PHẦN IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu hội .1 Tình hình phân bổ đất trồng mía của xã qua 3 năm (2007 – 2009)
Năm 1996 nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle bắt đầu khởi công xây dựng với công suất thiết kế ban đầu là 6000 tấn/ngày trên địa bàn huyện Qùy Hợp.
Vùng mía Phủ Qùy bao gồm 4 huyện Qùy Hợp, Qùy Châu, Nghĩa Đàn, Quế Phong đã ra đời để đáp ứng nguồn mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Đồng thời cũng tạo ra thế đứng lâu dài, vững chắc cho nhà máy cũng như nâng cao đời sống của người trồng mía ở Phủ Qùy.
Qùy Châu là một trong những huyện miền núi thuộc vùng Phủ Qùy đã từ lâu xây dựng được vùng mía nguyên liệu ổn định để cung cấp cho nhà máy đường. Với lợi thế là vùng đất đỏ, vùng đồi nên trồng mía luôn được coi là ngành chủ lực cũng như “mũi nhọn” phát triển kinh tế của huyện. Vì thế huyện luôn đi đầu trong viêc sản xuất mía với quy mô diện tích lớn và trồng những giống mía có năng suất và trữ lượng đường cao. Châu Hội là một trong những xã thuộc huyện Qùy Châu có tiềm năng về phát triển sản xuất mía nguyên liệu. Theo bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích mía nguyên liệu của xã luôn ổn định qua 3 năm là 157 ha. Diện tích mía nguyên liệu của xã chiếm phần lớn ở thôn Việt Hương và Kẻ Lè trong đó Việt Hương có diện tích đất trồng mía lớn nhất. Diện tích mía của thôn Việt Hương và Kẻ Lè luôn tăng lên qua 3 năm do đây là những thôn có điều kiện đất đai tốt, thuộc vùng đất bãi phù hợp với canh tác mía và gần quốc lộ 48 rất thuận tiện cho việc vận chuyển mía đến nhà máy. Năm 2007, thôn Việt Hương có diện tích mía là 48,44 ha chiếm 30,85% tổng diện tích mía toàn xã nhưng đến năm 2009 diện tích lên tới 56,69 ha chiếm 36,11%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 8,18%, còn thôn Kẻ Lè tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 5,31% . Diện tích của các thôn như Kẻ khúm và Nà Hiển đều giảm qua 3 năm, còn thôn Hội I có tăng lên nhưng không đáng kể chỉ đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,14%. Điều này là do đặc điểm đất đai của các thôn này chủ yếu là núi đá và phần diện tích đồi có độ dốc cao không phù hợp để canh tác cây mía đồng thời là thôn thuộc vùng sâu, vùng xa có lắm đèo nhiều suối gây khó khăn cho việc vận chuyển mía.
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ đất trồng mía của xã qua 3 năm
Các thôn trồng mía
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
Diện tích (ha)
CC
(%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ
1. Việt Hương 48,44 30,85 49,54 31,55 56,69 36,11 102,27 114,43 108,18
2. Kẻ Lè 35,38 22,54 36,68 23,36 39,24 24,99 103,67 106,98 105,31
3. Kẻ khúm 21,35 13,60 19,24 12,25 13,37 8,52 90,12 69,49 79,13
4. Hội I 25,32 16,13 26,56 16,92 27,46 17,49 104,90 103,39 104,14
5. Nà Hiển 26,51 16,89 24,98 15,91 20,24 12,89 94,23 81,02 87,38
* Tổng diện tích 157,00 100,00 157,00 100,00 157,00 100,00 100,00 100,00 100,00
` (Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội)
4.1.2 Một số giống mía trồng trong vùng mía nguyên liệu của xã qua 3 năm (2007 – 2009)
Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước, ngành mía đường cũng ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng cả về số lượng các nhà máy đường, diện tích trồng mía và sản lượng đường. Công tác nghiên cứu giống mía được các cấp, các cơ quan và ban ngành quan tâm hàng đầu. Người trồng mía có cách nhìn toàn diện và chú trọng hơn về vấn đề giống mía. Trước khi chưa có nhà máy đường Tate
& Lyle, hầu hết các hộ nông dân trồng mía của xã Châu Hội sử dụng các loại giống mía địa phương có năng suất và trữ lượng đường thấp như mía Sọc, mía Gie, mía F 134…phục vụ ngành nấu mật mía thủ công. Sau khi Nhà máy đường Tate & Lyle thành lập trên đất Phủ Qùy đã cung cấp các loại giống mía mới cho người dân. Do vậy, người trồng mía cũng được tiếp cận với các loại giống mía có năng suất và trữ lượng đường cao của nhiều địa phương trong cả nước. Các loại giống này chủ yếu được nhà máy đường Tate & Lyle cung cấp. Hiện nay xã Châu Hội sử dụng 3 loại giống mía chính như ROC 10, VN 84, F 156.
