Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 32 - 42)

III- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Địa hình và vị trí địa lý

Xã Châu Hội là một xã miền núi vùng cao của Huyện Quỳ Châu, chạy dọc theo đường quốc lộ 48, cách trung tâm Huyện 10 km về phía Nam. Địa hình của xã bị ngăn cách bởi sông Hiếu.

Toàn xã có 13 thôn bản trong đó có 10 bản làm NN.

Với vị trí địa lý như sau:

- Phía đông giáp xã Châu nga,

- Phía tây giáp xã Châu Hạnh và Châu Thuận, - Phía Nam giáp xã Châu Hạnh và Châu Bình, - Phía bắc giáp Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hoá.

Xã Châu Hội cách nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle 35km với chiều dài đường quốc lộ 48 chạy qua xã là 10km tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và giao lưu với các xã trong huyện và các huyện khác, đặc biệt là việc vận chuyển mía nguyên liệu cho nhà máy đường được thực hiện dễ dàng.

Địa hình lãnh thổ của xã Châu Hội chủ yếu là đồi thoải chiếm khoảng 60%

tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoảng 30%, đồi núi cao chiếm khoảng 10%, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi cho phát triển NN.

3.1.1.2 Đặc điểm thời tiết- khí hậu

Xã Châu Hội mang đặc điểm chung của huyện Qùy Châu là ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23-250C 1và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt là mùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm xã chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, số giờ nắng trong năm từ 1.500-1.700 giờ, lượng mưa trong thời gian này rất thấp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân rất nhiều như tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, nắng gay gắt gây ra mất mùa, cây cối khô héo; nhiệt độ

cao gây ra một số bệnh cho người dân như cảm nắng, mất nước...Tuy nhiên mưa lớn tập trung vào tháng 8-10 trong năm, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600 mm. Hiện tượng này gây ra tình trạng ngập úng ở một số diện tích đất gieo trồng vùng diện tích đất bằng và thung lũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất vụ mùa.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao 81-82%. Bình quân các tháng mùa mưa độ ẩm không khí là 70-80%. Tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 12 (76%).

Như vậy, Miền Tây Nghệ An nói chung và Xã Châu Hội nói riêng là một vùng đất có điều kiện khí hậu rất khắc ngiệt. Điều này gây khó khăn cho sản xuất NN, đặc biệt là sản xuất mía.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Châu Hội

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất NN. Nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất và đất đai còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ trong sản xuất NN. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng của một vùng. Chính vì vậy, cần nắm chắc tình hình biến động về đất đai cũng như cơ cấu sử dụng đất đai để từ đó đưa ra phương hướng bố trí cây trồng một cách hợp lý và có hiệu quả.

Tại Châu Hội, tổng diện tích đất tự nhiên có sự biến đổi không lớn. Năm 2007 là 9884,71 ha nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 9887,97 ha tức là tăng 0,03% và đến năm 2009 thì diện tích đất tự nhiên vẫn không đổi như ở năm 2008. Trong tổng diện tích đất NN thì đất NN chiếm phần lớn, đất phi NN chiếm một phần rất nhỏ và còn lại là đất chưa sử dụng. Ở diện tích đất NN năm 2008 giảm xuống so với 2007 là 3,8% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 2,2% so với 2008, tính ra tốc độ bình quân giảm qua các năm là 0,85%. Trong diện tích đất NN thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, chiếm tới 93,03% năm 2009. Diện tích đất sản xuất NN lại có xu hướng tăng lên qua các năm do Châu Hội là xã thuần nông nên người dân luôn gắn bó với đồng ruộng, tốc độ bình quân tăng hàng năm là 10,70%. Tuy nhiên, diện tích trồng mía lại không thay đổi qua 3 năm vẫn là 157 ha, trong tổng cơ cấu diện tích

đất sản xuất NN thì diện tích của mía ngày càng giảm, năm 2007 chiếm 32,78% đến năm 2009 chỉ còn 26,75%. Do vậy trong thời gian tới xã cần có biện pháp để thúc đẩy người dân mở rộng diện tích trồng mía đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy đường Tate & Lyle. Diện tích NTTS không có sự biến động qua 3 năm vẫn là 22,80 ha. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành NTTS trong nhiều năm qua những người dân trong xã vẫn không có sự đầu tư và chú trọng phát triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, do dân số ngày càng tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng cũng cần được mở rộng và diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng lại giảm đi. Diện tích đất chưa sử dụng ở trong xã chiếm một tỷ lệ khá cao, đặc biệt trong năm 2008 diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 10,22% trong tổng diện tích đất tự nhiên, tốc độ bình quân tăng hàng năm là 11,30%. Như vậy tình hình đất đai ở xã chưa sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý. Trong những năm tới, xã cần có những chủ trương chính sách và giải pháp thiết thực để triển khai sử dụng những diện tích đất còn lại, từ đó có thể tận dụng và khai thác được triệt để nguồn tài nguyên sẵn có vô cùng quý giá, qua đó góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của người dân nghèo miền núi trong những năm tới.

