1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an

124 383 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,76 MB
File đính kèm xã Châu Hội.rar (500 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía nguyên liêu tại xã Châu Hội, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất mía nguyên liệu tại các nông hộ của xã. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía nguyên liệu nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân ở xã Châu Hội. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu. Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu cho các hộ nông dân tại xã Châu Hội.

Trang 1

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển NN nông thôn bền vững luôn là mục tiêu quan trọng nhất củaĐảng và Nhà Nước ta trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới Đểđạt được mục tiêu đó, trong vùng chúng ta phải khai thác được tiềm năng và lợi thế

có sẵn của vùng, lựa chọn quyết định sản xuất sản phẩm nào có lợi thế nhất, phùhợp với chương trình phát triển kinh tế NN nông thôn

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới rất thích hợp cho cây míasinh trưởng và phát triển Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước về phát triểnvùng mía nguyên liệu, diện tích trồng mía ngày càng được mở rộng đã đáp ứngphần nào nhu cầu tiêu thụ đường trong nước Tuy nhiên, hiện nay thiết bị công nghệsản xuất mía đường của Việt Nam còn lạc hậu, khả năng thu hồi đường thấp, tỷ lệphế phẩm cao Ngoài ra việc quy hoạch vùng nguyên liệu cũng chưa tốt dẫn đếntình trạng tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu giữa các nhà máy làm giá nguyênliệu đầu vào tăng cao khoảng 15-22 USD/tấn, cao so với Thái Lan khoảng 9-11USD/tấn Chưa kể các nhà máy đường và khu quy hoạch trồng mía đường được xâydựng chủ yếu bằng nguồn vốn vay nước ngoài Hàng năm, Nhà nước vẫn phảinhập hàng chục tấn đường để phục vụ tiêu dùng nội địa do sản xuất không ổn định,tăng trưởng chậm, chưa đáp đủ nhu cầu tiêu dùng

Châu Hội là một xã miền núi thuộc huyện Quỳ Châu của miền Tây xứ Nghệ.Đây là xã có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ nhận thức còn hạn chế nên đời sốngcủa họ còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, với lợi thế của xã là vùng đất đỏ, vùngđồi nên trồng rừng luôn được xã chú trọng phát triển Các loại cây đưa vào trồngchủ yếu là quế, lát hoa; các loại cây nguyên liệu như keo lai, bạch đàn được cungcấp cho Nhà máy Giấy Nghệ An và Nhà máy Gỗ MDS Đặc biệt, vài năm trở lạiđây, bà con trồng măng tre phục vụ xuất khẩu Ngoài các loại cây lâm nghiệp thìkhông thể không kể đến cây mía Đã từ lâu cây mía đã trở thành thế mạnh của xã và

là vùng mía nguyên liệu quan trọng của nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle

Trang 2

Trồng mía nguyên liệu đã giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, mang lại thu nhập

và góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, các hộ dân trồng mía nguyên liệu vẫncòn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của khu vựcquá khắc nghiệt, công tác khuyến nông chưa được chú trọng, điều kiện tưới tiêu khókhăn…vv Việc đánh giá kết quả và hiệu quả trong quá trình sản xuất của hộ còngặp nhiều khó khăn và hầu như không được xác định một cách cụ thể

Do vậy, xuất phát từ thực tế trên để giúp hộ nông dân trồng mía có quyếtđịnh đúng đắn trong khai thác và tận dụng có hiệu quả nguồn lực của địa phươngnhư đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và phát huy kinh nghiệmquý báu của người dân trong nghề trồng mía của nơi đây, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại Xã Châu Hội - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất míanguyên liêu tại xã Châu Hội, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc sản xuất mía nguyên liệu tại các nông hộ của xã

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và

hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía nguyên liệu nói riêng

- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân ở

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên thì cần tập trung trả lờicác câu hỏi liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như sau:

Trang 3

1 Hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất mía nguyên liệu như thế nào ?

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệucủa hộ và mức ảnh hưởng của chúng ?

3 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của hộ sản xuất mía nguyên liệu tại

xã Châu Hội ?

4 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các hộnông dân sản xuất mía nguyên liệu tại xã Châu Hội ?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số hộ trồng mía nguyên liệu ở

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 12/1/2010 đến 26/5/2010

+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2007-2009 Tậptrung chủ yếu vào năm 2009

Trang 4

PHẦN II– CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là một đơn vịsản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và pháttriển NN” Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách NN tạinhiều nước trên thế giới

Theo Ellis năm 1988: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộngđất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thốngkinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vàothị trường với mức độ hoàn hảo không cao”

Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân:

Lê đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hìnhthức kinh tế cơ sở trong NN và nông thôn”

Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạtrộng theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi NN ở nôngthôn”

Từ khái niệm của hộ nông dân cho thấy, hộ nông dân là những hộ sống ởnông thôn, hoạt động sản xuất NN và phi NN Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng

b) Kinh tế hộ nông dân

Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình thức

tổ chức kinh tế NN chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình, nhằm thỏa mãn những

Trang 5

nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả côngtheo lao động với mỗi thành viên của nó”.

Có quan điểm cho rằng: “ Kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ các khâucủa quá trình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế

hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ NN, hộ ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp”

nông-lâm-Có ý kiến lại cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế phứctạp xét từ góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những côngviệc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”

Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ giađình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của giađình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ởmức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường

Theo TS Đỗ Văn Viện (2006): “ Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chứckinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động,tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chungngân quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đờisống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước, hỗ trợ và tạo điều kiện để pháttriển”

Từ các khái niệm trên nhận thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chứckinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn

và tư liệu sản xuất

2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế (HQKT)

a) Quan điểm truyền thống về HQKT

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến phần còn lạicủa kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được đo bằng các chi phí

và lời lãi Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thuđược với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trịsản phẩm Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh

Trang 6

lời của đồng vốn Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinhdoanh

Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quảkinh tế Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉxem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọngkhông những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xemxét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào.Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được Thứ hai,

nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuấtkinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT theo quan điểm này thườngchưa tính đủ và chính xác Thứ ba, HQKT theo quan điểm truyền thống chỉ baogồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu

tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả.Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉđơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa

b) Quan điểm mới về HQKT

Theo quan điểm mới khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệ này, cầncần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quảphân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economicefficiency)

Hiệu quả kỹ thuật

Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thểđạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với các điều kiện đầuvào và kỹ thuật hiện đại

Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông dân sẽgiúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại hay tiếp tụcnâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sản xuất ra Nếu hiệuquả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >=90% thì đơn vị nên thay đổicông nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu vào Ngược lại, nếu hiệu quả kỹthuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra

mà không cần tăng thêm lượng đầu vào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới

Trang 7

Hiệu quả phân bổ

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm vàgiá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phítăng thêm về đầu vào Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tínhđến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá

Hiệu quả kinh tế

Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao gồmhai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thểđạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điều kiện cácđầu vào và kỹ thuật hiện đại

Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ

nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào

Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ

* Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào

Giả sử người sản xuất sử dụng hai đầu vào X1 và X2 để sản xuất

một số lượng đầu ra Y Người sản xuất này có thể sử dụng các yếu tố đầu

vào này với tỷ lệ khác nhau Điều này được thể hiện ở hình 1

X1, X2: là các đầu vàoY: sản phẩm được sản xuất raSS’ là đường đồng lượngAA’: là đường đồng mức chi phí

Hình 2 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào

Trang 8

(Nguồn: Phạm văn Hùng, 2006).

P: Mức đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ của người sản xuất

Q: Mức kết hợp đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

SS’ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu

Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật

Nếu hãng sử dụng hỗn hợp số lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm thì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và hãng cần phair cắt

giảm đầu vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y và hiệu quả kỹ thuật

được đo:

TE = - = 1 -

Q’ là điểm hãng vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Do vậy hiệu quả phân bổ được xác định là : AE = OR/OQ

Hiệu quả kinh tế được xác định : EE = TE*AE = OR/OP

* Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra

Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực khan hiếm cố định vào hai

sản phẩm Y1 và Y2 với giá sản phẩn tương ứng là P1 và P2

Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra

CD

Trang 9

PPF: Đường giới hạn khả năng sản xuất.

Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra tươngứng là Y10 ,Y2 0 Nếu tổ hợp đầu vào được sử dụng một cách hiệu quả hơn thì khi đó

họ có thể đạt được mức sản lượng tại B trên đường giới hạn khả năng sản xuất chứkhông phải tại A

Hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE0 = OA/OB Hiệu quả kinh tế được xác định: EE = OA/OD

Khi đó hiệu quả phân bổ là: AE = EE/TE = OB/OD

*Hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu ra

Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu vào

có thể được ước lượng theo phương pháp hợp lý tối đa (MLE) Tất cả những điểmnằm trên đường Ym đều đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu

Ya là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu vàođược ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

Người sản xuất đầu tư ở mức X1 đạt được sản lượng thực tế Y3 trong khingười sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y2 – mức sảnlượng cao nhất có thể cùng với mức đầu tư

Hình 2.3 : Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào và đầu ra

(Nguồn: Phạm văn Hùng, 2006).

X (Đầu vào)O

Y (Đầu ra)

AB

Trang 10

Hiệu quả kỹ thuật được đo: TE = Y3/Y2Người sản xuất có thể đầu tư tại mức đầu vào hiệu quả kinh tế tại mứcX2, họ có thể đạt được mức sản lượng tại C tương ứng với Y3 trên hàm sản xuấtcực biên.

Tại điểm C người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất ( VMPx = Px) Hiệu quả phân bổ: AE = Y2/Y1

Hiệu quả kinh tế là : EE = AE*TE = Y3/Y2

2.1.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

HQKT trong sản xuất NN chủ yếu do hai quy luật chi phối:

- Quy luật cung - cầu

- Quy luật năng suất cận biên giảm dần

HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo ranhư thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được chấpnhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu

tố đầu ra của quá trình sản xuất

Phân tích HQKT trong sản xuất NN trong điều kiện kinh tế thị trường việcxác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:

- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổchi phí, hạch toàn chi phí Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ

- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả

về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất không thể lượng hoá được

Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế

xã hội là thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổchức trong xã hội Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng

cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợpnhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất Vì bất kỳquá trình sản xuất nào đều liên quan đến hai yếu tố cơ bản đó là kết quả thu được vàchi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất Mối liên hệ này là nội dung cơ bản để phản ánhHQKT sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của HQKT cần phải phân định sự

Trang 11

khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.

- Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của sản xuất

- Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào,nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó

2.1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế

a) Phân loại HQKT theo nội dung

Theo nội dung của hiệu quả, người ta chia thành: hiệu quả kinh tế, hiệu quả

xã hội và hiệu quả môi trường

- Hiệu quả kinh tế được biểu thị bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạtđược và lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất Một phương án, một giải pháp cóHQKT cao là phải đạt được tương quan tương đối tối ưu giữa kết quả đạt được vàchi phí đầu tư Tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá về kết quả sản xuất và tối thiểuhoá chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn

- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội

và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế vàthể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người Tuy nhiên, do việc lượng hoácác chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả xã hộichủ yếu phản ánh qua các chỉ tiêu định tính như: Xoá đói giảm nghèo, tạo việclàm

- Hiệu quả môi trường đang là vấn đề bức bách được nhiều cấp, ngành, nhàquản lý và nhà khoa học quan tâm Nếu chỉ quan tâm đến HQKT mà không chú ýđến hiệu quả môi trường có thể dẫn đến những tổn thất lớn hơn nhiều so với lợi íchkinh tế mang lại đồng thời khắc phục hậu quả rất khó khăn Hiệu quả môi trườngđược phân tích bằng các chỉ tiêu định tính như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sựcân bằng sinh thái

Trong các loại hiệu quả trên thì HQKT đóng vai trò trọng tâm, mang tínhquyết định Tuy vậy, HQKT chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn khi có sự liênkết chặt chẽ với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

b) Phân loại HQKT theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Cách phân loại này đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như

Trang 12

ngành sản xuất, vùng sản xuất, đơn vị, cơ sở sản xuất hoặc phương án sản xuất.

- HQKT quốc dân: là HQKT chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội

- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất như nôngngiệp, công nghiệp, dịch vụ

Trong NN được chia thành HQKT của các ngành hàng như cây công nghiệp,cây ăn quả, cây lương thực

- HQKT theo vùng lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng khu vực và địa phương

- HQKT của từng quy mô sản xuất và loại hình doanh nghiệp như doanhnghiệp Nhà nước, tư nhân, trang trại hoặc kinh tế hộ

c) Phân loại HQKT theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất

+ Hiệu quả sử dụng vốn

+ Hiệu quả sử dụng lao động

+ Hiệu quả sử dụng đất đai

+ Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới…

2.1.1.5 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả kinh

tế, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó, hay đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào Mối tươngquan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng Có thểbiểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau:

Công thức 1: H = Q - C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế

Q: Kết quả thu đượcC: Chi phí bỏ raChỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí,chi phí trung gian, chi phí lao động Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao Tuynhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính đến, không sosánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau Hơn nữa chỉ tiêunày chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ rõ được mức độ hiệu quả kinh

Trang 13

tế, do đó chưa giúp cho nhà sản xuất có những tác động cụ thể vào các yếu tố đầuvào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Công thức 2: H  C Q hoặc ngược lại H  Q C

Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lênmặt chất lượng của hiện tượng Cách tính này có ưu điểm là phản ánh được mức độ

sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là baonhiêu Vì vậy nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõnét Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm đó là chưa thể hiện được quy môhiệu quả kinh tế vì trên thực tế những quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu suất sửdụng vốn là như nhau

Trong thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường kết hợp giữacông thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá đượchiệu quả kinh tế một cách chính xác và toàn diện

Công thức 3: H = ∆Q - ∆C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế tăng thêm

∆Q: Kết quả tăng thêm

∆C: Chi phí tăng thêmChỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao Công thức này thể hiện rõ mức

độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánhtoàn diện hiệu quả kinh tế hơn

Trang 14

2.1.2 Đăc điểm kinh tế - kỹ thuật cây mía nguyên liệu

2.1.2.1 Đặc điểm sinh học

Mía có tên khoa học là Saccharumof feiniruml, là ngành có hạt, lớp 1 lámầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía là từ bông hom đến thuhoạch kéo dài 1năm Trường hợp đặc biệt là 2 năm như ở Hawoai (Mỹ) Thời giansinh trưởng của mía kéo dài 5 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín côngnghiệp và giai đoạn treo cờ

2.1.2.2 Yêu cầu sinh thái

a) Khí hậu

Mía là cây trồng yêu cầu nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều và cường độ ánhsáng lớn, trong điều kiện khí hậu của Miền Trung, cây mía là một trong những loạicây trồng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao

độ trên 150C tốt nhất là từ 26-330C Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên

400C Từ 28-350C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao Sự giao động biên độnhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỷ lệ đường trong mía Giới hạn nhiệt độ thíchhợp cho thời kỳ mía chín từ 15-200C Vì vậy tỷ lệ đường trong mía thường đạt ởmức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao

c) Ánh sáng

Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng.Thiếu ánh sángmía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp Mía cần thời gian tối thiểu là 1200giờ tốt nhất là trên 2000 giờ Quang hợp của cây mía tỷ lệ thuận với cường độ và độdài chiếu sáng Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệuquả khi ánh sáng đầy đủ Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnhnhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên Chính vì vậy, nó là nhân tốquan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía

Trang 15

Có thể trồng bằng ngọn tận dụng (ngọn 1) ở ruộng mía tơ, lưu gốc 1, loại bỏ

cây bị sâu bệnh, phần gốc già, chặt hom từ 25-30 cm (có 2-3 mắt) bằng dao sắc,tránh hom bị dập vỡ

d) Cách trồng

Trang 16

Rải đều lượng phân bón xuống đáy rãnh, cuốc lấp một lớp đất mỏng rồi đặthom sao cho mắt mầm nằm sang hai bên để mầm rễ phát triển.