Giống mía ROC 10 (ROC 5 x F 152): Do viện nghiên cứu mía đường Đài Loan lai tạo năm 1974. Đây là giống mía thân to trung bình, lóng hình ống tròn, màu vàng lục, bên ngoài phủ một lớp sáp dày; Không có vết nứt sinh trưởng, rãnh mầm nụng và dài; Nốt rễ rừ, xếp thành 3 hàng khụng theo thứ tự; Mầm hỡnh trứng tròn đầy đặn và hơi nhô lên; Gốc mầm trên vết sẹo lá, đỉnh mầm bằng với đai sinh trưởng; Cánh mầm rộng và bắt đầu từ giữa mầm; Lỗ mầm gần với đỉnh mầm; Lá mầm xanh thẫm, rộng, thẳng đứng, ngọn lá hơi rũ; Bẹ lá màu xanh, không lóng, có một lớp phấn mỏng; Tai lá có hình tam giác.
Đặc điểm của giống ROC 10 là tỷ lệ nảy mầm trung bình, đẻ nhánh khỏe, khả năng tái sinh mạnh, mật độ cây tương đối đồng đều. Thời kỳ đầu mía sinh trưởng chậm nhưng sau đó nhanh dần, thân nguyên liệu dài, thích hợp với đất trung bình. Tuy nhiên giống có khả năng chịu hạn kém, dễ bị nhiễm bệnh lá trắng. Khi trồng mới ROC 10 cần chú ý là không nên trồng quá muộn, phải bón lót đủ phân, bón thúc sớm để mía sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh gọn. Ưu điểm của giống này là năng suất và trữ lượng đường cao có CSS từ 12-14% trong sản xuất đại trà.
Giống mía ROC 10 luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích mía của xã Châu Hội. Đây là giống có trữ lượng đường cao, thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu cũng như đất đai của xã nên được người dân trong xã rất ưa chuộng và được sử dụng ngay từ thời gian đầu nhà máy mới đi vào hoạt động. Vì thế mà diện tích giống mía này của xã tăng lên liên tục qua 3 năm. Năm 2007 là 73,57 ha chiếm 46,86% nhưng đến năm 2009 tăng lên tới 81,19 ha chiếm trên 50% diện tích mía của toàn xã, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,05%.
VN84-4137 (Ja60-5 x đa giao) : Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường lai tạo năm 1984, có năng suất khá, chất lượng cao, chín trung bình, thích ứng rộng. Đặc điểm hình thái: Thân to trung bình, phát triển thẳng, lóng hình chùy ngược, vỏ màu xanh ẩn tím. Đai sinh trưởng rộng trung bình, đai rễ có 3 hàng điểm rễ xếp không thứ tự. Mắt mầm hình tròn hoặc hình hến tròn, không có rãnh mầm. Phiến lá rộng trung bình, màu xanh đậm. Bẹ lá có nhiều lông, màu phớt tím, cổ lá hình sừng bò, lá thìa cong đều. Có một tai lá nhỏ. Lá đứng, dáng ngọn thẳng.
Đặc điểm nông, công nghiệp của giống VN 84-4137 là mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, sớm, tập trung. Tỷ lệ mọc mầm khá, sức đẻ nhánh cao, mật độ cây hữu hiệu cao (nếu mật độ cây quá cao cây sẽ nhỏ). Tốc độ vươn lóng khá. Khả năng tái sinh tốt, lưu gốc được nhiều năm. Chịu hạn tốt, kháng sâu bệnh. Ưa thâm canh và khả năng thích ứng rộng.
