PHẦN IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hộp 4.4: Ý kiến của hộ về hệ thống dịch vụ SMS
4.4 Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của xã
4.4.1 Định hướng
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Xã Châu Hội năm 2010 nêu rừ: “Phỏt huy lợi thế, tranh thủ mọi nguồn lực tập trung cho phỏt triển kinh tế Nụng – Lâm – Công và Dịch vụ kết hợp. Đẩy mạnh phát triển vùng mía nguyên liệu, thâm canh lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, triển khai chỉ đạo tới các hộ nông dân thực hiện sản xuất thống nhất theo đúng lịch thời vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng theo từng loại giống – đất – vụ trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn”.
Xuất phát từ những định hướng đó, xã đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010 về phát triển kinh tế - xã hội là:
Tổng giá trị sản xuất đạt 63,5 tỷ đồng, trong đó: Nông - Lâm – Ngư nghiệp đạt 42 tỷ đồng; CN - XDCB đạt 8,4 tỷ đồng; TM - DV đạt 6,4 tỷ đồng; Thu khác:
6,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng là 13,2%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 9,2 triệu đồng/người/năm.
Đối với cây mía, xã định hướng trong niên vụ 2010/2011 tới sẽ mở rộng diện tích lên tới 200 ha, tăng 27,39% so với niên vụ 2009/2010. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nhằm nâng cao năng suất BQ cho mỗi hộ trồng mía đạt khoảng 65 tấn/ha.
4.4.2 Các giải pháp chính
4.4.2.1 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác
Ta đã biết giống là một trong 3 yếu tố cần thiết của bất kỳ một loại cây trồng nào trong sản xuất NN, và là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng sau này. Đối với cây mía nguyên liệu, trên địa bàn xã có một số giống mía như F 134, F 156 cho năng suất và trữ lượng đường rất thấp, không thích hợp với đặc điểm đất đai của xã. Vì vậy, dần dần tiến hành thay đổi các giống mía này bằng các giống mía khác có năng suất cao như ROC 10, VN 84. Ngoài ra cần tìm hiểu, nhập các giống mía tốt từ nhiều nơi có chọn lọc theo yêu cầu phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng mía trên địa bàn xã Châu Hội.
Đồng thời tổ chức chặt chẽ việc chuyển giao hướng rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch từ 2-3 tháng lên 6-7 tháng trong năm. Nhằm hạn chế thiếu nguyên liệu ở đầu vụ, cuối vụ và thừa nguyên liệu vào giữa vụ như thường xảy ra các năm trước đây.
Cùng với sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh mía cũng đóng vai trò quyết định năng suất của cây mía. Người dân nên thâm canh trồng mía bằng hom 1 mắt mầm hoặc trồng bằng ngọn, trồng xen các loại cây họ đậu và cây cải đất cho mía. Mở rộng công tác luân canh mía trên đất ruộng như mô hình một số huyện ở Thanh Hóa: Mía Xuân (tháng 1-tháng 9) + Đậu Tương Đông (tháng 9-tháng 12)…
Áp dụng mô hình trồng xen canh, ngoài lợi nhuận thu từ cây mía hộ còn thu thêm từ cây màu vừa giúp nông hộ có được nguồn vốn phụ để đầu tư cho cây mía theo kiểu lấy ngắn nuôi dài đồng thời màu còn giữ lượng đạm giúp cho đất không bị bạc màu, đây là nguồn đạm quý giá cho mía phát triển tốt, hạn chế được phân bón.
Trong vấn đề phân bón thì phân hữu cơ đang là một khó khăn không dễ giải quyết. Hàng năm mía trút bỏ một lượng lá tương đối lớn, lượng lá này không chỉ là nguồn chất hữu cơ lớn mà còn là kho dữ trữ lượng P, K, Ca và các nhân tố vi lượng lấy từ đất. Đây là nguồn hữu cơ tại chỗ và được coi là vô tận (cứ trồng mía là có lá).