e) Bón phân

Vôi bột từ 1000-1800 kg/ha (tuỳ theo độ PH của từng loại đất) rải đều trướckhi bừa, phân hữu cơ nếu có rải đủ từ 10-15 tấn/ha, thì rải đều lên mặt đất trước khikéo hàng, nếu ít thì bón xuống rãnh cùng với các loại phân khác, bón lót toàn bộphân hữu cơ với 1/2 kali và 1/2 đạm và lân xuống đáy rãnh Còn 1/2 đạm và 1/2 kalidùng để bón thúc, lần 1 lúc mía có 1- 6 lá (1.5-2 tháng) giai đoạn đẻ nhánh, lần 2lúc mía có 10-15 lá ( giai đoạn phát bóng ) bằng cách cày xa gốc, sâu 5-10 cm.Ngoài ra còn phải làm sạch cỏ, phát quang, đánh lá qua từng giai đoạn để đảm bảoánh sáng, tránh được mần bệnh hình thành

f) Phòng trừ sâu bệnh

Luôn kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp phòngtrừ kịp thời, có hai loại sâu bệnh thường xuyên gây hại, ảnh hưởng đến năng suấtchất lượng của mía, đó là: sâu đục thân và rệp hại mía, khi phát hiện ra thì phải kịpthời phun thuốc trừ sâu

g) Chăm sóc mía gốc sau khi thu hoạch

+ Có thể đốt sạch lá còn lại, có điều kiện thì cào vào giữa hàng

+ Băm lại gốc sâu xuống mặt đất 2-3 cm ( chặt hết mầm )

+ Cày phá rễ cách gốc 15-20cm

+ Bón lượng phân như đã bón lót cho mía trồng mới

+ Cày phá bằng để lấp phân làm đất tơi xốp sau đó chăm sóc như mía tơ

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của sản xuất mía nguyên liệu

2.1.3.1 Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Trước khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng vùng míanguyên liệu, mía trồng ra chủ yếu được ép thủ công, hiệu quả kinh tế không cao, đờisống người dân gặp nhiều khó khăn Từ khi cây mía được đưa vào trồng làmnguyên liệu cho các nhà máy đường, với mục tiêu đến năm 2000 đạt một triệu tấnđường, cây mía được xác định là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt làvùng Miền núi, đời sống người dân ngày một được nâng cao và ổn định

Trang 17

2.1.3.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Mỗi nhà máy đường được xây dựng cần rất nhiều mía nguyên liệu để phục

vụ cho các nhà máy hoạt động Nó đã tạo điều kiện để các hộ nông dân có việc làm,nâng cao thu nhập cho hộ Nếu phát triển 280.000 ha mía trong vùng nguyên liệutập trung, trước hết tạo công ăn việc làm cho 250.000 hộ nông dân và khoảng nữatriệu lao động NN

2.1.3.3 Sử dụng hiệu quả diện tích đất đồi vườn, đất bãi

Với diện tích đất đồi, vườn không phù hợp với nhiều loại cây trồng khác,hoặc có phù hợp thì hiệu quả kinh tế không cao Nhưng lại phù hợp với cây mía vàđem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác khi canh tác trên diện tích này

2.1.3.4 Góp phần cải thiện môi trường

Cây mía là cây có khả năng sản suất chất xanh hơn bất kỳ một loại cây trồngkhác trong vùng, nếu đầu tư thâm canh đúng mức nó có thể đạt năng suất sinh học

150 tấn/ha/năm(Khoảng 100 tấn mía cây, 16 tấn lá, 26 tấn búp ngọn và 11.5 tấn rễ ),trong quá trình sinh trưởng, số lá xanh trong cây có 8-10 lá, tuổi thọ kéo dài từ 30-

150 ngày, lá có tác dụng tổng hợp đường, điều hoà độ ẩm không khí sát mặt đất, cheđất vào mùa nắng, tủ đất vào mùa mưa, chính vì vậy cây mía đã góp phần cải tạosinh thái môi trường

2.1.3.5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển NN nông thôn

Ngành mía đường phát triển đã giúp nông dân khai hoang phục hoá, chuyểndịch cơ cấu cây trồng, mở rộng thêm diện tích trồng mía thêm được 200.000 ha, đưatổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủcông được gần 18 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao độngtrong NN, hàng năm có từ 150-200 ngàn hộ nông dân trồng mía đã ký hợp đồngkinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy trong đó 70% số hộ hàng năm đã được kýhợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất Nhiều nhà máy đã đầu tưứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu và cử cán bộ nông vụhướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất, sản lượng mía bán cho các nhà máy

Trang 18

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong sản xuất mía nguyên liệu

2.1.4.1 Nhóm yếu tố tự nhiên

a) Khí hậu

Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt độ lớn, lượng mua nhiều và cường

độ ánh sáng thích hợp sẽ cho năng xuất cao và nâng cao HQKT trong sản xuất mía.b) Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt là từ 240C đến

300C Nếu nhiệt độ dưới 200C thì mía sinh trưởng rất chậm và mang lại HQKT thấp.c) Lượng mưa

Cây mía có thể phát triển được ở những nơi có lượng mưa hàng năm khoảng1500-2000mm, lượng mưa này phân bổ ở thời kỳ vươn cao là tốt nhất

d) Ánh sáng

Mía là cây cần ánh sáng, nếu được chiếu sáng đầy đủ sẽ đẻ sớm, đẻ nhiều, tỷ

lệ nhánh hữu hiệu cao Nếu thiếu ánh sáng, mía sẽ đẻ ít hoặc không đẻ, tỷ lệ nhánhhữu hiệu thấp

2.1.4.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật

a) Giống mía

Về cơ cấu giống, một giống mía mới ngoài yếu tố năng suất và trữ đườngcao, cần có thêm các đặc tính khác như chịu hạn, chịu phèn, kháng sâu bệnh Hiệnnay ngoài 29 giống mía mới được công nhận, Trung tâm nghiên cứu và phát triểnmía đường đã tuyển được các giống tốt có thể sản xuất như VN 84- 422, VN 85-

1427, VN 85-1859, DLM 24, C 85-212, ROC 32, ROC 45, VĐ 88-368 và Quế

Trang 19

Đường 15…vv Đối với những giống mía mới này sẽ cho kết quả sản xuất tốt hơn

so với các giống mía khác trong cùng một điều kiện chất đất, chăm sóc Mặt khác,giống tốt sẽ cho phép áp dụng chế độ đầu tư thâm canh để đạt khối lượng nhiềuhơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn trên 1 đơn vị sản xuất NN Vì vậy, trong sản xuấtngười dân cần lựa chọn các giống mía mới có tiềm năng năng suất cao sẽ đạt hiệuquả kinh tế cao hơn so với các giống mía cũ có năng suất thấp Hiện nay, dựa vàođặc tính sinh học có khả năng tái sinh mầm của cây mía nên mía được để lưu gốcsản xuất thêm một số vụ sau vụ mía tơ Số vụ để lưu gốc nhiều ít tùy thuộc vào hiệuquả kinh tế thu được từng vụ Trong một chu kỳ sản xuất bao gồm một vụ mía tơ và

từ một số vụ mía gốc thì chi phí trồng mới sẽ được phân bổ theo một tỷ lệ nhất địnhcho từng vụ Như vậy một chu kỳ sản xuất mía càng nhiều năm thì chi phí phân bổcho 1 năm càng ít Đây là một yếu tố để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao HQKTsản xuất mía Tuy nhiên, số vụ để mía lưu gốc không nên quá nhiều sẽ gây ảnhhưởng đến năng suất mía vì sau thời gian này gốc mía sẽ trở nên cằn cỗi, khả năngsinh trưởng và đẻ nhánh thấp

b) Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suấtmía Muốn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì người trồng mía phải nắmvững và đáp ứng đầy đủ quy trình kỹ thuật từ khâu chọn lọc giống mía, kỹ thuật làmđất (làm đất cơ giới tạo được rãnh sâu hơn nên năng suất mía gốc đạt cao hơn), kỹthuật bón phân, chăm sóc Nội dung này người trồng mía cần tiếp thu qua hệ thốngkhuyến nông, đặc biệt khuyến nông chuyên ngành mía Nếu áp dụng không đúnghoặc sai khác ở một công đoạn nào đó trong quy trình kỹ thuật đều làm giảm năngsuất mía và mang lại hiệu quả kinh tế thấp

