Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 44 - 50)

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.5: Nguồn gốc thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thu thập Thông tin thu thập

Ban địa chính, Ban thống kê...

- Bản đồ hành chính đất đai, các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế và xã hội của xã trong 3 năm gần đây.

- Các giống mía được trồng ở xã; tình phân bổ đất trồng mía năm 2009; diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã qua 3 năm.

Trường Đại học NN Hà Nội.

- Các đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu liên quan đến mía đường.

- Các luận văn, luận án mía đường.

Trang web. - Các trang web NN, trang web liên quan đến cây mía, trang web tỉnh Nghệ An...

3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp a) Nội dung điều tra

Điều tra về tình hình chung của hộ như tuổi, trình độ của chủ hộ, nhân khẩu, lao động, diện tích canh tác, nguồn lực phục vụ sản xuất, chi phí và nguồn thu từ sản xuất kinh doanh mía nguyên liệu và tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm NN khác, mức độ quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón của hộ nông dân với nhà máy đường Nghệ An TaTe & LyLe và quan hệ hợp tác đổi công lao động giữa các hộ, quy mô diện tích mía của hộ.

b) Phương pháp điều tra

Để nghiên cứu được đề tài của mình thì chúng tôi đã chọn 3 thôn: Hội I, Kẻ Lè, Việt Hương thuộc xã Châu Hội có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn và tập trung. Do đây là 3 thôn đi đầu trong việc trồng mía, có các hộ dân trồng mía với các quy mô diện tích khác nhau, đa dạng các giống mía và sự hợp tác trong sản xuất mía cũng khác nhau nên 3 thôn này được chọn điều tra nhằm mang tính đại diện cho toàn xã. Sau khi xác định được địa điểm điều tra, chúng tôi tiến hành chọn 60 hộ ngẫu nhiên không lặp, mỗi thôn chọn 20 hộ để điều tra, lấy tiêu chí quy mô diện

tích mía và sự hợp tác hay không hợp tác trong việc mua vật tư phân bón của hộ nông dân với nhà máy đường Nghệ An TaTe & LyLe; sự hợp tác hay không hợp tác trong việc đổi công lao động giữa các hộ làm tiêu chí phân nhóm hộ điều tra.

Xét theo quy mô diện tích:

- Quy mô nhỏ: Diện tích < 0,5 ha - Quy mô vừa: 0,5 ha ≤ diện tích ≤ 1 ha - Quy mô lớn: Diện tích > 1 ha

Dựa trên tình hình thực tế tại địa phương chúng tôi đã điều tra các nhóm hộ theo cơ cấu được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.6: Cơ cấu các nhóm hộ điều tra phân chia theo quy mô

Nhóm hộ Số hộ Cơ cấu (%)

+ Quy mô nhỏ (QMN) 30 50,00

+ Quy mô vừa (QMV) 20 33,33

+ Quy mô lớn (QML) 10 16,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)

3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 3.2.2.1 Công cụ xử lý thông tin

Sử dụng một số chương trình đã học và phần mềm Excel, Microsoftword, và mỏy tớnh cỏ nhõn để xử lý số liệu sau khi thu thập được nhằm phõn tớch rừ ràng hơn các hiện tượng.

3.2.2.2 Phân tổ thống kê

Phân tổ các hộ thành các nhóm khác nhau theo quy mô diện tích mía, theo giống và các mối quan hệ hợp tác trong sản xuất mía, qua đó đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng nhóm hộ.

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1 Phương pháp thống kê

a) Thống kê mô tả

Thông qua quan sát thông tin, số liệu tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp, chúng tôi tiến hành mô tả tình hình sản xuất kinh doanh NN của xã, tình hình chung của hộ điều tra về diện tích đất NN, lao động, trình độ văn hóa...

b) Thống kê so sánh

Dùng số tương đối và dùng kiểm định T để so sánh số tuyệt đối. Việc sử dụng kiểm định T-Stat có thể so sánh được các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cho các nhóm hộ khác nhau.