Giống mía VN 84 chiếm diện tích lớn thứ hai trong tổng diện tích các giống mía của xã. Đây là giống mía có trữ lượng đường cao nên được người dân trong xã cũng khá ưa chuộng. Do vậy, diện tích của giống mía này tăng lên qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt tới 8,73%.
Giống mía F 156 (F 141 x CP 34-79): Do viện nghiên cứu mía đường Đài Loan lai tạo năm 1987. Đây là giống mía thân to có màu tím, lóng hình trụ, hơi thóp giữa và đầu trên hơi nhỏ, vỏ mía hay bị nứt, sáp phủ nhiều; Đai sinh trưởng trung bình; Nốt rễ có 3 hàng sắp xếp không theo thứ tự; Mầm hình tròn nhỏ, cánh mầm hẹp, bắt đầu từ giữa đỉnh mầm; Đỉnh mầm có long; Lá mầm xanh thẫm, nhỏ, phát triển theo chiều xiên, ngọn lá rũ cong xuống; Bẹ lá màu xanh phớt tím, ít long; Độ bong lá trung bình; Có 2 tai lá, một tai rất dài hình mác và một tai ngắn.
Giống mía F156 thích ứng rộng trên nhiều loại đất, chịu được phèn, nảy mầm mạnh, vươn lóng nhanh, cứng cây, ít bị đổ ngã. Khả năng kháng bệnh của giống này rất cao, ít bị bệnh than, khả năng tái sinh và lưu gốc tốt, có năng suất tương đối ổn định.
Giống mía F156 là giống mía không được người dân trong xã ưa chuộng và trồng rất ít vì hầu hết vùng nguyên liệu mía của xã là đất đồi, mía hay bị nứt, trổ cờ nhiều. Do vậy mà diện tích giống mía này của xã giảm dần qua 3 năm, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 11,62%.
Các giống mía khác: Đây là những giống mía địa phương có năng suất và trữ lượng đường rất thấp như mía Sọc, mía F 134… Nên ít được người dân trồng mía sử dụng. Vì thế mà diện tích giống mía này giảm dần qua 3 năm, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 12,27%. Giống mía này được người dân chủ yếu sử dụng làm nghề kéo mật mía hoặc làm nước giải khát. Do đây là giống mía mềm và có tỷ lệ nước mật cao nên cho hiệu quả khá cao trong việc ép mật mía.
Như vậy, người dân ở xã Châu Hội đã có sự đầu tư giống mía tương đối tốt, đã có sự chú trọng phát triển những giống có năng suất tốt và phù hợp với chất đất của xã. Tuy nhiên, diện tích trồng mía địa phương vẫn còn nhiều, hộ nông dân không bán mía này cho nhà máy mà sử dụng kéo mật thủ công . Ngoài ra, nhà máy vẫn chưa có sự quy hoạch giống mía theo vụ thu hoạch, hầu hết các giống trên đều chín vào cùng thời điểm nên nếu không được thu hoạch kịp thời sẽ dẫn đến mía già, trổ cờ gây hao hụt cho người trồng mía. Như vậy, trong những năm tới nhà máy cần kết hợp với các ban ngành khác có những kế hoạch đưa thêm các giống mía có thời vụ khác nhau để phù hợp với lịch ép mía của nhà máy đường. Vì thay thế giống mía cần rất nhiều vốn, không dễ đối với hộ nên cùng với việc đầu tư về giống thì nhà máy cũng cần đầu tư thêm vốn cho hộ trồng mía.