Trang 20

2.1.4.3 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

a) Vốn đầu tư

Đối với cây trồng nói chung và cây mía nói riêng yêu cầu vốn đầu tư là khálớn Vì vậy muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồnvốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả vào sản xuất là rất quan trọng Mộtđiều cần nói đến hiện nay là có nhiều nông dân, ngoài vốn vay của nhà máy, họkhông đủ vốn tự có "bồi bổ" cho cây mía phát triển mạnh, đồng thời cũng có nhiềungười sử dụng vốn nhà máy đường đầu tư sai mục đích, hoặc chỉ đầu tư một phần,còn lại sử dụng vào việc khác cho gia đình nên ruộng mía sinh trưởng không theomong muốn Vì vậy, việc sử dụng vốn vay hợp lý trong quá trình đầu tư cho câymía là rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất mía cũng như hiệu quả kinh tếtrong sản xuất mía

b) Lao động

Lao động là yếu tố rất cần thiết trong sản xuất NN Cũng như các ngành sảnxuất khác thì lao động trong sản xuất mía nguyên liệu không chỉ yêu cầu về mặt sốlượng mà còn về mặt chất lượng Do đó, để phát triển sản xuất mía cần phải đào tạođược một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụnày Ngoài ra, trong sản xuất mía có những công việc mang tính chất thủ công nên

có thể tận dụng lao động bình thường nhàn rỗi Lao động có ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả và hiệu quả sản xuất mía

c) Thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định nên kết quả và hiệu quả sản xuất Đốivới những người dân trồng mía thì thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của họ là cácnhà máy đường Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừamới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ Hiện tại còn 37 nhà máy đường đanghoạt động, phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700-1000 TMN, thiết bị và côngnghệ lạc hậu, năng suất thiết bị lao động, hiệu quả và sản lượng thấp, giá thành cao.Điều này dẫn đến các nhà máy đường thu mua mía nguyên liệu của người dân vớimức giá ngày càng giảm Trong khi chi phí sản xuất mía ngày càng tăng cao, mà giá

cả thu hoạch mía lại càng giảm nên hiệu quả sản xuất mía của người dân sẽ giảm

Trang 21

dần Vì vậy, trong thời gian tới các nhà máy đường cần đổi mới các thiết bị máymóc, cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động Có như vậy mới nâng caođược giá cả thu mua mía của người dân, đồng thời là thị trường tiêu thụ nhanh và

ổn định cho người dân Đó là điều kiện tốt giúp người

mía mở rộng quy mô diện tích và nâng cao HQKT trong sản xuất mía

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng ngành mía đường trên thế giới

Theo dự báo mới nhất của FAO, tổng sản lượng đường thế giới năm 2008/09

sẽ đạt 160,9 triệu tấn, giảm 5,2% so với sản lượng năm 2007/08 Sản lượng đườnggiảm chủ yếu do giảm diện tích bởi nhiều người sản xuất chuyển sang trồng các loạicây thay thế khác như ngô và đậu tương do dự tính sẽ thu được lợi nhuân cao hơn vìgiá các mặt hàng này ở mức cao hồi đầu năm 2008 Đặc biệt là các nước phát triển

có sản lượng giảm mạnh, còn những nước phát triển thì có sản lượng tăng nhẹ Trongcác nước đang phát triển thì khu vực Mỹ Latinh và Caribê chiếm tỷ lệ sản lượng lớnnhất, là khu vực có tiềm năng trong việc sản xuất sản phẩm đường Vì ở khu vựcnày, triển vọng sản xuất tiếp tục khả quan ở Brazil, với sản lượng dự báo đạt 33,2triệu tấn trong năm 2008/09, tăng 1,3 triệu tấn (4,1%) so với sản lượng năm2007/08 Nhờ sự gia tăng liên tục trong nhiều năm qua, Brazil càng khặng định

vị trí số 1 của mình về sản xuất đường trên thế giới Đối với các nước đang pháttriển thì Châu Âu có sản lượng lớn nhất nhưng trong những năm gần đây đã có

xu hướng giảm dần

Tổng mức tiêu dùng đường trên thế giới năm 2008/09 dự báo đạt 163,0 triệutấn, tăng 2,2% so với năm 2007/08 Như vậy, mức tiêu dùng sẽ vượt sản lượng 2,1triệu tấn góp phần làm giảm nguồn dự trữ dư thừa trên thị trường từ năm 2005/06.Hiện tỉ số dự trữ/sử dụng đường dự báo sẽ ở mức 46,9%, giảm so với 48,9% củanăm 2007/08 Sự gia tăng tiêu dùng đường trên thế giới là do tăng thu nhập tínhtheo đầu người ở các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi, Mỹ Latinh vàCaribê Các mối tương quan giá hiện nay sẽ gây ra sự chuyển dịch từ sử dụngxirô ngô hàm lượng fructose cao (HFCS) sang sử dụng đường do giá ngô cao

Trang 22

Tuy nhiên, xu hướng giá ngũ cốc gần đây giảm, nếu được duy trì, thì sẽ góp phầnlàm chuyển dịch trở lại sử dụng HFCS.

Mức sử dụng đường ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng 2,8%, lênmức 113,9 triệu tấn do tăng mức thu nhập tính theo đầu người và tăng dân số Tiêudùng đường ở ấn Độ, nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới, sẽ đạt 25,5 triệutấn, tăng so với 24,6 triệu tấn của năm 2007/08 do giá tương đối thấp và kinh tếvẫn phát triển mạnh Mức tiêu dùng dự báo sẽ tương đối không thay đổi ở cácnước phát triển nhất là ở Ôxtrâylia, Nhật Bản và EU do mức sử dụng tính theo đầungười đã ở mức cao, gần 36 kg/năm, và do tốc độ gia tăng dân số chậm

Bảng 2.1: Sản xuất và tiêu dùng đường ở các nước trên thế giới

Về bộ giống mía của Việt Nam nhìn chung vào thời kỳ những năm

1995-2000 dựa vào một số giống của các nước (Đài Loan, Trung Quốc, Cuba, Ôxtraylia,

Ấn Độ, Pháp) và những loại giống cũ trong nước Chỉ tính riêng trong 5 năm thựchiện chương trình mía đường, chúng ta đã nhập và thu nhập trên 11.000 tấn với 20giống mía từ các nước khác (Báo cáo tổng quan ngành hàng mía đường, 2003)

Trang 23

Giai đoạn từ những năm 2000 tới nay, công tác nghiên cứu, chuyển giaogiống mía và biện pháp thâm canh tiếp tục được Nhà nước, các Bộ, ngành míađường, các địa phương, các doanh nghiệp mía đường và người trồng mía quan tâm.Trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu và Phát triển Mía Đường Việt Nam đãlai tạo được nhiều loại giống mía có năng suất cao và cho trữ lượng đường với tỷ lệcao như: Trong những năm 2002-2005 đã đưa các giống mía VN84-422, ROC10,

MI, F156, VN85-1427, DLM24, VN84-422, VN85-1427, MY55-14, K84-200,VN84-4137 vào sản xuất có năng suất ổn định và có hiệu quả kinh tế cao Cho đếnnăm 2008 trên toàn quốc đã được đưa vào sử dụng nhiều giống mía phù hợp với

từng địa phương (Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển giao giống mía mới, 2008).