Tuy nhiên trên thực tế lá mía chưa được tận dụng để làm phân trở lại, mà sau mỗi vụ thu hoạch hộ lại đốt lá mía với lý do vì lá mía gây cản trở cho việc cày bừa. Việc đốt lá mía đã tiêu phí một lượng phân hữu cơ lớn, đồng thời các khoáng chất trong đất một phần mất đi do lửa nóng làm bay hơi, đất dễ bị bạc màu. Vì vậy, trong
những vụ mía sau hộ nên có biện pháp để có thể tận dụng nguồn chất hữu cơ từ lá mía để làm phân bón. Hộ nên bón đủ phân theo quy trình thâm canh, đặc biệt phân hữu cơ tối thiểu 15 tấn/ha, trong đó từ 2-3 tấn phân hữu cơ vi sinh, phân của các nhà máy đường; tăng cường trồng và sử dụng phân xanh và các sản phẩm chế biến từ phế thải của ngành đường. Chú ý lượng phân đạm bón thâm canh có hiệu quả thay đổi 200 – 250 kg N/ha theo tỷ lệ: 4N – 3 P2O5 – 4 K2O (tăng lân) hoặc 2N – 1 P2O5 – 3 K2O (tăng kali) (Nguồn http://chonongnghiep.com/forum.aspx?
g=posts&m=4496). Khi trồng mía, nông dân cần tuân thủ 3 chu kỳ tưới nước. Lần 1 tưới vào giai đoạn chu kỳ mía đẻ nhánh; lần 2 tưới vào giai đoạn mía hình thành long và lần 3 tưới vào giai đoạn mía vươn lóng (khoảng tháng 7). Ngoài ra trong sản xuất mía hộ chỉ nên canh tác tới vụ gốc thứ 3 để HQKT đạt cao nhất.
Trong khâu làm đất đẩy mạnh kỹ thuật thâm canh mía bằng đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, đặc biệt đối với đất giống sử dụng cày 1 lưỡi, cày ruộng theo đường đồng mức để đảm bảo độ sâu 35-50 cm và hạn chế xói mòn. Hiệu quả nổi bật khi sử dụng máy liên hợp trồng mía ở chỗ: máy rạch hàng ở tầng đất sâu nên nó giúp cho khả năng giữ ẩm tốt hơn cho hom mía trong giai đoạn mọc mầm và phân bón không bị nước mưa rửa trôi, giúp cho bộ rễ phát triển tốt, hạn chế hiện tượng đỗ ngã cây khi gặp gió, khả năng tái sinh của mía lưu gốc mạnh, kéo dài thời vụ thu hoạch.
4.4.3.2 Giải pháp về vốn
Từ nhiều năm nay, nhà máy đường Tate & Lyle đã áp dụng biện pháp khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu bằng chính sách cho vay vốn, ứng trước vật tư, thuốc BVTV, chi phí làm đất cho các đơn vị và hộ gia đình có ký hợp đồng kinh tế với công ty. Bình quân 1 ha mía được vay và ứng trước 2 triệu đồng/ha/vụ, phần vốn này không phải trả lãi. Công ty có giá khuyến khích đối với vật tư các hộ được ứng trước thấp hơn giá thị trường khoảng 500 đồng/kg/loại vật tư. Đây là một biện pháp đúng đắn và rất có hiệu quả đối với việc phát triển sản xuất mía. Song tỷ lệ hộ được vay vốn, phân bón của nhà máy không nhiều, ưu tiên cho hộ có hợp đồng kinh tế với nhà máy. Như vậy, nếu tăng mức đầu tư thâm canh hơn nữa thì hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các biện pháp đầu tư thâm canh sản xuất mía vẫn chủ
yếu tăng các khoản chi phí và vật tư ứng trước từ nhà máy đường. Nếu nhà máy đường tăng mức ứng chi phí mua hom với các giống mía mới, phát triển định mức phân bón vô cơ, BVTV thuận lợi, ổn định qua các vụ mía tạo điều kiện cho hộ gia đình có thể thâm canh mía. Đồng thời nhà máy đường cũng cần có chính sách giá khuyến khích mua mía ở những diện tích không ký hợp đồng và không ứng trước với giá cao hơn 10-15%, để có thể huy động vốn tự có trong dân. Như vậy, hộ trồng mía có thể bỏ thêm vốn tự có hoặc vay trực tiếp từ ngân hàng quỹ tín dụng để thâm canh sản xuất. Phần giá mua tăng lên sẽ đủ bù lãi suất vay ngân hàng. Mặt khác, nhà máy cần khuyến khích và có những quy định chặt chẽ trong hợp đồng với hộ trồng mía để giúp họ sử dụng vốn vay của nhà máy đường đúng mục đích, có hiệu quả nhất.