Với Giả thuyết: H0: m1=m2 Đối thuyết : H1: m1≠ m2.

m1, m2: Giá trị trung bình của mẫu 1, mẫu 2.

Công thức tính T kiểm định và T lý thuyết như sau:

Tkđ=

2 1 1 2

1 1

n S n

x x

+

TLT = (α/2; n1 + n2 - 2)

Nếu: Tkđ > T ở mức ý nghĩa α= 1%,5%,10%. Chúng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa lần lượt là 1%,5%,10% , H0 bị bác bỏ.

Nếu Tkđ < T: Không có ý nghĩa, chấp nhận H0. Ta có: Phương sai chung của 2 mẫu

( ) ( )

( 2)1

1

2 1

2 2 2 2 1 2 1

− +

− +

= −

n n

S n S S n

Trong đó: ( )

1

2 2

= ∑ −

i i i

i n

x S x

n1: Số đơn vị của mẫu thứ 1 n2: Số đơn vị của mẫu thứ 2.

- Tìm T lý thuyết:

Từ α cho trước, tra bảng phân phối student với bậc tự do là (n1 + n2 – 2) để tìm T(n1 + n2 -2; α/2), hoặc tra hàm TINV(n1 + n2 -2; α) trong EXCEL.

3.2.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia dùng cho việc hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để xác định được hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu tại xã Châu Hội. Cụ thể là tính các chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) trên một đơn vị diện tích. Các chỉ tiêu bình quân như: GO/IC, VA/IC, MI/IC.

3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo a) Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của chuyên viên kỹ thuật, các cán bộ quản lý để xác định hướng đi đúng đắn và đảm bảo tính khách quan của đề tài.

b) Phương pháp chuyên khảo

Là phương pháp thu thập ý kiến của các hộ nông dân trồng mía nguyên liệu điển hình. Qua đó, nắm bắt được các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp tiến bộ áp dụng vào sản xuất nhằm tổng hợp các ý kiến đồng thời rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả kinh tế một cách chính xác là rất khó khăn, đặc biệt trong sản xuất NN. Nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu phù hợp.

Ở đây, chúng tôi sử dụng hệ thống chính là hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Trong đó, các chỉ tiêu tương ứng như sau:

3.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT sản xuất mía - Quy mô diện tích mía nguyên liệu của từng nông hộ.

- Cơ cấu các giống mía.

- Quan hệ hợp tác giữa hộ nông dân với nhà máy đường và giữa các hộ nông dân với nhau.

- Diện tích, năng suất, sản lượng cây mía theo quy mô, giống mía, quan hệ hợp tác giữa hộ nông dân với nhà máy đường.

- Mức độ đầu tư thâm canh mía của các chủ hộ.

3.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một năm.

GO = ∑Qi * Pi Trong đó:

Qi là sản lượng sản phẩm mía nguyên liệu của hộ thứ i (đơn vị thường dùng là tấn).

Pi là đơn giá sản phẩm mía nguyên liệu của hộ thứ I (đơn vị thường dùng là 1000đ/tấn).

Đối với sản xuất cây mía, đó là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một năm (triệu đồng/ha).

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được đầu tư trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất mía, cụ thể đó là đạm, lân, kali, phân chuồng, vôi bột, thuốc BVTV…

IC= ∑ Cj Cj: Chi phí thứ j trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng(VA): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra được trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC).

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm công lao động của hộ và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một năm.

MI= VA - (T + A +LĐthuê)

Trong đó: T- Thuế NN phải nộp; A- Khấu hao tài sản cố định.

3.2.4.3 Các chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả kinh tế - HQKT tính trên một đồng chi phí trung gian

+ GO/IC: Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian + VA/IC: Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian + MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian - HQKT tính trên một ngày công lao động gia đình

+ GO /LĐGĐ: Giá trị sản xuất trên một ngày công lao động gia đình + VA /LĐGĐ: Giá trị gia tăng trên một ngày công lao động gia đình + MI /LĐGĐ: Thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w