Tại vùng mía Thanh Hoá - Nghệ An có các loại giống: FR91-397, C89-148,QĐ90-95 và C132-81 (đạt trên 85,10 tấn 10 CCS/ha/vụ qua vụ tơ và vụ gốc I).Giống QĐ21, KK2 và ROC27 (96,2-135,5 tấn 10 CCS/ha/vụ tơ)

Tại vùng mía Quảng Ngãi - Khánh Hoà có các giống Phil80-13 đạt 70 tấn 10CCS/ha/vụ qua tơ và vụ gốc I Giống K88-92 và K95-156 nổi bật về năng suất vàchất lượng mía (trên 120,63 tấn 10 CSS/ha)

Tại vùng mía Long An - Bến Tre có các giống: C1324-74, C85-212 với năngsuất 87,4 tấn 10 CSS/ha/vụ qua vụ tơ và vụ gốc I Giống K95-156, ROC27, KU60-

1, KU00-1-61 và Suphanburi 7 131,6 tấn 10 CCS/ha nổi bật nhất là KK95-156 vừa

có năng suất cao vừa có chất lượng tốt

Ngoài ra còn có nhiều giống mía khác có năng suất và chất lượng tốt và cóthể so sánh được với nhiều giống mía của các quốc gia sản xuất mía đường tiên tiến,lâu đời trên thế giới như Úc, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Nam Phi, Cuba

2.2.2.2 Tình hình sản xuất

Về mặt tài nguyên tự nhiên, như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá lànước có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây Việt Nam có đủ đất đồngbằng, lượng mưa nói chung là tốt, nhiệt độ và độ nắng thích hợp Trên phạm vi cảnước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng duyên hảiNam Trung Bộ có khả năng mía đường rất tốt

a) Giai đoạn trước khi có chương trình mía đường (1980 – 1994)

Trang 24

Đầu những năm 80, diện tích mía cả nước có xu hướng tăng và đạt 162.000

ha vào năm 1984 Sau đó, diện tích mía lại giảm mà nguyên nhân do giá đường thếgiới giảm mạnh, đường nhập khẩu nhiều và thậm chí có lúc vượt quá nhu cầu ngườitiêu dùng trong nước, làm giá đường trong nước giảm mạnh Do vậy, giá đường hạthấp khiến nông dân giảm diện tích trồng mía

Đầu thập niên 90, sản xuất mía đã được phục hồi dần và có tốc độ phát triểnkhá hơn giai đoạn trước, những năm 1990-1994 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm6,23% Năm 1994, cả nước có 166.600 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng: ĐBSCL, Duyên hải Miền Trung, Khu 4 cũ và Đông Nam Bộ

Tính chung trong giai đoạn 1980- 1990, sản lượng mía cả nước tăng thấp,bình quân 2,18%/năm Tuy nhiên chủ yếu tăng về diện tích hơn là năng suất

b) Giai đoạn 1995 - 2000

Trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường, diện tích mía và năng suất

đã có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều Niên vụ 1999/2000 thì diện tích mía cả nước đạt344,2 nghìn ha, tăng bình quân 15,2%/năm và năng suất bình quân đạt 51,6 tấn/ha,tăng đáng kể so với năm 1994

Nhờ sự tăng nhanh về năng suất và nhất là diện tích trồng mía, sản lượng míacây tăng đột biến đạt 17,8 triệu tấn vào niên vụ 1999/2000, gấp 2,4 lần sản lượngcao nhất trước khi có chương trình mía đường Tốc độ tăng bình quân về sản lượngđạt 18,8%/năm

c) Giai đoạn 2001 đến nay

Trang 25

Bảng 2.2: Cơ cấu sản lượng mía các vùng trong cả nước qua các năm

ĐVT: Nghìn tấn

* Cả nước 14656,9 17120,0 16854,7 15649,3 14948,7 16719,5 17396,7 16128,0ĐBSH 144,4 154,5 158,6 158,4 141,4 122,4 133,9 130,4Trung du và

MNPB 1087,3 1266,5 1279,4 1176,0 1073,4 1119,2 1345,3 1327,4BTB và

DHMT 5305,2 5877,4 5938,3 5815,2 5140,1 5637,3 6269,0 5958,8Tây

Nguyên 1190,8 1339,4 1534,1 1434,1 1249,5 1665,2 1749,1 1778,8Đông Nam

Bộ 2499,2 2923,3 2744,0 2596,0 2713,7 3044,8 2794,4 1848,3ĐBSCL 4430,0 5558,9 5200,3 4469,6 4630,6 5130,6 5105,0 5084,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dựa vào bảng 2.2 ở trên ta thấy, sản lượng mía các vùng trong cả nước đã có

sự biến động qua các năm Trong năm 2008, thì vùng BTB và DHMT có sản lượnglớn nhất, chiếm gần 40% tổng sản lượng cả nước, tiếp đến là vùng ĐBSCL cũngkhá lớn và thấp nhất là vùng ĐBSH vì đặc điểm đất đai của vùng này không thíchhợp cho cây mía phát triển

Nhìn vào đồ thị 2.1 ta thấy, diện tích trồng mía từ năm 2001 đến nay chẳngnhững không tăng mà còn giảm, duy trì trên dưới 300 nghìn ha, trong năm 2002 là

320 ha nhưng đến năm 2008 chỉ còn 271,1 ha, nhiều người dân đã không gắn bó vớicây mía mà chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn Sản lượngmía dao động trong khoảng 15-17 triệu tấn mía cây/năm

14.7

15.6 14.9

17.4

16.1 16.7

16.9 17.1

271.1 293.4 288.1 266.3 286.1 313.2 320.0 290.7

13 13.5 14 14.5 15 15.5 16 16.5 17 17.5 18

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Triệu tấn

0 50 100 150 200 250 300 350 Nghìn ha

Sản lượng Diện tích

Trang 26

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đồ thị 2.1: Diện tích - sản lượng mía cây nước ta qua các năm

Mặc dù điều kiện khí hậu tương đối phù hợp để phát triển cây mía, song việcquy hoạch chưa thật khoa học cùng điều kiện canh tác NN thủ công, thiếu hỗ trợcủa khoa học kỹ thuật, thủy lợi…khiến năng suất trồng mía không được cao Năngsuất bình quân cả nước năm 2008 đạt khoảng 60 tấn/ha, mặc dù đã cải thiện so vớitrước đây nhưng vấn thấp hơn so với bình quân thế giới là 65 tấn/ha

2.2.2.3 Công nghiệp mía đường

Cây mía và nghề làm mật ở Việt Nam đã có từ thế kỉ thứ XV, nhưng sản xuấtcông nghiệp thì mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX mới có 6 nhà máy đường quy

mô nhỏ Nhưng từ sau đại hội Đảng lần thứ VIII (1995) khi có chương trình quốcgia 1 triệu tấn đường thì ngành công nghiệp mía đường Việt Nam mới thực sự đượchình thành Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng côngsuất gần 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị

và công nghệ lạc hậu

Trang 27

2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09

Niên vụ

Đồ thị 2.2: Sản lượng đường nước ta qua các niên vụ

(Nguồn: Báo cáo ngành thực phẩm-đồ uống-mía đường năm 2009)

Thực hiện “chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường ViệtNam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995-2000) đã có bước tiến đột phá Đầu tư

mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máyđường của cả nước là 44, tổng công suất là 81.500 tấn, năm 2000 đã đạt mục tiêu 1triệu tấn đường Hiện nay các nhà máy đường mới đều được xây dựng tại các vùngnông thôn, vùng trung du, Miền núi, vùng sâu, vùng xa và được phân bổ khắp cả 3Miền (Miền Nam: 14 nhà máy, Miền Trung và Tây Nguyên: 15 nhà máy, Miền Bắc:

13 nhà máy)

Theo thống kê tính đến vụ mía đường 2007/2008, cả nước có khoảng 37 nhàmáy đường đang hoạt động, trong đó có 31 công ty Nhà nước và 5 công ty có vốnđầu tư nước ngoài Tổng công suất khoảng 96.300 tấn mía nguyên liệu(TMN)/ngày Ngoại trừ các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, phần lớn các nhàmáy trong nước có quy mô nhỏ, bình quân chỉ khoảng 1.500 TMN/ngày Tổng sảnlượng qua các năm xoay quanh mức 1 triệu tấn/năm Sau khi sụt giảm mạnh vàoniên vụ 2005/2006, sản lượng đã tăng trở lại trong 3 niên vụ gần đây