4.4.3.3 Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất
Hiện nay, ở xã Châu Hội có một số hộ trồng mía đã biết hợp tác với nhau trong sản xuất để mang lại lợi ích cho nhau. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hộ trồng mía chưa có sự hợp tác, sản xuất một cách đơn lẻ, độc lập nên gặp rất nhiều khó khăn như phải mua vật tư phân bón với giá cao; kinh nghiệm sản xuất kém do ít được tiếp cận học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác; phải tự liên hệ với nhà máy nên mất nhiều thời gian, tiền của; việc trồng, chăm sóc, thu hoạch mía không đáp ứng kịp thời vụ nên mía sinh trưởng và phát triển kém…Do đó, trong sản xuất mía thì hợp tác là giải pháp thực tế và mang lại hiệu quả cao. Để giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như trong kinh nghiệm, kỹ thuật thâm canh, các hộ nên thành lập các tổ, nhóm liên kết trồng mía có tổ trưởng, nhóm trưởng. Tổ trưởng, nhóm trưởng cần người có trình độ văn hóa, có hiểu biết về kinh nghiệm thâm canh mía, có kinh nghiệm đi liên hệ, giao dịch và luôn có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến lợi ích kinh tế của cả nhóm. Các thành viên trong tổ nhóm giúp đỡ nhau về kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh, hỗ trợ giống mới, vật tư, hợp tác đổi công lao động trong thời vụ tập trung trồng mới, làm cỏ, bóc lá, phun thuốc và thu hoạch; phối hợp trong công việc bảo vệ đồng ruộng, tiêu thụ sản phẩm. Sự liên doanh phối hợp giữa các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp đầu tư thâm canh.
4.4.3.4 Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi a) Về giao thông
Một số thôn trong địa đàn xã có đường quốc lộ 48 chạy qua nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển mía. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thôn bản chủ yếu là đường đất và đường cấp phối, có lắm đèo nhiều suối nên vào những mùa mưa xe không vào vận chuyển mía được, có trường hợp đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Điều này đã gây ảnh hưởng đến việc thu hoạch mía của người nông dân và kế hoạch ép mía của nhà máy. Mặt khác, hệ thống giao thông đi lại khó khăn cũng dẫn đến chi phí vận chuyển mía cao gây thất thu cho người trồng mía và cho nhà máy. Vì vậy trong thời gian tới, xã cần nâng cấp và sữa trữa những tuyến đường liên thôn, liên xã, phối hợp với nhà máy để làm mới nâng cấp các tuyến đường đến vùng mía nguyên liệu, giúp cho việc vận chuyển mía của người dân được dễ dàng và giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất mía.
b) Về thủy lợi
Đặc điểm sinh học của cây mía là loại cây có sinh khối lớn, cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Khối lượng nước tiêu hao phụ thuộc vào yếu tố độ ẩm không khí, sức gió và điều kiện canh tác mỗi vùng. Tuy nhiên, vùng mía nguyên liệu của xã lượng mưa tập trung vào tháng 8-10 dương lịch, gây tình trạng thừa nước, ẩm ướt làm cho mía dễ mắc bệnh, trong khi đó vào mùa khô tháng 4-5 thời gian mía sinh trưởng mạnh lại gặp hạn hán kéo dài, nắng gay gắt, sức gió Tây Nam thổi mạnh gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, cháy lá. Việc cung cấp đủ nước cho mía trong thời gian này hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, tuy vùng mía nguyên liệu đã được xây dựng từ lâu nhưng hệ thống tưới tiêu cho những gò đồi là hoàn toàn không có. Do vậy, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật về giữ ẩm cho mía thì chính quyền địa phương và nhà máy cần phối hợp với nhau xây dựng hệ thống hồ đập dưới các thung lũng, khai thác các dòng chảy trong mùa mưa, hệ thống giếng khoan ngầm, sử dụng nước hợp lý chống lãng phí bằng hệ thống tưới khoa học.
4.5.3.5 Giải pháp về BVTV
Hiện nay, diện tích mía của các hộ trồng mía ở xã Châu Hội đang bị nhiễm rệp trên diện rộng làm cho cây mía bị sâu bệnh, còi cọc không thể phát triển được.