Bảng 4.2: Một số giống mía trồng trong vùng của xã qua 3 năm
Tên giống
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
Diện tích (ha)
CC (%)
Diện tích (ha)
CC (%)
Diện tích (ha)
CC
(%) 08/07 09/08 BQ
1. ROC 10 73,57 46,86 76,46 48,70 81,19 51,71 103,93 106,19 105,05
2. VN 84 27,28 17,38 28,36 18,06 32,25 20,54 103,96 113,72 108,73
3. F 156 30,15 19,20 29,05 18,50 23,55 15,00 96,35 81,07 88,38
4. Giống khác 26,00 16,56 23,13 14,74 20,01 12,75 88,96 86,51 87,73
* Tổng diện tích 157,00 100,00 157,00 100,00 157,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội)
4.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu của xã qua 3 năm (2007 – 2009) Do lợi thế là vùng đất thuận lợi phát triển cây mía nên diện tích mía trong 3 năm của xã Châu Hội luôn giữ ở mức ổn định là 157 ha. Do diện tích mía của xã không thay đổi qua 3 năm nên mức sản lượng tăng cũng chính bằng mức năng suất tăng. Năm 2008 là năm thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, rét đậm vào đầu năm, lũ lụt vào cuối năm làm cho mía trên địa bàn xã bị nhiễm sâu bệnh và úng ngập diện tích lớn nên cho năng suất không cao chưa đạt tới năng suất kỹ thuật. Chính vì vậy mà sản lượng hay năng suất năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1,61%, nhưng đến năm 2009 thì thời tiết có chút chuyển biến thuận lợi hơn nên sản lượng hay năng suất tăng 3,24% so với năm 2008. Tuy nhiên mức tăng năng suất năm 2009 so với 2008 cũng không đáng kể. Tính trung bình qua 3 năm thì sản lượng hay năng suất tăng 0,79%.
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%)
08/07 09/08 BQ 1. Diện tích Ha 157,00 157,00 157,00 100,00 100,00 100,00 2. Năng suất Tấn/ha 58,32 57,38 59,24 98,39 103,24 100,79 3. Sản lượng Tấn 9155,88 9008,95 9300,68 98,39 103,24 100,79 (Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội) Đối với mỗi loại giống mía thì năng suất cũng có sự khác nhau. Giống mía ROC 10 có khả năng nảy chồi tốt, có độ đường cao và cho năng suất cao. Năm 2009, năng suất giống này đạt trung bình khoảng 65 tấn/ha, giống VN 84 chỉ đạt năng suất trung bình khoảng 57 tấn/ha, giống F 156 đạt năng suất thấp là 52 tấn/ha, còn các giống mía khác là các giống mía địa phương cho năng suất rất thấp đạt khoảng 48 tấn/ha. Do đó, trong những năm tới cần có sự mở rộng đầu tư sản xuất và chú trọng hơn về mức độ thâm canh để giúp cho năng suất cũng như chất lượng mía ngày càng cao hơn. Muốn vậy thì ban quản lý dự án phát triển mía đường cần phối hợp với nhà máy đường, các tổ kỹ thuật mía tại các cơ sở có các biện pháp giải quyết tốt những khó khăn mà người dân trồng mía đang gặp phải để họ ngày càng mặn mà và gắn bó hơn với cây mía.
Bảng 4.4: Năng suất của các giống năm 2009
Tên giống Năng suất (tấn)
1. ROC 10 65
2. VN 84 57
3. F 156 52
4. Giống khác 48
(Nguồn: Ban thống kê xã Châu Hội)
Đồ thị 4.1: Năng suất các giống mía năm 2009 ở xã Châu Hội 4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu ở các hộ nông dân 4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
4.2.1.1 Nguồn lực con người
Trong sản xuất mía nguyên liệu nói riêng cũng như trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào nói chung thì nhân tố con người vẫn luôn được coi là chủ thể quan trọng và quyết định đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh của hoạt động sản xuất đó. Do vậy, việc nghiên cứu nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng và thiết thực. Nghiên cứu nguồn lực con người trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu như giới tính, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với một số chỉ tiêu bình quân như nhân khẩu/hộ, lao động/hộ và được thể hiện qua bảng 4.5.
a) Giới tính
Qua kết quả điều tra 60 hộ ta thấy các chủ hộ chủ yếu là nam giới chiếm trên 80%, còn lại là nữ giới. Ở các hộ có quy mô diện tích mía lớn thì tỷ lệ nam làm chủ hộ càng cao, vì nam giới thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất mía.
b) Tuổi
Tuổi bình quân của mỗi chủ hộ thuộc QMN, QMV, QML lần lượt là 43,80;
47,25; 44,90 và tuổi bình quân của mỗi chủ hộ điều tra là 45,13. Đây là độ tuổi vẫn đang sung sức và có suy nghĩ chín chắn để đưa ra các quyết định sản xuất của hộ.
