TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 25)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Long Mỹ là một trong 7 đơn vị hành chính cấp huyện - thị của tỉnh Hậu Giang, nằm phía Tây Nam của tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên 396,11 km2. Theo tuyến đường bộ (QL 61), cự ly thị trấn Long Mỹ đến thành phố Vị Thanh (tỉnh lỵ Hậu Giang) là 17km và đến các trung tâm thành phố lớn như sau: TP.HCM 240 km, TP.Cần Thơ 60 km, TP.Rạch Giá 60 km, TP.Sóc Trăng 90 km, TP.Bạc Liêu 75 km. Long Mỹ giáp với các huyện và tỉnh sau:

- Phía bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy cùng tỉnh.

- Phía nam giáp huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm - tỉnh Sóc Trăng.

- Phía đông giáp huyện Phụng Hiệp cùng tỉnh và huyện Mỹ Tú - tỉnh Sóc Trăng.

- Phía tây giáp huyện Gò Quao - tỉnh Kiên Giang.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Huyện Long Mỹ năm 2013

Huyện Long Mỹ nằm trong tuyến giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang với đô thị trung tâm của tỉnh hậu Giang và của vùng ĐBSCL

15

như TP.Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trong như: sông Cái Lớn, sông Nước Trong, QL.61, QL.42 (dự kiến), Quốc lộ nối với TP.Vị Thanh và TP.Cần Thơ (dự kiến). Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

3.2.1.2 Đất đai và tình hình sử dụng đất

a. Đặc điểm đất đai

Long Mỹ là huyện vùng trũng, ngập dưới 30 cm của tỉnh Hậu Giang, đây là vùng có phần lớn diện tích là đất mặn và đất phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải thau chua rửa mặn trước khi canh tác. Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng. Đất mặn tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Vì thế cần phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước.

b. Hiện trạng sử dụng đất

Long Mỹ là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là nghề truyền thống của đa số người dân trong huyện. Do đó, phần lớn đất dùng trong nông nghiệp là chủ yếu chiếm 88,76% (2012) trong tổng diện tích đất sử dụng. Cụ thể, tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Long Mỹ năm 2010 – 2012

ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Đất nông nghiệp 35.133,28 35.115,71 35.368,54

Đất lâm nghiệp 96,88 340,00 -

Đất chuyên dùng 3.655,88 3.656,00 3.735,79

Đất khu dân cư 735,00 736,00 743,38

Đất chưa sử dụng - - -

Tổng số 39.621,04 39.847,71 39.847,71

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Long Mỹ, 2012

Bảng 3.1 cho ta thấy diện tích đất sử dụng trong nông ngiệp liên tục tăng qua các năm 35.133,28 ha (2010) tăng lên 35.368,54 ha (2012) do người dân mở rộng diện tích đất canh tác. Đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với 9,38% , do chính sách quy hoạch của nhà nước nên diện tích này cũng không ngừng gia tăng. Còn lại đất lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ không quá 2% trong tổng diện tích đất sử dụng.

3.2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Long Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn. Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên độ thủy triều có thể lên tới vài mét nước mặn có thể xâm nhập vào đồng ruộng. Huyện nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ. Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C. Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4

16

năm sau. Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10, độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 25)