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Châu Hội qua 3 năm (2007-2009)

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

SL (ha) CC

(%) SL (ha) CC

(%) SL (ha) CC

(%) 08/07 09/08 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 9884,71 100,00 9887,97 100,00 9887,97 100,00 100,03 100,00 100,02

I. Đất NN 8938,02 90,42 8598,39 86,95809 8787,4 88,87 96,20 102,20 99,15

1. Đất sản xuất NN 479,00 5,36 534,16 6,21 587,00 6,68 111,52 109,89 110,70

Trong đó: Đất trồng mía 157,00 32,78 157,00 29,39 157,00 26,75 100,00 100,00 100,00

2. Đất lâm nghiệp 8435,20 94,37 8039,18 93,50 8174,55 93,03 95,31 101,68 98,44

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 22,80 0,26 22,80 0,27 22,80 0,26 100,00 100,00 100,00

4. Đất NN khác 1,02 0,01 2,25 0,03 3,05 0,03 220,59 135,56 172,92

II. Đất phi NN 283,42 2,87 279,12 2,82 278,98 2,82 98,48 99,95 99,21

1. Đất thổ cư 64,32 22,69 64,60 23,14 64,99 23,30 100,44 100,60 100,52

2. Đất chuyên dùng 78,96 27,86 79,51 28,49 79,95 28,66 100,70 100,55 100,62

3. Đất nghĩa trang,nghĩa địa 26,89 9,49 26,95 9,66 27,04 9,69 100,22 100,33 100,28

4. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 113,25 39,96 108,06 38,71 107,00 38,35 95,42 99,02 97,20

III. Đất chưa sử dụng 663,27 6,71 1010,46 10,22 821,59 8,31 152,35 81,31 111,30

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Đất NN/hộ 6,56 6,08 5,96 92,68 98,03 95,32

2. Đất NN/LĐNN 2,59 2,47 2,49 95,37 100,81 98,05

3. Đất NN/khẩu NN 1,81 1,73 1,76 95,58 101,73 98,61

(Nguồn: Ban địa chính xã Châu Hội)

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng đến sự quyết định kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương.

Lao động là nguồn lực cơ bản của hộ cũng như các tổ chức kinh tế khác. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lao động là một bộ phận của dân số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động tăng, mà dân số xuất phát từ hộ gia đình, vì vậy trước hết chúng ta xem xét về hộ.

Qua bảng 3.2 ta thấy, số hộ trong xã tăng lên qua các năm. Năm 2007 có 1362 hộ đến năm 2009 tăng lên là 1475 hộ, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 4,07%.

Trong đó số hộ NN trong 3 năm có xu hướng giảm xuống từ 80,76% năm 2007 còn 78,64% năm 2009. Số hộ phi NN có xu hướng tăng lên từ 19,24% năm 2007 đến 21,36% năm 2009, tốc độ tăng trung bình qua 3 năm là 9,65%. Đây là một tín hiệu đáng mừng phù hợp với chủ trương của xã.

Về nhân khẩu: Có tốc độ tăng với tốc độ giảm dần, bình quân 3 năm tăng 1,36 %. Điều này cho thấy công tác kế hoạch hoá gia đình của xã trong những năm gần đây đã được chú trọng. Trong tổng số nhân của xã thì khẩu NN chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây thì khẩu NN có xu hướng giảm xuống từ 78,86% năm 2007 còn 77,25% năm 2009, còn khẩu phi NN lại có xu hướng tăng lên từ 21,14% đến 22,75% năm 2009. Từ đó có thể thấy, ở xã đang có sự chuyển dịch giữa khẩu NN và phi NN, đây là điều phù hợp với quá trình đô thị hoá nông thôn hiện nay.

Về lao động: Có tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1,74%. Trong tổng số lao động thì lao động NN vẫn chiềm phần lớn. Tuy nhiên lao động NN đang có xu hướng giảm từ 79,13% năm 2007 xuồng còn 78,22% năm 2009. Ngược lại lao động phi NN lại có xu hướng tăng lên từ 20,87% đến 21,78%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,93%. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do lao động NN chuyển dần sang các ngành khác. Có sự chuyển dịch này là do tình hình kinh tế - xã hội biến động, dân số ngày càng tăng trong khi đầt đai thì có giới hạn. Mặt khác, nguồn thu nhập từ NN lại thấp nên người dân phải tìm kiếm các công việc phi NN, phải di chuyển đến các địa phương khác, làm việc ở các lĩnh vực khác để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Châu Hội qua 3 năm (2007-2009)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/07 09/08 BQ