Tuổi của chủ hộ không có sự ảnh hưởng đến quyết định quy mô sản xuất mía của hộ vì trong mỗi quy mô nhỏ, vừa, lớn đều có sự biến động lớn về độ tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi để hộ tiếp thu và vận dụng kỹ thuật vào quá trình sản xuất mía.
c) Trình độ học vấn
Trình độ học vấn bình quân chung của các chủ hộ sản xuất mía nguyên liệu tại xã Châu Hội chủ yếu là cấp II (chiếm 53,33%) và cấp III (chiếm 40,00%), còn lại là cấp I chiếm tỷ lệ rất ít (6,67%). Với trình độ học vấn này các chủ hộ có thể tính toán để sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. Trong QML có tỷ lệ chủ hộ học cấp III là 50%, tỷ lệ học cấp II là 40% và 10% là tỷ lệ học cấp I trong tổng số hộ đã điều tra. Đối với hộ QMV, tỷ lệ chủ hộ học cấp III là 30%, tỷ lệ học cấp II chiếm rất cao là 65% và chỉ có 5% là tỷ lệ học cấp I. Còn các hộ QMN, tỷ lệ chủ hộ học cấp III là khá cao 43,33%, tỷ lệ học cấp II cao nhất 50%, còn tỷ lệ học cấp I rất ít chỉ chiếm tới 6,67%. Như vậy, trình độ học vấn cũng không ảnh hưởng đến quy mô diện tích mía của hộ.
d) Quy mô nhân khẩu/hộ
Tổng số nhân khẩu điều tra của 60 hộ thuộc xã Châu Hội là 249 người. Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ thuộc QMN, QMV, QML lần lượt là 4,00; 4,25; 4,40 và số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ điều tra là 4,15. Các nhóm hộ điều tra đều có tổng số nhân khẩu biến động tương đối lớn từ 3-6 người nên quy mô nhân khẩu không có sự ảnh hưởng đến quy mô diện tích mía của hộ.
e) Quy mô lao động/hộ
Do mía là cây công nghiệp ngắn ngày; việc trồng, chăm sóc, thu hoạch mang tính thời vụ nên việc sản xuất mía nguyên liệu sẽ giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi hiện nay ở nông thôn. Số lao động của mỗi hộ thuộc QMN, QMV, QML lần lượt là 2,47; 3,30; 3,40 và số lao động bình quân của mỗi hộ là 2,90. Theo kết quả điều tra cho thấy, những hộ thuộc QMN thường có số lượng lao động ít dao động từ 2-3 lao động/hộ nhưng chủ yếu là 2 lao động; các hộ thuộc QMV và QML có số lượng lao động khá nhiều dao động từ 2-4 lao động/hộ nhưng chủ yếu là 4 lao động. Như vậy, ở các hộ có QMV và QML có lượng lao động nhiều hơn so với QMN. Chính số lượng lao động của từng hộ đã ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp diện tích mía nguyên liệu.
Bảng 4.5: Tình hình cơ bản về nguồn lực con người ở các nhóm hộ
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 30 20 10 60
2. Chủ hộ - Giới tính
+ Nam % 76,67 85,00 90,00 81,67
+ Nữ % 23,33 15,00 10,00 18,33
- Tuổi BQ Tuổi 43,80 47,25 44,90 45,13
- Trình độ học vấn
+ Cấp 1 % 6,67 5,00 10,00 6,67
+ Cấp 2 % 50,00 65,00 40,00 53,33
+ Cấp 3 % 43,33 30,00 50,00 40,00
4. Chỉ tiêu bình quân
- Nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,00 4,25 4,40 4,15
- Lao động/hộ LĐ/hộ 2,47 3,30 3,40 2,90
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010) 4.2.1.2 Nguồn lực sản xuất
a) Nguồn lực đất đai