Do đó, đã có nhiều hộ trồng mía nhưng không thu được sản phẩm mía bán cho nhà máy mà phải phá bỏ toàn bộ làm thức ăn cho trâu bò. Như vậy, nguồn vốn đầu tư bỏ ra của người dân đã mất trắng hoàn toàn, thiệt hại quá nặng nề đến kinh tế. Do vậy, BVTV là công tác cấp thiết, thường xuyên cần phải được chú trọng thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đó là công tác phòng trừ rệp mía, sâu bệnh hại mía liên quan chặt chẽ đến việc chi phí đầu tư vật tư (thuốc, thuê máy bơm) và công lao động (phun thuốc). Tăng cường đầu tư chi phí phòng trừ rệp mía có thể coi là một biện pháp thâm canh và có mức HQKT cụ thể. Rệp là một đối tượng gây hại thường xuyên đối với các loại giống mía khác nhau. Tuy nhiên, mức độ nhiễm rệp tùy theo từng giống mía, từng thời gian, thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía và điều kiện thời tiết khí hậu. Do đó để phòng trừ rệp mía cần thực hiện một số biện pháp như dùng thuốc định kỳ trên toàn bộ diện tích để có thể diệt rệp ngay khi mới chớm bệnh. Nhưng khi sử dụng giải pháp này rất độc hại cho người đi phun thuốc và người chăm sóc mía nên sử dụng biện pháp phòng là tốt nhất cả về sức khỏe. Hộ phải thường xuyên kiểm tra ruộng mía, thực hiện bóc lá thường xuyên, tạo độ thông thoáng để không cho rệp phát triển.
4.5.3.6 Tổ chức hệ thống khuyến nông vùng nguyên liệu
Nhà máy đường Tate & Lyle đã tổ chức phòng nông vụ nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía. Chức năng của cơ quan khuyến nông này là tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn và trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn, vật tư của công ty ứng trước để đầu tư thâm canh mía. Ngoài ra, nhà máy lập nên nhóm các cộng tác viên (nông vụ) phụ trách khu vực mía trong các xóm chặt chẽ, trả lương để họ làm việc có hiệu quả.
Song hoạt động của tổ chức này chưa mạnh, công tác tập huấn tuyên truyền chưa tốt. Do vậy, trong thời gian tới khuyến nông các cấp cần tập trung làm tốt công tác của mình:
- Khuyến nông cần hướng tới tiếp tục giúp người trồng mía bằng nhiều phương pháp để làm sao nâng cao hơn nữa năng suất, trữ đường của mía cây mà vẫn đảm bảo giá thành, tăng lợi nhuận.
- Khuyến nông phải xác định chương trình khuyến nông cây mía là một trong những chương trình khuyến nông trọng điểm để có kế hoạch đầu tư hợp lý, tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ nhân nhanh giống mía tốt, xây dựng mô hình thâm canh mía cao sản, mô hình sản xuất mía công nghệ cao, xây dựng các chương trình hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đào tạo tập huấn cho các cán bộ khuyến nông cơ sở và người trồng mía.
- Nhà máy cần tổ chức lực lượng cán bộ khuyến nông (nông vụ) phối hợp với khuyến nông viên cơ sở trong vùng mía nguyên liệu để trực tiếp hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng mía.
Ngoài ra, khuyến nông cần truyền đạt cho hộ nông dân về các giai đoạn sinh trưởng của cây mía để có kế hoạch chăm sóc kỹ càng hơn.
4.5.3.7 Giải pháp về tiêu thụ
Hiện nay, sản phẩm mía nguyên liệu của các hộ nông dân ở xã Châu Hội bán cho nhà máy đường đang bị trừ nhiều khoản khác nhau trong đó có khoản tính bằng 6% giá trị sản phẩm được gọi là chi phí quản lý. Các nhân công về cục thu hoạch đòi hỏi mía sạch quá cao; trong khi bà con nông dân đã làm rất nghiêm túc, chặt hết ngọn, hết lá. Ngoài ra, quá trình thu mua mía của nhà máy còn hạn chế, mía thu hoạch xong phải chờ xe mất vài ngày mới được vận chuyển dẫn đến sản lượng mía hao hụt rất nhiều. Điều này đã làm giảm thu nhập của người dân từ cây mía, làm cho họ xa dần với cây mía và chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn như sắn, ngô, lạc… Mặt khác, hiện nay nhà máy đường Tate & Lyle đang hoạt động với công suất rất cao đạt 9.000 tấn mía/ngày thì nhất thiết phải có một vùng mía nguyên liệu ổn định để tạo thể đứng lâu dài và vững chắc cho nhà máy. Do vậy, trong thời gian tới nhà máy cần có chính sách thu mua thuận lợi cho người dân, nới lỏng các quy định quá chặt chẽ như việc đòi hỏi mía sạch quá cao, tổ chức thu mua mía thu hoạch tại ruộng không để quá 48 giờ và nông dân không phải chờ đợi xe vận chuyển. Nhà máy làm được như vậy thì mới có thể giúp người dân trồng mía trong xã gắn bó chặt chẽ và lâu dài hơn với cây mía.