I. Tổng số hộ Hộ 1362,00 100,00 1414,00 100,00 1475,00 100,00 103,82 104,31 104,07

1. Hộ NN Hộ 1100,00 80,76 1130,00 79,92 1160,00 78,64 102,73 102,65 102,69

2. Hộ phi NN Hộ 262,00 19,24 284,00 20,08 315,00 21,36 108,40 110,92 109,65

II. Tổng số nhân khẩu Khẩu 6277,00 100,00 6366,00 100,00 6449,00 100,00 101,42 101,30 101,36

1. Khẩu NN Khẩu 4950,00 78,86 4965,00 77,99 4982,00 77,25 100,30 100,34 100,32

2. Khẩu phi NN Khẩu 1327,00 21,14 1401,00 22,01 1467,00 22,75 105,58 104,71 105,14

III. Tổng số lao động Lao động 4360,00 100,00 4420,00 100,00 4513,00 100,00 101,38 102,10 101,74 1. Lao động NN Lao động 3450,00 79,13 3480,00 78,73 3530,00 78,22 100,87 102,44 101,15 2. Lao động phi NN Lao động 910,00 20,87 940,00 21,27 983,00 21,78 103,30 104,57 103,93 IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Số nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,61 4,50 4,37 97,61 97,11 97,36

2. Số lao động/hộ LĐ/hộ 3,20 3,13 3,06 97,81 97,76 97,79

3. Số nhân khẩu NN/hộ NN Khẩu/hộ 4,50 4,33 4,13 96,22 95,38 95,80

4. Số lao động NN/hộ NN LĐ/hộ 3,14 3,10 3,09 98,73 99,68 99,20

5. Tỷ lệ tăng dân số % 0,87 1,15 1,40 132,18 121,74 126,85

(Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội)

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối trong đời sống của người dân, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, ngoài ra nó còn thể hiện trình độ CNH- HĐH NN nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng chính là tạo điều kiện cho sự phát triển cả trước mắt và lâu dài của kinh tế.

a) Hệ thống giao thông

Trong năm 2009 đã huy động sức dân làm tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên bản tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông, nhân dân đi lại dễ dàng. Kết quả của việc phát động nhân dân 13 bản tu sửa giao thông như sau:

+ Tổng khối lượng đào đắp lấp ổ gà: 3500m2 (đất đá) + Tổng số phát quang mái ta luy, đào khơi rãnh 75,4 km

Nhờ việc nâng cấp và cải thiện không ngừng hệ thống giao thông đã làm cho 10 km tuyến đường liên thôn, liên bản, giúp cho hoạt động trao đổi và giao lưu giữa các thôn bản rất thuận lợi.

b) Hệ thống điện

Hiện nay trên địa bàn xã có tỷ lệ người dân sử dụng điện là 83,3%, chiều dài đường dây cao thế toàn xã là 6 km, đường dây hạ thế là 15 km với 8 trạm biến áp lớn nhỏ. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong xã.

c) Hệ thống chợ

Toàn xã được xây dựng 1 chợ lớn họp thường xuyên phục vụ nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá hàng ngày của người dân. Ngoài ra ở xã còn thành lập các chợ nhỏ tại các ngã ba, ngã tư. Tại đây ngưòi dân buôn bán các hàng tạp hoá và các thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày.

d) Hệ thống thuỷ lợi

Hiện nay xã có 4 trạm bơm điện phục vụ sản xuất NN. Về kênh mương bai trong toàn xã:

+ Mương kiên cố bê tông : 4.851 m; Mương đất: 12.115 m + Bai bê tông kiên cố: 5 bai kiên cố, bai tạm 21 bai

e) Y tế- giáo dục

Xã có 1 trạm y tế với 13 phòng trong đó có 5 giường bệnh, có 23 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ, 4 y sỹ, 1 y tá trung học, 1 dược sỹ, 1 đông y, 1 nữ hộ sinh, 1 chuyên trách dân số và 13 y tá bản. Thực hiện tốt công tác khám, trữa bệnh, phòng dịch bệnh cho nhân dân được quan tâm, không có dịch bệnh xảy ra, số người đến khám trữa bệnh ngày càng tăng.

Về công tác giáo dục đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong địa bàn xã gồm 16 trường từ trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở tất cả đều được xây dựng kiên cố, trang thiết bị được trang bị khá hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc cho các cán bộ viên chức phục vụ cho công tác y tế- giáo dục cho nhân dân trong xã.

