người mà nông hộ tưới nước nhiều hay ít. Do đây là công việc dễ làm và không tốn nhiều thời gian nên chi phí cho khâu này được tính theo giờ. Vì vậy, chi phí LĐGĐ cho khoản này không cao. Trung bình mỗi hộ tốn khoảng 168,80 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 1.128,20 nghìn đồng/1.000m2, có hộ không tốn chi phí cho công đoạn tưới nước này. [Phụ lục 5, trang 75]

- Chi phí LĐ thuê

Do sản xuất mía trải qua nhiều giai đoạn chăm sóc rồi mới thu hoạch nên cần lượng lao động rất lớn, chủ yếu là lao động thuê mướn. Vì vậy, lao động thuê là khoản chi phí lớn thứ 3, chiếm 21,72% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ đứng sau chi phí ban đầu và LĐ thuê. Chi phí LĐ thuê cao nhất là 3.937,50 nghìn đồng/1.000m2, thấp nhất là 168 nghìn đồng/1.000m2 và trung bình mỗi hộ tốn 1.314, 69 nghìn đồng/1.000m2. Cụ thể, chi phí LĐ được dùng cho các công việc sau: bón phân, phun thuốc, đánh lá mía, làm cỏ, vô chân và thu hoạch. Trong đó, 74,86% là chi phí LĐ thuê cho thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là LĐ thuê bón phân chỉ 0,46%, các công đoạn đánh lá mía làm cỏ, vô chân lần lượt là 17,39% và 4,30%. [Phụ lục 4, trang 75]

- Chi phí khác

Thông thường chi phí khác chiếm tỷ lệ rất thấp trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí này ở sản xuất mía cũng thấp nhất trong tổng chi phí sản xuất. Trung bình mỗi hộ tốn khoảng 98,70 nghìn đồng/1.000m2, cao nhất là 950 nghìn đồng/1.000m2 và thấp nhất là 0 đồng/1.000m2. Chi phí này bao gồm: chi phí mua tro rải để hạ phèn cho ruộng mía và chi phí vận chuyển mía đến nơi bán. Chỉ có

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)