2.2.3 Một số chính sách của đảng và nhà nước đối với vấn đề sản xuất mía nguyên liệu

Xuất phát từ tầm quan trọng có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế xã hội, điềukiện vị trí địa lý thuận lợi, Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương chính sách

về phát triển ngành công nghiệp mía đường ở Việt Nam

Trang 28

- Nghị quyết trung ương IV lần thứ VII đã nêu ra nhưng đinh hướng và giải

pháp cụ thể cho sản xuất NN là: “Đổi mới cơ cấu NN, ổn định sản xuất NN, tăngnhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, tập trung thâm canh kết hợp mở rộng một số câychủ lực trong đó chú trọng việc sản xuất và chế biến đường để đáp ứng nhu cầutrong nước và từng bước nâng lên thành hàng xuất khẩu Đẩy mạnh cải tạo giống vàứng dụng công nghệ mới”

Cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở xúc tiến công cuộc công nghiệp hoá nóichung, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bềnvững Tăng nhanh tỷ trọng nông sản hàng hóa, trong đó: cây mía chiếm một tỷ lệđáng kể Để khai thác triệt để nguồn lực hiện có, Nhà nước cần tập trung các nguồnvốn phục vụ cho sản xuất, gắn sản xuất với thị trường Mở rộng các hình thức thôngtin kinh tế thích hợp để tăng thêm khả năng tiếp thị của các hộ sản xuất kinh doanh,giải quyết việc làm để tăng thu nhập, tăng sức mua của thị trường, mở rộng lưuthông hàng hoá giữa các vùng, các Miền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

“Tuỳ theo thế mạnh của từng địa phương mà chuyển dịch một phần diện tích cây lương thực kém hiệu quả, mở rộng diện tích sang cây công nghiệp, cây thực phẩm hoặc cây ăn quả - để hình thành các vùng sản xuất cây tập trung, các vùng chuyên canh, tung ra thị trường những sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu”( Trích nghị quyết lần thứ X)

- Ngoài ra nhà nước còn có quy định về công tác khuyến nông, ban hànhkèm theo Nghị định 13 CP ngày 13/02/1993 của chính phủ, với nội dung công táckhuyến nông là: Phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôi, côngnghệ chế biến, bảo quản nông sản và những kinh nghiệm điển hình giỏi Bồi dưỡng

và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý cho nông dân để sản xuất kinh doanh có hiệuquả Phối hợp các cơ quan chức năng, cung cấp cho nông dân thông tin về thị trườnggiá cả nông sản để nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao

“Nhà nước tổ chức hệ thống khuyến nông trên phạm vi toàn quốc, đồng thời khuyến khích phát triển các tổ chức kinh tế xã hội và tư nhân trong và ngoài nước, hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, nhằm giúp đỡ cho nông dân phát triển NN

và kinh tế nông thôn Hàng năm các ngành nông lâm – ngư nghiệp cùng các ngành

Trang 29

có liên quan và chính quyền các cấp căn cứ vào tiến bộ kỹ thuật, căn cứ vào yêu cầu sản xuất và đời sống, nhu cầu thị trường xây dựng chương trình khuyến nông đến từng hộ, từng vùng sinh thái, tập trung vào các vấn đề trọng điểm để phát triển nông lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn mỗi vùng”.

Tổ chức khuyến nông thành một hệ thống mạnh và da dạng từ Trung ươngđến cơ sở, khuyến khích thành lập các tổ chức khuyến nông tự nguyện do các đoànthể các, các nhà khoa học đứng ra tổ chức Trong nông thôn đa số các hộ chưa nắmđược kỹ thuật mới, chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng các giống mới Đó lànhững hạn chế làm cho năng suất cấy trồng thấp

- Thủ tướng chính phủ vừa ký Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg, phê duyệt

quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vớimục tiêu là phát triển sản xuất mía đường đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và bềnvững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu NN vàkinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu

1 Lê Xuân Phước (2007) “Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Ngọc Lặc-tỉnh Thanh Hoá”, Khóa luận tốt

nghiệp đại học, Trường Đại học NN I Hà Nội Nghiên cứu đã so sánh hiệu quả kinh

tế các giống mía trên từng nền đất khác nhau Trong số các giống được lựa chọn đểnghiên cứu thì giống F156 cho hiệu quả kinh tế cao nhất trên nền đất bãi, và giống

MI có hiệu quả cao nhất trên nền đất dốc

2 Trịnh Xuân Thắng (2008) “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành-tỉnh Thanh Hoá”,

Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học NN Hà Nội Nghiên cứu về hiệu quả sửdụng một số giống mía theo từng đối tượng sản xuất mía như khối lâm trường, khốinông trường, khối trang trại, khối hộ nông dân thì hiệu quả cây mía mang lại chokhối trang trại cao nhất và giống mía ROC cho hiệu quả cao nhất Thu nhập từ câymía cho hộ nông dân canh tác mía trên đất đồi là tương đối cao, đảm bảo thu nhậptrên 1 ha của hộ trên 4 triệu đồng

Trang 30

3 Võ Anh Tuấn (2005) “Đánh giá hiệu quả kinh tế và một số giải pháp

nhằm phát triển vùng mía đường nguyên liệu tại huyện Quỳ Hợp-Nghệ An”, Khóa

luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học NN I Hà Nội Nghiên cứu đã so sánh hiệuquả kinh tế của các giống mía ROC 10, F 156, MY, VN 84 trong một chu kỳ sảnxuất và kết quả nghiên cứu cho thấy giống MY đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếpđến là giống ROC 10, thấp nhất là giống VN 84 Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứunày còn so sánh hiệu quả kinh tế của cây mía với một số cây trồng khác, cụ thể làchọn mía tơ ROC 10 là giống cho hiệu quả kinh tế cao nhất so sánh với cây lạc vàkết quả là giống mía tơ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Trong các nghiên cứu ở trên thì các tác giả đều chưa đề cập đến vấn đề đikiểm định thống kê t-stat về sự khác nhau giữa các quy mô diện tích mía, các loạigiống mía, quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón của người trồng mía với nhà máyđường Việc sử dụng kiểm định thống kê T-stat có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúpngười trồng mía có thể đánh giá thực trạng và định hướng trong tương lai nên trồngvới quy mô nào? Sử dụng giống mía nào? Có nên hợp tác với nhà máy đườngkhông? Để đạt được HQKT cao nhất trong sản xuất mía nguyên liệu của hộ

Trang 31

III- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Địa hình và vị trí địa lý

Xã Châu Hội là một xã miền núi vùng cao của Huyện Quỳ Châu, chạy dọctheo đường quốc lộ 48, cách trung tâm Huyện 10 km về phía Nam Địa hình của xã

bị ngăn cách bởi sông Hiếu

Toàn xã có 13 thôn bản trong đó có 10 bản làm NN

Với vị trí địa lý như sau:

- Phía đông giáp xã Châu nga,

- Phía tây giáp xã Châu Hạnh và Châu Thuận,

- Phía Nam giáp xã Châu Hạnh và Châu Bình,

- Phía bắc giáp Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hoá

Xã Châu Hội cách nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle 35km với chiều dàiđường quốc lộ 48 chạy qua xã là 10km tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổihàng hóa và giao lưu với các xã trong huyện và các huyện khác, đặc biệt là việc vậnchuyển mía nguyên liệu cho nhà máy đường được thực hiện dễ dàng

Địa hình lãnh thổ của xã Châu Hội chủ yếu là đồi thoải chiếm khoảng 60%tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoảng 30%, đồi núi cao chiếm khoảng10%, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi cho phát triển NN

3.1.1.2 Đặc điểm thời tiết- khí hậu

Xã Châu Hội mang đặc điểm chung của huyện Qùy Châu là ở trong vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23-250C 1và có sựchênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt làmùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm xãchịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, số giờnắng trong năm từ 1.500-1.700 giờ, lượng mưa trong thời gian này rất thấp ảnhhưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân rất nhiều như tình trạngthiếu nước nghiêm trọng, nắng gay gắt gây ra mất mùa, cây cối khô héo; nhiệt độ

Trang 32

cao gây ra một số bệnh cho người dân như cảm nắng, mất nước Tuy nhiên mưalớn tập trung vào tháng 8-10 trong năm, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600

mm Hiện tượng này gây ra tình trạng ngập úng ở một số diện tích đất gieo trồngvùng diện tích đất bằng và thung lũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất

NN, đặc biệt là sản xuất mía

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Châu Hội

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất

NN Nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất và đất đai còn là yếu tốquan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ trong sản xuất NN Mặt khác, nó còn ảnhhưởng tới cơ cấu cây trồng của một vùng Chính vì vậy, cần nắm chắc tình hìnhbiến động về đất đai cũng như cơ cấu sử dụng đất đai để từ đó đưa ra phương hướng

bố trí cây trồng một cách hợp lý và có hiệu quả

Tại Châu Hội, tổng diện tích đất tự nhiên có sự biến đổi không lớn Năm

2007 là 9884,71 ha nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 9887,97 ha tức là tăng 0,03% vàđến năm 2009 thì diện tích đất tự nhiên vẫn không đổi như ở năm 2008 Trong tổngdiện tích đất NN thì đất NN chiếm phần lớn, đất phi NN chiếm một phần rất nhỏ vàcòn lại là đất chưa sử dụng Ở diện tích đất NN năm 2008 giảm xuống so với 2007

là 3,8% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 2,2% so với 2008, tính ra tốc độ bình quângiảm qua các năm là 0,85% Trong diện tích đất NN thì diện tích đất lâm nghiệpchiếm phần lớn, chiếm tới 93,03% năm 2009 Diện tích đất sản xuất NN lại có xuhướng tăng lên qua các năm do Châu Hội là xã thuần nông nên người dân luôn gắn

bó với đồng ruộng, tốc độ bình quân tăng hàng năm là 10,70% Tuy nhiên, diện tíchtrồng mía lại không thay đổi qua 3 năm vẫn là 157 ha, trong tổng cơ cấu diện tích

Trang 33

đất sản xuất NN thì diện tích của mía ngày càng giảm, năm 2007 chiếm 32,78% đếnnăm 2009 chỉ còn 26,75% Do vậy trong thời gian tới xã cần có biện pháp để thúcđẩy người dân mở rộng diện tích trồng mía đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu chonhà máy đường Tate & Lyle Diện tích NTTS không có sự biến động qua 3 năm vẫn

là 22,80 ha Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành NTTS trong nhiều năm qua nhữngngười dân trong xã vẫn không có sự đầu tư và chú trọng phát triển vì nó mang lạihiệu quả kinh tế không cao Hiện nay, do dân số ngày càng tăng nên diện tích đất ở,đất chuyên dùng cũng cần được mở rộng và diện tích đất sông suối, mặt nướcchuyên dùng lại giảm đi Diện tích đất chưa sử dụng ở trong xã chiếm một tỷ lệ khácao, đặc biệt trong năm 2008 diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 10,22% trongtổng diện tích đất tự nhiên, tốc độ bình quân tăng hàng năm là 11,30% Như vậytình hình đất đai ở xã chưa sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý Trong nhữngnăm tới, xã cần có những chủ trương chính sách và giải pháp thiết thực để triển khai

sử dụng những diện tích đất còn lại, từ đó có thể tận dụng và khai thác được triệt đểnguồn tài nguyên sẵn có vô cùng quý giá, qua đó góp phần cải thiện và khôngngừng nâng cao đời sống của người dân nghèo miền núi trong những năm tới

Trang 34

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Châu Hội qua 3 năm (2007-2009)

4 Đất sông suối, mặt nước chuyên

Trang 35

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những nguồn lực quan trọng có ảnh hưởngđến sự quyết định kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương

Lao động là nguồn lực cơ bản của hộ cũng như các tổ chức kinh tế khác Dân

số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Lao động là một bộ phận của dân

số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động tăng, mà dân số xuất phát từ hộ gia đình,

vì vậy trước hết chúng ta xem xét về hộ

Qua bảng 3.2 ta thấy, số hộ trong xã tăng lên qua các năm Năm 2007 có

1362 hộ đến năm 2009 tăng lên là 1475 hộ, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 4,07%.Trong đó số hộ NN trong 3 năm có xu hướng giảm xuống từ 80,76% năm 2007 còn78,64% năm 2009 Số hộ phi NN có xu hướng tăng lên từ 19,24% năm 2007 đến21,36% năm 2009, tốc độ tăng trung bình qua 3 năm là 9,65% Đây là một tín hiệuđáng mừng phù hợp với chủ trương của xã

Về nhân khẩu: Có tốc độ tăng với tốc độ giảm dần, bình quân 3 năm tăng1,36 % Điều này cho thấy công tác kế hoạch hoá gia đình của xã trong những nămgần đây đã được chú trọng Trong tổng số nhân của xã thì khẩu NN chiếm tỷ lệ caonhất Tuy nhiên trong 3 năm gần đây thì khẩu NN có xu hướng giảm xuống từ78,86% năm 2007 còn 77,25% năm 2009, còn khẩu phi NN lại có xu hướng tănglên từ 21,14% đến 22,75% năm 2009 Từ đó có thể thấy, ở xã đang có sự chuyểndịch giữa khẩu NN và phi NN, đây là điều phù hợp với quá trình đô thị hoá nôngthôn hiện nay

Về lao động: Có tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1,74% Trong tổng sốlao động thì lao động NN vẫn chiềm phần lớn Tuy nhiên lao động NN đang có xuhướng giảm từ 79,13% năm 2007 xuồng còn 78,22% năm 2009 Ngược lại laođộng phi NN lại có xu hướng tăng lên từ 20,87% đến 21,78%, tốc độ tăng bình quânhàng năm là 3,93% Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do lao động NNchuyển dần sang các ngành khác Có sự chuyển dịch này là do tình hình kinh tế - xãhội biến động, dân số ngày càng tăng trong khi đầt đai thì có giới hạn Mặt khác,nguồn thu nhập từ NN lại thấp nên người dân phải tìm kiếm các công việc phi NN,phải di chuyển đến các địa phương khác, làm việc ở các lĩnh vực khác để tăng thunhập cho bản thân và gia đình

Trang 36

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Châu Hội qua 3 năm (2007-2009)

Trang 37

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối trong đời sống của người dân, góp phầnnâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, ngoài ra nó còn thể hiện trình độ CNH-HĐH NN nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng chính là tạo điều kiện cho sự pháttriển cả trước mắt và lâu dài của kinh tế

a) Hệ thống giao thông

Trong năm 2009 đã huy động sức dân làm tu sửa các tuyến đường liên thôn,liên bản tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông, nhân dân đi lại dễ dàng Kếtquả của việc phát động nhân dân 13 bản tu sửa giao thông như sau:

+ Tổng khối lượng đào đắp lấp ổ gà: 3500m2 (đất đá)

+ Tổng số phát quang mái ta luy, đào khơi rãnh 75,4 km

Nhờ việc nâng cấp và cải thiện không ngừng hệ thống giao thông đã làm cho

10 km tuyến đường liên thôn, liên bản, giúp cho hoạt động trao đổi và giao lưu giữacác thôn bản rất thuận lợi

b) Hệ thống điện

Hiện nay trên địa bàn xã có tỷ lệ người dân sử dụng điện là 83,3%, chiều dàiđường dây cao thế toàn xã là 6 km, đường dây hạ thế là 15 km với 8 trạm biến áplớn nhỏ Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dântrong xã

c) Hệ thống chợ

Toàn xã được xây dựng 1 chợ lớn họp thường xuyên phục vụ nhu cầu buônbán trao đổi hàng hoá hàng ngày của người dân Ngoài ra ở xã còn thành lập cácchợ nhỏ tại các ngã ba, ngã tư Tại đây ngưòi dân buôn bán các hàng tạp hoá và cácthực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày

d) Hệ thống thuỷ lợi

Hiện nay xã có 4 trạm bơm điện phục vụ sản xuất NN Về kênh mương baitrong toàn xã:

+ Mương kiên cố bê tông : 4.851 m; Mương đất: 12.115 m

+ Bai bê tông kiên cố: 5 bai kiên cố, bai tạm 21 bai

Trang 38

e) Y tế- giáo dục

Xã có 1 trạm y tế với 13 phòng trong đó có 5 giường bệnh, có 23 cán bộtrong đó có 1 bác sỹ, 4 y sỹ, 1 y tá trung học, 1 dược sỹ, 1 đông y, 1 nữ hộ sinh, 1chuyên trách dân số và 13 y tá bản Thực hiện tốt công tác khám, trữa bệnh, phòngdịch bệnh cho nhân dân được quan tâm, không có dịch bệnh xảy ra, số người đếnkhám trữa bệnh ngày càng tăng

Về công tác giáo dục đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong địabàn xã gồm 16 trường từ trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ

sở tất cả đều được xây dựng kiên cố, trang thiết bị được trang bị khá hiện đại đủ đápứng nhu cầu học tập và làm việc cho các cán bộ viên chức phục vụ cho công tác ytế- giáo dục cho nhân dân trong xã

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Châu Hội năm 2009

1 Hệ thống giao thông

2 Công trình thuỷ lợi

Trang 39

Trong những năm vừa qua sản xuất của xã phát triển khá mạnh Nhiềuchương trình, dự án được triển khai trên địa bàn xã, các dự án, công trình này đã tạođộng lực cho kinh tế xã phát triển, thu nhập bình quân của hộ nông dân ngày càngtăng Trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã thì ngành CN-XDCB và TM-DV vẫnđang chiếm tỷ trọng rất ít, còn ngành NN chiếm một tỷ trọng rất lớn Vì Châu Hội làmột xã thuần nông nên NN là ngành chủ lực của xã, tuy vậy ngành NN cũng đang

có xu hướng giảm dần qua các năm và tăng dần tỷ trọng các ngành khác Hàng nămtổng giá trị sản xuất luôn tăng cao, bình quân đạt 18,40 %

a) Ngành nông – lâm – ngư ngiệp

Ngành nông – lâm – ngư nghiệp của xã Châu Hội đang trên đà phát triển vớikết quả rất tốt Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy, tổng GTSX tăng tương đối qua 3 nămvới tốc độ phát triển bình quân là 115,88% và hàng năm cơ cấu kinh tế có xu hướnggiảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp Trong giá trị sản xuất ngànhnông – lâm – ngư nghiệp thì ngành NTTS đóng góp một tỷ lệ rất ít, năm 2009 chỉchiếm 11,56%, do đăc điểm đất đai và địa hình của xã không thích hợp cho ngànhnày phát triển Trong khi đó, các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp pháttriển khá tốt Trong tổng GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp thì ngành trồng trọtchiếm tỷ lệ đóng góp là lớn nhất chiếm tới 34,79% (năm 2009), tốc độ bình quântăng hàng năm là 19,30% Ngành trồng trọt phát triển như vậy là do nông dân đãchú trọng thâm canh chọn giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt TrongGTSX ngành trồng trọt thì cây mía đóng một vai trò quan trọng chiếm tới 41,14%năm 2009, tốc độ bình quân tăng hàng năm đạt 21,54% Ngành chăn nuôi cũng pháttriển tương đối, chiếm tới 24,52% trong tổng GTSX nông-lâm-ngư nghiệp, tốc độtăng bình quân hàng năm đạt 14,10% Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp cũng đã cóbước phát triển mới, với tốc độ bình quân tăng hàng năm là 12,89%

b) Ngành CN – XDCB

Đây là ngành mang lại GTSX cũng rất ít cho xã, tuy nhiên trong những nămgần đây cũng đã có xu hướng tăng lên Năm 2007 chỉ chiếm 11,87% nhưng đếnnăm 2009 tăng lên 14,34%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30,16% Như vậyngành CN – XDCB đang có dầu hiệu phát triển rất tốt

Trang 40

c) Ngành TM – DV

Hoạt động thương mại dịch vụ đang phát triển kém đa dạng, thị trường hànghoá trên địa bàn còn hạn hẹp, lưu thông hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất

và đời sống của nhân dân Vì hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn gặp nhiều khó khăn

và chưa được chú trọng đầu tư phát triển, điều đó gây nên trở ngại cho người dântrong việc giao lưu, trao đổi buôn bán với những địa phương lân cận

Như vậy, Châu Hội vẫn đang là một xã miền núi nghèo với đa số người dântộc sinh sống nên cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn NN vẫn đang là ngành chủđạo của họ, còn các ngành khác còn kém phát triển Do vây, trong những năm tới xãcần có những giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ để người dân có khảnăng nhạy bén, chủ động hơn và từ đó có thể hoà nhập với xu thế phát triển kinh tếchung của những địa phương khác

Ngày đăng: 07/08/2016, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Chỉnh (2006). Bài giảng kinh tế học sản xuất, Trường Đại học NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế học sản xuất
Tác giả: Nguyễn Quốc Chỉnh
Năm: 2006
3. Phạm Văn Hùng (2009). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Trường Đại học NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2009
5. Lê Văn Tiến (2006). Giáo trình lý thuyết và xác suất thống kê, Nhà xuất bản NN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết và xác suất thống kê
Tác giả: Lê Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản NN
Năm: 2006
6. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000). Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Trường Đại học NN Hà Nội.II. Bài báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến
Năm: 2000
1. Đỗ Đức Hải (2009). “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng Yên”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Đỗ Đức Hải
Năm: 2009
2. Lê Xuân Phước (2007). “Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Ngọc Lặc-tỉnh Thanh Hoá”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học NN I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Ngọc Lặc-tỉnh Thanh Hoá”
Tác giả: Lê Xuân Phước
Năm: 2007
3. Trịnh Xuân Thắng (2008). “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành-tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành-tỉnh Thanh Hoá”
Tác giả: Trịnh Xuân Thắng
Năm: 2008
4. Võ Anh Tuấn (2005). “Đánh giá hiệu quả kinh tế và một số giải pháp nhằm phát triển vùng mía đường nguyên liệu tại huyện Quỳ Hợp-Nghệ An ”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học NN I Hà Nội.IV. Bài báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). “Đánh giá hiệu quả kinh tế và một số giải pháp nhằm phát triển vùng mía đường nguyên liệu tại huyện Quỳ Hợp-Nghệ An
Tác giả: Võ Anh Tuấn
Năm: 2005
1. Ban thống kê xã Châu Hội (2007, 2008, 2009). “Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế và xã hội năm 2007, 2008, 2009 của xã Châu Hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế và xã hội năm 2007, 2008, 2009 của xã Châu Hội
2. Ban chỉ đạo trồng mía xã Châu Hội (2010). “Báo cáo tổng kết vụ sản xuất mía đường năm 2009-2010 và kế hoạch sản xuất mía đường năm 2010-2011”.V. Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết vụ sản xuất mía đường năm 2009-2010 và kế hoạch sản xuất mía đường năm 2010-2011
Tác giả: Ban chỉ đạo trồng mía xã Châu Hội
Năm: 2010
1. Thủ tướng chính phủ (2007). “Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Download tại Website: www.moj.gov.vn, ngày truy cập 01/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng chính phủ
Năm: 2007
2. Bộ NN và Phát triển nông thôn, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường (2008). “Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển giao giống mía mới và biện pháp thâm canh trong vụ 2007-2008, Hà Nội”. Nguồn http://giongmia.wordpress.com, ngày truy cập 15/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển giao giống mía mới và biện pháp thâm canh trong vụ 2007-2008, Hà Nội
Tác giả: Bộ NN và Phát triển nông thôn, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường
Năm: 2008
3. Ngọc Ánh (2009). “PHỦ QUỲ: Nỗi niềm người trồng mía”, Bài phóng sự ngày 03/06/2009. Nguồn http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&amp;op=details&amp;mid=7009#ixzz0orAERekn, ngày truy cập 18/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PHỦ QUỲ: Nỗi niềm người trồng mía
Tác giả: Ngọc Ánh
Năm: 2009
4. Phòng phân tích đầu tư, báo cáo ngành (2009). “Báo cáo ngành thực phẩm-đồ uống-mía đường”, Ngày 15/01/2009. Nguồn http:// www.phantich@vdsc.com.vn, ngày truy cập 16/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành thực phẩm-đồ uống-mía đường
Tác giả: Phòng phân tích đầu tư, báo cáo ngành
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w