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Châu Hội năm 2009

Danh mục Đơn vị Số lượng

1. Hệ thống giao thông

- Đường liên thôn km 10

2. Công trình thuỷ lợi

- Trạm bơm Trạm 4

- Kênh mương

+ Kênh kiên cố m 4.851

+ Kênh đất m 12.115

3. Điện

- Trạm biến áp lớn nhỏ Trạm 8

- Đường dây điện cao thế Km 6

- Đường dây điện hạ thế Km 15

- Tỷ lệ hộ dùng điện % 83,3

4. Công trình phúc lợi

- Nhà trẻ, mẫu giáo Trường 13

- Trường tiểu học - 2

- Trường THCS - 1

- Trạm y tê Trạm 1

- Chợ Chợ 1

- Nhà văn hoá Nhà 13

- Trạm phát thanh Trạm 1

- Bưu điện Trạm 1

- Sân vận động Cái 2

(Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội) 3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã

Trong những năm vừa qua sản xuất của xã phát triển khá mạnh. Nhiều chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn xã, các dự án, công trình này đã tạo động lực cho kinh tế xã phát triển, thu nhập bình quân của hộ nông dân ngày càng tăng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã thì ngành CN-XDCB và TM-DV vẫn đang chiếm tỷ trọng rất ít, còn ngành NN chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì Châu Hội là một xã thuần nông nên NN là ngành chủ lực của xã, tuy vậy ngành NN cũng đang có xu hướng giảm dần qua các năm và tăng dần tỷ trọng các ngành khác.

Hàng năm tổng giá trị sản xuất luôn tăng cao, bình quân đạt 18,40 %.

a) Ngành nông – lâm – ngư ngiệp

Ngành nông – lâm – ngư nghiệp của xã Châu Hội đang trên đà phát triển với kết quả rất tốt . Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy, tổng GTSX tăng tương đối qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 115,88% và hàng năm cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Trong giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp thì ngành NTTS đóng góp một tỷ lệ rất ít, năm 2009 chỉ chiếm 11,56%, do đăc điểm đất đai và địa hình của xã không thích hợp cho ngành này phát triển. Trong khi đó, các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp phát triển khá tốt. Trong tổng GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ đóng góp là lớn nhất chiếm tới 34,79% (năm 2009), tốc độ bình quân tăng hàng năm là 19,30%. Ngành trồng trọt phát triển như vậy là do nông dân đã chú trọng thâm canh chọn giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trong GTSX ngành trồng trọt thì cây mía đóng một vai trò quan trọng chiếm tới 41,14%

năm 2009, tốc độ bình quân tăng hàng năm đạt 21,54%. Ngành chăn nuôi cũng phát triển tương đối, chiếm tới 24,52% trong tổng GTSX nông-lâm-ngư nghiệp, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,10%. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp cũng đã có bước phát triển mới, với tốc độ bình quân tăng hàng năm là 12,89%.

b) Ngành CN – XDCB

Đây là ngành mang lại GTSX cũng rất ít cho xã, tuy nhiên trong những năm gần đây cũng đã có xu hướng tăng lên. Năm 2007 chỉ chiếm 11,87% nhưng đến năm 2009 tăng lên 14,34%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30,16% . Như vậy ngành CN – XDCB đang có dầu hiệu phát triển rất tốt.

c) Ngành TM – DV

Hoạt động thương mại dịch vụ đang phát triển kém đa dạng, thị trường hàng hoá trên địa bàn còn hạn hẹp, lưu thông hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chú trọng đầu tư phát triển, điều đó gây nên trở ngại cho người dân trong việc giao lưu, trao đổi buôn bán với những địa phương lân cận.

Như vậy, Châu Hội vẫn đang là một xã miền núi nghèo với đa số người dân tộc sinh sống nên cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn. NN vẫn đang là ngành chủ đạo của họ, còn các ngành khác còn kém phát triển. Do vây, trong những năm tới xã cần có những giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ để người dân có khả năng nhạy bén, chủ động hơn và từ đó có thể hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế chung của những địa phương khác.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Châu Hội qua 3 năm (2007-2009)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 35,81 100,00 39,62 100,00 50,20 100,00 110,64 126,70 118,40 1. Nông - lâm - ngư nghiệp 28,15 78,61 30,24 76,33 37,80 75,30 107,42 125,00 115,88

a. Trồng trọt 9,24 32,82 10,02 33,13 13,15 34,79 108,44 131,24 119,30

Trong đó: Trồng mía 3,66 39,64 4,46 44,51 5,41 41,14 121,78 121,30 121,54

b. Chăn nuôi 7,12 25,29 7,35 24,31 9,27 24,52 103,23 126,12 114,10

c. Lâm nghiệp 8,64 30,70 8,08 28,16 11,01 29,12 93,52 136,26 112,89

d. NTTS 3,15 11,19 4,79 14,86 4,37 11,56 152,06 091,23 117,78

2. CN - XDCB 4,25 11,87 5,13 12,95 7,20 14,34 120,71 140,35 130,16

3. TM - DV 3,41 9,52 4,25 10,73 5,20 10,36 124,63 122,35 123,49

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w